Kiến thức tiểu học

Những giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ cha mẹ cần phải biết

26

Từ khi trong bụng mẹ trẻ đã có sự tăng trưởng về chiều cao cho đến khi dậy thì. Và nếu ba mẹ biết quan tâm và chăm sóc trong giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ sẽ giúp trẻ tăng trưởng chiều cao một cách tối ưu. Ba mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để giúp trẻ có một chiều cao đáng mơ ước nhé!

Những giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ cha mẹ cần phải biết

1. 3 Giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ

Trẻ có 3 giai đoạn phát triển chiều cao quan trọng mà ba mẹ không nên bỏ qua. Dưới đây là chi tiết 3 giai đoạn đó ba mẹ cùng tham khảo nhé!

3 Giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ3 Giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ

>> Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-5 tuổi

1.1. Giai đoạn bào thai

Tháng thứ 4 thai kỳ đó là khi thai nhi phát triển 16 tuần tuổi, phần hệ thống xương của trẻ được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng. Và cũng ở thời điểm này, trẻ cần được cung cấp chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để giúp cho xương phát triển một cách bình thường. Đây là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển chiều cao nên mẹ cần ăn nhiều những thực phẩm giàu canxi nhằm đáp ứng nhu cầu cho trẻ, giúp trẻ đạt được chiều cao tối đa.

Giai đoạn bào thaiGiai đoạn bào thai

1.2. Giai đoạn 0-3 tuổi

Mẹ nên biết rằng chiều cao của trẻ sẽ định hình trong thời kỳ bào thai và cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển chiều cao. Vậy nên, ba mẹ hãy chăm sóc thật tốt trong giai đoạn 0 – 3 tuổi. Nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt trong giai đoạn này, trẻ có thể tăng khoảng 25cm trong 12 tháng đầu và khoảng 10cm/năm trong 2 năm tiếp theo.

Tìm hiểu về các cột mốc phát triển quan trọng của con trong giai đoạn này

Giai đoạn 0-3 tuổiGiai đoạn 0-3 tuổi

Vì vậy, ba mẹ hãy chú ý về dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì sữa mẹ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ. Sau 6 tháng thì ba mẹ nên cho trẻ ăn dặm, bổ sung một số các thực phẩm để tăng chiều cao như đậu nành, yến mạch, cá hồi, hải sản,….

Về sức khỏe, trẻ cần được tiêm phòng dịch đủ liều lượng để tránh mắc bệnh khiến trẻ biếng ăn, thấp còi. Ba mẹ cũng nên cho trẻ tắm nắng 15 – 20 phút mỗi ngày vào sáng sớm,giúp trẻ tổng hợp được vitamin D nhằm hỗ trợ quá trình phát triển xương khớp của trẻ.

1.3. Giai đoạn tuổi dậy thì

Giai đoạn tuổi dậy thì được tính từ khi trẻ 10 – 15 tuổi và đây là giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ một cách vượt bậc. Đối với bé gái có thể tăng khoảng 10cm mỗi năm khi 10 tuổi trở đi, còn đối với bé trai sẽ tăng khoảng 10cm mỗi năm khi trẻ ở giai đoạn 12 tuổi trở đi. Giai đoạn này chính là giai đoạn vàng để trẻ phát triển chiều cao và quyết định đến 23% chiều cao trung bình của trẻ.

Giai đoạn tuổi dậy thìGiai đoạn tuổi dậy thì

Và ba mẹ cũng cần chú ý bé gái ngừng tăng trưởng chiều cao và đạt chiều cao trưởng thành từ 2 – 2,5 năm sau khi có kinh nguyệt. Hầu như bé gái sẽ phát triển chiều cao nhanh chóng cho đến khi 14 – 15 tuổi thì quá trình này sẽ chậm dần. Còn đối với bé trai sẽ phát triển chiều cao mạnh mẽ từ năm 16 tuổi.

2. Mẹ cần lưu ý điều gì trong giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ?

2.1. Chế độ ăn giúp phát triển chiều cao

Khi mẹ trong giai đoạn mang thai cần bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Đối với giai đoạn dậy thì, ba mẹ cần bổ sung những chất như protein, lipid, canxi, vitamin D, Sắt,…dành cho trẻ.

Chế độ ăn phát triển chiều caoChế độ ăn phát triển chiều cao

Ba mẹ tham khảo nhiều hơn thực đơn cho con?

2.2. Tập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc cho trẻ

Ba mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen sinh hoạt đúng giờ để cơ thể trẻ tiết ra hormone tăng trưởng một cách đều đặn. Hormone tăng trưởng này chỉ tiết ra nhiều nhất khi trẻ ngủ sâu vào ban đêm. Trẻ nên ngủ sớm trước 22h để đảm bảo sức khỏe và kích thích các hormone tăng trưởng.

2.3. Khuyến khích trẻ lựa chọn môn thể thao phù hợp

Nếu bạn muốn giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ diễn ra một cách tốt nhất, ba mẹ hãy khuyến khích và tập thể thao cùng con. Hiện nay, có rất nhiều những bài tập, những môn thể thao giúp con có thể rèn luyện sức khỏe và tăng trưởng chiều cao như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông,….Ba mẹ có thể lựa chọn cho con tùy theo sở thích và khả năng.

Khuyến khích trẻ lựa chọn môn thể thao phù hợpKhuyến khích trẻ lựa chọn môn thể thao phù hợp

2.4. Chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ

Trong giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ không thể tránh khỏi những lúc trẻ stress. Nhưng nếu ba mẹ để tình trạng này kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ bị ảnh hưởng, gây rối loạn hormone và làm giảm đi sự phát triển của trẻ. Vậy nên, các bậc cha mẹ nên chú ý đến vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần của trẻ.

Chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻChú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ

3. Một số câu hỏi thường gặp

3.1. Những nguyên nhân làm chậm quá trình phát triển chiều cao ở trẻ?

Trong quá trình phát triển của trẻ sẽ không ít trẻ gặp phải hiện tượng chiều cao chậm phát triển. Ba mẹ hãy chú ý đến một số những nguyên nhân dưới đây để khắc phục cho trẻ càng sớm càng tốt.

  • Thiếu đi nội tiết tố hoặc hormone tăng trưởng
  • Bị suy tuyến giáp
  • Bố mẹ có chiều cao khiêm tốn
  • Trong quá trình mang thai trẻ bị suy dinh dưỡng
  • Trẻ gặp tình trạng nhiễm sắc thể X
  • Bị bệnh thiếu máu
  • Trẻ mắc hội chứng down
  • Trẻ mắc phải một số những bệnh mãn tính như thận, tim, hệ tiêu hóa
  • Khả năng dinh dưỡng kém
  • Mẹ đã uống thuốc khi đang mang thai

3.2. Trẻ dậy thì cao thêm bao nhiêu?

Đối với bé gái thì độ tuổi dậy thì sẽ từ 10 – 14 tuổi, nam từ 11 – 15 tuổi. Nhưng tùy thuộc vào sự di truyền chiều cao, chế độ dinh dưỡng, luyện tập thì bé gái sẽ cao thêm từ 10 – 12 cm. Và bé gái sẽ ngừng phát triển chiều cao từ 2 – 2.5 năm từ khi có kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên.

3.3. Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở trẻ?

Sau giai đoạn dậy thì thì sự sụt giảm các nội tiết tố khá quan trọng sẽ liên quan đến việc hấp thụ canxi làm cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ bị ngưng lại. Khi hết tuổi dậy thì tức là khoảng sau năm 18 tuổi thì chiều cao của trẻ có thể tăng chậm hoặc hầu như sẽ không cao thêm được. Còn đối bé trai giai đoạn phát triển chiều cao khoảng từ năm 16 tuổi và bé trai phát triển toàn diện nhất năm 18 tuổi.

Giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ rất quan trọng nên ba mẹ cần đầu tư cho trẻ trong giai đoạn này để cung cấp đủ chất dinh dưỡng, rèn luyện thể chất và thói quen sinh hoạt để phát huy được tối đa chiều cao của trẻ. Giai đoạn này sẽ quyết định đến chiều cao của trẻ sau này vậy nên ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến trẻ nhé!

Trên đây là một số những thông tin giúp ba mẹ có thể giúp bạn hiểu được giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ mà ba mẹ cần chú ý. Hy vọng, với những thông tin bổ ích này sẽ giúp cho ba mẹ có kế hoạch rõ ràng hơn khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn phát triển chiều cao. Nếu có bất cứ những thắc mắc hoặc ba mẹ mong muốn chia sẻ thêm thông tin về vấn đề này thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm