Kiến thức tiểu học

Top 20 trò chơi vận động cho trẻ mầm non 2025

9

Trò chơi vận động đóng cho trẻ vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ mầm non, giúp bé khám phá thế giới, rèn luyện kỹ năng và học hỏi thêm những điều mới lạ. Thông qua các trò chơi, các bé trở nên năng động, hoạt bát, khéo léo, phát triển ngôn nhữ tốt hơn. Dưới đây timhieulichsuquancaugiay.edu.vn giới thiệu đến các vị phụ huynh Top 20 trò chơi vận động với chi tiết cách tổ chức để chúng ta thực hiện cho trẻ ngay tại gia đình. 

Top 20 trò chơi vận động cho trẻ mầm non vui nhộn, phát triển thể chất

Lợi ích của trò chơi vận động cho trẻ 

Để giúp trẻ hoàn thiện về thể chất, kỹ năng và trí tuệ ngoài việc chăm sóc về dinh dưỡng, bồi dưỡng kiến thức chúng ta còn cần phối hợp với những trò chơi vận động. Lợi ích của trò chơi vận động cho trẻ là vô cùng lớn: 

  • Phát triển khả năng phối hợp giữa các cơ quan trong cơ thể, cải thiện các chức năng, giúp quá trình vận động trở nên ngày càng linh hoạt. 
  • Các hoạt động vận động đốt cháy và tiêu thụ năng lượng trong cơ thể cung cấp cho các chuyển động và các chức năng của cơ thể, làm cho cơ thể ngày càng dẻo dai, khỏe, mạnh.
  • Sự hào hứng của trẻ với các trò chơi vận động đánh thức trí tưởng tượng, giúp hé mở ra một thế giới hoàn toàn mới mẻ cho bé. 
  • Trò chơi vận động góp phần nâng cao sự tự tin, củng cố bản lĩnh, khi trẻ tự hoàn thành tốt 1 nhiệm vụ nào đó con tự mình chiến thắng chính mình. Bên cạnh đó, tham gia trò chơi vận động giúp trẻ nâng cao kỹ năng cá nhân, thành thạo làm việc nhóm và mạnh dạn trong các hoạt động tập thể.
  • Trò chơi vận động mầm non còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thêm kiến thức, trẻ có thể học hỏi nhiều điều bổ ích trong chính hoạt động vui chơi của mình. Trí não trẻ luôn hoạt động linh hoạt, khám phá những điều mới mẻ, tích cực tìm tòi, sáng tạo và bộc lộ tiềm năng cá nhân. 
  • Trò chơi vận động cho trẻ mầm non không đòi hỏi nhiều dụng cụ, nguyên liệu mà phụ huynh vẫn có thể tổ chức cho trẻ tại nhiều địa điểm khác nhau. Khi trẻ thích cha mẹ có thể tổ chức cho con ngay vào buổi sáng, buổi tối, trong nhà, ngoài trời, tại địa điểm du lịch… mà không cần lên kế hoạch trước. 

Khám phá những trò chơi giúp bé phát triển thể chất

Lồng ghép trò chơi vận động để trẻ học mà chơi, chơi mà học chính là phương pháp giáo dục đã được chứng minh sự thành công và áp dụng tại nhiều nền giáo dục trên khắp thế giới. Cha mẹ hãy ủng hộ và tích cực tổ chức, tạo điều kiện cho bé tham gia các trò chơi vận động mỗi ngày nhé. 

Top 10 trò chơi vận động mầm non 3 – 4 tuổi đơn giản, vui nhộn

Để trò chơi vận động mầm non phát huy hết lợi ích chúng ta cần chọn lựa trò chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đối với trẻ 3 – 4 tuổi, các bé đang trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ, rèn luyện các kỹ năng và sự linh hoạt, khéo léo vì thế cha mẹ nên chọn các trò chơi có bài hát đồng dao, học đếm, vận động tay chân. timhieulichsuquancaugiay.edu.vn đưa ra 10 gợi ý trò chơi vận động mầm non  3 – 4 tuổi đơn giản, vui nhộn mời phụ huynh tham khảo. 

1. Chuyền bóng

trò chơi vận động cho trẻTrẻ 3 tuổi tham gia trò chơi Chuyền bóng

Chuyền bóng là trò chơi rèn luyện sự khéo léo cho trẻ, trò chơi thích hợp cho trẻ từ 3 tuổi. Các bé tham gia trò chơi cần giữ bóng để không làm rơi trong quá trình chuyền bóng cho bạn bên cạnh. 

Chuẩn bị

  • Bóng nhựa nhỏ
  • Nhóm 8 – 10 trẻ

Tổ chức trò chơi

  • Xếp thành viên chơi bóng ngồi thành vòng tròn quay mặt vào trung tâm. Nếu số lượng trẻ nhiều có thể chia thành 2 nhóm hoặc ngồi thành 2 vòng tròn. 
  • Khi trò chơi bắt đầu, trẻ chuyền bóng cho bạn bên cạnh lần lượt theo chiều kim đồng hồ và hát theo nhịp: 

Không có cánh

Mà bóng biết bay

Không có chân

Mà bóng biết chạy

Nhanh nhanh bạn ơi

Nhanh nhanh bạn ơi

Xem ai tài, ai khéo

Cùng thi đua nào

  • Thành viên nào làm rơi bóng sẽ bị loại ra ngoài và trò chơi lại tiếp tục vòng mới

2. Bịt mắt bắt dê

trò chơi vận động cho trẻTrẻ tham gia trò chơi Bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê là trò trời vận động ngoài trời hoặc trong nhà có luật chơi đơn giản, dễ áp dụng. Trò chơi có thể tổ chức cho nhóm trẻ đông người. Luật chơi của trò chơi này như sau: 

Chuẩn bị

  • Khăn bịt mắt kín đảm bảo không nhìn thấy

Tổ chức trò chơi

  • Chỉ định trong số người chơi 1 trẻ là người bị bịt mắt, những thành viên còn lại là “dê” 
  • Trò chơi bắt đầu, người bị bịt mắt di chuyển ra xung quanh để tìm bắt “dê”. Thành viên còn lại của đội chơi di chuyển ra các hướng khác liên túc kêu “be, be” để đánh lạc hướng người bắt. Lưu ý: Dê chỉ được di chuyển trong phạm vị đã quy định.
  • Khi người bắt bắt được dê thì sẽ được hoán đổi vị trí. Sau đó trò chơi lại tiếp tục vòng mới. 

3. Bập bênh

trò chơi vận động cho trẻTrẻ tham gia trò chơi Bập bênh

Để tổ chức trò chơi Bập bênh cho trẻ phụ huynh cần chọn không gian thoáng rộng và bằng phẳng. Dụng cụ cần thiết cho trò chơi này là 1 tấm ván dài có tay nắm ở 2 đầu và 1 khúc gỗ cao từ 30cm để cố định chính giữa tấm ván bập bênh. Đây là trò chơi vận động thích hợp cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.

Chuẩn bị

  • Tấm ván Bập bênh dài, 2 đầu có tay nắm
  • Khúc gỗ cao khoảng 30cm trở lên để cố định ván
  • Không gian bằng phẳng, thoáng rộng

Tổ chức trò chơi

  • Để tổ chức trò chơi Bập bênh phụ huynh cần chuẩn bị ván Bập bênh chắc chắn. Mỗi dụng cụ phù hợp cho 2 – 4 trẻ tham gia chơi. 
  • Chia số lượng người chơi đều cho 2 bên, chú ý đến vóc dáng và cân nặng tương đương. Người chơi ngồi lên 2 đầu tấm ván Bập bênh.
  • Khi trò chơi bắt đầu, người chơi ở 1 đầu dùng chân dậm xuống đất để đẩy 1 đầu ván lên vị trí cao nhất. Sau đó người chơi phía đối diện làm động tác tương tự để lặp lại. 
  • Trò chơi cần sự phối hợp ăn ý từ 2 phía để ván bập bênh di chuyển lên xuống đều đặn. Trò chơi này không có sự phân định thắng thua, các bạn nhỏ vui chơi vui vẻ, hào hứng.

4. Ếch ở dưới ao

trò chơi vận động cho trẻTrò chơi rèn luyện vận động – Ếch ở dưới ao

Nếu phụ huynh muốn tìm kiếm trò chơi vận động mầm non 3 – 4 tuổi thì Ếch ở dưới ao là 1 trong những sự lựa chọn hàng đồng. Trò chơi này rèn cho trẻ kỹ năng di động, sự nhanh nhẹnh trong việc nhảy, đi và né tránh. 

Chuẩn bị

  • Vẽ vòng tròn tượng trưng là ao đường kính 3 – 4m
  • Que nhỏ có buộc dây tương tự cần câu

Tổ chức trò chơi

  • Trong số người chơi, chọn 1 bé làm người câu ếch đứng ngoài vòng tròn và cầm “cần câu”. Những người chơi còn lại đóng làm ếch và đứng ở trong “ao”
  • Khi quản trò ra hiệu lệnh trò chơi bắt đầu, tất cả đồng thanh đọc to bài đồng dao: 

Ếch ở dưới ao

Vừa ngớt mưa rào

Nhảy ra bì bọp

Ếch kêu ộp ộp

Ếch kêu ặp ặp

Thấy bác đi câu

Rủ nhau trốn mau

Ếch kêu ộp ộp

Ếch kêu ặp ặp

  • Đồng thời quá trình đọc người giả làm ếch nhảy từ trong ao lên bờ để khiêu khích người câu ếch. Ếch liên tục nhảy lên bờ và nhảy xuống ao để tránh né. Nếu ếch nhảy xuống ao thì người câu không được bắt nữa.
  • Người câu vung cần câu, dây câu chạm vào người ếch thì người đó thua cuộc phải hoán đổi vị trí. 

5. Nhảy lò cò

trò chơi vận động cho trẻTrò chơi Nhảy lò cò ngoài trời rèn luyện sức khỏe cho trẻ

Trò chơi Nhảy lò cò không giới hạn số lượng người chơi, càng đông càng vui vẻ, sôi động. Đây là trò chơi vận động rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai và sự khéo léo cho các bạn nhỏ từ 3 tuổi hiệu quả. 

Chuẩn bị

  • Kẻ ô vuông từ 1 – 10
  • Kẻ vạch xuất phát
  • Đồng tiền xu

Tổ chức trò chơi

  • Quản trò cần sắp xếp thứ tự nhảy cho tấy cả người chơi trước khi trò chơi bắt đầu. Tất cả người chơi xếp thành hàng trước vạch xuất phát. 
  • Trò cơi bắt đầu, người chơi đầu tiên cần thảy đồng xu vào các ô vuông đã kẻ sẵn. Nếu đồng xu thảy ra ngoài thì mất lượt. Sau đó nhảy lần lượt qua các ô vuông về ô có đồng xu. Cứ tiếp tục như vậy đế khi hết vòng thì được xây nhà và chơi tiếp vòng khác. Trong quá trình nhảy nếu người chơi đạp trúng vạch sẽ mất lượt chơi. 
  • Người chơi nhảy nhầm vào nhà hay thảy đồng xu vào nhà thì thành nhà cháy.
  • Kết thúc trò chơi người có nhiều đồng xu nhất trong các ô vuông là người thắng cuộc.

6. Bắt vịt

trò chơi vận động cho trẻTrẻ tham gia trò chơi Bắt vịt

Bắt vịt là trò chơi thực tế tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với những chú vịt sống. Trò chơi rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo và tạo nên không khí sôi động cho cả người tham gia và cổ vũ. 

Chuẩn bị

  • Vịt kích thước to nhỏ tùy theo tuổi của trẻ tham gia trò chơi
  • Quây vịt
  • Khoảng không gian bằng phẳng, sạch sẽ, mát mẻ

Tổ chức trò chơi

  • Chia thành viên tham dự trò chơi thành 2 đội và hướng dẫn trẻ cách dồn bắt vịt. Lưu ý trẻ tránh làm tổn thương vịt con. 
  • Thả vịt vào trong quây và cho các thành viên của 2 đội thi vào trong quây.
  • Khi quản trò ra hiệu trò chơi bắt đầu trẻ tham gia bắt vịt.
  • Đội nào hoàn thành bắt số lượng vịt theo yêu cầu trước là đội chiến thắng. 

7. Mèo đuổi chuột

trò chơi vận động cho trẻTrò chơi dân gian tập thể Mèo đuổi chuột

Các trò chơi vận động mầm non tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập với bạn bè và môi trường xung quanh một cách nhanh chóng. Đồng thời hỗ trợ tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Mèo đuổi chuột là trò chơi rèn luyện thể lực, sự nhanh nhẹn cho bé mô phỏng theo việc loài mèo dồn bắt chuột. 

Chuẩn bị

  • Trò chơi tập thể càng nhiều người chơi càng vui vẻ

Tổ chức trò chơi

  • Trong số người chơi, quản trò sắp xếp 1 người làm chuột, 1 người làm mèo, những thành viên còn lại xếp hình vòng tròn xung quanh làm hang.
  • Mèo và chuột đứng tựa lưng vào nhau ở chính giữa vòng tròn. Các thành viên khác nắm tay nhau và giơ cao chờ hiệu lệnh bắt đầu chơi từ quản trò. 
  • Khi trò chơi bắt đầu, chuột chạy trước, mèo chạy đuổi theo. Chuột chạy luồn qua các hang, mèo luồn qua đúng hang chuột đã chạy. Đồng thời tất cả cùng hát to bài đồng dao Mèo bắt chuột: 

Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột chui lỗ hổng

Để chạy cho mau

Mèo đuổi phía sau

Chạy đâu cho thoát.

Thế là chú chuột

Lại hóa thành mèo

Co cẳng đuổi theo

Bắt mèo hóa chuột

  • Khi mèo bắt được chuột, 2 bạn làm hang tại vị trí đó hoán đổi vị trí thay thế nhau làm hang và làm mèo chuột, sau đó trò chơi lại tiếp tục vòng mới. 

8. Trồng nụ trồng hoa

trò chơi vận động cho trẻTrẻ cùng nhau tham gia trò chơi Trồng nụ trồng hoa

Trồng nụ trồng hoa là trò chơi dân gian quen thuộc được tổ chức thường xuyên tại các trường mầm non nhằm tăng cường sự vận động, phát triển thể lực cho trẻ. Trò chơi tiến hành với 2 người chơi mô phỏng việc trồng nụ trồng hoa, những người còn lại nhảy qua lần lượt theo các cấp bậc chiều cao của người trồng. 

Chuẩn bị

  • Số lượng người chơi từ 3 trẻ trở lên
  • Không gian bằng phẳng, thoáng rộng, mát mẻ

Tổ chức trò chơi

  • Quản trò sắp xếp 2 người trồng nụ trồng hoa bằng cách chỉ định hoặc oẳn tù xì. Hai người ngồi đối diện quay mặt vào nhau, chân chạm nhau. Trong quá trình trồng nụ, trồng hoa 2 người sắp xếp trồng 1 bàn tay, 2 bàn tay, 3 bàn tay, 4 bàn tay lên phía trên 2 chân để tăng chiều cao. 
  • Trò chơi bắt đầu tất cả người chơi lần lượt nhảy qua chiều cao bậc 1 là 2 chân của người trồng nụ, trồng hoa. Các vòng sau người chơi lần lượt nhảy qua độ cao tăng dần. 
  • Người chơi không nhảy qua hoặc nhảy chạm chân vào chân hoặc tay người trồng nụ, trồng hoa là thua cuộc. Người này phải hoán đổi vị trí cho người bị chạm vào, sau đó trò chơi tiếp tục. 

9. Chơi chuyền

trò chơi vận động cho trẻTrẻ mầm non cùng tham gia Chơi chuyền

Giai đoạn 3 – 4 tuổi trẻ bắt đầu học đếm số, tham gia trò chơi Chơi chuyền rèn luyện cho trẻ học đếm nhanh chóng các số từ 1 – 10. Chơi chuyền còn có tác dụng giúp trẻ trở nên nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt tốt cho việc học các kỹ năng khác sau này. 

Chuẩn bị

  • Que tre (que đũa) 10 que
  • Quả bóng nhỏ

Tổ chức trò chơi

  • Quản trò cần xác định thứ tự chơi của người chơi trước khi trò chơi bắt đầu.
  • Phổ biến luật chơi cho trẻ rõ ràng dễ hiểu. 
  • Khi trò chơi bắt đầu, người thứ nhất rảu hoặc tung bó que xuống đất. Sau đó tung quả bóng lên cao, dùng 1 tay nhắt nhanh que với số lượng t là 1 que/ 1 lần đến hết và đỡ bóng trên cùng 1 tay. 
  • Sau khi hết lượt nhặt 1 que/ 1 lần, người chơi chuyển sang nhặt 2 que/ 1 lần, 3 que/ 1 lần… đến nấc cuối cùng là 10 que/ 1 lần. 
  • Người chơi nhặt nhầm số quen, không đỡ được bóng là người thua cuộc phải chuyển lượt chơi cho người kế tiếp. 
  • Người chơi chơi hết 10 bàn theo quy định là người thắng cuộc. 

10. Kéo co

trò chơi vận động cho trẻKéo co là trò chơi phổ biến rèn luyện thể lực cho trẻ

Kéo co là trò chơi sôi động, rèn luyện tốt thể lực cho người chơi nên thường xuyên được tổ chức cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây cũng là 1 trong số những trò chơi phát huy khả năng phối hợp với đồng đội và sự khéo léo, tập trung cho các bé mầm non. 

Chuẩn bị

  • Dây thừng chắc chắn
  • Khăn đánh dấu vạch giữa dây thừng
  • Kẻ vạch ngăn giữa 2 đội chơi

Tổ chức trò chơi

  • Chia thành viên tham gia chơi Kéo co thành 2 đội có số người với vóc dáng tương đồng
  • Hai động đứng ở 2 phía so với vạch kẻ giữa, nắm tay vào dây thừng sao cho khăn đánh dấu trùng với vạch giữa 
  • Khi có hiệu lệnh bắt đầu từ người quản trò 2 đội cần phải ra sức kéo đội đối phương về phía mình. Đội nào vượt qua vạch giữa là đội thua cuộc.

Top 10 trò chơi vận động mầm non 5 – 6 tuổi phát triển toàn diện

Giai đoạn trẻ  5 – 6 tuổi cha mẹ có thể chọn các trò chơi có luật chơi phức tạp hơn giai đoạn trước. Đồng thời các hoạt động vui chơi mang tính vận động toàn diện hơn sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển của các con. Top 10 trò chơi vận động mầm non 5 – 6 tuổi dưới đây sẽ là những gợi ý hay để phụ huynh chọn lựa tổ chức cho các bé ngay tại gia đình hay trong các kỳ nghỉ, du lịch. 

1. Nhảy sạp

trò chơi vận động cho trẻNhảy sạp – Trò chơi phát triển đa kỹ năng

Nhảy sạp là trò chơi dân gian giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển đa kỹ năng, vận động toàn thân. Để tổ chức trò chơi phụ huynh cần một khoảng không rộng, khoảng 10 – 12 thanh tre dài 2m và tập thể trẻ càng đông càng vui nhộn, sôi động. 

Chuẩn bị

  • Trẻ từ 5 tuổi trở lên
  • 10 – 12 thanh tre vệ sinh sạch sẽ, dài khoảng 2 – 3m

Tổ chức trò chơi

  • Chia thành viên tham gia trò chơi thành 2 đội: 1 đội gõ thanh tre, 1 đội nhảy. Hướng dẫn luật chơi và cách chơi cho trẻ.
  • Khi trò chơi bắt đầu, đội gõ thanh tre gõ theo nhịp hoặc theo nhạc. Đội nhảy đứng ở vị trí xuất phát và bắt đầu nhảy theo nhịp gõ thanh tre sao cho không chạm vào thanh tre. Nhảy hết lượt, thành viên quay về vị trí ban đầu và chờ lượt nhảy mới
  • Người thua cuộc là người nhảy chạm vào thanh tre và phải hoán đổi vị trí cho người gõ.

2. Chạy tiếp sức

trò chơi vận động cho trẻTrẻ tham gia trò chơi Chạy tiếp sức ngoài trời

Trò chơi Chạy tiếp sức ngoài trời có thể tổ chức cho tập thể nhiều bạn nhỏ. Đây là trò chơi vận động yêu cầu sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ. Trò chơi rèn luyện sức bền, tinh thần đồng đội và tính kỷ luật cho trẻ. Tuy nhiên đển đảm bảo sức khỏe chúng ta không nên cho trẻ chơi quá 10 – 15 phút. 

Chuẩn bị

  • Gậy nhỏ
  • Kẻ đường chạy
  • Kẻ vạch xuất phát và vạch đích

Tổ chức trò chơi

  • Chia thành viên tham dự trò chơi thành 2 đội xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát. Mỗi trẻ đầu hàng nhận 1 cây gậy nhỏ.
  • Khi có hiệu lệnh bắt đầu của quản trò, bạn nhỏ cầm gậy nhanh chóng chạy theo đường chạy về vạch đích, sau đó quay lại vạch xuất phát và trao gậy cho bạn kế tiếp và di chuyển nhanh xuống cuối hàng. 
  • Bạn tiếp theo tiếp tục lặp lại hành trình như vậy cho đến khi bạn cuối cùng hoàn thành nhiệm vụ trở về vạch xuất phát. 
  • Đội nào có hàng ngũ ngay ngắn và hoàn thành việc trao gậy xong trước là đội chiến thắng. 

3. Ném lon

trò chơi vận động cho trẻTrò chơi Ném lon thường được tổ chức tại các trường mầm non

Ném lon là trò chơi vận động thích hợp tổ chức cho trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi với luật chơi khá đơn giản. Trẻ chỉ cần đứng từ vị trí xuất phát và ném đổ các lon đã được sắp xếp trước đó. Trò chơi rèn luyện cho trẻ sự khéo léo, tập trung và phối hợp ăn ý với đồng đội. 

Chuẩn bị

  • Lon nước sạch sẽ đã qua sử dụng
  • Trái bóng ném lon
  • Kẻ vạch xuất phát và vòng tròn xếp lon cách vạch xuất phát từ 1,0 – 1,5m

Tổ chức trò chơi

  • Phân chia thành viên thành 2 đội có số người tương ứng và phân chia lượt chơi cho mỗi người trong đội. Thành viên 2 đội xếp thành hàng dọc tại vạch xuất phát
  • Trò chơi bắt đầu, lượt chơi thứ 1 người đầu tiên của đội thứ nhất cầm bóng ném về phía lon nước đã xếp, cần tính toán sao cho số lon đổ là nhiều nhất. Sau đó người này chạy lên nhặt bóng và trở về vạch xuất phát. Người chơi thứ 2 tiếp tục ném lon, đến khi số lon đổ hết. 
  • Đội thứ 2 tiếp tục ném lon tương tự như đội thứ nhất
  • Đội thắng cuộc là đội ném đổ toàn bộ số lon với số lượt ném ít hơn. 

4. Đánh trống cướp cờ

trò chơi vận động cho trẻKhông khí sôi động khi trẻ tham gia trò chơi Đánh trống cướp cờ

Trò chơi Đánh trống cướp cờ dành cho thiếu nhi mang đến cho trẻ nhiều lợi ích thiết thức. Trẻ được tham gia trò chơi vui nhộn, hào hứng mang đến cảm giác thoải mái, năng động. Trò chơi này còn giúp trẻ rèn luyện nhiều kỹ năng sống, phát triển tốt thể chất và trí tuệ.

Chuẩn bị

  • Trống và dùi trống đặt tại vạch đích
  • Cờ đặt tại vạch đích
  • Không gian ngoài trời rộng thoáng, bằng phẳng và sạch sẽ

Tổ chức trò chơi

  • Tất cả các thành viên tham gia trò chơi chia thành 2 đội, đứng theo hàng dọc tại vạch xuất phát. Chia lượt chơi cho từng thành viên của 2 đội theo thứ tự xếp hàng.
  • Khi quản trò phát tín hiệu trò chơi bắt đầu, thành viên đầu tiên của 2 đội chạy nhanh về vạch đích, dùng dùi trống đánh trống và rút 1 lá cờ chạy quay trở lại vạch xuất phát. Tiếp tục lượt chơi thứ 2. Người chơi làm rơi cờ không được tính lượt chơi và phải xếp vào cuối hàng đội mình chơi lại.
  • Đội nào hoàn thành tất cả lươt chơi đúng luật nhanh nhất là đội chiến thắng. 

5. Đua thuyền trên cạn

trò chơi vận động cho trẻTrẻ hào hứng tham gia trò chơi đua thuyền

Trò chơi Đua thuyền không chỉ được tổ chức thường xuyên tại các trường mầm non, mà còn phổ biến trong các buổi dã ngoại, du lịch và tại các gia đình. Trò chơi tiến hành với tập thể nhiều người, giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, tinh thần tập thể.

Chuẩn bị

  • Khoảng không gian bằng phẳng, rộng và sạch
  • Chia đường đua theo số đội chơi
  • Kẻ vạch xuất phát và vạch đích

Tổ chức trò chơi

  • Quản trò chia thành viên tham gia trò chơi thành các đội chơi 5 – 7  người/đội. Các thành viên của đội chơi ngồi thành hàng dọc, bé ngồi sau vòng chân lên bụng và đặt lên chân bạn ngồi trước, mô phỏng thành chiếc thuyền đua. 
  • Khi trò chơi bắt đầu, tất cả các thành viên trong đội cần phối hợp hài hòa bằng cách dùng tay nâng cơ thể đẩy về phía trước. Cả đội di chuyển nhanh, giữ nguyên đội hình để về đích trong thời gian sớm nhất. 
  • Đội cán đích sớm nhất là đội giành chiến thắng. 

6. Đua xe chòi chân

trò chơi vận động cho trẻĐua xe đạp chòi chân – Trò chơi vận động mầm non 5 –  6 tuổi

Đua xe chòi chân là trò chơi mà trẻ mầm non cực kỳ yêu thích. Trò chơi rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, thể lực và sự khéo léo. Trò chơi có thể tổ chức cho nhiều bé chia thành nhiều đội chơi trong sự cổ vũ rộn ràng từ các bạn xung quanh. 

Chuẩn bị

  • 3 – 5 xe đạp chời chân
  • Kẻ vạch đích cách vạch xuất phát 10 – 15m

Tổ chức trò chơi

  • Chia thành viên tham gia trò chơi thành các đội, mỗi đội 5- 7 thành viên, xếp hàng dọc tại vạch xuất phát. Mỗi đội được chuẩn bị 1 xe chòi chân đặt tại vạch xuất phát.
  • Trò chơi bắt đầu là lúc các thành viên đầu tiên của mỗi đội chơi lên xe và tích cực di chuyển nhanh về vạch đích. Trên đường di chuyển cần tránh va chạm với thành viên khác, vượt qua chướng ngại vật. 
  • Hết lượt chơi thứ 1, trẻ vòng xe về vạch xuất phát và lượt chơi thứ 2 bắt đầu.
  • Trò chơi tiếp tục như vậy đến khi tất cả các thành viên của đội hoàn thành lượt chơi. Đội nào hoàn thành trong thời gian sớm nhất là đội giành chiến thắng. 

7. Ném trúng đích bằng 1 tay

trò chơi vận động cho trẻTrò chơi Ném trúng đích bằng 1 tay

Để chơi trò chơi Ném trúng đích bằng 1 tay trẻ chỉ được cầm đồ vật trên 1 tay và ném vào giỏ đựng đồ đặt phía trước. Để tăng tính hấp dẫn chúng ta có thể sử dụng đồ vật để ném là các loại đồ chơi có kích thước nhỏ hoặc bánh kẹo mà trẻ yêu thích.

Chuẩn bị

  • Giỏ đựng đồ đặt cách vạch đích 1,0 – 1.5m
  • Đồ vật ném: đồ chơi, bim bim, bánh kẹo…
  • Kẻ vạch xuất phát

Tổ chức trò chơi

  • Chia thành viên tham dự trò chơi thành 2 đội, xếp 2 đội thành hàng dọc trước vạch đích và sắp xếp thứ tự chơi lần lượt theo hàng đã đứng. Mỗi thành viên cầm sẵn đồ vật để ném trên tay.
  • Trò chơi bắt đầu, trẻ cầm đồ vật vào ném về phía đích sao cho đồ vật rơi trúng giỏ đựng. Sau khi ném trẻ nhanh chóng di chuyển về phía sau để người chơi tiếp theo tiếp tục ném.
  • Khi hết lượt chơi tổng kết bằng cách đếm đồ vật trong giỏ của mỗi đội, đội chiến thắng là đội có số lượng đồ trong giỏ nhiều nhất.

8. Bịt mắt đánh trống

trò chơi vận động cho trẻTrò chơi Bịt mắt đánh trống

Bịt mắt đánh trống là trò chơi dân gian thiếu nhi góp phần rèn luyện sự nhạy cảm, khả năng phán đoán và định hướng không gian cho người chơi. Tổ chức trò chơi này con mang đến cho người chơi không khí sôi nổi, thư giãn, vui tươi, đoàn kết. 

Chuẩn bị

  • Trống con treo trên dây khoảng cách phù hợp tầm với của trẻ, dây treo trống cách vạch xuất phát 3 – 5m
  • Dùi trống
  • Khăn bịt mắt kín
  • Vạch xuất phát

Tổ chức trò chơi

  • Chia thành viên tham gia đội chơi thành các nhóm khoảng 3 – 5 người/ nhóm. Mỗi nhóm xếp thành hàng tại vạch xuất phát, đứng đối diện với trống và phân chia lượt chơi rõ ràng cho từng người
  • Trước khi trò chơi bắt đầu để thành viên đội chơi được đi lại, ước lượng khoảng cách từ vạch đích đến điểm treo trống và cầm dùi đánh thử trống. Quy định rõ số lần được đánh trống của mỗi người. 
  • Trò chơi bắt đầu, người chơi bịt kín mắt cầm dùi trống và di chuyển về phía treo trống. Sau khi ước lượng người chơi giơ dùi trống lên đánh, nếu đánh trúng được tính điểm. Đánh đủ số lượt mà không trúng trống thì người chơi bị loại. 
  • Đội chiến thắng là đội đạt số điểm cao nhất. 

9. Nhảy bao bố

trò chơi vận động cho trẻTrẻ tham gia trò chơi nhảy bao bố

Nhảy bao bố là trò chơi vận động ngoài trời không quá khó nhưng giúp trẻ rèn luyện thể lực, sức khỏe và kỹ năng làm việc nhóm rất tốt. Đây là trò chơi tập thể có thể tổ chức với số lượng đông mang lại sự sôi động và tiếng cười cho trẻ.

Chuẩn bị

  • Bao bố được vệ sinh sạch sẽ
  • Kẻ vạch đích và vạch xuất phát
  • Đường chạy bằng phẳng, thông thoáng và sạch sẽ

Tổ chức trò chơi

  • Quản trò chia các thành viên tham gia trò chơi thành 2 đội có số người bằng nhau. Hai đội xếp thành hàng tại vạch đích
  • Khi trò chơi bắt đầu, người chơi thứ nhất của 2 đội xỏ bao bố và người và nhanh chóng nhảy về vạch đích.
  • Người chơi thứ 2 tiếp tục xỏ bảo bố và nhảy tiếp về đích. Cách thành viên của hai đội cần phối hợp nhịp nhàng để toàn đội có thời gian nhảy về đích nhanh nhất, trở thành người chiến thắng. 

10. Rồng rắn lên mây

trò chơi vận động cho trẻKhông khí sôi động của trò chơi Rồng rắn lên mây

Để tổ chức trò chơi Rồng rắn lên mây phụ huynh cần tìm thêm nhiều bạn nhỏ chơi cùng em bé nhà mình. Trò chơi nên được diễn ra tại khoảng không gian rộng, bằng phẳng như ngoài sân, ngoài trời. Với trò chơi này trẻ được vận động vui vẻ, phát triển tinh thần đồng đội, hỗ trợ lẫn nhau và sự khéo léo, kỉ luật. 

Chuẩn bị

  • Trò chơi thích hợp với số lượng từ 6 trẻ trở lên

Tổ chức trò chơi

  • Trong số người chơi cần chọn ra 1 người làm thầy thuốc, số còn lại xếp thành đoàn rồng rắn. Đoàn rồng rắn xếp thành hàng dọc, người sau nắm chắc vào người phía trước để khi chơi vẫn giữ nguyên đội ngũ. 
  • Trò chơi bắt đầu, thầy thuốc đứng tại chỗ, đoàn rồng rắn đi vòng quanh sân và đọc to bài đồng dao Rồng rắn lên mây: 

Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

  • Đọc đến câu cuối đoàn rồng rắn đứng trước mặt thầy thuốc chờ câu trả lời: 
  • Thầy thuốc: “Thầy thuốc đi vắng”
  • Đoàn rồng rắn tiếp tục đi vòng quanh sân, tiếp tục hỏi đến khi thầy thuốc trả lời “có” 
  • Thầy thuốc: “Rồng rắn đi đâu?”
  • Người đứng đầu đoàn Rồng rắn: “Rồng rắn đi lấy thuốc chữa bệnh cho con”
  • Thầy thuốc: “Con lên mấy?” 
  • Đoàn Rồng rắn: “Con lên một”
  • Thầy thuốc: “Thuốc chẳng hay” 
  • Đoàn Rồng rắn: “Con lên hai”
  • Thầy thuốc: “Thuốc chẳng hay.” 
  • Đoàn Rồng rắn: “Con lên mười.” 
  • Thầy thuốc: “Thuốc hay vậy” – “Xin khúc đầu”
  • Đoàn Rồng rắn: “Những xương cùng xẩu”
  • Thầy thuốc: “Xin khúc giữa”
  • Đoàn Rồng rắn:  “Những máu cùng me”
  • Thầy thuốc: “Xin khúc đuôi”
  • Đoàn Rồng rắn: “Tha hồ mà đuổi”
  • Thầy thuốc lao vào đuổi đoàn Rồng rắn để bắt khúc cuối (người đứng cuối hàng). Người đứng đầu hàng giang tay cản thầy thuốc, những người phía sau bảo vệ người cuối hàng. Người cuối hàng phải tránh né để không bị thầy thuốc bắt được. 
  • Trong quá trình đuổi bắt, đoàn Rồng rắn phải giữ nguyên hàng không được đứt đoạn. Khi thầy thuốc bắt được người cuối cùng, người đó phải hoán đổi vị trí và vòng chơi mới tiếp tục.

Trò chơi vận động cho trẻ luôn mang đến không khí sôi động, sự vui vẻ và hào hứng cho trẻ. Những trò chơi này còn mang đến nhiều lợi ích như phát triển kỹ năng toàn diện, tăng cường thể lực, rèn luyện kỹ năng sống, phát triển trí tuệ… Vì vậy cha mẹ hãy thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi cho con ngay tại nhà nhé. timhieulichsuquancaugiay.edu.vn hi vọng những gợi ý Top 30 trò chơi trên đây sẽ hữu ích cho quá trình tìm kiếm trò chơi vận động cho em bé nhà mình. 

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm