- Phương pháp Steiner (Waldorf) là gì?
- 6 lợi ích phương pháp Steiner đem lại cho trẻ
- Những nguyên tắc cốt lõi của phương pháp Steiner
- Phương pháp Steiner nhìn nhận con người toàn diện
- Thực hiện giáo dục toàn diện
- Giáo dục dựa trên sự phát triển của trẻ
- Tự do trong việc dạy và học, dựa trên sự thấu hiểu với người học
- Nuôi dưỡng, gắn kết các mối quan hệ
- Trường học là cộng đồng học tập
- Giữ gìn truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc
- 3 giai đoạn nền tảng quan trọng của phương pháp Steiner
- Giai đoạn 0-7 tuổi
- Giai đoạn 7-14 tuổi
- Giai đoạn 14-21 tuổi
- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp Steiner
- So sánh phương pháp Steiner và một số phương pháp giáo dục sớm phổ biến
- So sánh phương pháp Steiner và Montessori
- So sánh phương pháp Steiner và Reggio Emilia
- Có nên cho trẻ theo học phương pháp Steiner? Những lưu ý khi áp dụng phương pháp này để dạy trẻ
Phương pháp Steiner (Waldorf) coi trọng việc phát triển đầy đủ tiềm năng của học sinh, bao gồm cả khía cạnh trí tuệ, vật lý, tâm lý và tinh thần. Nó đề cao sự tương tác giữa học sinh và giáo viên, khuyến khích các hoạt động đa dạng giúp học sinh học tập và phát triển toàn diện. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho bạn đọc đầy đủ những thông tin quan trọng về phương pháp giáo dục nổi tiếng có nguồn gốc từ châu Âu này.
- Toán lớp 1 hình học học những gì? Kinh nghiệm học toán hình lớp 1 hay
- 1000+ câu chúc mừng năm mới Tết Giáp Thìn 2024 độc đáo chào xuân
- Công thức tính chu vi hình bình hành chính xác nhất
- 100+ Bài tập làm văn tả con vật mà em yêu thích lớp 2 4 5
- Cách trả lời email nhận việc bằng tiếng Anh sao cho chuyên nghiệp?
Phương pháp Steiner (Waldorf) là gì?
Phương pháp Steiner hay còn được gọi là phương pháp Waldorf là một phương pháp giáo dục toàn diện được được sáng lập bởi nhà triết học người Áo – Rudolf Steiner vào đầu thế kỷ 20. Phương pháp này bao gồm cả khía cạnh học tập về khoa học, nghệ thuật, ngôn ngữ và văn hóa cùng với việc tôn trọng tính cách cá nhân của từng học sinh.
Bạn đang xem: Tổng quan phương pháp Steiner (Waldorf) và những lưu ý khi áp dụng
Phương pháp giáo dục Steiner được áp dụng rộng rãi trên thế giới và được coi là một trong những phương pháp giáo dục độc đáo và hiệu quả. Thống kê từ Sunbridge Institute (Mỹ) cho biết giáo dục Steiner có mặt tại khoảng gần 2000 trường mầm non giáo dục sớm ở hơn 60 quốc gia. Áp dụng phương pháp Steiner, giáo viên sẽ giảng dạy làm sao để nuôi dưỡng và thu hút trẻ thông qua một chương trình giảng dạy và phương pháp tích hợp học thuật, nghệ thuật cũng như các kỹ năng thực tế.
6 lợi ích phương pháp Steiner đem lại cho trẻ
Áp dụng phương pháp Steiner trong giảng dạy đem đến nhiều lợi ích cho trẻ. Từ đó trẻ có điều kiện phát triển toàn diện nhất. Cụ thể:
-
Giúp trẻ phát triển toàn diện: Phương pháp này giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt trí tuệ, tinh thần và thể chất. Nó cung cấp một môi trường học tập đa dạng, giúp trẻ tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh mình thông qua các hoạt động và kỹ năng khác nhau. Mục tiêu trong giáo dục Steiner là để trẻ tiếp xúc với nhiều trải nghiệm và phát triển ở trẻ nhiều sở thích và khả năng. Nhờ vậy, trẻ có thể tự tin về khả năng áp dụng các kỹ năng phát triển trong lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.
-
Trẻ được tận hưởng “tuổi thơ không vội vã”: Bằng cách tự do phát triển theo nhịp điệu tự nhiên của riêng mình, trẻ em được giáo dục theo phương pháp Waldorf sẽ tận hưởng tuổi thơ trọn vẹn và phong phú, đạt được những trải nghiệm cần thiết để trở thành những cá nhân khỏe mạnh, tự khẳng định mình.
-
Học tập thông qua trải nghiệm: Phương pháp giáo dục Steiner khuyến khích trẻ học tập thông qua trải nghiệm và thực hành, chứ không chỉ bằng cách thuộc lòng kiến thức. Nó giúp trẻ học cách tư duy độc lập, giải quyết vấn đề và phát triển kỹ năng sống. Bạn sẽ không thấy một đứa trẻ quanh quẩn bên chiếc máy tính trong lớp học ở trường Waldorf hay bỏ lỡ một chuyến đi dạo trong rừng, thăm trang trại chỉ vì một bài kiểm tra gần đến.
-
Nuôi dưỡng niềm đam mê học tập suốt đời: Giáo dục theo phương pháp Steiner không được đánh giá bằng sự cạnh tranh và kiểm tra mà được xem như hành trình dài cả đời. Những điều này thúc đẩy tinh thần học tập thoải mái, khuyến khích trẻ tự tìm hiểu về cuộc sống xung quanh tự nhiên một cách tự nguyện và đầy hào hứng.
-
Phát triển kỹ năng xã hội: Phương pháp giáo dục Steiner giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội bằng cách khuyến khích sự tương tác và hợp tác giữa các học sinh, cũng như tương tác với giáo viên và những người khác trong cộng đồng. Nó cũng giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác.
-
Tôn trọng tính cách cá nhân: Phương pháp giáo dục Steiner tôn trọng tính cách cá nhân của từng học sinh, coi trọng việc phát triển các phẩm chất tốt như sự tôn trọng, sáng tạo, sự tự tin, và sự độc lập tư duy.
-
Khuyến khích sáng tạo của trẻ: Phương pháp này khuyến khích trẻ phát triển khả năng sáng tạo thông qua việc học tập và thực hành nghệ thuật. Nó giúp trẻ học cách thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua nhiều hoạt động khác nhau, từ hát, vẽ, tạo hình đến xây dựng, làm đồ thủ công và nhiều hoạt động khác.
Những nguyên tắc cốt lõi của phương pháp Steiner
Những nguyên tắc cốt lõi đảm bảo rằng nền giáo dục theo phương pháp Steiner không ngừng phát triển và liên tục được đổi mới thông qua thực hành, nghiên cứu, quan sát và phản ánh tích cực. Tìm hiểu các nguyên tắc cốt lõi của nền giáo dục theo phương pháp này, chúng ta có thể nhắc tới một số khía cạnh nổi bật:
Phương pháp Steiner nhìn nhận con người toàn diện
Điểm cốt lõi và đặc biệt quan trọng của phương pháp Steiner là nhìn nhận con người một cách tổng quan và toàn diện nhất có thể. Con người là một thực thể kỳ diệu vì thế việc giáo dục con người không chỉ hướng đến trí tuệ, kiến thức mà còn cần chú trọng tới mặt cảm xúc, đồng thời chú ý tới các giá trị tinh thần tâm linh cao cả ngự trị trong mỗi con người.
Giá trị tâm linh chính là bản chất cao đẹp, thiêng liêng ẩn sâu bên trong mỗi con người. Phương pháp Steiner công nhận tính độc nhất, độc lập của mỗi cá nhân, giúp mỗi cá nhân phát triển khả năng của mình để chung sống hòa hợp trong tập thể.
Thực hiện giáo dục toàn diện
Ý chí, tình cảm và suy nghĩ chính là 3 năng lực cơ bản để hòa hợp thể chất – tâm hồn – tinh thần ở trong mỗi con người, đại diện cho 3 phần trên cơ thể tay chân – trái tim – cái đầu. Thực hiện giáo dục toàn diện theo phương pháp Steiner không thể bỏ qua nội dung học đang tác động đến phần nào của trẻ.
Con người phát triển toàn diện là con người đạt được sự rõ ràng trong suy nghĩ, sự trong sáng trong cảm xúc và sự vững vàng trong ý chí. Chính vì vậy, mỗi bài học giáo viên tại trường áp dụng phương pháp Steiner đem đến cho trẻ cần chú trọng bồi đắp cho trẻ cả ba yếu tố này chứ không chỉ dừng ở việc truyền tải kiến thức liên quan đến đầu óc.
Giáo dục dựa trên sự phát triển của trẻ
Hiểu biết về sự phát triển của trẻ là nền tảng để thiết kế các khía cạnh của chương trình học theo phương pháp Steiner. Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, mỗi giai đoạn phát triển lại có các khía cạnh thể chất, cảm xúc và nhận thức đặc trưng khác nhau.
Chương trình giáo dục theo phương pháp Steiner bao gồm chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá. Các yếu tố này dựa trên sự hiểu biết về phát triển con người nhằm giải quyết các nhu cầu của từng học sinh hay lớp học, hỗ trợ quá trình học tập toàn diện và sự phát triển cân bằng, lành mạnh.
Tự do trong việc dạy và học, dựa trên sự thấu hiểu với người học
Với phương pháp Steiner, giáo án của các giáo viên chính là người học. Việc giảng dạy phải đến từ 2 chiều, cần sự trao đổi tương tác giữa giáo viên và học sinh. Bởi vậy, sẽ không có những cuốn sách giáo khoa, bài giảng rập khuôn mà người dạy được tự do trong công việc của mình.
Tự do không có nghĩa người dạy muốn dạy gì, truyền tải kiến thức như thế nào cũng được. Tự do ở đây đi kèm với trách nhiệm, nâng cao năng lực, phẩm chất của mình mỗi ngày, là tấm gương tốt để trẻ noi theo và đem đến cho trẻ những điều tốt đẹp nhất.
Sự tự do trong dạy và học tạo môi trường học tập thoải mái, mọi ý kiến cá nhân được tôn trọng, giúp trẻ luôn phát huy được sự sáng tạo của mình.
Nuôi dưỡng, gắn kết các mối quan hệ
Trường học Waldorf đề cao sự gắn kết giữa nhà trường – giáo viên với học sinh – phụ huynh cũng như các đồng nghiệp trong trường. Mối quan hệ tốt đẹp này là nền tảng quan trọng để xây dựng cộng đồng trường học thân thiện, văn minh.
Trường học là cộng đồng học tập
Trường học Waldorf nuôi dưỡng niềm yêu thích học tập suốt đời và tự tìm hiểu, khám phá tìm tòi những kiến thức mới. Các trường học này cũng luôn khuyến khích tất cả các thành viên trong cộng đồng tham gia các hoạt động tích cực và liên tục.
Giữ gìn truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc
Là nền giáo dục bắt nguồn từ châu Âu và hiện có mặt ở hơn 60 quốc gia, bởi vậy yếu tố hòa hợp bản sắc văn hóa từng nước mà phương pháp này được áp dụng luôn được quan tâm. Nền giáo dục thích hợp là nền giáo dục mở mang được dân tộc mà không làm mất đi bản sắc của quốc gia đó.
3 giai đoạn nền tảng quan trọng của phương pháp Steiner
Giáo dục theo phương pháp Steiner bắt đầu với tiền đề rằng thời thơ ấu được tạo thành từ 3 giai đoạn riêng biệt, mỗi giai đoạn khoảng 7 năm, từ sơ sinh đến 7 tuổi; từ 7-14 tuổi và từ 14 tuổi đến 21 tuổi. Mỗi giai đoạn định hình cách trẻ cảm nhận và tiếp cận thế giới về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần. Các nhà giáo dục Waldorf tin rằng chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy nên được điều chỉnh phù hợp với các giai đoạn phát triển này.
Giai đoạn 0-7 tuổi
Trẻ nhỏ từ sơ sinh đến 7 tuổi sống chủ yếu thông qua các giác quan và việc học tốt nhất chính là bắt chước. Các giáo viên mầm non hoạt động trong trường áp dụng phương pháp Steiner luôn cố gắng trở thành những cá nhân gương mẫu để trẻ noi theo. Giáo viên cũng là người tạo môi trường an toàn, nhiều hoạt động để khuyến khích trẻ khám phá thế giới tự nhiên, mối quan hệ xã hội cũng như kích thích sự phát triển trí tuệ của con.
Giai đoạn 7-14 tuổi
Ở giai đoạn 7-14, những bài học tốt nhất với trẻ là những bài học chạm đến cảm xúc và khơi dậy sự sáng tạo. Chương trình giảng dạy của trường Waldorf sống động với những câu chuyện cổ tích và truyện ngụ ngôn, thần thoại và tiểu sử xúc động của các nhân vật lịch sử.
Các giáo viên Tiểu học Waldorf tích hợp kể chuyện, đóng kịch, phối hợp nghệ thuật thị giác và âm nhạc vào công việc hàng ngày của họ, giúp mỗi bài học của học sinh trở nên sống động, khuyến khích trẻ tư duy. Vai trò của các giáo viên với trẻ giai đoạn này tương tự như những người làm cha, làm mẹ, hướng dẫn học sinh học tập đồng thời cũng đánh thức sự phát triển đạo đức của con, nâng cao nhận thức cá nhân về vị trí, trách nhiệm của trẻ với xã hội.
Giai đoạn 14-21 tuổi
Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển của trí tuệ độc lập cùng với đó là khả năng nhìn nhận thế giới một cách trừu tượng, rèn khả năng phân biệt, phán đoán và tư duy phản biện. Học sinh tại trường học áp dụng phương pháp giáo dục Steiner được trao quyền tự chủ trong việc học dưới sự hướng dẫn của các giáo viên.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp Steiner
Cũng giống như các triết lý giáo dục khác, phương pháp Steiner cũng có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Những người ủng hộ đề cao phương pháp giáo dục này nuôi dưỡng niềm yêu thích học tập. Các hoạt động giáo dục của phương pháp Steiner đào sâu và hoàn thiện sự hiểu biết của người học về thế giới chúng ta đang sống, song song với các môn học truyền thống.
Một số hạn chế được đề cập liên quan đến phương pháp Steiner là thiếu chú trọng vào công nghệ và tiêu chuẩn kiểm tra. Trường Waldorf là trường tư thục nên học phí cũng có thể là một trở ngại đối với nhiều số gia đình.
So sánh phương pháp Steiner và một số phương pháp giáo dục sớm phổ biến
Để giúp ba mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về phương pháp Steiner và các phương pháp giáo dục sớm phổ biến tại Việt Nam, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn tổng hợp bê dưới một vài thông tin so sánh nổi bật:
So sánh phương pháp Steiner và Montessori
Tương tự như Steiner, phương pháp Montessori cũng giúp trẻ phát triển toàn diện, kích thích sự sáng tạo của mỗi học sinh. Với cả 2 phương pháp, học sinh đóng vai trò là trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, định hướng. Mối quan hệ nhà trường giáo viên với học sinh và phụ huynh cũng luôn được đề cao, đảm bảo trẻ học trong môi trường an toàn, không thành tích, không thưởng phạt hay có sự đua tranh.
Dù có nhiều điểm tương đồng nhưng phương pháp Steiner và Montessori cũng có rất nhiều khía cạnh khác biệt, chi tiết như bảng bên dưới:
Xem thêm : Bói bài tây là gì? Hướng dẫn cách bói bài tây 32, 52 lá Tiêu chí
|
Phương pháp Steiner
|
Phương pháp Montessori
|
Nguồn gốc
|
Được phát triển bởi triết gia Rudolf Steiner người Đức.
|
Được phát triển bởi nhà giáo dục người Ý Maria Montessori.
|
Quan điểm, định hướng và mục tiêu giáo dục
|
Hướng đến sự cân bằng giữa việc học và phát triển của trẻ về tình cảm, trí tuệ và thể chất.
Giáo viên chọn cho con những gì con cần và hiểu, khuyến khích tinh thần tự học và tìm hiểu thế giới xung quanh.
|
Nhấn mạnh đến tính thực tế, các bạn nhỏ được phân biệt thế giới thực và ảo. Môi trường học tập luôn đảm bảo đầy đủ các dụng cụ học tập và phương pháp giáo dục để giúp trẻ phát triển tốt.
|
Giáo cụ, đồ chơi
|
Đề cao trí tưởng tượng của trẻ. Đồ chơi là những đồ vật có sẵn trong tự nhiên.
Trẻ tự tạo ra đồ chơi theo sở thích cá nhân và khám phá cách sử dụng chúng.
|
Giáo cụ trực quan, gắn liền với bài học cụ thể.
Các giáo cụ đa dạng nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, khoa học, toán học, thực hành cuộc sống…
|
Môi trường
|
Cả thầy cô và học sinh đều tham gia vào quá trình học tập, giáo viên chú ý đến giáo dục thiên nhiên.
|
Trẻ được tự do tham gia vào các hoạt động. Giáo viên đóng vai trò quan sát hoạt động.
|
Thiết kế buổi học
|
Ngoài môn học chính trẻ còn tham gia kịch, hội họa để tìm ra đam mê của mình.
|
Chia các góc học tập (Toán, ngôn ngữ, văn hóa, cuộc sống, giác quan) riêng rẽ nhau để trẻ lựa chọn.
|
Thế giới thực và ảo
|
Lớp học mang sắc màu cổ tích.
|
Bầu không khí học tập mang tính thực tế, khoa học.
|
Xây dựng kỹ năng xã hội
|
Có sự gắn kết cộng đồng cao hơn.
|
Trẻ thích nghi với xã hội như một cá thể độc lập tồn tại trong một tập thể.
|
So sánh phương pháp Steiner và Reggio Emilia
Steiner và Reggio Emilia kích thích sự sáng tạo của trẻ, tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thế giới quan, nhờ đó trẻ có thể phát huy mạnh mẽ trí tưởng tượng của mình.
Những điểm khác biệt của 2 phương pháp này timhieulichsuquancaugiay.edu.vn tổng hợp ở bảng bên dưới:
Xem thêm : Bói bài tây là gì? Hướng dẫn cách bói bài tây 32, 52 lá Tiêu chí
|
Phương pháp Steiner
|
Reggio Emilia
|
Nguồn gốc
|
Được phát triển bởi triết gia Rudolf Steiner người Đức.
|
Được phát triển bởi nhà tâm lý học người Ý Loris Malaguzzi
|
Cách thức giáo dục
|
Nhấn mạnh tầm quan trọng của trí tưởng tượng trong suốt quá trình học tập.
Với trẻ mầm non, phương pháp này tập trung vào hoạt động vui chơi, giải trí để con phát triển trí tưởng tượng, hòa mình với thiên nhiên thay vì chỉ đơn thuần tiếp nhận những kiến thức học thuật.
|
Bài học được tiến hành như các dự án. Các bạn học sinh được trình bày việc học của mình dưới mọi hình thức.
|
Thiết kế buổi học
|
Môn học đa dạng, không chỉ tập chung vào các môn chính (toán, khoa học, ngôn ngữ…) mà còn mở rộng đến kịch, điêu khắc, thủ công…
|
Giáo viên có vai trò dẫn dắt và trẻ là người lựa chọn chủ đề học.
|
Có nên cho trẻ theo học phương pháp Steiner? Những lưu ý khi áp dụng phương pháp này để dạy trẻ
Mỗi phương pháp giáo dục sớm lại có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Việc quyết định có nên cho con học theo phương pháp Steiner hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như định hướng giáo dục của mỗi gia đình, khả năng chi trả phí học tập của con, điều kiện thực tế các trường học Steiner như thế nào…
Dù có những cách tiếp cận khác nhau nhưng mỗi phương pháp giáo dục sớm đều hướng tới việc giúp trẻ phát triển toàn diện về cả tư duy, trí tuệ và cảm xúc. Đây cũng là mục tiêu mà các ứng dụng học tập của timhieulichsuquancaugiay.edu.vn hướng tới.
Để quá trình dạy trẻ theo phương pháp Steiner hiệu quả, người dạy cần nắm vững nguyên tắc cốt lõi, mục tiêu của phương pháp này để đặt kỳ vọng đúng cho người học, tránh đặt nặng thành tích, khen thưởng. Ba mẹ cũng có thể cân nhắc phối hợp các phương pháp với nhau, miễn sao đảm bảo sự thống nhất trong việc dạy trẻ giúp con đạt mục tiêu học tập và phát triển chung.
Bộ ứng dụng học tập của timhieulichsuquancaugiay.edu.vn giúp trẻ phát triển toàn diện:
|
Như vậy, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn đã cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết phương pháp Steiner và so sánh Steiner với một số phương pháp giáo dục sớm khác. Truy cập monkey.edu.vn để tìm đọc thêm nhiều bài chia sẻ liên quan đến giáo dục sớm, nuôi dạy con… hữu ích khác ba mẹ nhé!
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Giáo dục
Ý kiến bạn đọc (0)