- Tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ mầm non
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, kết nối tuyệt vờ
- Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tư duy của trẻ
- Ngôn ngữ hỗ trợ hiệu quả trong giáo dục đạo đức cho trẻ
- Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
- 1. Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi
- 2. Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi
- 3. Giai đoạn 12 đến 18 tháng tuổi
- 4. Giai đoạn 18 đến 24 tháng tuổi
- 5. Giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi
- 6. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi
- Vai trò của trường mầm non trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Trường mầm non timhieulichsuquancaugiay.edu.vn và cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc
- 1. Dạy trẻ hình thành kỹ năng tiền ngôn ngữ trong giai đoạn từ 12 tháng đến 3 tuổi
- 2. Phát triển ngôn ngữ giao tiếp và khả năng tư duy ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ mầm non là vô cùng quan trọng có ảnh hưởng đến mọi hoạt động phát triển của trẻ về tư duy nhận thức, thể chất, tinh thần và cả đạo đức. Do đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục mầm non. Vì vậy cha mẹ cần phải tìm cho con môi trường học tập tốt nhất, để giúp con đạt được độ phát triển ngôn ngữ tối ưu.
- 101 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non hay nhất
- Phát triển giác quan với chất nhờn ma thuật “Slime” siêu hấp dẫn, tại sao không?
- Gợi ý đồ chơi cho bé 1 tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện
- Thấu hiểu tâm lý trẻ 6 tuổi để giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 6
- Phương Pháp dạy tiếng Anh cho bé 4 tuổi hiện đại – Sakura Montessori
Vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ mầm non là vô cùng quan trọng có ảnh hưởng đến mọi hoạt động phát triển của trẻ
Bạn đang xem: VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG MẦM NON TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
Ngay sau đây timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin về vai trò của trường mầm non trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo.
>>Xem thêm: Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
Tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ mầm non
Cha mẹ có biết, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trong những năm đầu đời của trẻ mầm non? Đây chính là giai đoạn vàng giúp trẻ đạt tới sự phát triển ngôn ngữ toàn diện, giúp con tự tin trong giao tiếp và mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống sau này.
Việc tiếp thu ngôn ngữ từ sớm sẽ tạo cho con trẻ được khả năng tư duy, biết cách truyền tải lời nói và giúp con có thể tự tin giao tiếp hơn. Điển hình như các em nhỏ ở trường mầm non timhieulichsuquancaugiay.edu.vn, việc các con được học ngôn ngữ, học nói nhiều không chỉ giúp con thông minh hơn mà còn giúp con phát triển sớm về ngôn ngữ thứ hai như tiếng Anh. Liệu ba mẹ có thấy trầm trồ khi xem cậu bé Gia Bảo của trường mầm non SMIS tự tin kể lại một ngày học tập tại trường bằng tiếng Anh.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, kết nối tuyệt vờ
Một trong những công cụ giao tiếp tuyệt vời nhất của con người chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ cho phép truyền đạt thông tin, cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu… một cách nhanh chóng nhất. Ngôn ngữ cho phép đặt ra câu hỏi, ra lệnh, tìm hiểu về thế giới xung quanh được truyền từ người này sang người khác một cách dễ dàng.
Đối với trẻ mầm non, ngôn ngữ chủ yếu sử dụng trong giao tiếp, truyền thông tin bằng giọng nói. Thông qua ngôn ngữ trẻ có thể truyền đạt mong muốn của mình và hiểu được những gì người lớn nói. Từ đó giúp trẻ có sự gắn kết với người lớn, cha mẹ và thế giới xung quanh.
Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tư duy của trẻ
Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tư duy của trẻ
Lứa tuổi mầm non, từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn vàng của tiến trình phát triển tư duy của trẻ. Trẻ không ngừng tìm hiểu sự vật, hiện tượng, liên tục tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Với sự hỗ trợ của ngôn ngữ trẻ nhanh chóng đặt ra được những câu hỏi về thắc mắc của mình và nhờ đó giải đáp được những câu hỏi đó.
Ngôn ngữ giúp trẻ làm “đầy” thêm kho kiến thức của mình, mở ra sự sáng tạo để tìm hiểu thế giới theo những cách hoàn toàn mới mẻ. Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tư duy, trong sự tương tác giữa tư duy và ngôn ngữ tạo nên mối tương quan giữa sự phát triển ngôn ngữ và phát triển trí tuệ ở trẻ.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo không chỉ giúp tự tin trong giao tiếp, mà còn mang lại nhiều lợi ích trong học tập và trong cuộc sống cho trẻ sau này.
Ngôn ngữ hỗ trợ hiệu quả trong giáo dục đạo đức cho trẻ
Rất khó để dạy cho trẻ nhỏ những hành vi nên làm và không nên làm nếu không có ngôn ngữ. Sử dụng ngôn ngữ cha mẹ, thầy cô dễ dàng hướng dẫn, truyền đạt cho trẻ các quy tắc và chuẩn mực xã hội.
Ngoài ra ngôn ngữ còn đóng vai trò giúp trẻ phát triển các khả năng khác. Trong đó có tính thẩm mỹ, khả năng cảm thụ nghệ thuật, các cảm xúc…
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được chia làm các giai đoạn khác nhau, cha mẹ sẽ nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt về ngôn ngữ theo từng giai đoạn, tương ứng với độ tuổi của trẻ. 6 năm đầu đời là thời kỳ mẫn cảm đặc biệt của trẻ về ngôn ngữ do đó cha mẹ nên cho trẻ đi học sớm. Thời điểm lý tưởng để trẻ đi học tại trường mầm non là từ 15 hoặc 18 tháng tuổi.
Thời điểm lý tưởng để trẻ đi học tại trường mầm non là từ 15 hoặc 18 tháng tuổi.
Cha mẹ có thể tham khảo các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ sau đây để có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất:
1. Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi
Vào giai đoạn này trẻ đã có thể tạo ra những âm “e”, “a” đơn giản và biết tập trung quan sát những cử chỉ, hình dáng miệng của người lớn khi nói chuyện. Khi có ai đó gọi tên mình trẻ đã biết hướng sự chú ý về người đó và phát ra những âm tiết đầu tiên vào tháng thứ 6.
Xem thêm : Bí quyết giúp bé học tiếng anh qua bài hát hiệu quả nhất
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi:
- Tự phát âm khi ở 1 mình hay có người, hay thể hiện yêu cầu
- Phát âm thể hiện sự vui thích hay khi nghe thấy giọng nói, nghe hát
- Phân biệt được giọng nói vui vẻ hay tức giận để phản ứng theo
2. Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi
Trẻ có những nước phát triển mạnh mẽ về khả năng nghe cũng như phát âm. Biết nói những tiếng bập bẹ với các từ đơn giản như: ba, mẹ…đồng thời trẻ có những nhận biết cơ bản về cảm xúc cùng những lời nói tích cực.
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi:
- Bập bẹ những âm tiết giống nhau và dài hơn như ma ma, ba ba…
- Phản ứng khi được gọi tên bằng cách phát âm hoặc dừng hoạt động
- Biết dùng cử chỉ, ngôn ngữ để diễn đạt: chơi trò chơi vỗ tay, ú òa, lắc đầu, gật đầu…
- Làm theo những yêu cầu mệnh lệnh đơn giản: Đặt đồ xuống, vỗ tay đi, đưa đồ chơi…
- Tăng chú ý vào lời nói trong khoảng thời gian dài
- Bắt đầu nhận ra hình ảnh, vật qua gọi tên
>> Xem thêm: Giúp trẻ phát triển trí tuệ, thông minh ngay từ nhỏ?
3. Giai đoạn 12 đến 18 tháng tuổi
Trẻ lúc này thường có xu hướng bắt chước theo người lớn và thích nói chuyện, giao tiếp hơn với mọi người. Một số trẻ còn có thể nói được một số từ đơn, vì vậy thầy cô bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện và khuyến khích trẻ giao tiếp nhiều hơn.
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn từ 12 – 18 tháng tuổi:
- Trẻ bắt đầu dùng được từ 7 từ ở giai đoạn đầu, lên đến 20 từ hoặc nhiều hơn ở giai đoạn sau và nói được câu có nghĩa.
- Hiểu được một số câu đơn giản, tiến đến hiểu được hơn 50 từ.
- Thích thú với giai điệu và có thể hát theo
- Bắt chước các từ mới, từ nghe thấy
- Dùng lời nói nhiều hơn để giao tiếp, giảm cử chỉ
- Nhận diện được các bộ phận của cơ thể, một số đồ chơi, thức ăn
- Phát âm hầu hết nguyên âm và nhiều phụ âm
4. Giai đoạn 18 đến 24 tháng tuổi
Giai đoạn 18 đến 24 tháng tuổi
Sang đến giai đoạn này trẻ đã có vốn từ khá phong phú và có thể hiểu cũng như nói được vài trăm từ. Hơn nữa trẻ còn có thể tự kết hợp các từ để nói thành những câu ngắn.
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn từ 18 – 24 tháng tuổi:
- Trẻ có vốn vài trăm từ, thường xuyên học được từ mới
- Kết hợp được 2 từ, bắt chước được câu 2 – 3 từ
- Biết phối hợp từ tạo thành câu đơn giản có danh từ, động từ, tính từ
- Biết dùng tên riêng trong giao tiếp, dùng đại từ sở hữu (của con)
- Có thể tự đặt các câu hỏi đơn giản: Con gì đây? Ở đâu? Cái gì đây?…
- Cố gắng truyền tải thông điệp bằng cách kể chuyện
- Hiểu và làm theo chỉ dẫn của người lớn với 2 – 3 bước đơn giản
5. Giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi
Trẻ từ 2 tuổi trở lên tích lũy được nhiều vốn từ vựng và nói được những câu dài đồng thời hiểu được những câu người lớn nói. Trẻ giao tiếp tốt hơn và diễn đạt được rõ nghĩa hơn để mọi người có thể hiểu trẻ đang nói gì.
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn từ 2 – 3 tuổi:
- Thường xuyên dùng câu có 2 -3 từ trở lên, nói trọn vẹn câu ngắn dễ dàng
- Biết sử dụng các danh từ riêng: Bố, mẹ, dì, cậu, con, em… Hoặc đại từ xưng hô cô ấy, bạn ấy, mẹ, bố…
- Biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, trả lời đầy đủ họ tên
- Biết gọi tên màu cơ bản, đếm số, lặp lại các từ và các cụm từ
- Đọc được bài thơ, hát được bài hát yêu thích
- Biết cách sử dụng ngôn ngữ phức tạp hơn
- Hiểu những khái niệm về thời gian: Hôm qua, hôm nay, ngày mai…
6. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi
Giai đoạn này được đánh giá là giai đoạn phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ nhất của trẻ. Lúc này trẻ đã có thể hiểu được những gì người lớn nói và diễn đạt mạch lạc, chính xác về ý kiến của mình. Những lỗi cơ bản về phát âm, ngữ pháp…trẻ có thể tự khắc phục và sửa đổi. Đồng thời trẻ cũng có thể vận dụng và sử dụng linh hoạt ngôn ngữ. Người lớn có thể hiểu được đến 75% nội dung thông tin mà trẻ muốn nói đến.
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn từ 3 – 6 tuổi:
- Thường xuyên đặt câu hỏi “cái gì đây” “tại sao” “như thế nào”… để tìm hiểu sự vật, sự việc, môi trường xung quanh.
- Biết tạo ra tình huống để lôi kéo sự chú ý của người lớn, biết so sánh các đặc điểm của bản thân với người khác
- Biết xác định sự khác nhau giữa giới tính nam và nữ
- Biết chơi các trò chơi khám phá, hiểu các quy tắc của trò chơi
- Lịch sự, lễ phép khi giao tiếp với người lớn bằng cách cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi…
- Biết nhận biết con số: đếm số đến hàng trăm, ngày trong tuần, ngày trong tháng, các tháng trong năm, nhớ số nhà…
- Xây dựng các câu hỏi liên quan đến vấn đề muốn tìm hiểu
- Có nhận xét cá nhân về con người, sự vật, hiện tượng…
Vai trò của trường mầm non trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Giáo dục ngôn ngữ là quá trình tạo ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động phát triển toàn diện của trẻ.
Giáo dục ngôn ngữ là quá trình tạo ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động phát triển toàn diện của trẻ. Những lĩnh vực đó bao gồm giao tiếp, lĩnh hội tri thức tạp điều kiện cho sự phát triển tư duy, trí tuệ, đạo đức.
Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ phát triển về tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa từ đó góp phần giúp trẻ hoàn thiện nhân cách. Ngay từ những năm đầu đời nhu cầu ngôn ngữ của trẻ đã phát triển rất mạnh mẽ và trường mầm non chính là môi trường giáo dục có vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Trong quá trình học tập tại trường trẻ sẽ được làm quen ngôn ngữ mọi lúc, mọi nơi đồng thời được tương tác với giáo viên để phát triển tối ưu về ngôn ngữ và tư duy. Trẻ được thầy cô hướng dẫn và chỉ dạy để nhận biết về hệ thống chữ cái, từ ngữ và thực hành trên cả 4 phương diện nghe, nói, đọc, viết.
Thông qua các môn học trẻ mầm non bước đầu hình thành năng lực ngôn ngữ nghe lời nói, phát âm cùng khả năng sử dụng từ ngữ, các kiểu câu tiếng Việt. Đặc biệt là khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc trong giao tiếp, học tập đồng thời trang bị cho trẻ các kỹ năng đọc, viết để chuẩn bị sẵn sàng bước vào lớp một.
Trường mầm non timhieulichsuquancaugiay.edu.vn và cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc
1. Dạy trẻ hình thành kỹ năng tiền ngôn ngữ trong giai đoạn từ 12 tháng đến 3 tuổi
Dạy trẻ hình thành kỹ năng tiền ngôn ngữ trong giai đoạn từ 12 tháng đến 3 tuổi
Xem thêm : Phương Chi, cô gái bé bỏng của tôi!
Đối với trẻ trong giai đoạn dưới 3 tuổi, tại trường mầm non timhieulichsuquancaugiay.edu.vn các thầy cô sẽ áp dụng nhiều bài học khác nhau để giúp trẻ hình thành những kỹ năng tiền ngôn ngữ.
- Trẻ được dạy tập nói, kích thích khả năng ngôn ngữ
Các cô dạy trẻ tập nói những từ đơn giản bằng cách cho trẻ nhắc lại theo cô hoặc cô bé xem các hình ảnh để ghi nhớ nhanh hơn và lâu hơn. Đồng thời tổ chức các góc hoạt động với đồ vật tạo cơ hội để trẻ phát huy sở thích và làm những việc mình yêu thích nhằm kích thích khả năng ngôn ngữ.
- Phát triển ngôn ngữ với các hoạt động nghệ thuật
Thầy cô thường xuyên tổ chức các hoạt động nghệ thuật tại lớp như kể chuyện, ca hát, đọc thơ… giúp rèn luyện khả năng nghe và phát âm cho bé. Ngoài ra trong các giờ học tại timhieulichsuquancaugiay.edu.vn trẻ sẽ có nhiều tiết học về nghệ thuật như vẽ tranh, tạo hình thông qua đó trẻ sẽ thể hiện được suy nghĩ của mình.
- Phát triển ngôn ngữ với các buổi học tập ngoài lớp học
Tổ chức các buổi học tập ngoài lớp như dã ngoại, tham quan để giới thiệu với các con về thế giới xung quanh giúp các con có thêm nhiều vốn từ. Tạo điều kiện để trẻ giao tiếp nhiều hơn với thầy cô bạn bè từ đó giúp trẻ tự tin trong giao tiếp và sử dụng ngôn từ đúng cách.
2. Phát triển ngôn ngữ giao tiếp và khả năng tư duy ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi
Trẻ từ 3 tuổi trở lên đã có thể làm chủ được ngôn ngữ và khả năng tư duy đồng thời vận dụng giao tiếp từ các vốn từ đã có. Do đó đối với trẻ ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ áp dụng phương pháp giáo dục Montessori để phát triển mạnh mẽ ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ.
Phát triển ngôn ngữ giao tiếp và khả năng tư duy ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi
- Phát triển ngôn ngữ đồng đều theo 4 kỹ năng cơ bản nghe – nói – viết – đọc
Dựa trên nhịp độ phát triển tâm lý và thẩm thấu ngôn ngữ, kết hợp phương pháp Montessori, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ giới thiệu cho trẻ làm quen với ngôn ngữ với đủ 4 kỹ năng Nghe – Nói – Viết – Đọc.
Trẻ được nghe, thẩm thấu, nhận biết và phân biệt âm thanh từng chữ cái qua những bài học đa dạng, phong phú và dễ hiểu, hấp dẫn. Kết hợp các giáo cụ trực quan đa dạng và các hoạt động như kể chuyện, đọc thơ, hát…Trẻ nhanh chóng bật thành tiếng nói và mô phỏng lại âm thanh nghe được.
Hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng tiền đọc viết với nhiều bài học khác nhau để có thể đọc viết đầy đủ các kí tự chữ cái, tự đọc và viết câu chữ hoàn chỉnh. Tại trường timhieulichsuquancaugiay.edu.vn trẻ không chỉ được nghe nói và nhìn thấy chữ cái, các con số mô phỏng, các tấm card, các hình ảnh liên quan. Trẻ còn được cảm nhận thông qua tiếp xúc trên nền giấy nhám, cát, trên gỗ..
Điều khác biệt của phương pháp Montessori là trẻ làm quen với kỹ năng viết trước kỹ năng đọc. Trẻ được khuyến khích viết chữ, tô màu, viết lại tên mình… để rèn kỹ năng viết, sau đó mới học cách tự đọc.
Kỹ năng đọc của trẻ được rèn luyện không chỉ bằng cách được cô giáo đọc cho trẻ nghe, hay nghe qua thước phim, video ca nhạc… Trẻ sẽ vừa được nghe, vừa được lý giải nghĩa của câu dựa trên sự giải thích về ngữ cảnh câu được sử dụng.
Theo phương pháp Montessori, rèn luyện nghe, nói, viết và đọc là nền tảng phát triển năng lực tư duy. Chuyển hóa từ nghe, nói, viết, đọc thành tư duy ngôn ngữ và ngược lại giúp trẻ ứng dụng thành thạo ngôn ngữ vào đời sống.
- Phát triển ngôn ngữ bằng cách tăng cường hoạt động nhóm
Tăng cường các hoạt động nhóm nhằm mục đích tạo cơ hội cho trẻ nói lên suy nghĩ đưa ra ý kiến và xây dựng những kỹ năng cần thiết trong việc xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm…Từ đó để trẻ phát triển mạnh mẽ khả năng tư duy ngôn ngữ.
Trẻ tham gia học tập tại lớp, khu vui chơi vận động trong nhà và ngoài trời, tại các phòng học năng khiếu… Ngoài ra nhà trường thường xuyên có các hoạt động dã ngoại, tổ chức các cuộc thi, các hoạt động kích thích phát triển tư duy.
Phát triển ngôn ngữ bằng cách tăng cường hoạt động nhóm
- Môi trường giáo dục sẵn sàng cho sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
timhieulichsuquancaugiay.edu.vn xây dựng cho trẻ môi trường giáo dục được chuẩn bị đáp ứng mọi yêu cầu về học tập, thực hành, phát triển kỹ năng để trẻ học tập, vui chơi vui vẻ. Tại các lớp học, luôn có sự hiện diện của các giáo cụ học tập ngôn ngữ được sắp xếp khoa học, vừa tầm tay của trẻ, bên trên có gắn thẻ tên giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng.
Giáo viên luôn sẵn sàng hỗ trợ và tạo ra các hoạt động học tập thú vị giúp trẻ có cơ hội sử dụng và phát triển ngôn ngữ. Từ đó tăng cường khả năng giao tiếp, rèn luyện sự tự tin trước đám đông.
Vai trò của ngôn ngữ với trẻ mầm non ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện mọi mặt của trẻ. Để phát triển toàn diện cho trẻ ngoài việc hỗ trợ, giáo dục tại nhà đến phụ huynh cần chọn cho con một ngôi trường chất lượng. Trường mầm non timhieulichsuquancaugiay.edu.vn với phương pháp Montessori là môi trường giáo dục hoàn hảo nhất cho trẻ trong 6 năm đầu đời.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)