Là gì?

Tester là gì? Cần có 5 kỹ năng này để là Tester có thu nhập cao

22
tester la gi thumb
Nội dung bài viết

Tester là gì?

Tester (hay software tester) là người chịu trách nhiệm kiểm tra và đánh giá chất lượng của phần mềm hoặc sản phẩm công nghệ. Công việc của tester là tìm kiếm lỗi, sai sót, hoặc các vấn đề khác trong sản phẩm đảm bảo phần mềm hoạt động đúng và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Vai trò và trách nhiệm của tester trong doanh nghiệp là gì?

Tester có nhiều vai trò khác nhau trong quá trình phát triển phần mềm, bao gồm:

  • Kiểm thử chấp nhận: Kiểm tra phần mềm hoạt động đúng với yêu cầu của khách hàng hay không.
  • Kiểm thử hộp trắng: Kiểm tra mã nguồn của phần mềm đảm bảo tính logic và độ bảo mật.
  • Kiểm thử hộp đen: Kiểm tra hành vi của phần mềm theo các kịch bản và dữ liệu đầu vào khác nhau.
  • Kiểm thử tích hợp: Kiểm tra tính tương thích và tính chính xác của các thành phần phần mềm khi được tích hợp với nhau.
  • Kiểm thử hiệu năng: Kiểm tra hiệu năng và tải của phần mềm, đảm bảo chúng có thể hoạt động ổn định trong các tình huống khác nhau.

Tester có nhiều vai trò khác nhau trong quá trình phát triển phần mềm

Xem thêm :

Công việc của tester

Là người chịu trách đảm bảo chất lượng các phần mềm và thực hiện việc test bug trước khi giao kết quả cuối cùng cho khách hàng, vậy công việc cụ thể của Tester là gì?

Tạo tài liệu test

Để tạo tài liệu test, tester cần thực hiện các công việc sau:

  • Xác định mục đích của tài liệu test.
  • Xác định phạm vi của tài liệu test, những gì sẽ được kiểm tra và những gì sẽ không được kiểm tra để đảm bảo tài liệu test tập trung vào các vấn đề quan trọng của dự án.
  • Đưa ra danh sách các trường hợp kiểm thử cần thực hiện, đảm bảo phần mềm hoạt động đúng theo yêu cầu.
  • Tạo các kịch bản kiểm thử để kiểm tra phần mềm theo các trường hợp kiểm thử đã xác định.
  • Xác định các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm thử, đảm bảo phần mềm đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng.
  • Sau khi thực hiện các hành động trên, tester sẽ tổ chức bộ tài liệu test gồm: giới thiệu, phạm vi, trường hợp kiểm thử, kịch bản kiểm thử và tiêu chí kiểm thử. Đồng thời kiểm tra và sửa chữa tài liệu test nếu có lỗi sai để đảm bảo phần mềm đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng của dự án.

Chuẩn bị test phần mềm

Tester là gì

Sau khi lên tài liệu test, bạn chuẩn bị thực hiện công việc test phần mềm. Ở giai đoạn này, bạn cần xác định được những gì cần kiểm tra, ai là người chịu trách nhiệm cho từng bước và các mục tiêu chính của kiểm thử.

Quy trình kiểm tra phần mềm

Quy trình kiểm thử phần mềm là một quy trình liên tục các công việc thực hiện các bài kiểm thử, ghi nhận kết quả kiểm thử và báo cáo kết quả kiểm thử; và được thực hiện trong suốt quá trình phát triển phần mềm. Các bước kiểm thử sẽ được lặp lại và cập nhật liên tục để đảm bảo phần mềm đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng.

Kỹ năng và kiến thức tester cần có

Kiến thức

1. Hiểu biết về ngôn ngữ lập trình

Để làm tốt vai trò và công việc của mình, Tester cần có sự hiểu biết về các ngôn ngữ lập trình phổ biến để có thể giao tiếp tốt với các thành viên của nhóm công nghệ thông tin. Những kiến thức cơ bản về mã hóa còn giúp bạn nâng cao hiểu biết về các hệ thống và hoạt động của phần mềm.

2. Nắm bắt xu thế công nghệ

Khi công nghệ tiếp tục phát triển, Tester phải nắm bắt nhanh chóng các xu hướng công nghệ hiện tại để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến tổ chức và hệ thống như thế nào. Đồng thời, ước tính và lập kế hoạch cho các nhu cầu trong tương lai. Tester có thể cập nhật các xu hướng hiện tại bằng cách: Đọc các ấn phẩm trong ngành, tham dự các buổi hội nghị và hội thảo, đồng thời theo dõi các nhân vật lớn trong ngành hoặc các công ty công nghệ trên mạng xã hội.

Kỹ năng

1. Kỹ năng soạn thảo báo cáo lỗi

Đây là kỹ năng rất quan trọng cần có ở một tester. Việc trình bày logic, rõ ràng và dễ hiểu sẽ giúp các thành viên trong nhóm hiểu về tình trạng hiện tại của phần mềm và các vấn đề đang gặp phải.

2. Kỹ năng lập luận và phân tích logic

Kỹ năng phân tích sẽ giúp các Tester có thể chia nhỏ một hệ thống phần mềm phức tạp thành các đơn vị nhỏ hơn. Nhờ đó họ sẽ hiểu rõ hơn về từng yếu tố riêng lẻ, giúp nâng cao cả hiệu quả lẫn hiệu suất công việc đạt kết quả tối đa.

3. Kỹ năng giao tiếp

Một Tester không thể làm việc độc lập mà họ phải làm việc nhóm hoặc trong các dự án hợp tác. Vì thế, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp ích rất nhiều khi Tester chuyển tiếp thông tin và cung cấp báo cáo về các công đoạn kiểm tra đã làm. Nếu không giỏi kỹ năng giao tiếp thì Tester sẽ rất khó trong việc truyền đạt cho người khác hiểu ý tưởng mà bản thân đang theo đuổi.

4. Kỹ năng làm việc nhóm

Ngoài nắm rõ công việc của Tester là gì, người kiểm thử phần mềm còn phải có Kỹ năng làm việc nhóm. Bởi công việc của tester không thể hoàn thành công việc tốt nếu làm việc một mình. Bên cạnh đó, Tester còn là cầu nối giữa nhà phát triển phần mềm và người sử dụng phần mềm. Trong doanh nghiệp, nếu Developer là người đảm nhiệm hoàn thiện phần mềm thì Tester sẽ là người giúp khách hàng an tâm hơn về sản phẩm.

5. Khả năng tự học cao

Để trở thành một Tester chuyên nghiệp, bạn phải luôn sẵn sàng chuyển đổi, học hỏi nhanh. Không một trường lớp nào có thể dạy bạn tất cả các kỹ năng, các vấn đề đột ngột phát sinh trong quá trình test bug phần mềm. Vì vậy, là Tester bạn sẽ phải thường xuyên phải tự phân tích, tự học hỏi qua các hội nhóm hoặc đồng nghiệp của mình.

Để trở thành một Tester chuyên nghiệp, bạn phải luôn sẵn sàng chuyển đổi, học hỏi nhanh

Để trở thành một Tester chuyên nghiệp, bạn phải luôn sẵn sàng chuyển đổi, học hỏi nhanh

Bên cạnh đó, với sự thay đổi và cải tiến không ngừng của công nghệ trong thời đại 4.0, các Tester cũng cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng cần thiết để kịp thời thích nghi với những biến chuyển ấy.

Các loại Software Tester

Có nhiều phương pháp testing nhưng Tester thường xuyên sử dụng 3 phương pháp gồm: Functional Testing(Kiểm tra chức năng), Non-Functional Testing (Kiểm tra phi chức năng/Kiểm tra hiệu suất) và Maintenance Testing (Kiểm thử bảo trì).

Functional Testing

Trong phương pháp Functional Testing, các Tester còn sử dụng các phương pháp với chức năng chi tiết hơn như: Unit Testing, Integration Testing, Smoke, UAT (User Acceptance Testing), Localization, Globalization, Interoperability.

Non-Functional Testing

Trong phương pháp Non-Functional Testing, các Tester còn sử dụng các phương pháp với chức năng chi tiết hơn như: Performance, Endurance, Load, Volume, Scalability, Usability.

Maintenance Testing

Trong phương pháp Maintenance Testing, các Tester còn sử dụng các phương pháp với chức năng chi tiết hơn như: Regression, Maintenance.

Cơ hội nghề nghiệp Tester

Sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm, công nghệ thông tin đã tạo ra cơ hội nghề nghiệp rất lớn cho các Tester. Với vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng phần mềm, các công ty đang đẩy mạnh đầu tư vào các bộ phận kiểm thử phần mềm và tuyển dụng nhiều Tester chuyên nghiệp và có kỹ năng tốt.

Tester là một nghề nghiệp ổn định, có cơ hội thăng tiến rõ ràng dựa vào năng lực và thâm niên. Sau khi đào tạo chuyên môn tại các trường học, bạn có thể ứng tuyển vị trí Tester tại các công ty phần mềm, công ty sản xuất thiết bị điện tử, doanh nghiệp về dịch vụ IT, các công ty kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp và các công ty phát triển phần mềm khác.

Mức lương của Tester

Mức lương của Tester phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, vị trí, tầm nhìn và địa điểm làm việc. Theo nhiều nghiên cứu và thống kê, mức lương của Tester có thể dao động từ khoảng 10 – 50 triệu đồng/tháng. Trong đó, Intern Tester là 3-6 triệu đồng/tháng, Fresh Tester khoảng 6-8 triệu đồng/tháng, Junior Tester là 8-15 triệu đồng/thángSenior Tester 20-22 triệu đồng/tháng.

Câu hỏi tuyển dụng việc làm Tester

tester là gì

Tại sao anh/chị lại chọn công việc Tester?

Với câu hỏi này từ nhà tuyển dụng, bạn hãy tự tin nêu rõ lý do bản thân yêu thích công việc này và ý nghĩa của công việc này mang đến cho bạn trong công việc, đời sống.  Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên nhấn mạnh những yếu tố, kỹ năng phù hợp với công việc để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Theo anh/chị, khi nào nên dừng quá trình kiểm thử?

Với câu hỏi mang tính chuyên môn này, bạn hãy trả lời ngắn gọn và rõ ràng. Bạn hãy dựa vào điều kiện của dự án để xác định được thời điểm dừng quá trình kiểm thử.

Khi phát hiện ra lỗi nhưng lập trình viên lại không cho đó là lỗi, anh/chị sẽ xử lý như thế nào?

Trong công việc, lập trình viên có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật liên quan đến phần mềm, còn tester là người test bug, giám sát và phát hiện sai sót. Với câu hỏi này, đầu tiên bạn cần khẳng định tầm quan trọng của sự phối hợp của 2 vị trí trong công việc. Rồi bình tĩnh, bàn bạc và thống nhất lại với team của mình để chốt đáp án cuối cùng. Sau khi có kết quả, bạn sẽ làm việc với lập trình viên chứ không vạch ra lỗi sai của họ.

Theo anh/chị, Tester cần tố chất gì? Anh/chị đánh giá mình đáp ứng được bao nhiêu?

Với câu hỏi này, bạn chỉ cần nghiên cứu kỹ phần yêu cầu công việc trong bản tin tuyển dụng là có thể nêu ra các tố chất nổi bật của tester. Đồng thời khẳng định được bản thân phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp.

Nếu đã test bug cẩn thận nhưng khách hàng vẫn phàn nàn về chất lượng phần mềm, anh/chị sẽ làm thế nào?

Đối với vấn đề này, bạn cần trao đổi với khách hàng để làm rõ xem họ đang không hài lòng hay đang muốn thay đổi điều gì ở sản phẩm. Sau đó xem xét đến các yếu tố chuyên môn để phối hợp với các bộ phận liên quan để hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng.

Làm sao anh/chị biết mã code đã đáp ứng thông số kỹ thuật?

Câu trả lời bạn có thể tham khảo như: “Khi mã đã hoạt động ổn định, không phát sinh lỗi và chạy lệnh tốt.” Trên thực tế, mỗi công ty phần mềm sẽ có các tiêu chuẩn đánh giá mã tốt và buộc nhân viên phải tuân theo. Khi quá trình kiểm tra kết thúc tốt, tức là mã (code) đã đáp ứng thông số kỹ thuật.

Kiểm tra có thể thực hiện ở lúc nào cũng được, điều này đúng không?

Điều này không hẳn đúng, bởi kiểm tra hệ thống là một quá trình diễn ra đòi hỏi sự đồng bộ ở tất cả các thành phần trong phần mềm. Vì thế, Tester cần đợi tất cả các mã lệnh được cài đặt, phần mềm vận hành ổn thì mới tiến hành việc test bug được.

Theo anh/chị, các lỗi thường xuất hiện ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển phần mềm?

Sau khi developer bàn giao sản phẩm cho tester kiểm tra là lúc lỗi dễ xuất hiện nhất. Bởi lẽ, developer nhận bug – gỡ lỗi lập trình, fix- sửa còn tester lại là người tìm lỗi.

Khi test, anh/chị cần bao nhiêu thử nghiệm phần mềm mới để có thể đưa ra kết quả?

Bạn nên hãy nhớ rằng, kiểm tra không tuyệt đối và không có giới hạn để đưa ra câu trả lời khéo léo. Bên cạnh đó, để câu trả lời không chung chung, không có ấn tượng, bạn có thể sử dụng các số liệu rủi ro để ước lượng.

Anh/chị làm thế nào nếu không có tiếng nói chung với team của mình?

Bạn hãy bày tỏ rằng bản thân sẽ tự xem xét lại thái độ của mình, chủ động trao đổi thẳng thắn với đồng nghiệp trong team để tìm ra cách giải quyết ổn thỏa để không làm ảnh hưởng đến công việc chung.

Theo anh/chị, khi nào nên áp dụng kiểm tra tự động thay cho kiểm tra thủ công?

Kiểm tra tự động ưu việt hơn so với kiểm tra thủ công. Bạn có thể tham khảo một số trường hợp mà chúng tôi gợi ý như:

  • Kiểm tra định kỳ
  • Phần mềm có nhiều mã code đòi hỏi tester phải kiểm tra nhiều lần
  • Quá trình kiểm tra gồm nhiều bước lặp lại giống nhau
  • Thời gian chạy test bug khắt khe theo tiêu chuẩn nhất định.

Anh/chị làm gì khi dự án đã kiểm thử lại phát sinh lỗi?

Bạn cần bình tĩnh để xác định chính xác đó là lỗi gì. Nếu lỗi của mình, bạn sẽ đứng ra nhận trách nhiệm và lập tức liên hệ với bộ phận liên quan để khắc phục nhanh nhất có thể. Ngược lại, nếu do khách hàng thực hiện sai thao tác, bạn sẽ hướng dẫn chi tiết cho đến khi hoàn thành quy trình.

Tìm việc làm Tester trên timhieulichsuquancaugiay.edu.vn

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm Tester, hãy truy cập ngay danh mục việc làm của timhieulichsuquancaugiay.edu.vn. Tại đây, tin tuyển dụng luôn được sàng lọc chặt chẽ, nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ thông tin và luôn được cập nhật nhanh chóng nên bạn không mất nhiều thời gian cũng như không bỏ lỡ bất cứ cơ hội việc làm hấp dẫn nào.

Ngoài ra, tại WowCV của timhieulichsuquancaugiay.edu.vn còn hỗ trợ ứng viên tạo CV trực tuyến chuyên nghiệp và tìm việc làm theo tiêu chí của bạn. Với giao diện dễ nhìn, thiết kế khoa học, hiện đại, chắc chắn bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi tìm việc tại kênh tuyển dụng timhieulichsuquancaugiay.edu.vn.

Bên cạnh đó, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn.com còn là nơi chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm quý báu về tuyển dụng nhân sự cho nhà tuyển dụng lẫn ứng viên tìm việc. Mọi thông tin chia sẻ đều đến từ chuyên gia tuyển dụng và những người lâu năm trong nghề nhân sự đều được tổng hợp trên hạng mục timhieulichsuquancaugiay.edu.vn có trên website timhieulichsuquancaugiay.edu.vn.com. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Hy vọng với những thông tin được cung cấp qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Tester là gì cũng những tố chất cần có để phát triển trong nghề. Chúc bạn có những bước chân vững chắc trên con đường sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại timhieulichsuquancaugiay.edu.vn! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: JT Angel tuyển dụng, Cinestar tuyển dụng, Pandora tuyển dụng, Park Hyatt tuyển dụng, SJC tuyển dụng, Takahiro tuyển dụng, Estee Lauder tuyển dụng và Tony Fruit tuyển dụng.

>>> Xem thêm các bài viết thú vị sau:

  • Chứng chỉ IC3 là gì? Khám phá giá trị và ứng dụng của chứng chỉ IC3 trong lĩnh vực công nghệ
  • ICT là gì? Vai trò và ảnh hưởng của Công nghệ Thông tin và Truyền thông trong xã hội hiện đại
  • Event là gì? Từ kế hoạch đến thực hiện: Cẩm nang tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
  • Nghề IT: Tìm hiểu về cơ hội, thách thức và kỹ năng cần thiết trong ngành công nghệ thông tin
  • YOY là gì? Cách sử dụng và phân tích chỉ số tăng trưởng năm trên năm trong báo cáo tài chính
  • Magento là gì? Đánh giá nền tảng Magento và cách nó hỗ trợ các doanh nghiệp trực tuyến
  • Executive là gì? Vai trò chiến lược và trách nhiệm của các nhà điều hành cấp cao trong doanh nghiệp
  • CGI là gì? Khám phá công nghệ CGI và ảnh hưởng của nó đến ngành phim và truyền hình
  • BIM là gì? Tìm hiểu về Mô hình Thông tin Công trình và tác động của nó đối với ngành xây dựng
  • Cameo là gì? Tìm hiểu về vai trò cameo và cách các ngôi sao thực hiện những sự xuất hiện đặc biệt trên màn ảnh

— HR Insider —

timhieulichsuquancaugiay.edu.vn – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

 

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

timhieulichsuquancaugiay.edu.vn là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian.

 

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm