Thơ hay

Tuyển tập những bài thơ, tác phẩm tiêu biểu của Phạm Hổ viết cho thiếu nhi

37
Thơ Phạm Hổ

Thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi rất đa dạng và được lưu truyền rộng rãi với nhiều lần tái bản. Sự hóm hỉnh, hồn nhiên mà ông đính kèm mỗi vần thơ đã thu hút không ít độc giả nhí. Những trò chơi dân gian, loài cây, con vật,…đều trở lên sinh động hơn qua ngòi bút của Phạm Hổ.

Những tác phẩm tiêu biểu của Phạm Hổ viết cho thiếu nhi

Các truyện ngắn, tiểu thuyết và tập thơ Phạm Hổ cho trẻ mầm non gồm:

  1. Chú bò tìm bạn (1956): Gồm 3 phần thơ với tổng 63 tác phẩm.
  2. Những người bạn nhỏ (1961): Tập thơ gồm 5 bài thơ.
  3. Chú bò tìm bạn (1970): Thơ
  4. Chuyện hoa chuyện quả (1974-1994): Truyện sự tích
  5. Ngựa thần từ đâu tới (1986): Tập truyện
  6. Nàng tiên nhỏ thành Ốc (1980): Bộ ba vở kịch
  7. Mỵ Châu – Trọng Thủy (1993): Kịch
  8. Cất nhà giữa hồ (1995): Truyện cổ tích
  9. Tuyển tập Phạm Hổ (1999): Thơ.

Thơ Phạm HổThơ Phạm Hổ cho thiếu nhi

Tập thơ Phạm Hổ cho trẻ mầm non hay

Dưới đây là chi tiết 20 bài thơ dành riêng cho thiếu nhi được chắp bút bởi nhà thơ Phạm Hổ. Bạn sẽ phải bất ngờ trước nghệ thuật sử dụng ngôn từ đơn giản nhưng sinh động, hóm hỉnh của ông qua từng dòng thơ ngắn:

1/ Chú bò tìm bạn

Mặt trời rúc bụi treBuổi chiều về nghe mátBò ra sông uống nướcThấy bóng mình, ngỡ aiBò chào: – “Kìa anh bạn!Lại gặp anh ở đây!”

Nước đang nằm nhìn mâyNghe bò, cười nhoẻn miệngBóng bò chợt tan biếnBò tưởng bạn đi đâuCứ ngoái trước nhìn sau“Ậm ò” tìm gọi mãi…

2/ Xe chữa cháy

Mình đỏ như lửaBụng chứa nước đầyTôi chạy như bayHét vang đường phố

Nhà nào bốc lửaTôi dập tắt ngayAi gọi “chữa cháy”“Có… ngay! Có… ngay!

Thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhiThơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhiXe chữa cháy

3/ Cô dạy

Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy:Phải giữ sạch đôi tay,Bàn tay mà giây bẩn,Sách, áo cũng bẩn ngay.

Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy:Cãi nhau là không vuiCái miệng nó xinh thếChỉ nói điều hay thôi.

4/ Thuyền giấy

Bé trên bờ với xuốngThả con thuyền trắng tinhThuyền giấy vừa chạm nướcĐã hối hả trôi nhanh

Bé nhìn thuyền lênh đênhTưởng mình ngồi trên ấyMỗi đám cỏ thuyền quaLà một làng xóm đấy!

Bé thích lắm reo lênThuyền vẫn trôi, trôi mãiBé vạch cỏ, vạch lauChạy bên thuyền giục, vẫy…

Thuyền phăng phăng trên nướcBé băng băng trên bờBé theo thuyền, theo mãiMặc ông trời chuyển mưa…

5/ Đàn gà con

Mười quả trứng trònMẹ gà ấp giữMười chú gà conHôm nay ra đủ

Lòng trắng, lòng đỏ,Thành mỏ, thành chânCái mỏ tí honCái chân bé xíu

Lông vàng mát dịuMắt sáng đen ngờiƠi chú gà ơiTa yêu chú lắm!

Trong bàn tay ấmChú đứng chú kêuMẹ gà tục tụcChú ngoái nhìn theo

Ta thả chú raChạy ăn cùng mẹChạy biến cả chân!Chạy sao nhanh thế!

Phải cẩn thận nhéCác chú gà con:Có diều, có chồnPhần gà mẹ đánhCác chú phải lánhKêu cứu dưới, trên!

Gà là của béCác chú đừng quênĂn khoẻ, lớn khoẻĐẻ rõ nhiều lên!

6/ Rong và cá

Có cô rong xanhĐẹp như tơ nhuộmGiữa hồ nước trongNhẹ nhàng uốn lượn

Một đàn cá nhỏĐuôi xanh, đuôi hồngQuanh cô rong đẹpMúa làm văn công.

7/ Miệng xinh

Các cháu chơi với bạnCãi nhau là hết vuiMiệng các cháu xinh thếChỉ nói điều hay thôi.

Những tác phẩm tiêu biểu của Phạm Hổ viết cho thiếu nhiNhững tác phẩm tiêu biểu của Phạm Hổ viết cho thiếu nhiNa

8/ Na

Na non xanhMúi loắt choắtNa mở mắtMúi nở toNa vào vòĐua nhau chín.

Môi chúm chímHút múi naHạt nhả raĐen lay láy.

Ra tháng tưChín tháng bảyChào mào nhảySuốt mùa na.

Nay chợ gầnMai chợ xaTrẻ đón quàNa nằm rổ.

Tay cháu nhỏRửa sạch naSờ mặt bàCòn thơm phức…

9/ Ngủ rồi

Mẹ gà hỏi con:– Ngủ chưa đấy hả?Cả đàn nhao nhao:– Ngủ rồi đấy ạ!

10/ Đất và quả

Đào đỏ, mai vàngBìm xanh, cúc tímMẹ ơi! Ai nhuộmĐủ các màu hoa?

– Đem hết sức mìnhNhuộm các loài hoaẤy là bác ĐấtLặng im, thật thà…!

11/ Bò mẹ

Bò mẹ vừa đẻ con,Chú bê vàng tí honRúc đầu vào vú mẹBú từng hồi rất ngon.

Bò mẹ quay nhìn con,Đôi tai hơi động đậy,Thấy ruồi trên lưng bê,Đuôi bò mẹ phe phẩy.

Bê con lớn trông thấy,Bò mẹ lại như gầy;Em thương bò mẹ lắmCắt từng ôm cỏ đầy.

Nhìn bê nằm, mẹ liếm,Em nghĩ, thấy vui vui:Chỉ một bụng bò mẹBao nhiêu bê ra đời…

12/ Mỗi một giờ con học hôm nay

Trường các con “Tây Sơn”, “Nguyễn Du”Đường đến lớp, qua Hồ Gươm, Hồ Bảy MẫuNgày sơ tán, con khóc chào cô giáoRa ngoại thành, thầy mới, bạn chưa quen,Ruộng và bãi, nhiều khoai, nhiều lúa,Nhà đồng bào, nhiều rau, nhiều chim…

Ở lại nội thành, cha mẹ lo công tácMong chóng chiều thử bảy con về thămVé một hào, tàu leng keng chạy miếtKìa rạp xi-nê, kìa hiệu sách, hàng kem…Các con bảo: “Không xa, sao rất nhớCái bàn cha mẹ, cái nôi em…”

Đội mũ rơm đến trường chăm chỉCon học bạn bè: cuốc đất, bắt cua,Điện Yên Phụ vẫn sáng ngời trang vởLoa phát thanh vẫn vui hát đúng giờNhìn cây mạ lớn thành cây lúaĐoá hoa sen đội nước nở đầy hồ.

Rồi Thủ đô trận đầu tiên giết giặc:Súng đạn ta nổ át tiếng bom rơiCòn mãi đấy giữa trời xanh Hà NộiMáy bay thù khói chết kéo dài đuôi,Thứ bảy đó, lên thăm con tại lớp,Ôi nhìn con sao gấp bội sướng vui!

Bom bỗng nổ nơi con đang họcCha vội lên, trường lớp nát rồiCầm tay con, càng thương bao cháu chết,Trong túi còn hòn bi đỏ tươi,Trang vở còn dở dang bài tính,Nhìn cũng quặn lòng như máu rơi…

Cha theo con cùng lên bệnh việnThăm thầy bị thương, túi sách vẫn gối đầu“Thầy, cô mới”, ngày con sơ tán,Với con giờ thân thiết biết bao!Quyền sổ điểm, bom bi xuyên lỗ chỗThầy gửi về, cô dạy tiếp hôm sau…

Chia tay con, lên ngồi tàu điện,Tưởng tượng cảnh con cởi áo đưa thầy,Con khiêng bạn ra xe cấp cứu,Đội mũ rơm đến lớp ngày mai…Cha bỗng hiểu: lớn lao, vô giáMỗi một giờ con học hôm nay!

