Soạn bài Những chiếc lá thơm tho của tác giả Trương Gia Hòa để nắm thông tin trước buổi học. Tóm tắt văn bản, thông điệp của bài và các câu hỏi đọc hiểu được trả lời chi tiết.
Chuẩn bị soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo tại The POET sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Bạn đang xem: Soạn bài Những chiếc lá thơm tho (Trương Gia Hòa) Ngữ văn 8 CTST
Trả lời soạn văn 8 những chiếc lá thơm tho câu 1 SGK trang 19
Câu hỏi: Tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện như thế nào qua những kỉ niệm ấu thơ?
Kỉ niệm thứ nhất: Bà hay bày cho “tôi” cách chơi với những chiếc lá: những con cào cào, chim sẻ, con rết,… thắt bằng lá dừa; những cái lồng đèn bằng lá cau kiểng, lá chuối; cách làm đầu trâu bằng những chiếc lá,…
Bà hướng dẫn cháu làm đồ chơi bằng những chiếc lá
Kỷ niệm thứ hai: Những ngày ốm được nhõng nhẽo, được bà hái bảy tám loại lá vào nấu cho nhân vật tôi một nồi xông, rồi lau mồ hôi khắp người.
Kỷ niệm thứ ba: Hình ảnh người bà tỉ mẩn, toàn tâm xen những nét u sầu khi phơi gom lá tràm, lá khuynh diệp để chuẩn bị cho một cuộc chia xa không hề mong muốn. Bà buồn bã tiễn ông về cõi thiên thu cùng với hương tràm thơm mùi hạnh phúc vì được người bạn đời ân cần.
Đó là tình cảm gắn bó sâu sắc của một người bà hết lòng yêu thương cháu, yêu thương gia đình, và một người cháu luôn nhớ về bà và những kỉ niệm bên bà.
Xem lại tác phẩm ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Những chiếc lá thơm tho thông tin chung để có thêm dữ liệu và trả lời các câu hỏi liên quan.
Câu 2 trang 19 soạn văn 8 Chân trời sáng tạo Những chiếc lá thơm tho
Câu hỏi: Nêu một vài điểm giống và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản này với văn bản khác mà em đã đọc (ví dụ: Hương khúc của Nguyễn Quang Thiều).
Điểm giống nhau:
- Hình ảnh người bà hiện lên cùng những kỉ niệm tuổi thơ.
- Hình ảnh người bà hiện ra qua kí ức của cháu với những vẻ đẹp giản dị, tần tảo, chịu thương, chịu khó, cẩn trọng, tỉ mỉ, rất yêu thương con cháu, vun vé lo toan cho gia đình.
Điểm khác nhau:
Xem thêm : Thông tin giới thiệu tác giả Chế Lan Viên: Cuộc đời & Sự nghiệp
Trong văn bản Hương khúc của Nguyễn Quang Thiều: Hương của bánh khúc chính là hương vị của kí ức gắn với người bà tần tảo sớm hôm. Bà cẩn trọng tỉ mỉ, cầu kì và nâng niu trong từng công đoạn, trong từng chiếc bánh. Món bánh khúc với bà không chỉ là một món ăn mà còn là tình yêu bà gói ghém. Trong đó có sự chỉn chu giữ gìn một nét văn hóa ẩm thực quê nhà, ẩm thực cổ truyền của dân tộc.
Trong văn bản Những chiếc lá thơm tho của Trương Gia Hòa: Những chiếc lá thơm của bà như là thứ kỉ niệm ngọt ngào xuyên suốt hành trình tuổi thơ của nhân vật tôi. Người bà với bàn tay khéo léo của mình, chỉ cho nhân vật tôi cách làm đồ chơi. Những thứ ngộ nghĩnh đó giúp tuổi thơ của nhân vật tôi thật nhiều màu sắc. Câu văn “bà sẽ thương mình “đứt ruột”” cho thấy tình cảm thắm thiết yêu thương mà bà dánh cho đứa cháu thân yêu của mình. Bà còn mang những chiếc lá thơm với hành trình về cát bụi của ông nội. Trong hình trình thăm thẳm của ông, có hương tràm thơm mùi hạnh phúc vì được người bạn đời chăm lo ân cần chu đáo.
Mỗi tác giả có cách tiếp cận rất riêng về tình cảm bà cháu
Để có thể suy ngẫm và phản hồi Những chiếc lá thơm tho, bạn cần hiểu và trả lời đầy đủ các câu hỏi trong sách cũng như phát triển những kiến thức liên quan.
Câu 3 trang 19 soạn văn Những chiếc lá thơm tho
Câu hỏi: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “thơm” trong những câu sau: “Những chiếc là của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tuôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai”?
Từ “thơm” ở đây không chỉ là mùi hương mà thơm ở đây còn là sự lan tỏa những điều tốt đẹp, gắn bó với hình ảnh người bà, với tình cảm và những kỉ niệm bên bà. “Thơm” chính là tình yêu thương, là kỉ niệm tuổi thơ đẹp nhất của người cháu khi ở bên bà. Tình yêu và kỉ niệm ấy là những điều đẹp đẽ, ngọt ngào nhất mà bà đã dành cho trong quá trình trưởng thành và lớn lên của người cháu. Mùi “thơm” của lá còn là sợi dây nối liền hiện tại, quá khứ và tương lai. Mùi “thơm” gây cảm xúc nhớ nhung, bịn rịn và ngát hương cho cả mai sau. Mùi “thơm” làm cho con người khỏe ra, nuôi dưỡng cảm xúc, thanh lọc tâm hồn, chắt chiu những điều tốt đẹp.
Trong bài phân tích truyện ngắn Những chiếc lá thơm tho, bạn cũng có thể sử dụng nội dung này để viết, như một dẫn chứng chứng minh cho nghệ thuật Trương Gia Hòa sử dụng, cũng như khẳng định tình cảm của tác gải cho bà.
Câu 4 đọc hiểu Những chiếc la thơm tho trang 19
Câu hỏi: Hãy chia sẻ với bạn một câu chuyện về tình cảm của cháu đối với ông bà cha mẹ mà em biết hoặc đã trải qua.
Truyện cổ tích Bà cháu.
Ngày xưa, có ba bà cháu tuy cuộc sống nghèo khổ nhưng lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc. Một hôm, có một cô tiên đi ngang qua cho hai người cháu một hạt đào và dặn: “Khi nào bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ được giàu sang, sung sướng”. Bà mất, hai anh em mang hạt đào của nàng tiên trồng bên mộ, cây đào lớn nhanh và kết thành bao nhiêu trái vàng, trái bạc.
Tuy được sống trong cảnh đầy đủ, giàu sang nhưng hai anh em lúc nào cũng buồn bã vì nhớ về bà. Cô tiên hiện lên, hai anh em khóc lóc xin cô cho bà sống lại dù cho cuộc sống có cực khổ như xưa.
Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm, lâu đài, ruộng vườn bỗng chốc biến mất. Người bà sống lại, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.
Xem thêm : Tổng hợp những câu thả thính tên Hoàng cực ngọt, “đốn gục trái tim chàng”
Thơ Bếp lửa (Bằng Việt) cũng là một bài thơ nói về tình bà cháu.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa!
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏi,Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửaTu hú kêu trên những cánh đồng xaKhi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!Mẹ cùng cha công tác bận không về,Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụiHàng xóm bốn bên trở về lầm lụiĐỡ đần bà dựng lại túp lều tranhVẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi, đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…
Kiev, 1963
Thông điệp của bài những chiếc lá thơm tho
Tình cảm của bà dành cho cháu sẽ được cháu nâng niu và nhớ mãi. Dù quá khứ, hiện tại, tương lai, còn nhỏ hay đã trưởng thành, cháu vẫn nhớ về mùa thơm của những chiếc lá trong quá khứ.
Theo dõi soạn bài Chái bếp để có sự chuẩn bị cho bài học tiếp theo. Tác giả Lý Hữu Lương đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo cho bài thơ, gửi gắm nỗi nhớ với quê hương.
Kết luận
Soạn bài Những chiếc lá thơm tho đã tổng hợp đầy đủ thông tin bài học cũng như trả lời câu hỏi đọc hiểu. Thông qua nội dung này tại The POET Magazine, bạn có thể nắm những ý chính của văn bản, hiểu dụng ý của tác giả cũng như trân trọng tình cảm gia đình.
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Thơ hay
Ý kiến bạn đọc (0)