- Trẻ thiếu tính tự lập – nguyên nhân có phải từ cha mẹ?
- 3 điểm yếu khi con không tự lập ảnh hưởng đến sự phát triển sau này
- 11 mẹo đơn giản giúp ba mẹ dạy con tính tự lập
- Để con biết mình không còn là một em bé
- Đưa ra những nhiệm vụ để con lựa chọn thực hiện
- Là người hướng dẫn, không phải là người làm việc thay con
- Hướng dẫn con xác định và thực hiện các mục tiêu ưu tiên
- Chủ động hoàn thành việc trước thời gian dự kiến
- Khen ngợi con đúng lúc
- Tránh sửa chữa quá mức
- Cân nhắc đến hoàn cảnh, để cho con thời gian thích nghi
- Để con tự đưa ra quyết định
- Khuyến khích con tự chủ bằng cách đặt niềm tin vào khả năng của con
- Dạy con tự thực hiện những công việc hàng ngày
- Những nguyên tắc dạy con tự lập ba mẹ nên nhớ
Trong hành trình nuôi dạy con, có bao giờ bạn dừng lại và tự hỏi: Mình có đang làm quá nhiều điều cho con? Dạy con tự lập chính là chìa khóa để hình thành thói quen tốt, là nền tảng giúp trẻ tự tin, bản lĩnh hơn. Làm thế nào khi con không tự lập? Cùng timhieulichsuquancaugiay.edu.vn khám phá 11+ mẹo đơn giản nhất giúp khích lệ con tự lập hơn từng ngày.
Trẻ thiếu tính tự lập – nguyên nhân có phải từ cha mẹ?
Theo các chuyên gia giáo dục, trẻ tự lập là khi biết chủ động chăm sóc bản thân, tự làm chủ mọi hành vi và chịu trách nhiệm với những quyết định của mình. Ba mẹ luôn muốn con mình tự lập, nhưng đây không phải là một hành trình dễ dàng. Một trong những nguyên nhân chính khiến con không tự lập đó là ba mẹ nuông chiều và bao bọc con quá mức. Điều này càng xảy ra phổ biến hơn tại những nước bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa Á Đông, trong đó có cả Việt Nam.
Bạn đang xem: Vì sao con không tự lập? 11+ mẹo giúp ba mẹ khích lệ con tự lập hơn từng ngày
Với bản năng, ba mẹ thường làm mọi việc dễ dàng hơn cho con, bao gồm: Thay con làm việc mọi việc, “giải cứu” con khỏi những sai lầm, hạn chế những trải nghiệm đáng giá của con khi đối mặt với khó khăn hay thất bại. Đôi khi, việc áp dụng các phương pháp giúp con tự lập chưa khoa học cũng là nguyên nhân chính gây nên “tác dụng ngược”… Tất cả điều này sẽ dần dần hình thành nên tính cách tiêu cực cho con trong tương lai.
3 điểm yếu khi con không tự lập ảnh hưởng đến sự phát triển sau này
Nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa “tự lập” vào chương trình giáo dục trong gia đình và nhà trường vì đây là một trong những kỹ năng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sau này của trẻ. Con không tự lập sẽ dẫn đến những hệ quả gì? Dưới đây là 3 “điểm yếu” mà ba mẹ nên biết:
-
Lười biếng: Sự nuông chiều và bảo vệ quá mức từ ba mẹ khiến con đánh mất sự chủ động cần có, luôn phụ thuộc vào người khác. Dần dần, trẻ sẽ lười làm việc, ỉ lại, dễ nhụt chí và không muốn cố gắng.
-
Không dám khẳng định bản thân: Phụ thuộc vào người khác sẽ hình thành nên thói quen tiêu cực của con như ngại khẳng định bản thân, không dám tự ý đưa ra quyết định, sợ hãi, rụt rè trước thế giới bên ngoài… Tính cách này sẽ khiến con thiếu đi động lực để vượt qua giới hạn bản thân, hoang phí tài năng tiềm ẩn và những cơ hội tuyệt vời. Việc cha mẹ sắp đặt mọi thứ giúp con, bao gồm những việc phải làm, định hướng, ước mơ… cũng có tác động tương tự.
-
Đánh mất kỹ năng sinh tồn: Theo thống kê tại Việt Nam, có hơn 8.000 trẻ tử vong mỗi năm do thương tích, điển hình là những nguyên nhân như bỏng, điện giật, ngộ độc, đuối nước… Kỹ năng sinh tồn và biết bảo vệ bản thân là một trong những bài học quan trọng nhất để dạy con tự lập. Thực tế, rất nhiều trẻ em không được ba mẹ giáo dục về những kỹ năng sinh tồn cơ bản, cách phòng tránh và đối phó với rủi ro. Điều này khiến con bị thụ động hoặc gặp phải những sai lầm khi xử lý tình huống, là nguy cơ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Chính vì vậy, để con có một đời sống nội tâm phong phú, tự tin, bản lĩnh thể hiện giá trị bản thân, tự lập chính là đức tính đầu tiên mà ba mẹ nên trang bị cho con ngay từ khi còn nhỏ. Đây là nền tảng quan trọng giúp con hòa nhập xã hội, đáp ứng những yêu cầu của ngưỡng cửa trưởng thành.
11 mẹo đơn giản giúp ba mẹ dạy con tính tự lập
Dạy con tự lập đang là một trong những xu hướng giáo dục ngày càng được các bậc phụ huynh hiện đại quan tâm. Maria Montessori – nhà giáo dục người Ý nổi tiếng đã đưa ra một lời khuyên: “Đừng bao giờ giúp con thực hiện một nhiệm vụ mà chúng cảm thấy mình có thể thành công”. Để tránh việc con không tự lập, ba mẹ cần dành nhiều thời gian và kiên trì nhưng kết quả của nó thật sự xứng đáng. 11+ mẹo đơn giản sau đây sẽ giúp ba mẹ dạy con tính tự lập.
Để con biết mình không còn là một em bé
Nhận thức và thể chất là hai khái niệm được tách biệt trong việc nuôi dạy con. Khác với trẻ em Việt Nam, trẻ em tại Nhật Bản được giáo dục về tính tự lập từ rất sớm, ngay khi trẻ bắt đầu biết nhận thức. Cha mẹ cần giúp con ý thức rằng, con không còn là một em bé nữa, bắt đầu hướng dẫn và giúp con làm quen với những công việc cá nhân. Đây là lý do mà các công chúa trong hoàng gia Nhật Bản được giáo dục vô cùng nghiêm khắc và biết tự lập từ nhỏ.
Thật khó để nhìn thấy con vật lộn với những “mục tiêu mới”, nhưng nếu ba mẹ thường xuyên giáo dục con rằng chúng đã lớn và cần phải tự lập, điều này sẽ giúp con phát triển tư duy trưởng thành và tự tin vượt qua các nhiệm vụ trong tương lai.
Đưa ra những nhiệm vụ để con lựa chọn thực hiện
Việc đối mặt với thử thách là một điều rất quan trọng để con cảm thấy tự tin. Do vậy, việc đưa ra những nhiệm vụ, đề xuất những thách thức mới trong khả năng của con là một việc ba mẹ có thể làm khi con không tự lập. Chẳng hạn, bạn có thể đưa ra nhiệm vụ cho con 3 tuổi tự mặc quần áo, vẽ một bức tranh gia đình hay hát một bài hát đơn giản. Ba mẹ có thể tham gia cùng con trong những nhiệm vụ “khó khăn” hơn.
Hãy đảm bảo rằng ba mẹ giao cho con những công việc phù hợp với khả năng, lứa tuổi và cần thiết. Những công việc nhỏ như dọn dẹp đồ chơi, dọn phòng, mang đồ vào máy giặt, ấn nút máy hay lấy đồ giúp mẹ… là những đề xuất hay ho vì trẻ em luôn muốn tham gia nhiều hơn khi cảm thấy được giúp đỡ cho ba mẹ. Đừng quên hướng dẫn con cách làm trước khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó!
Là người hướng dẫn, không phải là người làm việc thay con
Trong nhiều tình huống, ba mẹ có thể đang vội hoặc nghĩ tự làm việc này sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn là đợi con làm. Tuy nhiên, duy trì hành vi này trong một thời gian sẽ khiến con không tự lập, tạo ra những hậu quả tiêu cực cho trẻ trong việc phát triển tính cách.
Xem thêm : Phương pháp Pomodoro: Cách tối ưu hóa hiệu suất học tập chỉ trong 25 phút
Nếu như ba mẹ thấy công việc này con có thể tự hoàn thành được thì đừng giúp đỡ con. Hãy cho con cơ hội được tự lập và chứng minh khả năng của mình. Đây cũng là một cách để con có thêm động lực, niềm vui và hình thành tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, ba mẹ cũng cần đóng vai trò là người hướng dẫn, đưa ra lời khuyên cho con. Con sẽ tự ra quyết định, tự đánh giá kết quả và tự chịu trách nhiệm cho việc làm của mình. Đối mặt với những rắc rối sẽ giúp con tư duy, cân nhắc và nâng cao kỹ năng xử lý vấn đề.
Hướng dẫn con xác định và thực hiện các mục tiêu ưu tiên
Cung cấp quyền tự do và cho phép con tự xác định, đưa ra các mục tiêu là một phương pháp tuyệt vời để “trao quyền” cho con, hình thành sự tự tin cùng kỹ năng ra quyết định của chúng.
Hướng dẫn, cho con cơ hội tự thực hiện các mục tiêu được đặt ra là một cách ba mẹ có thể cho con thấy rằng quyền tự chủ, mong muốn của chúng luôn được tôn trọng. Hãy nhớ rằng, khi có quá nhiều mục tiêu, con có thể bị choáng ngợp. Vì thế, thay vì giao một danh sách những nhiệm vụ, hãy giải thích cho con mục tiêu nào cần được ưu tiên. Một mẹo nhỏ cho ba mẹ là hãy liệt kê các công việc mà con cần hoàn thành trong tuần, sau đó hướng dẫn con cách sắp xếp và thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ đó. Thói quen này cũng giúp con trau dồi khả năng lập kế hoạch, sắp xếp công việc và xử lý tình huống.
Một điều mà ba mẹ cần lưu ý: Nên sử dụng những lời khuyên, lời động viên, khích lệ để con vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ và hình thành tính tự lập. Ba mẹ không nên dùng nhiều mệnh lệnh sẽ khiến con cảm thấy khó chịu, chống đối. Đừng khiến con thực hiện nhiệm vụ đặt ra giống như một nghĩa vụ.
Chủ động hoàn thành việc trước thời gian dự kiến
Để tránh việc con không tự lập, ba mẹ cần dạy con cách quản lý thời gian, hoàn thành nhiệm vụ trước thời gian dự kiến. Ba mẹ nên thông báo cho con những khung giờ quan trọng phải hoàn thành công việc, những việc cần làm trước thời điểm cụ thể trong ngày. Chẳng hạn như: Dậy sớm trước 7 giờ để vệ sinh cá nhân, hoàn thành bài tập về nhà, sắp xếp sách vở trước 8 giờ tối, chỉ được xem ti vi trong thời gian quy định… Ba mẹ không cần nhắc nhở quá thường xuyên, hãy rèn con thói quen và sự tự giác, để con tự chịu trách nhiệm với mục tiêu.
Khen ngợi con đúng lúc
Một lời khen kịp thời, đúng mực sẽ là một công cụ tuyệt vời giúp nâng cao lòng tự trọng, sự tự tin và trưởng thành của con. Đây là cách xử lý của ba mẹ khi con không tự lập được áp dụng phổ biến tại Nhật Bản và các nước phương Tây.
Ba mẹ cần hạn chế hết mức có thể việc chỉ trích, phê bình con. Thay vào đó là thường xuyên sử dụng những lời khen ngợi. Khen ngợi con đúng lúc là thời điểm nào? Hãy thường xuyên dành lời khen ngợi khi con làm việc tốt hay hoàn thành xong một mục tiêu nào đó. Điều này sẽ khuyến khích trẻ lặp lại những việc làm trên và giúp trẻ hình thành những thói quen tốt qua thời gian.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, việc dạy con bằng ngôn từ tiêu cực không đem lại mục tiêu giáo dục như mong đợi. Thậm chí, những lời lẽ châm biếm, chỉ trích sẽ khiến con trở nên rụt rè, thiếu tự tin, thui chột tiềm năng.
Tránh sửa chữa quá mức
Hãy khuyến khích sự độc lập của con bằng cách cho con cơ hội khám phá thế giới mà không bị giám sát quá mức. Chẳng hạn, nếu bạn yêu cầu con dọn giường và kết quả chưa hoàn hảo, đừng vội sửa chữa điều đó. Hãy cố gắng ghi nhớ rằng, một kết quả hoàn hảo không phải là mục tiêu, mục tiêu ở đây là giúp con tự lập và đảm nhận trách nhiệm. Theo nghiên cứu, con sẽ không muốn tiếp tục cố gắng nếu chúng bị sửa chữa quá nhiều lần.
Khi con tự lập, chúng sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn để trải qua những “hậu quả tự nhiên”. Trong trường hợp con mắc sai lầm, điều cần thiết là ba mẹ cần kiên nhẫn với con, khen ngợi những nỗ lực của con, giúp con hiểu rằng đó hoàn toàn là điều bình thường và con có thể làm tốt hơn vào những lần sau. Trẻ nhỏ luôn cần được chú ý, được quan tâm và được công nhận.
Cân nhắc đến hoàn cảnh, để cho con thời gian thích nghi
Khi mới làm quen với thế giới của người lớn, những nỗi sợ hãi hay rụt rè của con là hoàn toàn bình thường. Là ba mẹ, chúng ta cần nhận thức được nỗi sợ hãi của con, lắng nghe và trấn an tinh thần của con.
Hãy để con có thời gian thích nghi với nhiệm vụ mới và cho con hiểu rằng, sợ hãi là một phần tự nhiên của bất kỳ nhiệm vụ nào. Quan trọng, hãy cân nhắc đến hoàn cảnh và giúp con có thể tự tin nói với bạn những cảm xúc, lo lắng hay sợ hãi đó. Để phát huy tính sáng tạo của con, ba mẹ cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con thay vì tự sắp xếp, áp đặt. Một ý tưởng hay để giúp bạn xoa dịu nỗi sợ hãi trong con là kể chuyện về cách bạn đã vượt qua khó khăn nào đó ra sao.
Để con tự đưa ra quyết định
Ra quyết định là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng mà ba mẹ cần chú ý trong việc giải quyết tình huống “con không tự lập”. Để con có thể trưởng thành một cách độc lập, tự chủ, hãy thường xuyên đưa ra một số lựa chọn để con quyết định và tăng số lựa chọn đó khi con lớn hơn.
Chẳng hạn, khi cùng con đến siêu thị, con muốn mua rất nhiều đồ ăn vặt, ba mẹ cần cho con hiểu rằng, con không thể mua tất cả mọi thứ, nhưng con có quyền lựa chọn giữa hai phương án: Kẹo socola hoặc bắp rang bơ. Một ý tưởng hay ho khác để khuyến khích con tự quyết định là cho con tự chọn trang phục hay quyển truyện sẽ đọc vào tối nay…. Những lựa chọn này sẽ giúp trẻ tập bày tỏ ý kiến, thể hiện quan điểm và khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn với ba mẹ.
Khuyến khích con tự chủ bằng cách đặt niềm tin vào khả năng của con
Thông thường, ba mẹ quen với việc chỉ dẫn, dạy dỗ và hướng dẫn con một cách chi tiết vì luôn cảm thấy không yên tâm. Một sự thật ba mẹ cần biết: Nếu bạn tin rằng con làm được, con cũng sẽ tin vào điều đó. Điều này giúp con hình thành một ý chí mạnh mẽ, tự tin khẳng định bản thân.
Ba mẹ cần tin tưởng vào thế mạnh, mong muốn của con nhiều hơn, truyền cho con sức mạnh từ niềm tin vào bản thân. Đây là một trong những cách tốt nhất để nuôi dạy những đứa trẻ tự lập, tự tin và có lòng tự trọng cao.
Dạy con tự thực hiện những công việc hàng ngày
Xem thêm : Skinship là gì? Bật mí cách skinship tinh tế đốn tim crush, người yêu
Ba mẹ Nhật rèn luyện tính tự lập cho con từ khi còn rất nhỏ. Khoảng 1 tuổi, con đã bắt đầu tập ăn bằng thìa. 3-4 tuổi, con đã học được cách tự đi vệ sinh và tắm một mình. Khoảng 5-6 tuổi, con sẽ được mẹ dạy cách nấu ăn, tự lập trong việc chăm sóc bản thân… Khi con không tự lập, ba mẹ cần hướng dẫn con tự giác thực hiện những công việc hàng ngày. Hãy bắt đầu từ những “nhiệm vụ” nhỏ nhặt nhất:
-
Dạy con tự mặc quần áo: Hãy hướng dẫn và tập cho con cách tự mặc quần áo, tốt hơn nữa là cho con tự đưa ra quyết định, lựa chọn bộ đồ mà con thích. Điều này còn tạo điều kiện cho con phát triển tư duy sáng tạo.
-
Dạy trẻ kỹ năng sinh tồn: Mặc dù con còn nhỏ, vụng về và nhút nhát với mọi thứ nhưng ba mẹ vẫn cần thường xuyên giáo dục cho con một số kĩ năng cơ bản như tránh xa ổ điện, bình nước sôi, không tự ý đi chơi khi không có ba mẹ, không nhận đồ của người lạ, không mở cửa cho người lạ vào nhà, nhờ người lớn giúp đỡ khi gặp nguy hiểm…
-
Dạy con dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi: Làm gì để giải quyết “bãi chiến trường” mà con tạo nên sau mỗi lần chơi đồ chơi? Hãy chỉ cho con cách tự dọn dẹp đồ chơi mà mình đã bày ra, cất vào chỗ cũ. Điều này giúp bé rèn luyện tính tự lập và sự ngăn nắp.
-
Dạy con cách chia sẻ, giúp đỡ: Ba mẹ cần giáo dục cho con cách chia sẻ, giúp đỡ người khác bằng nhiều cách. Chẳng hạn như chia sẻ đồ chơi hoặc đồ ăn với bạn, phụ giúp ba mẹ cất đồ, tự vệ sinh cá nhân… Hãy giúp con hình thành thói quen đó bằng cách trao đi yêu thương và đón nhận lại những yêu thương từ con mình. Dạy con cách quan tâm và chăm sóc ông bà, ba mẹ, người thân trong gia đình, sau đó là những người xung quanh. Hãy cho con hiểu rằng, đây là những việc làm tốt, là cơ hội tuyệt vời để con thấy có trách nhiệm và năng lực.
Ngoài ra, ba mẹ hãy nghĩ thêm về những cách có thể tăng cơ hội để con làm điều gì đó một cách tự lập. Chẳng hạn như thay đổi cách sắp xếp đồ đạc trong phòng. Ba mẹ có thể sử dụng một giá treo đồ thấp hơn để con dễ lấy, thêm một chiếc ghế nhỏ cạnh tủ lạnh để con có thể lấy đồ ăn mà không cần sự giúp đỡ, đặt bình nước ở vị trí thấp hơn để con dễ dàng rót vào cốc…
Xem thêm:
Những nguyên tắc dạy con tự lập ba mẹ nên nhớ
Con không tự lập là một trong những trăn trở của hầu hết ba mẹ có con nhỏ. Trên thực tế, rất nhiều ba mẹ áp dụng cách dạy con tự lập chưa phù hợp, không mang lại kết quả mong muốn. Sau đây những nguyên tắc dạy con tự lập đúng đúng đắn mà ba mẹ nên nhớ.
-
Kiên nhẫn: Ba mẹ cần nhớ rằng, những quy tắc dạy con cái tự lập sẽ không tạo ra những thay đổi hành vi ngay lập tức. Phẩm chất này chỉ có thể được hình thành và rèn luyện theo thời gian. Hãy sẵn lòng và luôn kiên nhẫn trong quá trình trưởng thành của con! Ban đầu, ba mẹ có thể cần phải hướng dẫn và giải thích rất nhiều, có thể sẽ mất khá nhiều thời gian để thấy con có những thay đổi tích cực. Nhưng khi thói quen đó xảy ra, những nguyên tắc nuôi dạy con tự lập đúng cách này sẽ cực kỳ có ý nghĩa.
-
Làm gương: Trẻ em thường được học dễ dàng hơn nếu chúng được quan sát. Nếu được ba mẹ làm gương, con sẽ cảm thấy tự tin và an toàn hơn khi thực hiện một “nhiệm vụ mới”. Hãy nhớ rằng, ba mẹ luôn là tấm gương con học hỏi. Đôi khi, ba mẹ cảm thấy tức giận và bất lực trước hành vi chưa đúng của con. Đừng nổi giận, hãy cố gắng bình tĩnh và truyền đạt một cách tôn trọng, con sẽ học được cách xử lý tức giận hay sự thất vọng một cách tế nghị, đúng mực. Vậy nên, đừng quên sống kỷ luật, tích cực, không ngừng trau dồi kinh nghiệm và luôn truyền đạt những điều yêu thương để con noi theo.
-
Luôn tích cực: Bày tỏ sự lo lắng, sự thất vọng khi thấy con chưa làm tốt hay hoàn thành nhiệm vụ… là một sai lầm khác của ba mẹ khi thấy con không tự lập. Cách phản ứng tiêu cực này của ba mẹ có thể sẽ khiến con bị ám ảnh và xấu hổ mỗi khi bản thân gặp thất bại, hình thành tâm lý sợ hãi, cảnh giác trước mọi thứ. Hãy cho trẻ biết, chúng ta đều mắc sai lầm và hoàn toàn có cơ hội để làm lại! Ba mẹ cần hạn chế những lời đe dọa hay hủy bỏ niềm vui của con khi chúng chưa có hành vi đúng đắn.
-
Rõ ràng và nhất quán: Cha mẹ nên giải thích rõ ràng và nhất quán với con về những hậu quả của việc vi phạm giới hạn trước khi thực hiện những điều đó. Bên cạnh đó, ba mẹ cần theo sát chúng một cách nhất quán để tránh gây ra những sự nhầm lẫn. Đứa trẻ thường có xu hướng tiếp tục kiểm tra hay thử thách các giới hạn của bản thân để xem điều gì khác có thể xảy ra. Để con nghe theo theo lời khuyên của mình, ba mẹ nên đưa ra những gợi ý thay vì nói ra.
-
Dành thời gian cho bản thân: Khi rơi vào trạng thái mệt mỏi hoặc tức giận với con, hãy nói với con rằng bạn cần ở một mình vì bạn đang buồn. Đồng thời, đưa ra một khoảng thời gian bạn sẽ trở lại nói chuyện với chúng. Lúc này, bạn sẽ có đủ thời gian để tỉnh táo, nghĩ ra cách giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Ba mẹ cần nhắc nhở bản thân mục tiêu giáo dục con mới cần được ưu tiên!
Một chuyên gia giáo dục chia sẻ: “Trẻ con chân ngắn hơn chúng ta, bước chậm hơn chúng ta. Thay vì bế con đi nhanh hơn, ba mẹ hãy đi chậm lại. Lúc đầu làm việc gì đó, con cũng sẽ vụng về, lóng ngóng, nhưng dần dần sẽ tự làm được”.
Con không tự lập là một trong những thách thức nuôi dạy con của hầu hết ba mẹ. Dạy con tự lập là một bài toán hai chiều, cần có sự kiên trì, đồng hành, kiên nhẫn và tin tưởng của ba mẹ. Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn 11 mẹo đơn giản nhất để xây dựng tính cách tự lập của con. timhieulichsuquancaugiay.edu.vn chúc bạn áp dụng thành công.
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Giáo dục
Ý kiến bạn đọc (0)