- 1. Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non
- 1.1. Phát triển thể chất, chiều cao và cân nặng của trẻ
- 1.2. Phát triển trí não của trẻ
- 1.3. Phòng ngừa các nguy cơ bệnh lý ở trẻ
- 2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn và chế biến món ăn cho trẻ
- 2.1 Cung cấp đủ lượng calo
- 2.2 Cân đối các chất Protein – Lipid – Glucid
- 2.3 Có thực đơn đa dạng, phong phú các loại thức ăn
- 2.4 Thay đổi thực đơn theo mùa
- 3.Những thực phẩm trẻ mầm non “nên” và “không nên” ăn
- 4. Một số câu hỏi thường gặp
- 4.1. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần lưu ý điều gì?
- 4.2. Nhu cầu năng lượng của trẻ mầm non như thế nào?
- 4.3. Gợi ý thực đơn dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Để trẻ phát triển đồng bộ cả thể chất và trí thông minh thì chế độ dinh dưỡng phù hợp vô cùng quan trọng. Nhằm giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ quan trọng như thế nào trong giai đoạn mầm non. Bài viết này SMIS sẽ chia sẻ cho cha mẹ vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non và một số nguyên tắc xây dựng thực đơn và chế biến món ăn cho trẻ phù hợp nhất.
1. Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ về mặt thể chất và trí tuệ. Dưới đây là một số vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ em mà cha mẹ có thể tham khảo.
Bạn đang xem: Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non cha mẹ nhất định phải biết
Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non
Giai đoạn từ 0-6 tuổi là thời điểm vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của trẻ những năm đầu đời. Dinh dưỡng hằng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và trí tuệ của trẻ nhỏ. Các em đi học mầm non thường ăn uống trên lớp, vì vậy mà dinh dưỡng trường học cũng là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Mời phụ huynh cùng khám phá thực đơn mỗi ngày của các con tại trường mầm non timhieulichsuquancaugiay.edu.vn:
1.1. Phát triển thể chất, chiều cao và cân nặng của trẻ
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ, đặc biệt là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Khi trẻ chào đời cho đến khi dậy thì, tốc độ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng sẽ chậm dần. Vì thế việc phải cung cấp đầy đủ năng lượng, dưỡng chất cho trẻ nhất là giai đoạn 0-6 tuổi sẽ giúp trẻ tăng trưởng đều, làm tiền đề tốt chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ ở tuổi dậy thì.
Theo các chuyên gia thì chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi yếu tố dinh dưỡng chiếm 32%, yếu tố di truyền chiếm 23%, vận động thể lực chiếm 20% còn lại là môi trường, ánh sáng, thời gian ngủ nghỉ,..
Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non rất quan trọng
1.2. Phát triển trí não của trẻ
Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non rất quan trọng giúp phát triển trí não của trẻ. Theo nhiều nghiên cứu thì trẻ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ từ trong bụng mẹ và giai đoạn đầu đời thường có chỉ số IQ cao hơn so với trẻ không cung cấp đủ dinh dưỡng. Nếu trẻ bị thiếu sắt sẽ có nguy cơ giảm nhận thức và tiếp thu chậm ở độ tuổi đi học. Bên cạnh đó, trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thường vận động tốt, có khả năng giao tiếp và nhận thức tốt hơn.
1.3. Phòng ngừa các nguy cơ bệnh lý ở trẻ
Xem thêm : HỌC VUI CÓ HỘI – GOM NHÓM CÓ ƯU ĐÃI
Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ em rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh lý béo phì, suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ đáp ứng nhu cầu của trẻ trong các giai đoạn phát triển khác nhau, giúp trẻ tăng trưởng toàn diện nhất. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng giúp đẩy lùi bệnh tật, cải thiện năng suất hoạt động trong cuộc sống cho trẻ.
Nhiều thực đơn hơn cho con ba mẹ nhé!
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn và chế biến món ăn cho trẻ
Dưới đây là một số nguyên tắc xây dựng thực đơn và chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả mà quý phụ huynh cần phải nắm rõ được.
2.1 Cung cấp đủ lượng calo
Cần phải cung cấp đủ lượng calo cho trẻ hoạt động hàng ngày, bởi gần như thời gian trẻ học tập, hoạt động vui chơi sẽ ở trường là chính. Vì thế một ngày cần bổ sung 735-882 kcal cho trẻ hoạt động hàng ngày. Năng lượng của trẻ chủ yếu được cung cấp từ bột đường (glucid) và chất béo (lipid).
Trong đó, Glucid có nhiều ở trong các loại ngũ cốc và đường còn Lipid có nhiều trong dầu mỡ và các loại hạt có tinh dầu. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non nên chú ý kết hợp cân bằng giữa các loại thực phẩm để đảm bảo lượng calo cần thiết cho trẻ một ngày, không nên thừa thiếu cái nào bởi nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn và chế biến món ăn cho trẻ
2.2 Cân đối các chất Protein – Lipid – Glucid
Protein là nguyên liệu chủ yếu để hình thành các tố chất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ mầm non. Protein có nhiều trong cá, thịt, sữa, đậu, lạc. Còn Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ có nhiều trong dầu ăn, một số loại thịt cá và quả hạt chứa nhiều tinh dầu. Cuối cùng là Glucid sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ có ở nhiều trong gạo, bột mì, miến,… Vì thế trong một bữa ăn hàng ngày, trẻ cần cân đối đủ cả 3 dưỡng chất Protein- Lipid- Glucid để phát triển cơ thể tốt nhất.
2.3 Có thực đơn đa dạng, phong phú các loại thức ăn
Bạn cần nên menu thực đơn phong phú kết hợp nhiều thực phẩm với nhau đảm bảo cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ hàng ngày. Thay vì chế biến một món ăn theo cách thông thường như luộc, nấu canh,..thì có thể thay đổi cách làm để tăng thêm sự hấp dẫn của món ăn trên cùng một thực phẩm. Bên cạnh đó, kết hợp với các loại gia vị khác nhau để tạo ra mùi hương thơm ngon, đậm đà hợp khẩu vị của trẻ.
2.4 Thay đổi thực đơn theo mùa
Khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non, cha mẹ nên chú ý các nguyên liệu sản phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu của đất nước Việt Nam. Với những ngày hè nắng nóng nhu cầu về các món ăn mát, nhiều nước cần được bổ sung như nước ép, hoa quả, chè…vào thực đơn cho bé. Còn ngày đông lạnh thì có thể bổ sung thêm các món xào, hầm để trẻ dễ ăn hơn.
Bên cạnh đó, khi chế biến bạn cần chú trọng việc thái nhỏ, nấu chín, ninh mềm các thực phẩm để bé dễ ăn và tiêu hóa tốt hơn.
Thay đổi thực đơn theo mùa, theo ngày
3.Những thực phẩm trẻ mầm non “nên” và “không nên” ăn
Xem thêm : Lý do nên mua quạt tích điện vào mùa hè nắng nóng
Trẻ mầm non đang là độ tuổi phát triển mạnh về cả thế chất lẫn trí tuệ, vì thế bố mẹ cần hết sức lưu ý trong việc chọn thực phẩm và theo dõi thói quen ăn uống của trẻ. Dưới đây là một số thực phẩm trẻ mầm non nên và không nên ăn được SMIS tóm tắt gọn lại cho các quý phụ huynh.
Thực phẩm nên cho trẻ mầm non ăn
- Sữa và các chế phẩm từ sữa để bổ sung canxi, vi chất cần thiết cho bé. Có thể là sữa nước, phô mai, sữa chua với 4 đơn vị sữa/ngày.
- Bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho trẻ. Phần lớn, trẻ thường lười ăn rau, bố mẹ có thể linh hoạt chế biến bằng cách nấu canh, làm salad, xay nước ép,.. để bé dễ dàng hợp tác hơn.
- Các loại chất béo có lợi ở trong dầu thực vật, bơ, phô mai để giúp con phát triển trí não toàn diện.
Kết hợp các món súp cháo mềm cho trẻ dễ ăn và tiêu hóa
Các món ăn không tốt cho trẻ cần hạn chế gồm
- Đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường vì dễ khiến trẻ tăng cân và bị sâu răng
- Các đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ nếu lạm dụng sẽ khiến trẻ bị béo phì, thừa cân.
- Các món ăn cứng, rắn như bánh kẹo, hạt, quả cứng sẽ ảnh hưởng tới răng của trẻ.
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần lưu ý điều gì?
Bên cạnh việc xây dựng thực đơn cho trẻ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì cha mẹ cần bổ sung các vi chất quan trọng cho bé như vitamin A, C, D… để con phát triển toàn diện về mọi mặt. Bởi vì nếu thiếu các vi chất trên sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như chậm phát triển chiều cao, thiếu máu, ngủ không ngon, hay quấy khóc, da bị vàng,..
4.2. Nhu cầu năng lượng của trẻ mầm non như thế nào?
Nhu cầu năng lượng của trẻ mầm non được khuyến nghị trung bình là từ 1.230 – 1.320 kcal/ngày. Trong đó, chất bột đường chiếm 50- 60%, chất đạm chiếm 13 – 20%, chất béo chiếm 25 – 35% tổng năng lượng khẩu phần để đảm bảo trẻ phát triển tốt nhất.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
4.3. Gợi ý thực đơn dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non?
Dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non, bạn có thể lập thực đơn cho con theo từng bữa ăn. Tuy nhiên, thực đơn cung cấp cần phải có đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cần thiết để trẻ hoạt động trong một ngày dài. Thực đơn sẽ gồm có 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa phụ mỗi ngày.
- Bữa sáng: 1 tô cháo thịt băm.
- Bữa phụ sáng: 1 cốc sữa.
- Bữa trưa: Cơm, canh cải nấu, cá kho, tráng miệng cam.
- Bữa xế chiều: Hoa quả
- Bữa chiều – tối: Cơm, canh bí nấu tôm, gà, tráng miệng chuối.
- Bữa phụ tối: 1 cốc sữa.
Ngoài ra, trẻ mầm non cũng cần được uống đủ nước mỗi ngày khoảng 1.6-2 lít nước. Cùng với đó là có chế độ thể dục thể thao hợp lý để giúp con phát triển chiều cao và cân nặng một cách tốt nhất.
Hy vọng với chia sẻ về vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non ở trên sẽ giúp cha mẹ có thêm thông tin bổ ích cho mình. Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ với SMIS để được tư vấn cụ thể nhé.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)