Kiến thức tiểu học

Phiên âm bảng chữ cái tiếng anh chuẩn quốc tế 

18

Tiếng anh đang là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng trên khắp thế giới. Do đó việc học và sử dụng thuần thục loại ngôn ngữ này càng trở nên quan trọng. Hãy bắt đầu học tiếng anh ngay từ hôm nay với bài học về bảng chữ cái tiếng anh chuẩn quốc tế. Đừng vội bỏ qua bài viết để được hướng dẫn cách phiên âm và mẹo hay để phát âm chuẩn người bản xứ. Cùng tham khảo ngay qua nhé!

Bảng chữ cái tiếng Anh

Tổng quan về bảng chữ cái tiếng anh

Về cơ bản, bảng chữ cái trong tiếng anh gần giống với bảng chữ cái của tiếng việt. Bảng chữ cái của tiếng anh (English alphabet) là tập hợp các chữ cái cơ bản và phổ biến nhất. Nó có nguồn gốc là bảng chữ cái Latinh cổ, cấu thành từ 26 chữ cái, bao gồm:

  • Nguyên âm: A, E, I, O, U
  • Phụ âm: Các chữ cái còn lại B, C, D, F, G, H, J, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, V, W, X, Y, Z

Bảng chữ cái trong tiếng anh là một phần cốt lõi để tạo thành các từ vựng hay văn bản tiếng Anh. Khi học tốt, phát âm chuẩn bảng chữ cái thì mới dễ dàng phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách hiệu quả nhất. Có thể khẳng định, bảng chữ cái đóng vai trò vô cùng quan trọng ngay từ khi bắt đầu làm quen với ngôn ngữ mới.

Cải thiện vốn từ vựng và phát âm cơ bản tiếng Anh ngay hôm nay

bảng chữ cái tiếng anhBảng chữ cái tiếng anh có phiên âm chuẩn quốc tế

Cách đọc bảng chữ cái tiếng anh chuẩn không cần chỉnh

Mỗi chữ cái trong bảng chữ cái sẽ có cách phiên âm riêng, tạo ra sự khác biệt giữa các chữ cái. Nếu bạn muốn phát âm tiếng anh chuẩn như người bản xứ, tuyệt đối không được bỏ qua việc học phiên âm.

Hãy tham khảo cách phiên âm, đánh vần mẫu bảng chữ cái tiếng anh chuẩn nhất của 2 bộ âm ngay sau đây:

1. Phiên âm của các nguyên âm

Bộ âm Mô tả Môi, lưỡi
/ɪ/ Giống âm “i” nhưng phát âm rất ngắn Môi hơi mở rộng sang 2 bên

Lưỡi hạ thấp

Độ dài hơi: ngắn

/i:/ Kéo dài âm “i” phát trong khoang miệng, không thở ra hơi Môi hơi mở rộng sang 2 bên

Lưỡi nâng cao

Độ dài hơi: dài

/ʊ/ Giống âm “u” không dùng môi để phát âm Môi hơi tròn

Lưỡi hạ thấp

Độ dài hơi: ngắn

/u:/ Kéo dài âm “u” phát trong khoang miệng chứ không thổi ra hơi Môi hơi tròn

Lưỡi nâng cao

Độ dài hơi: dài

/e/ Giống âm “e” nhưng phát âm rất ngắn Môi hơi mở rộng sang 2 bên

Lưỡi hạ thấp

Độ dài hơi: dài

/ə/ Giống âm “ơ” nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ Môi hơi mở rộng

Lưỡi thả lỏng

Độ dài hơi: ngắn

/ɜ:/ Phát âm “ơ” cong lưỡi, giữ âm trong khoang miệng Môi hơi mở rộng

Lưỡi cong lên, chạm vòm miệng khi kết thúc âm.

Độ dài hơi: dài

/ɒ/ Giống âm “o” nhưng phát âm rất ngắn Môi hơi tròn

Lưỡi hạ thấp

Độ dài hơi: ngắn

/ɔ:/ Âm “o” cong lưỡi phát trong khoang miệng Môi tròn

Lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng khi hết âm

Độ dài hơi: ngắn

/æ/ Phát âm “a” bẹt, lai giữa âm “a” và “e” Miệng mở rộng sang 2 bên, môi dưới hạ thấp xuống

Lưỡi hạ rất thấp

Độ dài hơi: dài

/ʌ/ Giống âm “ă”, hơi lai giữa âm “ă” và “ơ”, bật ra hơi Miệng thu hẹp

Lưỡi hơi nâng lên

Độ dài hơi: ngắn

/ɑ:/ Âm “a” kéo dài, phát ra trong khoang miệng Miệng mở rộng

Lưỡi hạ thấp

Độ dài hơi: dài

/ɪə/ Âm /ɪ/ chuyển dần sang âm /ə/ Môi dẹt thành hình tròn dần

Lưỡi thụt dần về phía sau

Độ dài hơi: dài

/ʊə/ Âm /ʊ/ chuyển dần sang âm /ə/ Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng quá

Lưỡi đẩy dần ra phía trước

Độ dài hơi: dài

/eə/ Âm /e/ chuyển dần sang âm /ə/ Môi hơi thu hẹp

Lưỡi thụt dần về phía sau

Độ dài hơi: dài

/eɪ/ Phát âm /e/ rồi dần sang âm /ɪ/ Môi dẹt dần sang 2 bên

Lưỡi hướng dần lên trên

Độ dài hơi: dài

/ɔɪ/ Phát âm /ɔ:/ rồi dần sang âm /ɪ/ Môi dẹt dần sang 2 bên

Lưỡi nâng lên, đẩy dần ra phía trước

Độ dài hơi: dài

/aɪ/ Phát âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/ Môi dẹt dần sang 2 bên

Lưỡi nâng lên, hơi đẩy ra phía trước.

Độ dài hơi: dài

/əʊ/ Phát âm /ə/ chuyển dần sang âm /ʊ/ Môi hơi mở đến tròn dần

Lưỡi lùi dần về phía sau

Độ dài hơi: dài

/aʊ/ Phát âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/ Môi tròn dần

Lưỡi hơi thụt dần về phía sau

Độ dài hơi: dài

2. Phiên âm của các phụ âm

Bộ âm Mô tả Môi, lưỡi, dây thanh
/p/ Giống âm /p/ tiếng việt Môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh ra.

Dây thanh rung

/b/ Giống âm /b/ tiếng việt Môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh ra.

Dây thanh rung

/t/ Phát âm /t/ trong tiếng việt, bật hơi thật mạnh Đầu lưỡi dưới nướu, chạm vào răng cửa dưới khi bật hơi ra

Hai hàm răng khít chặt, mở ra khi bật mạnh

Dây thanh không rung

/d/ Giống âm /d/ tiếng việt nhưng bật hơi mạnh hơn Đầu lưỡi dưới nướu, chạm vào răng cửa dưới khi bật hơi ra

Hai hàm răng khít chặt, mở ra khi bật mạnh

Dây thanh rung

/t∫/ Phát âm giống âm /ch/ tiếng việt nhưng môi chu ra Môi hơi tròn và chu ra

Lưỡi duỗi thẳng, chạm vào hàm dưới

Dây thanh không rung

/dʒ/ Phát âm giống /t∫/ và có rung dây thanh Môi hơi tròn và chu ra

Lưỡi duỗi thẳng và chạm vào hàm dưới

Dây thanh rung

/k/ Giống âm /k/ tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn Lưỡi nâng cao phần sau, hạ thấp khi bật hơi ra

Dây thanh không rung

/g/ Giống âm /g/ tiếng việt Lưỡi nâng cao phần sau, hạ thấp khi bật hơi ra

Dây thanh rung

/f/ Giống âm /ph/ trong tiếng việt Hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới

Dây thanh không rung

/v/ Giống âm /v/ trong tiếng việt Hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới

Dây thanh rung

/ð/ Để đầu lưỡi chạm vào giữa hai hàm răng

Dây thanh rung

/θ/ Để đầu lưỡi chạm vào giữa hai hàm răng

Dây thanh không rung

/s/ Để lưỡi chạm nhẹ vào hàm trên

Dây thanh không rung

/z/ Để lưỡi chạm nhẹ vào hàm trên

Dây thanh rung

/∫/ Giống khi yêu cầu ai đó im lặng “Shhhhhh!” Môi chu ra, hướng về trước

Đặt lưỡi chạm với hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên

Dây thanh không rung

/ʒ/ Giống âm /∫/ nhưng có rung dây thanh khi phát âm ra Môi chu ra, hướng về trước

Đặt lưỡi chạm với hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên

Dây thanh rung

/m/ Giống âm /m/ tiếng việt 2 môi ngậm lại, để khí thoát qua mũi

Dây thanh không rung

/n/ Môi hé

Đầu lưỡi chạm vào hàm trên, chặn để khí thoát ra qua mũi

Dây thanh không rung

/η/ Môi hé

Nâng phần sau của lưỡi lên, để hơi thoát ra từ mũi

Dây thanh rung

/l/ Môi mở rộng hoàn toàn

Đầu lưỡi từ từ cong lên và chạm vào răng hàm trên

Dây thanh rung

/r/ Khác âm /r/ tiếng Việt Môi tròn và chu về phía trước. Mở rộng khi bật hơi ra.

Lưỡi cong vào trong, thả lỏng dần khi hơi từ từ thoát ra ngoài

Dây thanh rung

/w/ Môi tròn và chu về phía trước. Mở rộng khi bật hơi ra.

Lưỡi thả lòng

Dây thanh không rung

/h/ Giống âm /h/ tiếng việt Môi hé nửa

Hạ thấp lưỡi để luồng khí thoát ra

Dây thanh không rung

/j/ Môi hơi mở rộng khi luồng khí thoát ra

Phần giữa lưỡi hơi nâng lên, thả lỏng khi luồng khí thoát ra

Dây thanh rung

Mẹo học thuần thục bảng chữ cái tiếng Anh

Nhu cầu học tiếng anh đang dần trở thành thiết yếu trong xu thế hội nhập đa quốc gia. Tuy nhiên không phải ai học tiếng anh cũng giỏi và thuần thục bảng chữ cái. Sau đây chúng tôi sẽ mách nhỏ bạn một số mẹo hay giúp bạn học chữ cái tiếng anh hiệu quả hơn.

>> Xem thêm: Cẩm nang cách sử dụng ngày, tháng trong tiếng Anh

1. Học bảng chữ cái tiếng Anh qua bài hát

Một số nghiên cứu đã cho thấy, âm thanh từ môi trường xung quanh tác động lớn lên não bộ của bạn. Áp dụng điều đó vào chương trình dạy học hiện đại, nhiều bài hát vui nhộn, ngộ nghĩnh đã ra đời. Dạy chữ cái tiếng anh bằng bài hát đã dần trở thành phương pháp thông dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt.

Chương trình tiếng Anh tại timhieulichsuquancaugiay.edu.vn có gì đặc biệt?

“The ABC Song” là bài hát điển hình nhất trong cách dạy hát bảng chữ cái tiếng anh. Sự kết hợp hoàn hảo giữa giai điệu và lời ca giúp bài hát trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Không chỉ là cho các bé mà còn cho những người lớn mới bắt đầu làm quen với ngôn ngữ mới. Vậy nên bạn cần tránh chọn những bài hát khô khan, quá cứng nhắc.

bảng chữ cái tiếng anhGhi nhớ bảng chữ cái tiếng anh qua bài hát “The ABC Song” 

2. Học bảng chữ cái tiếng Anh qua trò chơi

Ngoài việc nghe các bài hát về bảng chữ cái trong tiếng anh, bạn cũng có thể học thông qua các trò chơi. Một số trò chơi phù hợp cho mọi lứa tuổi có thể kể đến như:

  • Alphabet Scavenger Hunt – “Săn” chữ cái: Hãy liệt kê tất cả chữ cái một cách ngẫu nhiên trên mặt giấy. Quản trò sẽ đọc lên các phiên âm và nhiệm vụ của bạn là “săn” những chữ cái tương ứng. Trò chơi kết thúc, ai tìm được nhiều chữ cái hơn sẽ dành phần thắng.
  • Initial Sound Bingo: Luật chơi khá giống với trò chơi bingo truyền thống. Tuy nhiên sẽ không sử dụng chữ số, thay vào đó là các chữ cái trong bảng chữ cái. Bảng chữ sẽ gồm có 25 chữ cái sắp xếp bất kỳ, không có quy luật. Bạn sẽ đọc to những chữ bạn muốn và đánh dấu trên bảng của mình. Phần thắng sẽ dành cho ai có được 5 hàng bingo trước.
  • Manipulative Matching: Người chơi sẽ dùng những miếng gỗ tương ứng với các ký tự trong bảng chữ cái. Sau đó ghép thành các từ có nghĩa theo cả hàng dọc và hàng ngang. Bạn có thể chơi trò này với nhiều người khác để tăng phần thú vị cho trò chơi. Trò chơi này cũng giúp bạn nâng cao vốn từ vựng từ đơn giản đến nâng cao.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể chơi các trò chơi qua app trên smartphone của mình. Thời đại công nghệ 4.0, mọi thứ đều có trên chính điện thoại của bạn. Còn chần chừ gì mà không tải ngay ứng dụng học tiếng anh online để học tiếng anh mọi lúc, mọi nơi.

Những trò chơi tuy đơn giản nhưng lại rất bổ ích cho người mới bắt đầu học tiếng anh. Bạn cũng sẽ có khoảng thời gian xả stress sau thời gian làm việc, học tập thường ngày. Mà không bị áp lực với những bài học tiếng anh. Hãy thử ngay để

Những sai lầm cần tránh khi học bảng chữ cái tiếng anh

bảng chữ cái tiếng anhNhững sai lầm cần tránh khi học bảng chữ cái của tiếng Anh

Để học tốt tiếng anh nói chung, bạn phải nắm vững nền tảng cơ bản nhất của ngôn ngữ này đó là bảng chữ cái. Khi mới bắt đầu, dù ở lứa tuổi nào cũng gặp khó khăn và dễ mắc phải những sai lầm không đáng có. Bạn cần tránh một số sai lầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của mình như:

1. Nhồi nhét quá nhiều kiến thức

Khi bắt đầu học, bạn không nên nhồi nhét quá nhiều kiến thức cùng một lúc. Bạn không quá áp lực với việc phải học thật nhiều kiến thức, phải học tốt bảng chữ cái tiếng anh. Để rồi sắp xếp lịch học dày đặc ở nhiều lớp bổ trợ tiếng anh. Đặc biệt là ép mình với lượng bài tập khổng lồ.

Khám phá các thì tiếng Anh cơ bản

Điều này là không nên, nó sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của bạn. Việc bạn cần làm là lựa chọn chương trình học phù hợp với trình độ của mình. Chỉ có vậy bạn mới cảm thấy thoải mái và làm chủ bài học của mình.

2. Thời gian học bảng chữ cái tiếng anh không khoa học

Bạn cần có kế hoạch học tiếng anh cụ thể, thời gian học được bố trí khoa học. Tránh việc học dồn dập trong thời gian ngắn và bỏ dở. Các phiên âm bảng chữ cái cần được luyện tập thường xuyên. Làm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao để thành thạo bảng chữ cái cũng như cách phiên âm.

Nếu bạn đang đi làm, hãy dành ra tối thiểu 30 phút mỗi ngày của mình cho tiếng anh. Để luyện tập, học từ vựng và tạo cho mình thói quen học tập đạt hiệu quả tốt nhất. Khả năng ngoại ngữ của bạn sẽ tiến bộ hơn rất nhiều nếu bạn thật sự đầu tư thời gian và công sức cho nó.

bảng chữ cái tiếng anhHọc bảng chữ cái tiếng anh thêm thú vị nhờ các trò chơi vui nhộn

3. Áp dụng sai phương pháp học

Tiếng anh cũng như các môn học khác, phương pháp phù hợp sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiệu quả hơn. Khi học bảng chữ cái, bạn cần quan tâm đến việc nhận diện mặt chữ cùng với cách đọc sao cho chuẩn. Chỉ như vậy bạn mới ghép từ tốt, tạo cho mình vốn từ vựng chắc chắn.

Bài học, thứ tự bảng chữ cái trong tiếng anh sẽ khác nhau tùy vào độ tuổi của đối tượng học. Ở độ tuổi nào cũng có thể bắt đầu học tiếng anh, tuy nhiên cần có phương pháp học đúng đắn. Thế nên bạn hãy tìm cho mình phương án học phù hợp để không cảm thấy chán nản với những bài học nhé!

4. Dịch nghĩa bảng chữ cái của tiếng Anh sang tiếng Việt

Các chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu thế giới khuyên rằng, khi học tiếng anh không nên dịch sang tiếng việt. Bạn cần tư duy trực diện với ngôn ngữ mới mà bạn đang học. Vậy nên việc dịch nghĩa sẽ vô tình làm cho não bộ lười tư duy và học theo cách thụ động.

Mẹo nhỏ là bạn có thể sử dụng giấy nhớ, hoặc sticker có phiên âm bảng chữ cái tiếng anh dán ở góc học tập, làm việc. Hằng ngày bạn sẽ nhìn thấy chúng và tập cho não bộ của mình ghi nhớ một cách chủ động hơn.

5. Phát âm bảng chữ cái chưa chuẩn

Ngay từ khi bắt đầu học bảng chữ cái, bạn cần tiếp xúc với môi trường tiếng anh tốt nhất. Bởi cách phát âm chuẩn là khởi đầu tốt để bạn phát triển thêm kỹ năng nghe, nói về sau. Bạn có thể lựa chọn giáo viên người bản địa để được chỉ dẫn và sửa lỗi cụ thể nhất.

Câu hỏi thường gặp

Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp một vài thắc mắc từ học viên, phụ huynh và trên các diễn đàn của mình. Có thể điểm qua một số câu hỏi như:

1. Cho bé học bảng chữ cái của tiếng anh từ khi nào thì hợp lý?

bảng chữ cái tiếng anh
Khi nào nên cho trẻ học bảng chữ cái của tiếng Anh

Như đã nói, tiếng anh không giới hạn độ tuổi của người học, bất cứ ai cũng đều có thể học thứ ngôn ngữ này. Thế nên đối với trẻ nhỏ, hãy bắt đầu cho bé tiếp xúc với tiếng anh càng sớm càng tốt.

Độ tuổi vàng để học bảng chữ cái tiếng anh là 3 – 7 tuổi, bố mẹ cần chú ý để tạo môi trường tiếng anh chuẩn cho trẻ. Bởi não bộ của trẻ rất nhạy bén với những thông tin mà chúng được tiếp nhận từ cuộc sống hàng ngày.

2. Có bắt buộc phải học theo thứ tự bảng chữ cái không?

Học bảng chữ cái của tiếng anh không nhất thiết phải học theo đúng thứ tự chữ cái trong bảng. Về bản chất là bạn sẽ phải học mặt chữ và nhớ được cách phiên âm của chữ cái đó. Một lợi thế rất lớn của người Việt khi học tiếng anh, là ký tự trong bảng chữ cái tiếng anh gần như giống với tiếng việt.

Việc của bạn bây giờ là học thật tốt cách phát âm chuẩn của từng chữ cái. Không nhất thiết phải tuân theo một trình tự nào hết bạn nhé!

3. Có nên “ép” trẻ học bảng chữ cái tiếng anh không?

Với bất kỳ hình thức học tập nào, bố mẹ cũng không được “ép” trẻ học. Vì khi bị “ép”, trẻ sẽ hình thành tư duy phản kháng, ghét phải làm việc đó. Lâu dần có thể sẽ gây áp lực, ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ.

Thay vì “ép” trẻ, bố mẹ chúng ta có thể thay đổi cách dạy học để trẻ thoải mái tiếp thu kiến thức. Hãy cho bé làm quen với bảng chữ cái một cách tự nhiên nhất. Có thể từ lời nói của bố mẹ, những hình ảnh hoặc đồ dùng xung quanh trẻ, kích thích trí tò mò và khám phá của trẻ.

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm