Phong cách sáng tác của Huy Cận rất đặc biệt và đa dạng. Phong cách vốn là nét riêng của người nghệ sĩ, nó hiếm khi thay đổi nhưng với Huy Cận, nét riêng ấy đã có sự chuyển mình cực lớn trong giai đoạn trước và sau năm 1945.
- Tuyển tập những bài thơ mùa hè hay, mùa hạ buồn, lãng mạn nhất
- 40+ Bài thơ Nguyễn Đình Chiểu trước và sau khi Pháp xâm lược
- Tuyển tập những câu thả thính tên Trân ngắn gọn, dễ thương
- Tuyển tập thơ về Vu Lan báo hiếu cha mẹ cảm động, ý nghĩa
- Tình yêu của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ – Lãng mạn hay bi kịch?
Phong cách sáng tác của Huy Cận trước 1945
Trước cách mạng tháng 8, thơ của Huy Cận thể hiện nét sầu não và buồn thương. Xuân Diệu từng nhận xét thơ ông trong giai đoạn này là gọi dậy cái buồn của Đông Á.
Bạn đang xem: Phong cách sáng tác của Huy Cận (nghệ thuật và chất thơ)
Trước 1945 thơ Huy Cận ảo não, u buồn
Sở dĩ như vậy bởi thời điểm này Huy Cận chịu ảnh hưởng lớn của văn học pháp, ngoài ra ông cũng có niềm yêu thích mãnh liệt với thơ Đường.
Xem thêm : Những chiếc lá thơm tho (Trương Gia Hòa) – Văn 8 Chân trời sáng tạo
Một trong những tập thơ tiêu biểu, đại diện cho phong cách sáng tác của ông trong thời kì này là Lửa Thiêng – Tập thơ được xuất bản năm 1940.
Phong cách thơ Huy Cận sau 1945
Phong cách nghệ thuật của Huy Cận sau cách mạng tháng 8 năm 1945 có những thay đổi rõ rệt so với trước đó. Giờ đây thơ ông tươi mới, tràn đầy sức sống và đã bám sát vào mảnh đất hiện thực.
Từng dòng thơ như mang đến luồng sinh khí cùng cảm hứng sống mới cho chính Huy Cận cũng như các độc giả. Đó là hình ảnh của con người bước ra từ cuộc kháng chiến với tinh thần hứng khởi, sôi sục trong lao động để đi lên chủ nghĩa xã hội.
Vì sao phong cách sáng tác Huy Cận thay đổi?
Không thể phủ nhận, phong cách thơ Huy Cận trước và sau 1945 có rất nhiều thay đổi nhưng điểm chung giữa chúng là sự tương tác của hiện thực cuộc sống lẫn thời đại.
Xem thêm : Phân tích Những Chiếc Lá Thơm Tho (Trương Gia Hòa)
Phong cách thơ Huy Cận thay đổi vì bám sát với hiện thực đời sống
Nếu như trước cách mạng, thơ Huy Cận u buồn vì chịu ảnh hưởng của văn học Pháp cũng như thơ Đường thì sau cách mạng mọi thứ hoàn toàn khác.
Trước sứ mệnh phản ánh hiện thực, Huy Cận không thể tiếp tục vương vấn ngòi bút của mình trong nỗi suy tư. Nhà thơ phải đặt bút và mang tinh thần mới vào từng vần điệu thơ ca của mình. Bài Đoàn thuyền đánh cá chính là cú hích, là dấu mốc cho những thay đổi đáng kinh ngạc này.
Thơ ca của Huy Cận trước cách mạng như con thuyền cô đơn trên biển trời mênh mông khiến người đọc phải trăn trở. Vậy nhưng con thuyền ấy sau cách mạng tháng 8 lại tràn đầy sức sống mới. Đó là sức sống của thiên nhiên, đất nước trong buồi chiều hoàng hôn tráng lệ trên biển.
Lời kết
Phong cách sáng tác của Huy Cận trước cách mạng tháng 8 mang nét ảo não, u sầu nhưng sau đó lại thể hiện sự vui tươi, lạc quan. Tuy nhiên, mọi tác phẩm của ông đều có điểm chung là sự tương tác của hiện thực cuộc sống và thời đại. Mỗi bài thơ, mỗi câu thơ đều là mảnh ghép tạo nên bức tranh sống đống, chân thật.
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Thơ hay
Ý kiến bạn đọc (0)