Các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu mang đậm phong cách sáng tác của ông. Được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”, ông có nhiều áng thơ ấn tượng về tình yêu đôi lứa, cách mạng (khoảng 450 bài).
Ngoài ra, Xuân Diệu là một cây bút theo đuổi được nhiều thể loại như truyện ngắn, bút ký, tiểu luận,…
Bạn đang xem: Tổng hợp tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu, tập thơ được yêu thích nhất
Tổng hợp các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu
Là một trong những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam, Xuân Diệu đã bỏ túi hàng ngàn áng văn thơ bất hủ, là đề tài phân tích văn học trong nhiều năm (đến tận nay).
Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng thơ trữ tình”
Thơ
Xuân Diệu là một trong những tác giả tiêu biểu trong phong trào thơ mới. Ông sáng tác rất nhiều tập thơ từ năm 1938, chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp và các tập thơ ông có gồm:
- Thơ thơ (1938, 1939, 1968, 1970), 46 bài thơ
- Gửi hương cho gió (1945, 1967), 51 bài thơ
- Ngọn Quốc kỳ (1945, 1961)
- Hội nghị non sông (1946)
- Dưới sao vàng (1949), 27 bài thơ
- Sáng (1953)
- Mẹ con (1954), 11 bài thơ
- Ngôi sao (1955), 41 bài thơ
- Riêng chung (1960), 49 bài thơ
- Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962), 49 bài thơ
- Một khối hồng (1964)
- Hai đợt sóng (1967)
- Tôi giàu đôi mắt (1970)
- Mười bài thơ (1974)
- Hồn tôi đôi cánh (1976)
- Thanh ca (1982)
- Tuyển tập Xuân Diệu (1983)
Văn xuôi
Xem thêm : Tuyển tập 100+ câu thơ thả thính tên Phương độc đáo và lãng mạn
Xuân Diệu đã tự tạo danh tiếng cho mình nhờ những tác phẩm chất lượng. Ông đã khiến xã hội thời đó rúng động bởi các tác phẩm châm biếm, cạnh đó, Xuân Diệu cũng bổ sung trong danh sách thơ văn của mình những bộ truyện ngắn mang tính giải trí hoặc trinh thám hấp dẫn.
- Phấn thông vàng (1939, truyện ngắn), 17 truyện
- Trường ca (1945, bút ký), 9 bài
- Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký)
- Việt Nam nghìn dặm (1946, bút ký)
- Việt Nam trở dạ (1948, bút ký)
- Ký sự thăm nước Hung (1956, bút ký)
- Triều lên (1958, bút ký)
Tiểu luận phê bình
Trong sự nghiệp sáng tác, ông cũng từng viết nhiều tiểu luận chất lượng, nêu lên cảm nhận của mình với các tác giả cùng thời hoặc thời trước. Bên cạnh đó, Xuân Diệu cũng viết hồi ký chia sẻ chặng đường sáng tác thơ văn, thành lập tư tưởng của ông cho từng giai đoạn.
- Thanh niên với quốc văn (1945)
- Tiếng thơ (1951, 1954)
- Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký)
- Ba thi hào dân tộc (1959)
- Phê bình giới thiệu thơ (1960)
- Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (1961)
- Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961)
- Dao có mài mới sắc (1963)
- Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966)
- Đi trên đường lớn (1968)
- Thơ Trần Tế Xương (1970)
- Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971)
- Và cây đời mãi xanh tươi (1971)
- Mài sắt nên kim (1977)
- Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978)
- Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I, 1981; tập II, 1982)
- Tìm hiểu Tản Đà (1982).
Dịch thơ
Thông thạo ngoại ngữ là thế mạnh của ông trên chặng đường thơ văn. Xuân Diệu đọc nhiều văn học phương Tây, chịu ảnh hưởng nhiều bởi phong cách Pháp và nhà thơ Edgar Allan Poe. Ông cũng dịch rất nhiều sách, tài liệu hay của bạn bè quốc tế:
- Thi hào Nadim Hitmet (1962)
- V.I. Lênin (1967)
- Vây giữa tình yêu (1968)
- Việt Nam hồn tôi (1974)
- Những nhà thơ Bungari (1978, 1985)
- Nhà thơ Nicôla Ghiđen (1982).[27]
Các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu
Được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu có tập Thơ Thơ (1993), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Dưới sao vàng (1949), Ngôi sao (1955), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983).
Bút pháp của ông có nét trữ tình lãng mạn, có sự châm biếm nhưng cũng không ít tác phẩm được tạo nên để ca ngợi cách mạng. Giọng viết Xuân Diệu thay đổi linh hoạt: lúc trầm hùng, lúc tráng ca có khi đậm nét tự sự trữ tình.
Xem thêm : Trọn bộ Thơ Về Vợ: Gửi tặng vợ, yêu và nhớ vợ rất nhiều!
Tất cả đã làm nên một Xuân Diệu với nét riêng khiến đời sau phải nhớ mãi.
Tập thơ đầu tay của Xuân Diệu là gì?
Thơ Thơ xuất bản năm 1938 là tác phẩm đầu tay của Xuân Diệu. Đến nay, tập thơ này cùng Gửi hương cho gió vẫn được bình chọn là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của ông.
Xem thêm:
Kết luận
Các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu chịu ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa phương Tây. Trong đó, ông có nhiều bài thơ tình ấn tượng tuy thể hiện triết lý bi quan nhưng cũng có cảm xúc mãnh liệt, thúc giục, tràn trề nhựa sống.
Là người giàu cảm xúc, Xuân Diệu luôn có cách đưa sự lãng mạn cho từng câu văn, dòng thơ. Bạn có thể theo dõi những áng thơ văn được The Poet Magazine chia sẻ kể trên để hiểu thêm về “ông hoàng thơ tình” thời bấy giờ.
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Thơ hay
Ý kiến bạn đọc (0)