Giáo dụcHọc thuật

Soạn bài và giải bài tập tiếng Việt: Người mẹ lớp 3 chi tiết

23
Soạn bài và giải bài tập tiếng Việt: Người mẹ lớp 3 chi tiết

Người mẹ lớp 3 là một tác phẩm được lược dịch từ truyện “The story of a mother” của nhà văn Đan Mạch Andersen, do dịch giả Nguyễn Văn Hải – Vũ Minh Toàn dịch. Để giúp các em hiểu nội dung bài học, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ hướng dẫn soạn bài và giải bài tập trang 29 SGK chi tiết dưới đây.

Soạn bài người mẹ lớp 3 phần Tập đọc

Bài người mẹ tiếng Việt lớp 3 gồm có 3 phần chính: Tập đọc, kể chuyện và chính tả. Trước tiên, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu phần tập đọc để rút ra được ý nghĩa nội dung của bài này là gì.

Tập đọc người mẹ lớp 3

Bài người mẹ sách tiếng Việt lớp 3 được chia thành 4 đoạn. Các nhân vật được nhắc đến trong truyện gồm: bà mẹ,  bụi gai, hồ nước, Thần Đêm Tối và Thần Chết. Khi tập đọc bài người mẹ lớp 3, các em cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đọc bài thành tiếng thật to, rõ ràng, rành mạch câu chữ.

  • Chú ý khi đọc một số từ khó, dễ nhầm lẫn như: hớt hải, áo chồng, sưởi ấm, ủ ấm, nảy lộc, nở hoa, lạnh lẽo, lã chã,…

  • Ngắt hơi đúng nhịp giữa các dấu câu và sau các cụm từ.

  • Thay đổi giọng đọc để phù hợp với diễn biến câu chuyện và tâm lý nhân vật. Cụ thể:

    • Đoạn 1: giọng đọc cần thể hiện sự hốt hoảng khi người mẹ mất con.

    • Đoạn 2, 3: giọng đọc thể hiện sự tha thiết khẩn khoản, quyết tâm tìm con của người mẹ cho dù phải hi sinh.

    • Đoạn 4: Lời của thần chết đọc với giọng ngạc nhiên. Còn lời của mẹ khi trả lời đọc với giọng khảng khái, dứt khoát.

Dưới đây là nội dung bài tập đọc người mẹ lớp 3 cụ thể như sau:





NGƯỜI MẸ

1. Bà mẹ chạy ra ngoài, hớt hải gọi con. Suốt mấy đêm ròng thức trông con ốm, bà vừa thiếp đi một lúc, Thần Chết đã bắt nó đi.

    Thần Đêm Tối đóng giả một bà cụ mặc áo choàng đen, bảo bà :

– Thần Chết chạy nhanh hơn gió và chẳng bao giờ trả lại những người đã cướp đi đâu.

    Bà mẹ khẩn khoản cầu xin Thần chỉ đường cho mình đuổi theo Thần Chết. Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà.

2. Đến một ngã ba đường, bà mẹ không biết phải đi lối nào. Nơi đó có một bụi gai băng tuyết bám đầy. Bụi gai bảo :

– Tôi sẽ chỉ đường cho bà, nếu bà ủ ấm tôi.

    Bà mẹ ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt đậm. Bụi gai đâm chồi, nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá. Bụi gai chỉ đường cho bà.

3. Bà đến một hồ lớn. Không có một bóng thuyền. Nước hồ quá sâu. Nhưng bà nhất định vượt qua hồ để tìm con. Hồ bảo :

– Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải cho tôi đôi mắt. Hãy khóc đi, cho đến khi đôi mắt rơi xuống !

    Bà mẹ khóc, nước mắt tuôn rơi lã chã, đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ xuống hồ, hóa thành hai hòn ngọc. Thế là bà được đưa đến nơi ở lạnh lẽo của Thần Chết.

4. Thấy bà, Thần Chết ngạc nhiên, hỏi :

– Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?

Bà mẹ trả lời :

– Vì tôi là mẹ. Hãy trả con cho tôi !

Theo AN-ĐÉC-XEN

(Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch)

Giải nghĩa từ ngữ trong tác phẩm người mẹ lớp 3

Trong bài tiếng Việt lớp 3 người mẹ có một số từ ngữ khó hiểu. timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ giải nghĩa các từ ngữ khó đó một cách chi tiết nhất để các em hiểu được bài, đồng thời bổ sung vào vốn từ vựng tiếng Việt của mình.

  • Mấy đêm ròng: Nghĩa là mấy đêm liền.

  • Thiếp đi: Từ chỉ trạng thái bị lả đi hoặc chợp mắt ngủ do quá mệt.

  • Khẩn khoản: Nghĩa là cố nói để người khác đồng ý với yêu cầu của mình.

  • Lã chã: (Từ để chỉ mồ hôi, nước mắt chảy nhiều và kéo dài. Trong câu chuyện người mẹ lớp 3 thì từ lã chã chỉ nước mắt của người mẹ rơi liên tục không dứt.

Ngoài các từ ngữ liệt kê ở trên, nếu còn từ nào khó hiểu thì em hãy hỏi lại thầy cô hoặc ba mẹ để được giải đáp nhé.

Trả lời câu hỏi bài người mẹ lớp 3

Bé làm bài tập tiếng Việt lớp 3 tuần 4 người mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Qua phần tập đọc người mẹ lớp 3 ở trên, chắc hẳn các em đều đã nắm rõ được nội dung bài học là gì rồi phải không nào? Dựa vào nội dung ở từng đoạn, em hãy trả lời các câu hỏi của bài thuộc trang 30 SGK nhé. Bài tập này gồm tất cả 4 câu hỏi, cụ thể như sau:

Câu 1: Kể lại vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1.

Hướng dẫn trả lời: Em hãy đọc kỹ lại đoạn 1 bài người mẹ sách giáo khoa lớp 3 để tóm lược lại những ý chính của đoạn.

Câu trả lời: Bà mẹ thức ròng rã mấy hôm trông đứa con bị ốm. Trong lúc bà mệt, ngủ thiếp mất thì Thần Chết đã đến bắt nó đi. Tỉnh lại không thấy con bà hớt hải đi tìm. Thần Đêm tối đóng giả bà già, nói cho người mẹ biết rằng đứa bé đã bị Thần Chết bắt đi. Trước lời cầu xin của người mẹ, Thần đồng ý chỉ đường cho bà.

Câu 2: Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?

Hướng dẫn trả lời: Em hãy đọc lại nội dung đoạn 2 bài người mẹ lớp 3 trang 30 để tìm được đáp án chính xác.

Câu trả lời: Để bụi gai chỉ đường cho mình, bà mẹ ôm ghì bụi gai vào lòng sưởi ấm cho nó, mặc cho da thịt bị gai đâm, máu nhỏ xuống từng giọt đậm.

Câu 3: Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà?

Hướng dẫn trả lời: Em đọc lại đoạn 3 chuyện người mẹ lớp 3 sẽ biết được người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà.

Câu trả lời: Người mẹ đã làm theo yêu cầu của hồ nước là khóc đến nỗi hai mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ. Bà đã cho hồ nước hai mắt mình để hồ nước chỉ đường cho bà.

Câu 4: Khoanh tròn khi chọn ý đúng nhất để nói lên nội dung câu chuyện:

  1. Người mẹ rất dũng cảm.
  2. Người mẹ không sợ Thần Chết.
  3. Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con.

Hướng dẫn trả lời: Với câu hỏi này, em hãy xâu chuỗi lại các sự việc, diễn biến của truyện người mẹ và thần chết lớp 3 để đưa ra câu trả lời. Rõ ràng chúng ta thấy được, bà mẹ trong bài học này đã phải trải qua rất nhiều nguy hiểm, khổ cực mới tìm được đến chỗ người con. Điều đó chứng tỏ bà mẹ có lòng quyết tâm và tình yêu rất to lớn với đứa con của mình.

Câu trả lời: c –  Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con.

Ý nghĩa nội dung bài người mẹ lớp 3

Từ bài giảng điện tử tập đọc người mẹ lớp 3 cùng những câu hỏi và trả lời trong phần đọc hiểu ở trên đã giúp chúng ta thấy được ý nghĩa nội dung của bài học là: 





Tình yêu thương của người mẹ dành cho con thật to lớn, vĩ đại và vô điều kiện.

Xem thêm:

Soạn bài người mẹ sách lớp 3 phần Kể chuyện

Tiếp theo phần tập đọc là phần kể chuyện người mẹ lớp 3. Phần này yêu cầu các em phân vai (người dẫn chuyện, bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết), dựng lại câu chuyện Người mẹ lớp 3.

Hướng dẫn bé kể chuyện người mẹ lớp 3. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn kể chuyện:

Em cùng các bạn hãy phân vai các nhân vật trong truyện người mẹ sgk lớp 3 gồm: bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết và người dẫn chuyện. Trong đó: 

  • Giọng đọc của người dẫn chuyện, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước và Thần Chết hơi trầm xuống và chậm rãi.

  • Giọng đọc của bà mẹ thể hiện sự lo lắng, buồn bã, nhưng mạnh mẽ khi đối mặt nói chuyện với Thần Chết.

Lời kể chi tiết: Dựa theo hướng dẫn ở trên, các em có thể kể lại câu chuyện người mẹ lớp 3 theo lời kể chi tiết như sau:

Bà mẹ chạy ra ngoài, hớt hải gọi con. Suốt đêm ròng thức trông con ốm, bà vừa thiếp đi một lúc, Thần chết đã bắt nó đi. Thần Đêm tối đóng giả một bà cụ mặc áo choàng đen, bảo bà:

Thần chết chạy nhanh hơn gió và chẳng bao giờ trả lại những người mà lão đã cướp đi đâu.

Bà mẹ khẩn khoản cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho mình đuổi theo Thần Chết. Thần đồng ý và chỉ đường cho bà đi. Đến một ngã ba, bà mẹ không biết phải đi lối nào. May sao có một bụi gai băng tuyết bám đầy, bụi gai bảo:

Tôi sẽ chỉ đường cho bà, nếu bà ủ ấm tôi!

Bà mẹ ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt đậm. Bụi gai đâm chồi, nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá. Bụi gai chỉ đường cho bà.

Bà đến một hồ nước lớn. Ở đây không có một bóng thuyền. Nước hồ rất sâu nhưng bà quyết vượt qua hồ để tìm con. Hồ nước bảo:

Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải cho tôi đôi mắt. Hãy khóc đi, cho đến khi đôi mắt rơi xuống!

Bà mẹ khóc, nước mắt tuôn rơi lã chã, đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hóa thành hai hòn ngọc. Thế là bà được đưa đến nơi ở lạnh lẽo của Thần Chết.

Thấy bà, Thần Chết ngạc nhiên hỏi:

– Làm sao người có thể tìm đến tận nơi đây?

Bà mẹ trả lời:

– Vì tôi là mẹ. Hãy trả con cho tôi!

Soạn bài người mẹ lớp 3 phần Chính tả

Phần chính tả người mẹ lớp 3 gồm 3 bài tập. Trong đó bao gồm bài viết nghe – viết chính tả một đoạn trong nội dung bài tập đọc người mẹ lớp 3 và 2 bài tập trả lời câu hỏi. 

Bài tập chính tả người mẹ lớp 3. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Câu 1: Nghe – viết:





Người mẹ

     Một bà mẹ có con bị Thần Chết bắt đi. Nhờ Thần Đêm Tối chỉ đường, bà vượt qua bao nhiêu khó khăn, hi sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất. Thấy bà mẹ, Thần Chết vô cùng ngạc nhiên. Thần không hiểu rằng: vì con, người mẹ có thể làm được tất cả.

Khi viết chính tả, các em cần lưu ý:

Câu 2: 

a) Điền vào chỗ trống d hay r? Giải câu đố.

Hòn gì bằng đất nặn …a

Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày

Khi ra, …a đỏ hây hây

Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà.

(Là gì?)

b) Giải câu đố:

Trắng phau cày thửa ruộng đen

Bao nhiêu cây trắng mọc lên thành hàng

(Là gì?)

Câu trả lời:

a)

Hòn gì bằng đất nặn ra

Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày

Khi ra, da đỏ hây hây

Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà.

Giải câu đố: Đó là hòn gạch

b) Giải câu đố: Đó là phấn trắng và bảng đen.

Câu 3: Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi, hoặc r, có nghĩa như sau:

  • Hát nhẹ và êm cho trẻ ngủ:  …..

  • Có cử chỉ, lời nói êm ái, dễ chịu: …..

  • Phần thưởng trong cuộc thi hay trong trò chơi: ……

b) Chứa tiếng có vần ân hay âng có nghĩa như sau:

  • Cơ thể của người: …….

  • Cùng nghĩa với nghe lời: …….

  • Dụng cụ đo (khối lượng (sức nặng): ….

Câu trả lời:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi, hoặc r, có nghĩa như sau:

  • Hát nhẹ và êm cho trẻ ngủ: ru.

  • Có cử chỉ, lời nói êm ái, dễ chịu: dỗ dành.

  • Phần thưởng trong cuộc thi hay trong trò chơi: giải thưởng.

b) Chứa tiếng có vần ân hay âng có nghĩa như sau:

  • Cơ thể của người: thân thể.

  • Cùng nghĩa với nghe lời: vâng lời.

  • Dụng cụ đo (khối lượng (sức nặng): cái cân.

Như vậy timhieulichsuquancaugiay.edu.vn đã giúp các em hiểu rõ nội dung bài học Người mẹ lớp 3 và giải các bài tập trang 29, 30, 31 SGK một cách dễ dàng. Để tìm hiểu thêm nhiều bài học khác, các em đừng quên truy cập website monkey.edu.vn mỗi ngày nhé.

Ngoài ra, để giúp trẻ học tốt hơn môn tiếng Việt, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn khuyến khích ba mẹ nên kết hợp cho trẻ học ứng dụng Vtimhieulichsuquancaugiay.edu.vn. Đây là app dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non và tiểu học theo chương trình GDPT mới, ứng dụng các phương pháp giáo dục hiện đại như dạy qua hình ảnh, âm thanh và trò chơi, giúp trẻ hứng thú học hơn.

Vì vậy mà khi học Vtimhieulichsuquancaugiay.edu.vn, trẻ sẽ nhanh chóng biết chữ, biết đánh vần, phát âm chuẩn. Đồng thời giúp bé phát triển các kỹ năng đọc hiểu văn bản, trí tuệ cảm xúc và hình thành nhân cách, đạo đức tốt. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm về Vtimhieulichsuquancaugiay.edu.vn chi tiết Tại đây để đăng ký gói học cho con sớm được tiếp thu nhiều kiến thức hơn nhé.

Video giới thiệu ứng dụng Vtimhieulichsuquancaugiay.edu.vn.





Vtimhieulichsuquancaugiay.edu.vn – Giải pháp số 1 giúp trẻ xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc, hình thành nhân cách, đạo đức tốt. TẢI APP và ĐĂNG KÝ gói học ngay hôm nay để nhận ưu đãi lên đến 40% cùng nhiều quà tặng hấp dẫn khác.

Xem thêm:

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Đỉnh cao của ẩm thực Sài Gòn

1 giờ 11 phút trước 3

Xem thêm