13/ Đôi que đan

Từng mũi, từng mũiCứ đan, đan hoàiSợi len nhỏ béMà nên rộng dài.

Em cũng tập đâyMũi lên, mũi xuốngNgón tay, bàn tayDẻo dần, đỡ ngượng.

Mũ đỏ cho béKhăn đen cho bàÁo đẹp cho mẹÁo ấm cho chaTừ đôi que nhỏTừ tay em nữaCũng dần hiện ra…

Que tre đan mãiBóng như ngọc ngà.

14/ Kêu

Gâu! Gâu! Gâu! Chó hỏiỊt! Ụt! Ịt! Lợn đòiMeo! Meo! Meo! Mèo tráchBê! Bê! Bê! Dê cười…

15/ Mèo và tro bếp

Tro bếp làm đệmMèo ta khoanh trònCả hai cùng ấmCùng ngủ thật ngon

Thơ Phạm Hổ cho trẻ mầm nonThơ Phạm Hổ cho trẻ mầm nonMèo và tro bếp

16/ Bàn chân của bé

Bàn chân của béĐi dép đẹp thêm raDép cũng vui thích lắmTheo chân đi khắp nhà.

17/ Soi gương

– Có ai đang khóc nhèMà soi gương không bố?– Một đứa khóc đủ rồiSoi chi thành hai đứa?

18/ Tắm mưa

Mưa rồi! Em rủ bạnÙa ra sân tắm chơi

Vật nhau cho bẩn ngườiGiơ lưng nhờ mưa dội

Cóc bé và cóc cụĐua nhau nhảy mừng vui

Cây cối và nhà cửaCũng hả hê reo cười…

Nhà tắm ta rộng quáMênh mông bốn chân trời

Nước mát tắm sao hếtCả một trời mưa rơi

19/ Trong đêm bé ngủ

Trong đêm Bé ngủCây dâu ngoài bãiNảy những búp nonCon gà trong ổĐẻ trứng ấp conCây chuối cuối vườnNhắc hoa mở cánhNgôi sao lấp lánhSáng hạt sương rơiCon cá quả mẹAo khuya đớp mồi…

20/ Đàn gà mới nở

Lông vàng mát rượiMắt đẹp sáng ngờiƠi! Chú gà ơi!Ta yêu chú lắm!

Mẹ dang đôi cánhCon biến vào trongMẹ ngẩng đầu trôngBọn diều, bọn quạ

Bây giờ thong thảMẹ đi lên đầuĐàn con bé xíuLíu ríu chạy sau

Con mẹ đẹp saoNhững hòn tơ nhỏChạy như lăn trònTrên sân, trên cỏ

Vườn trưa gió mátBướm bay rập rờnQuanh đôi chân mẹMột rừng chân con

Một số tác phẩm thơ Phạm Hổ khác

Ngoài tuyển tập thơ Phạm Hổ cho trẻ em thì tác giả còn có một số tác phẩm thơ và truyện dành cho người lớn. Chúng bao gồm:

  1. Những ngày xưa thân ái (1957): Thơ
  2. Ra khơi (1960): Thơ
  3. Đi xa (1970): Thơ
  4. Những ô cửa, những ngả đường (1976): Thơ
  5. Vườn xoan (1964): Truyện ngắn
  6. Tình thương (1974): Tiểu thuyết
  7. Cây bánh tét của người cô (1993): Truyện.

Lời kết

Ngoài thơ Phạm Hổ còn rất nhiều tác phẩm truyện và kịch thú vị khác cho thiếu nhi mà bạn không thể bỏ qua. Trang tổng hợp văn học đã cung cấp đầy đủ các tác phẩm tiêu biểu từ nhà thơ thiếu nhi Phạm Hổ, hãy cùng con em khám phá thế giới của những điều kì diệu ngay hôm nay.

Xem thêm những tập thơ, tác phẩm văn học hay từ các tác giả nổi tiếng khác:

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm