Là gì?

Market là gì? Các thị trường và phân loại Market trong kinh doanh

6
Các cách để thị trường hoạt động ổn định

Tìm hiểu về Market (thị trường)

Market là gì?

Market là địa điểm, nơi diễn ra mọi hoạt động trao đổi, “thuận mua vừa bán” các sản phẩm và dịch vụ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Hiểu dễ dàng hơn thì Market là một địa điểm tập trung nhiều người mua và người bán. Trong đó người bán sẽ là các cửa hàng, siêu thị cung cấp hàng hóa như thiết bị điện tử, thức ăn, quần áo,… Người mua sẽ tìm đến người bán để mua các mặt hàng cần thiết cho bản thân.

Trong tiếng Anh, Market có nghĩa là thị trường. Market bao gồm: Market Online (Thị trường trực tuyến), Market Offline (Thị trường truyền thống). Các hoạt động trong thị trường thường là mua bán trực tiếp và gián tiếp. Các đối tượng trong thị trường bao gồm 2 bên: Bên bán là nhà cung cấp và đáp ứng các nhu cầu của bên mua. Bên mua là bên được thỏa mãn nhu cầu từ bên bán, là khách hàng chính của bên bán.

Ngoài bên bán và bên mua, Market còn bao gồm bên trung gian. Đây là bên gồm những tổ chức hoặc cá nhân, họ là những người không trực tiếp mua và bán sản phẩm mà sẽ giúp kết nối, hỗ trợ 2 bên mua và bán.

Market là gì?

Market Economy nghĩa là gì?

Market Economy được hiểu là nền kinh tế thị trường, là một khái niệm mà hầu hết các nhà kinh doanh đều hiểu và nắm rõ. Đây là mô hình của kinh tế trong đó hai bên mua và bán có ảnh hưởng trực tiếp với nhau, tác động qua lại theo quy luật cung-cầu, từ đó xác định được giá cả và số lượng của các loại hàng hóa, dịch vụ.  Theo quan điểm Marketing, thị trường là nhóm những người mua còn các ngành sản xuất sẽ là nhóm những người bán. Hay nói dễ hiểu hơn, khi bạn có nhu cầu về một sản phẩm nào đó thì tôi sẽ bán cho sản phẩm và nhận tiền sau khi bán. Cứ như vậy mà thị trường liên tục vận hành và tiếp diễn.

Tuy vậy, Market Economy vẫn chịu sự kiểm soát về giá từ chính phủ. Nhằm chống lại việc bán phá giá cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giá tăng quá cao ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua hàng.

Market Economy là gì

Market Economy là gì

Những yếu tố chính cần nắm về khái niệm Market

Tổng kết lại các ý nghĩa khái niệm một cách dễ hiểu và các ý chính về Market là gì.

  • Market (thị trường) là địa điểm diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ từ bên người mua và người bán, nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhau.
  • Các loại Market bao gồm: Market Offline: cửa hàng và trung tâm mua sắm (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại), Market Online: sàn thương mại điện tử, Tiktok shop,… (Ecommerce)
  • Tùy vào mỗi Market mà sẽ có các quy định về giá cả hàng hóa, dịch vụ thông qua quy luật cung – cầu.
  • Ngoài ra, Market cũng rất rộng trong nhiều bối cảnh khác nhau như: FMCG Market, Target Market,…
  • Ba thứ không thể thiếu khi kinh doanh trên thị trường là người mua, người bán và hàng hóa. Ba thứ này bổ trợ cho nhau và vận hành liên tục.

Những yếu tố chính cần hiểu rõ về Market

Những yếu tố chính cần hiểu rõ về Market

Thuật ngữ Market xuất hiện từ đâu?

Các giao dịch tại Market có thể diễn ra ở bất kỳ đâu nơi mà có ít nhất 2 hoặc nhiều bên gặp nhau trao đổi giao dịch kinh tế. Một cuộc giao dịch có liên quan đến sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ,… để chuyển từ bên mua sang bên bán.

Nền kinh tế ổn định là khi thị trường có sự cạnh tranh ổn định hoặc cạnh tranh một phần, nghĩa là số lượng bên bán và bên mua cùng tham gia một Market không có sự chênh lệch nhiều. Khác với thị trường độc quyền, trong đó số lượng người bán hoặc người mua sẽ nhiều hơn bên còn lại, gây ra ảnh hưởng lớn cho mỗi bên như cung lớn hơn cầu gây lãng phí, cầu lớn hơn cung gây thiếu thốn. Đó là lí do mà Market luôn gắn liền với Market Economy, nhằm điều chỉnh quy luật cung cầu, đảm bảo giá cả của sản phẩm dịch vụ ở mức ổn định nhất, giá trị của từng sản phẩm sẽ được quyết định do thị trường.

Tùy vào mỗi hoàn cảnh thì Market có các thuật ngữ khác nhau như: Thị trường giao dịch chứng khoán (Stock Market), thị trường giao dịch tiền tệ (Real Estate Market),…

Market cũng gắn liền đến từng địa điểm, hay những khu vực cụ thể, ví dụ như thị trường Việt Nam cũng là một Market, nơi tập hợp các loại doanh nghiệp cung cấp và bán các sản phẩm tiêu dùng dành cho người Việt Nam.

Các yếu tố kinh doanh như đầu tư, sản xuất, phân phối,… đều tuân theo quy luật cung cầu trong hệ thống kinh tế.

Các khối nước Châu Âu như Mỹ, Canada,.. hay Châu Á như Nhật Bản là một ví dụ về Market Economy. Market Economy không chịu ảnh hưởng hoàn toàn bởi quyết định các yếu tố trên của Chính Phủ vì Market Economy không thuộc nền kinh tế kế hoạch (Planned Economy) hay nền kinh tế chỉ huy (Command Economy).

Thuật ngữ Market xuất hiện từ đâu?

Nguồn gốc của thuật ngữ Market

Xem thêm:

Phân loại Market theo nhiều yếu tố

Như đã phân tích các khái niệm về Market, các chiến lược mục tiêu sẽ khác nhau theo từng loại Market. Cũng như Marketing được chia thành nhiều loại: Digital Marketing, Marketing Sale, Brand Marketing,.. thì Market cũng được chia thành nhiều loại khác nhau

Market theo hình thức trao đổi sản phẩm

Market được phân loại theo các dạng sản phẩm, dịch vụ được cung cấp tới người tiêu dùng như:

  • Traditional Market: Thị trường mua bán truyền thống diễn ra khi có hoạt động trao đổi trực tiếp các hàng hóa, sản phẩm giữa người mua và người bán. Ví dụ như mua hàng tại chợ, siêu thị,…
  • Ecommerce Market: Thị trường mua bán không tiếp xúc mà vẫn diễn ra, khi bên bán và bên mua trao đổi hàng hóa qua môi trường Internet.

Phân loại Market theo nhiều yếu tố

Hình thức trao đổi sản phẩm

Market theo mục tiêu

Market được phân loại theo từng cách đặt mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, các loại hoạt động mà doanh nghiệp muốn hướng tới trong kinh doanh:

  • Target Market: Sau khi xác định đúng tệp khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Target Market sẽ thực hiện các hoạt động bán hàng hướng đến khách hàng.
  • New Market: Thị trường mới này chiếm các tệp khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp chưa bao giờ tiếp cận. Để bán được hàng trong tệp này cần các hoạt động hỗ trợ khác .
  • Potentional Market: Doanh nghiệp nhận ra một cơ hội kinh doanh tiềm năng như: sản phẩm dịch vụ tiềm năng, thị trường tiềm năng, khách hàng tiềm năng,… nơi họ có thể bán và cung cấp đẩy mạnh doanh thu.

Theo mục tiêu từng Market

Theo mục tiêu từng Market

Market theo ngành hàng hoặc sản phẩm

Thị trường này phân loại theo các ngành hàng kinh doanh hoặc sản phẩm để tiêu thụ. Đây là cách phân loại được sử dụng nhiều nhất:

  • Car Market: Thị trường tiêu thụ xe ô tô, chuyên cung cấp và bán các sản phẩm liên quan đến ô tô.
  • Retail Market: Thị trường bán lẻ trực tiếp cho khách hàng mà không thông qua các bên trung gian khác.
  • Online Advertising Market: Đây là thị trường cung cấp các dịch vụ quảng cáo giúp doanh nghiệp phổ biến trên thị trường, tiếp cận gần hơn với khách hàng.
  • Real Estate Market: Thị trường chuyên mua bán các sản phẩm liên quan đến đất đai, bất động sản, chung cư, nhà ở,…
  • Cosmetic Market: Thị trường ngành làm đẹp bao gồm cho nam và nữ. Các sản phẩm gồm: đồ trang điểm, chăm sóc da, chăm sóc tóc,….

Xem thêm bài viết:

Market theo ngành hàng hoặc sản phẩm

Theo từng ngành hàng sản phẩm trong thị trường

Market theo khu vực địa lý 

Thị trường chuyên cung cấp và phân phối các sản phẩm theo địa điểm. Dựa vào khu vực địa hình mà doanh nghiệp sẽ tiếp cận như vùng nông thôn, vùng núi, vùng đồng bằng hay thành phố. Các thị trường quốc tế mà doanh nghiệp muốn hướng tới thì sẽ phân theo châu lục. Trong đó sẽ phụ thuộc vào từng văn hóa, nhu cầu của mỗi quốc gia để bán sản phẩm phù hợp.

  • US Market
  • Domestic Market
  • Korea Market
  • International Market
  • Việt Nam Market

Ví dụ: Khi doanh nghiệp muốn nhắm đến sản phẩm các loại thịt. Cần tìm hiểu trước về khu vực sẽ kinh doanh, tiềm năng phát triển. Đặc biệt, cần tránh các nước có dân cư theo đạo Hồi vì theo tôn giáo họ sẽ không ăn thịt bò,….

Từ đó cho thấy, doanh nghiệp nên nghiên cứu và khai thác sâu hơn chiến lược kinh doanh theo địa lý. Giảm được các rủi ro trong kinh doanh khi tiếp cận một thị trường nào đó.

Xem thêm:

Market theo khu vực địa lý

Theo khu vực địa lý từng thị trường

Cách thị trường (Market) hoạt động

Market là nơi tập trung các hoạt động tương tác, giao dịch hàng hóa và dịch vụ giữa khách hàng và doanh nghiệp, giữa người mua và người bán. Mọi hoạt động dựa trên quy luật cung – cầu của thị trường. Để một nền kinh tế phát triển ổn định thì phải có một thị trường cạnh tranh bình ổn, số lượng người mua và người bán không chênh lệch quá nhiều.

Các mối quan hệ cung và cầu đều được thiết lập bởi kinh tế. Người bán là nguồn cung cấp các sản phẩm, dịch vụ còn người mua sẽ là người tạo ra nhu cầu sở hữu sản phẩm, sử dụng dịch vụ.

Chính phủ luôn cố gắng cân bằng các giá bán cho hàng hóa và dịch vụ trên thị trường một cách ổn định nhất khi mà nguồn cung và cầu cân bằng. Sự cân bằng vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thu nhập, chất lượng, chi phí sản xuất, số lượng sản phẩm của người bán và người mua.

Hiểu rõ hơn thì khi xác định được nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng trên thị trường thì nhà sản xuất sẽ cung cấp số lượng hàng hóa, dịch vụ theo đó. Khi nguồn cung khan hiếm, số lượng ít mà nhu cầu mua hàng lại cao thì người bán thường sẽ tăng giá, thu lợi nhuận. Nhưng khi nguồn cung lớn, số lượng sản phẩm dư thừa trong khi nhu cầu của người tiêu dùng thì ít, người bán buộc phải giảm giá các sản phẩm để đẩy số lượng sản phẩm mà học cung cấp cho thị trường để tránh việc tồn kho gây lãng phí.

Đừng bỏ qua các nội dung:

Các cách để thị trường hoạt động ổn định

Các cách để thị trường hoạt động ổn định

Một số yếu tố cần nắm vững khi xác định Market (thị trường)

Đây là những việc cần làm trước khi bạn kinh doanh, xác định và nắm vững từng Market là gì giúp giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh.

Market model (mô hình thị trường)

B2B hay B2C?

Mô hình B2B (Business To Business) là mô hình bán hàng giữa các doanh nghiệp với nhau. Từ việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp này để doanh nghiệp khác hoàn thành sản phẩm cuối đến tay người tiêu dùng. Mô hình B2C (Business To Consumer) là mô hình trao đổi mua bán trực tiếp từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng.

Mass hay Niche?

Mass Market là thị trường nhắm đến phân khúc khách hàng và thị trường rộng lớn (Ví dụ: Doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm làm đẹp). Niche Market là thị trường nhắm đến phân khúc khách hàng và thị trường cụ thể, nhỏ hơn Mass Market (Ví dụ: Doanh nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm chăm sóc tóc)

 Trading hay Service?

Trading Business là doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hữu hình (Ví dụ: Doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm lau chùi sàn, nước lau kính,…) Còn Service Business là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ (Ví dụ: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lau dọn nhà cửa)

Xem thêm bài viết sau:

Một số yếu tố cần nắm vững khi xác định Market (thị trường)

Các mô hình thị trường hoạt động

Market feasibility (Tính khả thi của thị trường) 

Penetration và Consumption

  • Penetration (thâm nhập thị trường): Thể hiện sức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng so với tổng mục tiêu thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Penetration thường dùng để giúp các doanh nghiệp đánh giá về độ nhận biết của sản phẩm đối với người tiêu dùng.
  • Consumption (lượng tiêu thụ): Thể hiện mức độ sử dụng của khách hàng, một ngày sử dụng tần suất bao nhiêu lần? Sử dụng có thường xuyên không? 1 tháng sử dụng số lượng bao nhiêu?

Market là gì?

Tổng quan về kiến thức Market trong kinh doanh

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại timhieulichsuquancaugiay.edu.vn! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: VTC tuyển dụng, Gigamall tuyển dụng, Quỹ đầu tư tuyển dụng, …

Volume và Value

Phương thức đo lường Market Size được doanh nghiệp sử dụng chính là Volume và Value. Hai phương thức này có các ứng dụng riêng như

Market Size (Độ lớn của thị trường) khi sử dụng phương thức đo Volume sẽ tính theo lượng bán hàng hóa (Số lượng bán bao nhiêu chai sữa tắm, bán bao nhiêu chai nước mắm,…) Còn khi sử dụng phương thức đo Value sẽ tính theo số tiền khách hàng chi tiêu cho từng sản phẩm bằng các đơn vị như VND hay USD.

Vậy Volume và Value phương thức nào được sử dụng nhiều? Đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng Value và chỉ quan tâm đến giá trị cuối. Trong trường hợp, khi kinh tế suy thoái bán được ít hàng hóa, Volume giảm. Thì sẽ có cách tăng giá bán hoặc bán các sản phẩm khác có giá cao hơn nhằm duy trì hoặc tăng Value.

Market Share và Competition

  • Market Share (Thị phần): Là tỷ lệ mà một doanh nghiệp chiếm số phần trăm thị trường trên một thị trường ngành hàng nào đó. Ví dụ như: Ngành hàng sữa có giá trị 200.000 USD, doanh nghiệp A chuyên bán mặt hàng sữa chiếm 100.000 USD, chứng tỏ doanh nghiệp A chiếm 50% thị phần ngành sữa.

Competition (Cạnh tranh): Là thị trường trong đó có rất nhiều các doanh nghiệp cùng cung cấp và bán một ngành hàng nhất định và không chịu ảnh hưởng bởi giá cả nhiều. (Ví dụ: Coca và Pepsi là hai doanh nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm nước ngọt có ga).

Thông tin mới nhất về tình hình việc làm agency tuyển dụng tại đây!

Market feasibility (Tính khả thi của thị trường)

Các yếu tố khả thi của thị trường

Market understanding (thấu hiểu về thị trường) 

Life-stage (Vòng đời) 

Giai đoạn vòng đời của một sản phẩm hay thị trường đều trải qua theo từng chu kỳ: bắt đầu, tăng trưởng, bão hòa, suy giảm. Đây là vòng đời mà bất kì một sản phẩm nào cũng đều trải qua.

Challenge & Solution (Thử thách và giải pháp)

Đây là giai đoạn khá khó khăn đối với doanh nghiệp, tùy vào từng thị trường sẽ có những thử thách khác nhau, từ đó doanh nghiệp phải suy nghĩ đến các giải pháp giải quyết từng vấn đề. Doanh nghiệp nên chủ động vạch rõ các thử thách và giải pháp trước để giảm thiểu các rủi ro

Reborn & Shifting (Tái sinh và dịch chuyển)

Mỗi doanh nghiệp sẽ đi đến từng thời điểm kết thúc cho một thị trường, sản phẩm bất kì. Trước đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị các phương án tiếp theo cho sản phẩm hoặc thị trường. Nên cải tiến sản phẩm hay bước sang một thị trường mới sẽ là những câu hỏi cần trả lời của doanh nghiệp.

Yếu tố về thấu hiểu thị trường

Yếu tố về thấu hiểu thị trường

Thông qua bài viết này, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn hy vọng bạn đã có được những thông tin đầy đủ về Market là gì, hiểu rõ được các khái niệm Market, các loại thị trường,… Hãy đón chờ chúng tôi tại các bài viết mới khác nhé!

>>> Xem thêm các bài chia sẻ về chủ đề liên quan:

— HR Insider —

timhieulichsuquancaugiay.edu.vn – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

timhieulichsuquancaugiay.edu.vn là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

 

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm