Thơ hay

Soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ – Ngữ văn 8

34
chuyến du hành về tuổi thơ
Nội dung bài viết

Chuyến du hành về tuổi thơ là một tác phẩm thuyết minh, nghị luận đặc biệt. Cùng tham khảo bài soạn văn 8 chuẩn chương trình đào tạo để nhanh chóng nắm trọn được kiến thức trọng tâm của tác phẩm.

Chuẩn bị đọc Chuyến du hành về tuổi thơ (Trần Mạnh Cường)

Soạn văn 8 Chuyến du hành về tuổi thơ được bắt đầu với một câu hỏi gợi mở như sau:

Câu 1: Tìm đọc Cho tôi một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh và chia sẻ những cảm nhận của em về tác phẩm này.

Mỗi chúng ta ai cũng đều có những sở thích của riêng mình và bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách, những cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Cho tôi xin đi một vé trở về tuổi thơ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh.

chuyến du hành về tuổi thơTuổi thơ tươi đẹp và hôn nhiên là phần ký ức đẹp của mỗi người

Nguyễn Nhật Ánh là cái tên không còn xa lạ đối với độc giả, đặc biệt là đối với thế hệ nhỏ tuổi. Mỗi tác phẩm của ông khi vừa được ra mắt đều được sự quan tâm và đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc. Cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là một tác phẩm thành công nhất trong số đó. Cuốn sách đã cho chúng ta biết tuổi thơ tươi đẹp như thế nào. Và tôi tin với bất cứ ai từng đọc cuốn sách này đều không thể quên được thế giới thần tiên và đầy mơ mộng trong con mắt của cậu bé tám tuổi tinh nghịch. Nhưng thế giới ấy chẳng hề xa hoa, bí ẩn như trong những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ mà nó chính là những kí ức chân thật nhất, là tấm gương rọi vào quá khứ phản chiếu lại biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu đã qua.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ sẽ giúp các bạn trở về tuổi thơ hồn nhiên và trong trẻo nhất trong cuộc đời của mỗi người thông qua bốn bạn nhỏ dễ thương đó là cu Mùi, Tí Sún, Hải Cò và cái Tủn. Ta thấy, đây chỉ là một tác phẩm toàn “nhân vật nhí” phải không? Nhưng xin đừng vội đánh giá mà mất đi cơ hội tìm về chính bản thân mình. Tác giả đã từng khẳng định: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”.

Thông qua hành trình khôn lớn của nhóm bạn “bé con” đó, tôi như được trở về với tuổi thơ như mới chỉ ngày hôm qua. Thật rõ nét và sống động. Những hồi ức khi còn là các cô cậu tám tuổi bằng sự tinh nghịch của trẻ con từ trò chơi đánh nhau đến rách áo chảy máu, đến trò chơi vợ chồng… Và đặc biệt hơn, chúng muốn thay đổi thế giới bằng cách gọi tên đồ vật khác đi so với thực tế. Tôi thật sự thấy rất là tâm đắc với tác giả khi ông đã cho các nhân vật tự “đặt tên cho thế giới”, dùng trí tưởng tượng biến cái gối thành búp bê, biến cái nón thành cuốn tập, con chó thành bàn ủi, chiếc quạt máy thành cái ti vi, không còn gọi con gà là con gà, quyển tập là quyển tập mà thay vào đó là những cái tên mà chúng thích. Chúng tự đặt tên cho bản thân mình như cũ Mùi là thầy Hiệu trưởng, Hải Cò là cảnh sát trưởng, cái Tủn là tiếp viên hàng không còn Tí sún là Bạch Tuyết… Không chỉ vậy, chúng còn tạo ra một bảng cửu chương hoàn toàn mới khi ba nhân năm bằng mấy cũng được nhưng tuyệt đối không được bằng mười lăm. Những sáng tạo đầy chất trẻ con, những sáng tạo đầy sự tinh nghịch, mộc mạc và hồn hậu. Chúng không hề lố bịch, quậy phá mà bản chất của trò chơi “Kì lạ” đó là ước muốn thầm kín được thay đổi thế giới xung quanh trở nên mới mẻ, tinh khôi như thể được sinh ra một lần nữa, để chúng khỏi chán ngắt với việc ăn, ngủ, đến lớp và học bài. Nhưng có lẽ trong tác phẩm người đọc thích thú nhất vẫn là cái tình cảm hồn nhiên của cu Mùi với cô bạn Tủn mà thấp thoáng hiện lên bộc bạch rất ngây thơ: “Sau này tôi biết đó là cảm giác ghen tuông, tất nhiên là ghen tuông theo kiểu trẻ con, còn lúc đó tôi chỉ cảm thấy khó chịu”. Đó là tình yêu của con nít, có lẽ là trong sáng, thiêng liêng hơn cả vì nó không hề bị vẩn đục bởi tiền tài, danh lợi và không bị chi phối, bão hoà cảm xúc. Nguyễn Nhật Ánh đã viết trong cuốn sách những lời như thế này:

