Thơ hay

Tìm hiểu phong cách sáng tác của Xuân Diệu

5
phong cách thơ của xuân diệu

Phong cách sáng tác của Xuân Diệu vừa tinh tế vừa đơn giản, vừa mâu thuẫn vừa tự nhiên. Sự độc đáo này đã tạo nên “Ông hoàng tình yêu” có một không hai của nền văn học Việt Nam.

Phong cách sáng tác của Xuân Diệu – Tinh tế, tự nhiên

Xuân Diệu mang tới phong cách sáng tác độc đáo khó tách bạch, văn xuôi và thơ đều mang theo đặc điểm của nhau. Cụ thể:

  • Ông đi đầu phong trào Thơ mới ưa chuộng việc phản ánh hiện thực đồng thời tôn vinh cái tôi của con người.
  • Áng văn thơ của ông tinh tế sắc sảo không từ sự hoa mỹ trong câu từ mà lại xuất phát từ góc nhìn thực tế, cảm xúc tự nhiên.
  • Phong cách thơ của Xuân Diệu đôi khi tạo ra sự khó hiểu cho người đọc khi nhận định ý đồ tác giả. Từng câu từng chữ mang theo một sự mâu thuẫn ẩn nhẫn mà phải nghiền ngẫm mới thực sự cảm nhận được.
  • Chủ đề được ông khai thác nhiều nhất là tình yêu, bao gồm cả tình cảm đôi lứa lẫn niềm yêu thích với thiên nhiên, sự chuyển động của đất trời.
  • Có khi thơ văn của ông rất yêu đời và rực rỡ sức sống nhưng đôi lúc lại trầm lắng, khiến con người ta phải suy nghĩ và chiêm nghiệm.
  • Ý thức khẳng định cái “tôi”, tính cá nhân trong mỗi tác phẩm của mình.

Nhà thơ Xuân Diệu với sáng tác thơ với phong cách nghệ thuật độc đáo

Nguồn gốc hình thành phong cách sáng tác Xuân Diệu

Lý do lớn nhất khiến Xuân Diệu tạo ra những áng văn, những vần thơ đi sâu vào lòng người là do chính tính cách và nội tâm của ông. Các tác phẩm luôn mang tính cảm hứng, là lời tâm sự mộc mạc nhất từ đáy lòng.

Vốn bản thân ông là một người đầy mâu thuẫn, lại ấp ủ khao khát mãnh liệt về việc xoay chuyển đất trời và thế cục. Ông không muốn chấp nhận vận mệnh và thực tại, dũng cảm đối mặt nhưng đôi khi lại phải bất lực trước tự nhiên.

Điều này tạo nên một Xuân Diệu phong cách sáng tác không giống bất cứ ai. Mỗi khi đặt bút ông đều đắn đo về sự đổi thay, sự vĩnh hằng không tồn tại và có cả một chút vội vàng khi sợ rằng sẽ phải bỏ lỡ điều gì đó.

Ngoài ra, thơ của Xuân Diệu còn chịu ảnh hưởng của văn học nước Pháp. Ông vay mượn một số ý tưởng về tình yêu để trau chuốt thêm câu thơ của mình.

Đánh giá của giới văn nghệ sĩ về phong cách thơ Xuân Diệu

Sự tự do trong trói buộc, tự nhiên trong khuôn khổ là những thứ có thể cảm nhận từ ngòi bút của Xuân Diệu. Đã có nhiều tác giả, giới văn nghệ sỹ từng nhận xét về phong cách văn chương của ông:

  • Thế Lữ – “Đầu tàu” của phong trào Thơ mới rất trân trọng nét tài hoa hiếm có này. Ông cho rằng mỗi câu thơ, câu văn đều là tiếng lòng nguyên thuỷ, mang theo sự chân thành trong xúc cảm.
  • Với Chế Lan Viên, ông đánh giá rất cao tâm hồn nghệ sĩ và khả năng ngôn từ của đồng nghiệp. Nguyễn Tuân thì cho rằng sự mới mẻ trong nội tâm mỗi ngày của Xuân Diệu là không ai bì được.
  • Tác giả Vũ Ngọc Phan cho rằng, thơ Xuân Diệu tưởng khó hiểu nhưng thực ra là không. Những lời bộc bạch của ông phải được thời gian trả lời, càng lâu càng thấm cái sự nồng nàn và đằm thắm đó.
  • Hoài Thanh yêu mến sự phong nhã, yêu kiều trong vần điệu mà Xuân Diệu tạo nên. Cách diễn đạt của ông có sức quyến rũ kỳ lạ, khiến lòng lúc nào cũng bâng khuâng.
  • Vũ Quần Phương cho rằng thơ của “Ông hoàng tình yêu” rất trẻ trung, thể hiện rõ sự rạo rực và nồng nàn trong tâm hồn. Xuyên suốt cả cuộc đời, cây bút tài hoa này luôn sống trong tình yêu và phản ánh trọn vẹn suy nghĩ qua sáng tác.
  • Nhà thơ Tố Hữu nhận định Xuân Diệu là một thi văn lớn, là người có đóng góp không nhỏ đến văn học hiện đại. Có lẽ những năm tháng về sau cũng không ai có thể vượt qua hay thay thế được Xuân Diệu trong lĩnh vực thơ tình.

phong cách thơ của xuân diệuphong cách thơ của xuân diệuĐôi dòng thơ thể hiện sự yêu thích đồng thời cũng là bất lực trước thay đổi của thiên nhiên

Kết luận

Phong cách sáng tác của Xuân Diệu mang theo cốt cách của riêng ông mà không ai có thể bắt chước được. Ông mãi mà là Ông hoàng thơ tình trong lòng của người yêu văn học Việt với những tác phẩm có giá trị lưu truyền vĩnh viễn.

Xem thêm:

  • Tập thơ về tháng 7 hay nhất – Thơ chào tháng 7 lãng mạn, hài hước, buồn
  • 99+ Bài thơ tán Thảo 2 câu hài hước, thả thính Thảo Nguyên, Phương Thảo
  • Top những bài thơ tự do hay, cảm xúc
  • Tiểu sử tác giả Bùi Giáng: Giới thiệu nhà thơ, phong cách sáng tác
  • Những câu thơ thả thính tên Bảo hay ngắn gọn và ấn tượng
  • 0 ( 0 bình chọn )

    Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

    https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
    Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

    Ý kiến bạn đọc (0)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết liên quan

    Bài viết mới

    Xem thêm