- Giải đáp: Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa?
- Nguyên tắc ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi
- Nhóm thực phẩm cần cung cấp trong các bữa ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
- 10 thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 5 tháng tuổi
- 1. Cháo trắng cho trẻ ăn dặm
- 2. Bột bí đỏ, đậu xanh
- 3. Bột khoai tây sữa ăn dặm cho trẻ 5 tháng
- 4. Cháo khoai lang, thịt heo băm
- 5. Cháo khoai lang, trứng gà
- 6. Bột thịt gà, khoai lang cho bé ăn dặm kiểu truyền thống
- 7. Cháo cải bó xôi
- 8. Cháo cá lóc, bí xanh
- 9. Đu đủ xay sữa
- 10. Khoai lang hấp dầm bơ
- Một số lưu ý quan trọng khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ 5 tháng
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Các vấn đề về ăn dặm cho bé 5 tháng thường làm cha mẹ mất nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu. Trẻ 5 tháng tuổi đã ăn dặm được chưa và thực đơn cho con như thế nào là những thắc mắc thường gặp nhất. Hãy đồng hành cùng chúng tôi, các chuyên gia của timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ đưa ra lời giải đúng đắn nhất cho các bậc phụ huynh.
Cùng chuyên gia giải đáp các thắc mắc về ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Bạn đang xem: Mách mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi từ chuyên gia – Sakura Montessori
Giải đáp: Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa?
Trên thực tế nhiều gia đình cho trẻ ăn dặm từ 4 tháng tuổi, nhưng có những phụ huynh chọn cho con ăn dặm khi 8 – 9 tháng tuổi. Vậy đâu mới là thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều có tác động không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của con. Ăn dặm quá sớm có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa sẵn sàng tiếp nhận thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Ăn dặm quá muộn khiến con bị thiếu chất và năng lượng, dẫn đến tình trạng chậm phát triển.
>>Xem thêm: Giải đáp: Có nên cho trẻ ăn dặm sớm? Chuyên gia dinh dưỡng nói gì
Nhận biết các dấu hiệu trẻ sẵn sàng để quyết định thời điểm cho con ăn dặm
Thời điểm ăn dặm thích hợp nhất theo khuyến cáo khoa học là giai đoạn trẻ bước sang tháng thứ 6. Tuy nhiên thời điểm này thay đổi tùy theo nhu cầu và khả năng của riêng từng trẻ. Để giải đáp cho câu hỏi từ phụ huynh “Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa?” chúng ta cùng nhận biết các dấu hiệu trẻ sẵn sàng ăn dặm:
- Trẻ có cân nặng gấp đôi thời điểm mới sinh
- Trẻ có biểu hiện đói thường xuyên sau khi đã ăn sữa
- Trẻ có thể giữ thẳng đầu, có thể tự ngồi trên ghế ăn dặm
- Trẻ háo hức với các bữa ăn của người lớn, ngả người về phía trước khi được đút thức ăn
- Trẻ có thể cầm nắm đồ chơi và đưa lên miệng
- Trẻ có phản xạ đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa
- Trẻ không còn phản xạ dùng lưỡi đẩy vật lạ đưa vào miệng như trước
Cha mẹ hãy quan sát để nhận biết các dấu hiệu trẻ sẵn sàng ăn dặm và kiểm tra xem con có nuối thức ăn hay không. Nếu con nuốt đồ ăn xuống chứng tỏ con đã sẵn sàng ăn dặm. Thời điểm 6 tháng không phải là mốc quy định cho trẻ ăn dặm, hãy căn cứ vào các biểu hiện của từng trẻ để xác định thời điểm cho trẻ ăn dặm phù hợp.
Ăn dặm 5 tháng tuổi sao cho khoa học
Nguyên tắc ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi
Cho trẻ tập ăn dặm từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn
Khi cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm, chúng ta cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, để góp phần đảm bảo hành trình ăn dặm của con suôn sẻ, hiệu quả:
- Số bữa ăn dặm trong ngày: Trẻ bắt đầu ăn dặm cần có thời gian làm quen với thực phẩm mới ngoài sữa. Do đó ban đầu cha mẹ nên cho con ăn với số lượng 1 bữa/ngày. Sau đó hãy căn cứ vào nhu cầu, sự hấp thu của con để tăng lên 2 – 3 bữa/ngày nếu con muốn ăn nhiều hơn.
- Đảm bảo cung cấp đủ lượng sữa: Ngoài chế độ ăn dặm, trẻ 5 tháng cần được đảm bảo nhu cầu sữa, nên chúng ta cần cho con uống đủ lượng sữa cần thiết. Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều: Mới đầu phụ huynh nên cho con ăn 1 lượng ít để tập làm quen, hệ tiêu hóa không phải làm việc quá tải. Hãy cho trẻ ăn từ 1 – 2 thìa bột hoặc cháo loãng, sau đó tăng lên ⅓ – ½ bát nhỏ… Từ đó trẻ có thời gian thích nghi và hấp thu một cách tốt nhất.
- Cho trẻ ăn từ ngọt đến mặn: Trong giai đoạn trước trẻ chỉ ăn một loại thức ăn duy nhất là sữa, vì vậy khi bắt đầu ăn dặm hãy cho trẻ ăn từ ngọt đến mặn. Đầu tiên nên cho con ăn bột hoặc cháo vị giống sữa, sau đó bổ sung thêm rau củ đến thịt, cá…
- Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc: Đây cũng là nguyên tắc giúp trẻ làm quen với kết cấu thức ăn để hệ tiêu hóa kịp thích nghi và tiêu hóa tốt các loại thực phẩm mới.
- Cho trẻ ăn từ 1 – nhiều nhóm thực phẩm: Thực đơn các bữa ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi nên theo thứ tự từ 1 nhóm tinh bột hoặc ngũ cốc đến nhiều nhóm (kết hợp thêm với rau củ, sau đó đến thịt, cá…
- Không ép trẻ ăn: Hãy để trẻ ăn dặm tự nguyện không nên ép con ăn dẫn đến tình trạng tiêu cực, lâu dần bé sẽ bị biếng ăn. Cha mẹ cần tha đổi cách chế biến, trình bày món ăn để trẻ cảm thấy ngon miệng, thích thú và hợp tác.
Ăn dặm 5 tháng cần chú ý những gì
Nhóm thực phẩm cần cung cấp trong các bữa ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Một số nhóm thực phẩm cần cung cấp cho trẻ 5 tháng ăn dặm
Trong giai đoạn trẻ tập ăn dặm, một trong những điều quan trọng cha mẹ cần chú ý là đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng cần cung cấp cho con thông qua các nhóm thực phẩm. Vậy trẻ 5 tháng tuổi cần cung cấp các loại dinh dưỡng như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong nội dung tiếp theo:
Trên thực tế có nhiều phương pháp cho trẻ ăn dặm, nhưng trong các bữa ăn trẻ cần được cung cấp cân đối các loại thực phẩm sau:
- Ngũ cốc: Ngũ cốc thuộc nhóm thực phẩm nên cho trẻ ăn dặm đầu tiên ngay từ khi làm quen với ăn dặm. Cha mẹ có thể sử dụng các loại ngũ cốc như cháo gạo, bột gạo, bột yến mạch, khoai lang, bắp… Thời điểm đầu chúng ta có thể lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật bé 5 tháng để trẻ cảm nhận mùi vị riêng, cha mẹ phát hiệu khẩu vị của con. Sau đó kết hợp các loại thực phẩm chế biến theo kiểu truyền thống tiết kiệm thời gian cho cha mẹ bận rộn.
- Các loại rau củ: Rau củ cung cấp chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên với trẻ 5 tháng tuổi không phải có thể ăn được tất cả các loại rau củ. Cha mẹ nên cho bé ăn cà rốt, khoai tây, súp lơ, bắp cải, chuối, đu đủ, bơ… Lưu ý không nên kết hợp các loại rau củ kỵ nhau nấu ăn dặm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Thực phẩm giàu protein: Trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi cần được bổ sung các loại đậu, trứng, cá, tôm… là thực phẩm giàu protein cho trẻ. Con có thể ăn thịt heo, thịt gà, thịt bò, cá hồi, cá lóc kết hợp với các loại rau củ khác cung cấp đa dạng dinh dưỡng cho bé.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần quan tâm đến các loại thực phẩm không nên cho trẻ 5 tháng tập ăn, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Theo các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, không nên cho trẻ từ 5 tháng đến 12 tháng ăn các loại thực phẩm sau:
- Sữa bò tươi và mật ong
- Nước trái cây đóng chai có thể làm ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa
- Các loại thức ăn cứng có thể gây hóc nghẹn như các loại hạt, kẹo, thịt miếng, xúc xích…
- Không nên sử dụng muối, đường trong chế biến món ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi
- Tránh một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng như trứng, sữa bò, lúa mì, đậu nành, đậu phộng
10 thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 5 tháng tuổi
Mách mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi từ chuyên gia
Xây dựng thực đơn các bữa ăn dặm cho bé 5 tháng đủ dinh dưỡng, trẻ ngon miệng là điều phụ huynh nào cũng hướng đến. Mách nhỏ 10 công thức cho bé ăn dặm kiểu truyền thống từ chuyên gia dưới đây sẽ là gợi ý hay để cha mẹ thiết kế thực đơn cho trẻ.
1. Cháo trắng cho trẻ ăn dặm
Xem thêm : [Giải đáp] Nên cho trẻ học tiếng anh từ mấy tuổi là tốt nhất?
Cháo trắng cho trẻ ăn dặm
Khi trẻ mới tập ăn dặm cha mẹ nên cho con ăn cháo trắng. Món cháo này không những cung cấp tinh bột, năng lượng mà còn có nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể. Cho trẻ ăn cháo trắng còn giúp dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Xem thêm : SMISERS khám phá vô vàn điều hay tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam
Chuẩn bị nguyên liệu
Các bước chế biến
- Gạo tẻ vo sạch, thêm nước và ngâm trong khoảng 3 giờ, sau đó vớt ra để ráo nước
- Cho gạo vào nồi, thêm nước và đun đến khi cháo chín nhừ
- Cháo chín cho cháo qua rây để lấy hốn hợp nhuyễn
- Múc cháo ra bát, cho trẻ ăn trực tiếp khi cháo còn ấm
2. Bột bí đỏ, đậu xanh
Bột bí đỏ, đậu xanh ăn dặm giàu dinh dưỡng và giúp giải nhiệt tốt
Nấu bí đỏ, đậu xanh cho trẻ 5 tháng ăn dặm không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn giúp bé hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể và giải nhiệt. Hơn nữa, cách nấu bột này khá đơn giản, tốn ít thời gian nên được nhiều cha mẹ áp dụng.
Xem thêm : SMISERS khám phá vô vàn điều hay tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột gạo: 10g
- Bột đậu xanh: 10g
- Bí đỏ: 10g
Các bước chế biến
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch và thái miếng, hấp chín sau đó nghiền nhuyễn
- Cho bột đậu xanh, bột gạo, bí đỏ vào nồi thêm nước vào đánh tan hòa đều bột
- Đun và khuấy đều nồi bột đến khi bột chín, sánh lại thì tắt bếp
- Múc bột ra tô, chờ nguội và cho trẻ thưởng thức khi còn ấm
3. Bột khoai tây sữa ăn dặm cho trẻ 5 tháng
Bột khoai tây sữa – món ăn dặm cho trẻ 5 tháng
Trong khoai tây chứa nhiều tinh bột, các loại vitamin, chất xơ, vitamin C có lợi cho sức khỏe của trẻ. Kết hợp khoai tây, súp lơ xanh và sữa tạo nên món ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Món ăn này được chuẩn bị và chế biến như sau:
Xem thêm : SMISERS khám phá vô vàn điều hay tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai tây: 40g
- Súp lơ xanh: 40g
- Sữa bột hoặc sữa mẹ: 100ml
Các bước chế biến
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng
- Súp lơ xanh rửa sạch, tách miếng nhỏ
- Cho khoai tây, súp lơ vào nồi hấp chín, để nguội
- Cho khoai tây, súp lơ, sữa vào máy xay xay nhuyễn
- Trộn thêm sữa nếu chưa đạt độ nhuyễn mịn mong muốn
- Múc ra tô và cho trẻ thưởng thức trực tiếp
4. Cháo khoai lang, thịt heo băm
Cháo khoai lang, thịt heo giúp trẻ ăn ngon miệng
Khoai lang là thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, thích hợp cho trẻ ăn dặm. Kết hợp khoai lang với thịt heo tạo nên món cháo thơm ngọt, lành tính mà trẻ nào cũng thích. Cách chế biến món ăn này khá đơn giản, cụ thể như sau:
Xem thêm : SMISERS khám phá vô vàn điều hay tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai lang: ½ củ
- Thịt thăn heo: 20g
- Gạo tẻ: 20g
- Hành tím
- Dầu ăn dặm
Các bước chế biến
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng và cho vào hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn
- Thịt thăn heo rửa sạch, băm nhỏ, cho hành tím vào phi thơm với dầu ăn và cho thịt vào xào đến khi săn lại
- Gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước và ninh đến khi chín nhừ
- Khi cháo chín thêm thịt heo, khoai lang vào cháo khuấy đều và nấu sôi thêm khoảng 5 phút
- Cho hỗn hợp cháo vào máy xay nhuyễn đến khi đạt độ mịn mong muốn
- Múc cháo ra tô, thêm 1 thìa dầu ăn dặm trộn đều và chờ cháo nguội cho trẻ ăn trực tiếp
5. Cháo khoai lang, trứng gà
Cháo khoai lang, trứng gà chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của trẻ
Khoai lang kết hợp với trứng gà nấu cháo ăn dặm cho trẻ mang đến các thành phần tốt cho sức khỏe và đường ruột. Đây là gợi ý thú vị mà cha mẹ nên tham khảo đưa vào thực đơn ăn dặm cho con. Tuy nhiên với trẻ 5 tháng tuổi, phụ huynh chỉ nên nấu cho con ăn với lòng đỏ trứng gà.
Xem thêm : SMISERS khám phá vô vàn điều hay tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam
Chuẩn bị nguyên liệu
- Trứng gà: 1 lòng đỏ
- Khoai lang: 1/ 2 củ
- Gạo tẻ: 20g
Các bước chế biến
- Cho gạo vào vo sạch và ngâm trong nước khoảng 3 giờ, sau đó vớt ra để ráo nước và cho vào nồi ninh nhừ
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc và hấp chín mềm, nghiền nhuyễn
- Cháo chín, cho khoai lang và lòng đỏ trứng vào nồi đánh đều, vừa nấu vừa khuấy và để sôi khoảng 5 – 8 phút thì tắt bếp
- Múc cháo ra tô và cho trẻ thưởng thức khi cháo còn ấm
6. Bột thịt gà, khoai lang cho bé ăn dặm kiểu truyền thống
Bột thịt gà, khoai lang có vị ngọt dịu, hấp dẫn
Bột ăn dặm cho trẻ 5 tháng chế biến từ thịt gà và khoai lang mang đến vị ngọt dịu hấp dẫn trẻ. Món ăn này cung cấp đầy đủ tinh bột, vitamin C, sắt, đạm và chất xơ bổ sung cho cơ thể. Đây chính là công thức ăn dặm không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho con.
Xem thêm : SMISERS khám phá vô vàn điều hay tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam
Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt ức gà: 100g
- Khoai lang: 50g
- Bột ăn dặm: 30g
Các bước chế biến
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng, hấp chín và tán nhuyễn
- Thịt ức gà làm sạch, thái miếng, hấp chín sau đó xay nhuyễn
- Bột ăn dặm cho vào nồi thêm nước và hòa tan đều trước khi nấu
- Cho nồi bột lên bếp khuấy đều đến khi bột sánh lại, thêm thịt gà và khoai lang đảo đều trong 3 – 5 phút thì tắt bếp
- Hoàn thành món ăn dặm cho trẻ, cha mẹ có thể múc ra tô và cho con ăn trực tiếp
7. Cháo cải bó xôi
Cải bó xôi là món ăn dặm tốt cho phát triển hệ xương của trẻ
Trong cải bó xôi có chứa nhiều canxi, magie là những thành phần tốt cho sự phát triển hệ xương của trẻ. Trong rau còn có nhiều dưỡng chất như sắt, vitamin, kali… giúp tăng cường đề kháng, phát triển não bộ. Vì vậy cha mẹ nên đưa thực phẩm này vào các công thức món ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi.
Xem thêm : SMISERS khám phá vô vàn điều hay tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cải bó xôi: 4 – 5 lá
- Gạo tẻ: 20g
- Dầu ăn dặm
Các bước chế biến
- Cho gạo vào vo sạch và ngâm trong nước khoảng 3 giờ, sau đó vớt ra để ráo nước và cho vào nồi ninh nhừ
- Cải bó xôi rửa sạch, luộc chín mềm và nghiền nhuyễn
- Cháo chín nhừ cho rau vào nồi và khấy đều khoảng 5 phút thì tắt bếp
- Múc cháo ra bát, thêm 1 muỗng dầu ăn dặm trộn đều là hoàn thành, cho trẻ ăn trực tiếp khi cháo nguội bớt
8. Cháo cá lóc, bí xanh
Cháo cá lóc, bí xanh giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cường sức khỏe, thể chất
Cá lóc là thực phẩm ăn dặm hỗ trợ thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp cho bé. Nấu cháo cá lóc kết hợp bí xanh giúp con ăn ngon miệng và tăng cường sức khỏe, thể chất. Tham khảo công thức chế biến món ăn này nhanh gọn mà thơm ngon ngay ở đây cha mẹ nhé.
Xem thêm : SMISERS khám phá vô vàn điều hay tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam
Chuẩn bị nguyên liệu
- Phi lê cá lóc: 150g
- Bí xanh: 1 miếng
- Gạo tẻ: 20g
- Phô mai: 1 viên
- Gừng
Các bước chế biến
- Cho gạo vào vo sạch và ngâm trong nước khoảng 3 giờ, sau đó vớt ra để ráo nước và cho vào nồi ninh nhừ
- Làm sạch cá lóc, để ráo nước, khứa vào đường trên thân và hấp với miếng gừng nhỏ
- Khi cá chín để nguội bớt, gỡ lấy phần thịt cá, bỏ xương
- Gọt vỏ bí xanh, rửa sạch, cắt miếng và luộc chín và nghiền nhuyễn
- Cháo chín thêm thịt cá hấp, bí xanh nghiền và khuấy đều, đun sôi tiếp khoảng 5 -7 phút thì tắt bếp
- Múc cháo ra bát, chờ cháo nguội và cho trẻ 5 tháng ăn trực tiếp
9. Đu đủ xay sữa
Đu đủ xay sữa món ngon tốt cho tiêu hóa trẻ ăn dặm
Đu đủ xay sữa là món ăn phụ bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ ăn dặm, hỗ trợ bé tăng cân tốt. Hãy cùng chúng tôi vào bếp để chế biến món ăn khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao cho con này cha mẹ nhé.
Xem thêm : SMISERS khám phá vô vàn điều hay tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam
Chuẩn bị nguyên liệu
- Đu đủ chín: ¼ quả
- Sữa mẹ hoặc sữa bột: 100ml
Các bước chế biến
- Gọt sạch vỏ, bỏ ruột đu đủ giữ lại phần thịt quả và cắt miếng nhỏ, sau đó cho đu đủ vào hấp chín
- Cho đu đủ hấp vào máy xay, thêm sữa và xay nhuyễn thành hỗn hợp mịn
- Cho hỗn hợp ra chén hoặc ly và cho trẻ thưởng thức ngay
10. Khoai lang hấp dầm bơ
Khoai lang hấp dầm bơ – Món ăn dặm hấp dẫn cho trẻ 5 tháng
Cha mẹ đã bao giờ nghĩ đến món dăm cho bé 5 tháng với khoai lang hấp dầm bơ chưa. Đây chắc chắn là món ăn có vị thơm ngon đặc biệt khiến trẻ thích thú và hợp tác. Mời cha mẹ tham khảo cách dễ biến nhanh gọn ngay ở đây nhé.
Xem thêm : SMISERS khám phá vô vàn điều hay tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai lang: 1 củ nhỏ
- Bơ chín: ½ quả
- Sữa mẹ hoặc sữa bột
Các bước chế biến
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng và hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn
- Bơ chín bỏ vỏ, bỏ hạt, tách lấy phần thịt và nghiền nhuyễn
- Trộn khoai lang và bơ, thêm sữa và đánh đều đến khi được hỗn hợp nhuyễn mịn thích hợp cho trẻ ăn
- Hoàn thành món ăn dặm kiểu Nhật bé 5 tháng thơm ngon, nên cho trẻ ăn ngay khi chế biến xong
Một số lưu ý quan trọng khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ 5 tháng
Nên chọn rau củ theo mùa chế biến đồ ăn dặm cho trẻ
Để đảm bảo hành trình tập ăn dặm của trẻ 5 tháng hấp dẫn với các con, chế biến thực phẩm không mất chất dinh dưỡng, các món ăn đủ chất cha mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:
- Cân bằng dinh dưỡng: Trẻ cần được ăn dặm đủ 4 nhóm chất thiết yếu là chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Vì vậy cha mẹ cần sử dụng hài hòa các loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ, cân đối cho con trong suốt quá trình ăn dặm.
- Chọn rau củ theo mùa: Chọn rau củ theo mùa, có nguồn gốc rõ ràng để thực phẩm tươi ngon, tránh các loại thuốc bảo quản độc hại. Rau củ mua về nên chế biến ngay hoặc bảo quản đúng cách để giữ chất dinh dưỡng và sự tươi ngon cho món ăn sau chế biến.
- Không chế biến món ăn dặm với các loại thực phẩm kỵ nhau: Có những loại thực phẩm kỵ nhau cha mẹ nên chú ý không nấu chúng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Ví dụ không nấu chúng cà chua và dưa leo, củ cải trắng và cà rốt…
- Nấu cháo ăn dặm không dùng nước lạnh: Khi nấu cháo cho trẻ hãy dùng nước ấm, tránh dùng nước lạnh sẽ khiến các chất có trong gạo dễ bị bay hơi. Sử dụng nước ấm vừa lưu giữ tốt dưỡng chất, vừa tiết kiệm thời gian nấu nướng.
- Không hâm đi, hâm lại cháo nhiều lần trong ngày: Cha mẹ nên cân đối nấu đủ lượng cháo cho trẻ ăn theo từng bữa. Tránh tình trạng dư thừa, mỗi lần cho trẻ ăn lại hâm đi hâm lại là cháo mất dinh dưỡng, mùi vị nồng làm trẻ khó ăn.
- Rã đông thực phẩm đúng cách: Để rã đông thực phẩm cha mẹ nên chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát. Không nên rã đông bằng nước nóng hay để ngoài nhiệt động phòng dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn và mất chất dinh dưỡng của thực phẩm.
Hành trình tập ăn dặm cho trẻ chưa bao giờ là dễ dàng, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn từ cha mẹ. Để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng khoa học, đủ chất giúp con phát triển tốt, trẻ ăn ngon miệng cần phụ huynh nghiên cứu tìm hiểu nhiều kiến thức có liên quan. Hy vọng các gợi ý từ chuyên gia trên đây sẽ giúp ích cho cha mẹ đơn giản hóa được mọi vấn đề. Chúc cha mẹ và các con có giai đoạn đồng hành cùng con tập ăn dặm và trẻ ăn dặm hiệu quả.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)