- Ăn dặm đối với trẻ 8 tháng quan trọng như thế nào?
- Tại sao trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm?
- Do sinh lý
- Do bệnh lý
- Do tâm lý
- Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm
- Giải pháp đối với nguyên nhân sinh lý
- Giải pháp đối với nguyên nhân bệnh lý
- Giải pháp đối với nguyên nhân tâm lý
- Gợi ý thực đơn cho bé 8 tháng không chịu ăn dặm
- Cháo cá lóc và cà rốt
- Súp khoai tây, cà rốt và thịt bò
- Cháo cá lóc khoai lang
- Bột thịt rau củ
- Trái cây tươi cùng sữa chua
- Những lưu ý quan trọng khi cho trẻ 8 tháng ăn dặm
- Một số câu hỏi thường gặp
- Làm sao để bé hứng thú ăn dặm?
- Khắc phục tình trạng Bé 8 tháng không chịu ăn chỉ uống sữa?
- Bé 8 tháng không chịu ăn cháo phải làm sao?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Biếng ăn vào giai đoạn tập ăn dặm là một trong những tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là những trẻ 8 tháng vẫn không chịu ăn dặm càng khiến nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy tại sao trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp nhé.
Ăn dặm đối với trẻ 8 tháng quan trọng như thế nào?
Ăn dặm có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi
Bạn đang xem: Mách mẹ cách “TRỊ” trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm
Khi trẻ được 8 tháng tuổi nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở giai đoạn này cao hơn nhiều so với những tháng đầu đời. Lúc này nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ, tuy nhiên nếu chỉ bú mẹ thì sẽ không đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Bên cạnh đó trẻ 8 tháng tuổi đã có những thay đổi mạnh mẽ về thể chất, trẻ đã bắt đầu tập bò, tập nói…nên cần nhiều năng lượng và dinh dưỡng để hoạt động. Nếu thời điểm này trẻ không được cung cấp đủ những năng lượng cần thiết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển về sau này. Vậy nên ăn dặm đối với trẻ 8 tháng tuổi là cực kỳ quan trọng mà cha mẹ cần chú ý để bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất cho trẻ.
Tuy nhiên có những trẻ 8 tháng không chịu ăn dặm là vì sao? Hãy cùng theo dõi ở phần tiếp theo.
Góc giải đáp mọi câu hỏi về ăn dặm
Tại sao trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm?
Do sinh lý
Giai đoạn 8 tháng tuổi trẻ đã có những thay đổi và sự phát triển về thể chất nhất định. Vì vậy thời điểm này cha mẹ cần phải cho trẻ ăn dặm để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết ngoài nguồn sữa mẹ. Thực tế có những trẻ rất háo hức thưởng thức những món ăn dặm mới lạ song cũng có nhiều trẻ lại ăn rất ít hoặc không chịu ăn. Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé 8 tháng ngậm miệng không chịu ăn là do yếu tố sinh lý như:
Trẻ 8 tháng tuổi không chịu ăn dặm do sinh lý
+ Trẻ 8 tháng đang trong giai đoạn mọc răng nên lợi bị sưng và nứt ra kèm theo nước dãi chảy nhiều khiến trẻ bị đau, mệt mỏi và khó chịu. Vậy nên việc trẻ không muốn ăn là hết sức bình thường, cha mẹ nên quan sát và kiểm tra vấn đề này để tránh tình trạng ép trẻ ăn khi trẻ đang mọc răng.
+ Cha mẹ có thể thấy rằng vào giai đoạn này trẻ đang có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất và hoàn thiện các kỹ năng quan trọng đầu đời như tập bò, ngồi…Những thay đổi sinh lý này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ ăn của trẻ và là nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn dặm.
>>Xem thêm: Bước ngoặt phát triển của con: Trẻ mấy tháng biết ngồi?
+ Một số trẻ 8 tháng tuổi không chịu ăn dặm có thể là do trẻ chưa thích nghi được với việc thay đổi cách chế biến món ăn mới. Trước đó trong khẩu phần ăn của trẻ chỉ uống sữa vậy nên khi chuyển từ việc hoàn toàn uống sữa sang đồ ăn đặc hơn khiến trẻ chưa quen. Bên cạnh đó số bữa ăn và lượng thức ăn tăng lên cũng sẽ khiến hệ tiêu hóa nhạy cảm hơn dẫn đến trẻ biếng ăn, chán ăn.
+ Ngoài ra có những trẻ không chịu ăn dặm vì rơi vào tuần khủng hoảng nên trẻ có biểu hiện bám mẹ, khó tính thường xuyên quấy khóc và biếng ăn.
>>Xem thêm: Bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán mẹ đừng bỏ lỡ
Do bệnh lý
Lý do tiếp theo khiến bé 8 tháng không chịu ăn chỉ uống sữa là các yếu tố liên quan đến bệnh lý:
+ Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân do hệ miễn dịch còn yếu khiến trẻ có cảm giác không thèm ăn, chán ăn.
+ Trẻ bị mắc một số căn bệnh như sốt, cảm cúm, viêm họng,…khiến cơ thể trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi, không muốn ăn.
Xem thêm : Mắt trái giật là điềm báo gì? Lý giải về hiện tượng mắt giật
+ Trẻ 8 tháng tuổi ngoài các bệnh liên quan đến đường hô hấp, cảm sốt còn thường gặp các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, khó tiêu…Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không hào hứng với các món ăn dặm.
+ Trẻ bị tưa miệng do nấm vi nấm Candida albicans tạo nên những mảng trắng dày bám trên lưỡi khiến trẻ bị đau rát nên sợ bú, sợ ăn sẽ bị đau.
Do tâm lý
Trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi không ăn dặm do các yếu tố tâm lý
Ngoài các lý do sinh lý và bệnh lý thì yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm. Việc cha mẹ tạo cho trẻ giờ giấc và thói quen không khoa học, mỗi bữa ăn kéo dài quá lâu, thời gian các bữa ăn không hợp lý làm hệ tiêu hóa làm việc quá tải….Một số cha mẹ tạo cho trẻ thói quen không tốt là vừa rong trẻ vừa cho ăn, vừa cho xem tivi, điện thoại vừa cho trẻ ăn,…Những thói quen này đều gây nên những tác động xấu khiến trẻ không tập trung cho việc ăn, không cảm nhận hết vị của đồ ăn, không chịu ăn.
>>Xem thêm: Khám phá ngay các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 0 – 6 tuổi
Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm
Mách mẹ cách “trị” bé 8 tháng không chịu ăn dặm
Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm cha mẹ cần xác định đúng nguyên nhân để đưa ra giải pháp hợp lý.
Giải pháp đối với nguyên nhân sinh lý
Với những trẻ biếng ăn, không chịu ăn dặm do sinh lý thì thường thời gian không kéo dài quá lâu. Vì vậy việc cần thiết là cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn, kiên nhẫn, tạo không khí vui vẻ khi ăn, thường xuyên khích lệ, động viên trẻ để khơi gợi cho trẻ sự hứng thú với thức ăn và tuyệt đối tránh ép trẻ ăn.
Nếu trẻ đang trong giai đoạn mọc răng cha mẹ cần vỗ về, dỗ dành, chăm sóc con thật tốt, qua giai đoạn này con sẽ có thể ăn uống bình thường cha mẹ không nên quá nóng vội.
Giải pháp đối với nguyên nhân bệnh lý
Giải pháp giúp trẻ 8 tháng tuổi không chịu ăn dặm
Yếu tố bệnh lý khiến trẻ 8 tháng không chịu ăn dặm rất nguy hiểm và cần phải được chữa trị dứt điểm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trước tiên cha mẹ cần cho con đi khám để biết được nguyên nhân cũng như cách điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó cha mẹ cần tăng cường thực phẩm giàu vitamin và chất xơ như rau xanh, củ quả, các loại trái cây…trong khẩu phần ăn hàng của trẻ. Các loại thực phẩm này vừa tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời giúp trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra để giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt cha mẹ nên tham khảo cho bé sử dụng thêm men vi sinh và một số vi chất cần thiết như vitamin D, kẽm, selen,…
Giải pháp đối với nguyên nhân tâm lý
Với những trẻ 8 tháng không chịu ăn dặm do nguyên nhân tâm lý điều quan trọng hàng đầu là cha mẹ không được ép trẻ ăn, dọa nạt hoặc quát mắng. Thay vào đó cha mẹ cần tại không khí vui vẻ, khích lệ, động viên trẻ trong khi ăn. Hãy thử thay đổi cách chế biến món ăn đa dạng và hấp dẫn hơn để tạo hương vị hấp dẫn, kích thích vị giác của trẻ. Xây dựng chế độ ăn với số lượng bữa và thời gian giữa các bữa ăn hợp lý với 3 bữa ăn chính, 1 đến 2 bữa ăn phụ cách đều nhau khoảng 3 đến 4 tiếng.
Cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen ăn uống khoa học không vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại, không đi rong để ăn. Khi ăn cần ngồi vào ghế ăn dặm, các bữa ăn được sắp xếp theo khung giờ cố định và mỗi bữa ăn tối đa kéo dài 30 phút.
Gợi ý thực đơn cho bé 8 tháng không chịu ăn dặm
Gợi ý thực đơn cho bé 8 tháng không chịu ăn dặm
Ba mẹ đang rối bời vì bé yêu chẳng chịu ăn, vậy thì thử ngay các thực đơn dưới đây, đảm bảo bé sẽ thích mê:
Cháo cá lóc và cà rốt
- Nguyên liệu: gạo, cá lóc, cà rốt, dầu ăn trẻ em
- Chế biến: Cho gạo vào nấu cháo, cá lóc sơ chế rồi đem đi luộc khi chín lọc lấy thịt và nghiền nhuyễn. Cà rốt rửa sạch gọt vỏ rồi thái mỏng và xay nhuyễn. Sau đó cho cá lóc và cà rốt đã nhuyễn vào nồi cháo khuấy đều để các nguyên liệu hoàn quyện vào nhau, cuối cùng cho thêm ít dầu ăn trẻ em.
Súp khoai tây, cà rốt và thịt bò
- Nguyên liệu: khoai tây, cà rốt, thịt bò
- Chế biến: Đem hấp chín 1 củ khoai tây và nghiền nhuyễn, cà rốt cắt hạt lựu, thịt bò xay nhuyễn. Cho 3 nguyên liệu vào nấu cùng nhau.
Cháo cá lóc khoai lang
- Nguyên liệu: Gạo, cá lóc, khoai lang, dầu ăn trẻ em
- Chế biến: Dùng gạo nấu cháo, cá lóc đem hấp hoặc luộc chín rồi lọc lấy thịt xay nhuyễn. Khoai hấp hoặc luộc chín và nghiền nhuyễn. Cho cá lóc, khoai lang đã nghiền nhuyễn vào nồi cháo nấu thêm lúc nữa cho thêm dầu ăn trẻ em.
Bột thịt rau củ
- Nguyên liệu: Bột gạo, khoai tây, cải xanh, cà rốt, thịt heo, dầu ăn trẻ em
- Chế biến: Khoai tây, cà rốt, cải xanh đem luộc rồi xay nhuyễn, thịt heo luộc chín đem băm nhuyễn và xay mịn. Bột gạo cho vào nước nấu sôi rồi cho khoai tây, cà rốt, cải xanh đã xay nhuyễn vào khuấy đều cho đến khi chín thêm chút dầu ăn.
Trái cây tươi cùng sữa chua
- Nguyên liệu: Các loại trái cây tươi như bơ, chuối, xoài,…, sữa chua
- Chế biến: Trái cây đem gọt vỏ và xay nhuyễn phần thịt của trái cây, lấy phần thịt trái cây vừa xay nhuyễn trộn đều với sữa chua để bé thưởng thức.
Những lưu ý quan trọng khi cho trẻ 8 tháng ăn dặm
Xây dựng thực đơn đa dạng cho trẻ 8 tháng ăn dặm
Khi xây dựng thực đơn cho trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm cần lưu ý các vấn đề sau đây:
+ Trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho trẻ cha mẹ không nên thêm bất kỳ loại gia vị nào vào đồ ăn. Trẻ ăn đồ ăn nguyên chất vừa giúp bảo vệ và phát triển vị giác vừa có thể bảo vệ thận không bị quá tải.
Xem thêm : Kỷ luật Tích cực là gì? Phương pháp để áp dụng thành công với trẻ
+ Chú ý vệ sinh các dụng cụ chế biến cẩn thận trước và sau khi chế biến đồ ăn để đảm bảo vệ sinh, tránh cho vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
+ Trong một bữa ăn cần tránh cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cá,…sẽ dễ khiến thận, gan làm việc liên tục, quá tải.
+ Bên cạnh các món ăn dặm cần xen kẽ sữa mẹ trong ngày để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ được tốt nhất trong 2 năm đầu đời.
+ Thức ăn không nên quá lỏng sẽ làm trẻ không tập nhai được, tuy nhiên cũng không được quá đặc sẽ khiến trẻ khó tiêu hóa.
+ Tuân thủ nguyên tắc cho con ăn từ loãng đến đặc và từ ít đến nhiều.
Một số câu hỏi thường gặp
Làm sao để bé hứng thú ăn dặm?
Để trẻ 8 tháng không chịu ăn dặm hứng thú ăn cha mẹ có thể áp dụng các cách sau:
+ Bổ sung đa dạng thực phẩm vào thực đơn hàng ngày của trẻ để mang đến cho trẻ những trải nghiệm vị giác mới lạ kích thích trẻ ham ăn.
+ Trang trí món ăn dặm với nhiều màu sắc bắt mắt để hấp dẫn bé
+ Hình thành cho trẻ thói quen ăn dặm đúng giờ giúp hệ tiêu hóa tiết ra men tiêu hóa kích thích sự ngon miệng của trẻ khi ăn.
+ Cho trẻ ngồi vào ghế ăn để trẻ tập trung cho việc ăn không xem tivi, điện thoại, chơi đồ chơi hoặc bế rong đi chơi trong lúc ăn.
+ Tạo không khí thoải mái, động viên, khích lệ trẻ ăn không dọa nạt, thúc ép
Khắc phục tình trạng Bé 8 tháng không chịu ăn chỉ uống sữa?
Để khắc phục tình trạng bé 8 tháng không chịu ăn chỉ uống sữa cha mẹ cần áp dụng các biện pháp như:
+ Thử nghiệm cho trẻ các món ăn khác nhau vừa tăng cảm giác ngon miệng vừa cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
+ Kiên trì cho bé tiếp xúc với nhiều món ăn để tăng vị giác của bé, không vội từ bỏ các món ăn trẻ từ chối
+ Khuyến khích trẻ dùng tay để tự ăn, bốc đồ ăn
+ Kiên nhẫn tìm cách kết hợp các loại thực phẩm để kích thích trẻ ăn ngon hơn
Bé 8 tháng không chịu ăn cháo phải làm sao?
Với những bé 8 tháng không chịu ăn cháo cha mẹ có thể đổi luân phiên sang các món khác như súp, bột, các loại bánh ăn dặm,…Bên cạnh đó cha mẹ nên đa dạng món cháo bằng cách kết hợp thêm rau củ và các loại thịt, cá, trứng,…để có nhiều hương vị khác nhau kích thích trẻ. Thời gian đầu có thể trẻ chưa tiếp nhận nhưng cần kiên trì để cho trẻ chấp nhận các món ăn mới này. Đồng thời cha mẹ cũng cần xây dựng thời gian các bữa ăn khoa học, hợp lý để trẻ không gây áp lực cho hệ tiêu hóa làm việc liên tục cũng sẽ khiến cho trẻ biếng ăn.
Ngoài ra trước bữa ăn chính cha mẹ không cho bé ăn thêm các loại đồ ăn vặt bởi vì sẽ làm trẻ cảm thấy đầy bụng không còn cảm thấy thèm ăn và tạo nên thói quen xấu bỏ bữa.
Sau bài viết này hy vọng các bậc làm cha mẹ đã biết được nguyên nhân và giải pháp để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm. Mong rằng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu giúp con luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện về cả thể chất, tinh thần.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)