Đêm nay tôi bước vội khỏi nhà.

Đến ga xếp hàng mua vé: 

Lần đầu tiên trong nghìn năm.

Có lẽ.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.

Vẻ hạng trung.

– Người bán vé hững hờ.

Khe khẽ đáp:

Hôm nay vé hết!

Biết làm sao!

Vé hết biết làm sao!

Đường tới tuổi thơ còn biết hỏi nơi nào?

Chiếc vé xe trở về tuổi thơ vẫn sẽ luôn hết. Liệu có ai có đủ thời gian để chờ đợi hay không? Quả thật, giữa cuộc sống ồn ào và hối hả, có thể người ta tìm thấy được những khoảnh khắc mình tươi trẻ, mình ngây ngô và hồn nhiên. Nguyễn Nhật Ánh đã viết rằng: “Để sống tốt hơn, đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”. Thật vậy qua những lời kể chân thật về tuổi thơ đã qua, tác giả đã nhẹ nhàng gửi gắm những tư tưởng mang tính giáo dục sâu lắng, nhẹ nhàng gõ tiếng chuông vang vọng vào tiềm thức con người giúp ta khai phá ra những chân lí mới lạ.

Thế đấy, như thước phim quay chậm của cuộc đời, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã lật chiếu lại những phần kí ức dường như bị lãng quên trong mỗi chúng ta trên từng trang sách. Để rồi đến một trang nào đó, ta như hân hoan khi thấy mình của ngày xưa trong sự ngây thơ, hồn nhiên; rồi tự cười tủm tỉm; rồi tự rưng rưng với những ngọt ngào mà một thời ta đã đánh mất; rồi lại cũng bồi hồi, cũng làng lâng vui sướng,..

Với lối kể chuyện chân thành, mộc mạc; việc sắp xếp các chi tiết đan xen nhau, vừa tự nhiên lại vừa có ẩn ý; kết hợp với ngôn ngữ trần thuật gần gũi, giản dị, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ảnh thật sự đã chạm vào từng góc nhỏ trong tâm hồn của tôi. Truyện không chỉ là tấm vé để được quay trở về nơi tôi là những đứa trẻ mà còn là nơi để tôi cảm thấy thật sự tự hào vì mình cũng đã từng có một tuổi thơ tươi đẹp như vậy.

Ai trong chúng ta rồi cũng sẽ lớn lên, rồi cũng sẽ để lại tuổi thơ ở một nơi nào đó của kí ức. Và chắc chắn một điều, ai trong chúng ta cũng không dưới một lần về lại kí ức của tuổi thơ, nơi đó có sự hồn nhiên, tinh nghịch; nơi đó có những tình bạn chân thành, trong sáng. Nếu cuộc đời có một chuyến tàu về tuổi thơ thật thì tôi cũng dám chắc chắn một điều, chuyến tàu đó bao giờ cũng “cháy vé”. Thế nên, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh đã thật sự thỏa mãn bao ước mơ của mọi người. Và nếu được, tôi cũng muốn xin một vé đi tuổi thơ, để tìm về với những kí ức một thời nuôi nấng tâm hồn tôi theo năm tháng, để rồi biết trân quý hơn những gì mình có ở thực tại, và cũng để biết xây dựng cho một tương lai hạnh phúc hơn.

Trải nghiệm cùng văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ chân trời sáng tạo

Soạn văn Chuyến du hành về tuổi thơ bám sát chương trình ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo giúp bạn dễ dàng đọc và hiểu nội dung của văn bản.

Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn 2.

Người viết giới thiệu một nội dung được xem là ấn tượng nhất trong cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đó là: Sự buồn chán và tẻ nhạt trong thế giới kì diệu là sự lặp đi lặp lại những hành động: tỉnh giấc, ăn sáng, đi học,… đã được bọn trẻ quyết định lấp đầy bằng những “phi vụ” nghịch ngợm hết sức đáng yêu (giá làm phụ huynh, đặt tên các đồ vặt, mở phiên tòa “xét xử” người lớn,…)

soạn văn 8 chuyến du hành về tuổi thơsoạn văn 8 chuyến du hành về tuổi thơChuyến du hành về tuổi thơ cảu tác giả Trần Mạnh Cường

Câu 2: Mục đích của tác giả ở đoạn văn này là gì?

Cung cấp thông tin về nội dung cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh, đồng thời trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách đó.

Suy ngẫm và phản hồi – Chuyến du hành về tuổi thơ đọc hiểu

Đọc hiểu Chuyến du hành về tuổi thơ chuẩn xác bằng cách tham khảo câu trả lời được ThePOETMagazine chọn lọc kỹ lưỡng dưới đây.

Câu 1: Văn bản gồm mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần.

Văn bản gồm ba phần:

+ Sa-pô: Từ Cho tôi một vé đi tuổi thơ” … đến “sao mà xa xôi quá”: Tóm tắt nội dung bài viết và thể hiện cảm xúc của tác giả với văn bản.

+ Phần 1: (đoạn 1): Nêu Chuyến du hành về tuổi thơ tác giả, tác phẩm và ấn tượng chung về tác phẩm.

+ Phần 2: (đoạn 2, 3, 4): Tóm tắt ngắn gọn nội dung và đánh giá về tác phẩm, đồng thời hoài niệm về tuổi thơ.

+ Phần 3: (đoạn 5): Khẳng định lại giá trị của cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh và khuyến khích mọi người nên đọc.

Câu 2: Nội dung chính của văn bản này là gì? Nội dung đó được thể hiện qua những chi tiết nào?

Nội dung chính của văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ là: Tóm tắt nội dung và trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách Cho tôi một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh.

Nội dung văn bản được thể hiện qua những chi tiết như:

– Chi tiết về cảm nhận, đánh giá của tác giả về cuốn sách (sa-pô).

– Chi tiết về thông tin và nội dung cuốn sách: tên sách: tác giả, ấn tượng chung về cuốn sách (đoạn 1).

– Tóm tắt nội dung cuốn sách (đoạn 2, 3) bằng hình ảnh minh họa là bìa cuốn sách.

– Cảm nhận đánh giá chi tiết của tác giả về cuốn sách (đoạn 4).

– Khẳng định lại giá trị của cuốn sách và khuyến khích mọi người nên đọc.

→ Mối quan hệ giữa thông tin cơ bản và thông tin chi tiết là mối quan hệ hai chiều: Thông tin cơ bản của văn bản được thể hiện qua các chi tiết và thông tin chi tiết góp phần thể hiện thông tin cơ bản.

Câu 3: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong sa-pô và các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 của văn bản; phân tích tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung của đoạn.

Chuyến du hành về tuổi thơ phương thức biểu đạt cụ thể ở mỗi phần và tác dụng của chúng được phân tích chi tiết dưới đây:

Phương thức biểu đạt Tác dụng
Sa-pô Biểu cảm kết hợp nghị luận. Thể hiện cảm xúc, đánh giá của người viết.
Đoạn 1 Thuyết minh kết hợp nghị luận. Cung cấp thông tin về tác giả, tác phẩm, kết hợp thể hiện nhận xét của người viết.
Đoạn 2 Thuyết minh kết hợp nghị luận. Giới thiệu nội dung kết hợp nhận xét về câu chuyện.
Đoạn 3 Tự sự kết hợp nghị luận. Thuận lại nội dung câu chuyện kết hợp với bàn luận.
Đoạn 4 Nghị luận kết hợp biểu cảm. Thể hiện đánh giá, cảm xúc của người viết.
Đoạn 5 Nghị luận Nhận xét về giá trị của tác phẩm.

Ngoài ra, bài viết còn kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để truyền tải thông tin một cách sinh động và hiệu quả.

Câu 4: Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và chỉ ra mục đích của việc sử dụng những từ ngữ ấy.

Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là: bồi hồi, đắm mình, vui sườn, ngỡ ngàng, lắng đọng, chiêm nghiệm, một cuốn sách đáng đọc; thế giới kì diệu kia lạ lùng thay; thấm đượm dư vị ngọt ngào của những ngày thơ bé; hương thơm dịu ngọt của những kỉ niệm đẹp đẽ khó phai mờ; khiến người đọc bật cười thích thú;…

→ Mục đích sử dụng những từ ngữ ấy trong văn bản: Để biểu đạt cảm xúc, sự nhìn nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách; qua đó thể hiện sự khích lệ của người viết với bạn đọc về việc tìm đọc cuốn sách.

Câu 5: Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.

Nhan đề: Chuyến du hành về tuổi thơ.

Cách đặt nhan đề của tác giả đã gây ấn tượng, chạm đến cảm xúc, gợi sự tò mò cho người đọc, đồng thời nhan đề cũng thể hiện chủ đề văn bản.

Câu 6: Mục đích viết của văn bản này là gì? Cách bố cục và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong văn bản đã thể hiện được mục đích đó như thế nào?

Mục đích của tác giả khi viết văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ: Giới thiệu tới bạn đọc nội dung và cảm nhận của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh. Từ đó, khuyến khích bạn đọc tìm đến cuốn sách này.

Bố cục: Phần Sa-pô, phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc.

→ Tác dụng: Văn bản được mạch, rõ ràng, có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức trong văn bản.

Các phương tiện ngôn ngữ: Sa-pô, tranh.

→ Tác dụng:

Hình ảnh trang bìa cuốn sách giúp cho người đọc dễ dàng tìm được cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh. Sa-pô có tác dụng dẫn dắt, tạo được sự thú vị và kích thích người đọc, người nghe. Sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh đan xen với từ ngữ bộc lộ cảm xúc để mô tả, cung cấp thông tin một cách chính xác về nội dung để người đọc nắm được nội dung cơ bản của cuốn sách giúp văn bản không bị khô khan mà trở nên sinh động hơn, truyền tải thông tin được hiệu quả hơn.

Câu 7: Dựa vào nội dung và cảm nhận của em về cuốn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, hãy thiết kế một áp phích để giới thiệu cuốn sách này với bạn bè.

Tham khảo thêm ở internet.

Xem thêm:

  • Chuẩn bị soạn bài Mẹ vắng nhà – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh
  • Hướng dẫn soạn bài Tình yêu sách, trả lời câu hỏi SGK đầy đủ

Kết luận

Phần soạn bài Chuyến du hành tuổi thơ là thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu. Hy vọng những câu trả lời trên giúp bạn nhanh chóng nắm chắc kiến thức bài học một cách hiệu quả.

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm