Văn khấn rằm tháng Chạp được timhieulichsuquancaugiay.edu.vn cập nhật chi tiết. Tổng hợp những bài văn khấn trong ngày rằm giúp gia đình cầu bình an và sức khỏe.
Ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng Chạp
Vào những ngày rằm mỗi tháng đa số các gia đình Việt Nam sẽ thực hiện các nghi lễ cúng để cầu bình an và tài lộc. Tuy nhiên ngày rằm tháng Chạp được xem là một ngày quan trọng vì tượng trưng cho việc kết thúc một năm.
Bạn đang xem: Lễ, mâm cúng đầy đủ
Cúng rằm tháng Chạp cầu bình an và tài lộc
Rằm tháng Chạp là ngày mấy?
Rằm tháng Chạp là ngày 15 tháng 12 âm lịch. Theo người xưa, đây được xem là ngày rằm kết thúc một năm nên nghi thức cúng được diễn ra trang trọng. Việc cúng bái vào ngày này nhằm thể hiện lòng biết ơn trong năm cũ và cầu mong một năm mới suôn sẻ.
Rằm tháng Chạp năm nay là ngày 14 tháng 1 năm 2025 dương lịch.
Rằm tháng Chạp năm nay vào tháng 1 năm 2025
Nên cúng rằm tháng Chạp khi nào?
Bạn nên cúng rằm tháng Chạp vào buổi sáng trong khoảng từ 7 giờ – 9 giờ sáng.
Không có quy định bắt buộc về việc phải cúng rằm tháng Chạp vào khi nào. Tuy nhiên, lễ cúng cần được thực hiện đúng ngày, không nên thực hiện quá sớm hoặc muộn.
Nếu gia đình không thể tiến hành vào đúng ngày rằm thì có thể làm lễ vào tối ngày 14 âm lịch. Tránh cúng sau ngày 15 vì sẽ khiến nghi lễ không còn linh thiêng.
Lưu ý, đầu tháng chạp âm cũng phải chuẩn bị văn khấn mùng 1 tháng 12 và lễ lạt đầy đủ. Ngày này quan trọng không kém, bạn cần hiểu ý nghĩa và thực hiện đúng truyền thống.
Lễ cúng rằm tháng Chạp gồm những gì?
Lễ cúng bắt buộc cần có trong ngày này bao gồm:
- Hương (nhang thơm)
- Nến
- Đèn vàng
- Trái cây tươi
- Trầu cau
- Bánh kẹo
- 5 chén rượu
Ngoài ra các gia đình có thể chuẩn bị thêm mâm cúng rằm tháng Chạp gồm các món mặn hoặc chay tùy ý. Nếu là cỗ mặn thì thường có các món sau:
- Xôi đồ
- Nem
- Giò/chả
- Canh
- Rau xào
Lễ cúng ngày 15 tháng 12 âm lịch cần được chuẩn bị chỉn chu và tươm tất hơn. Ngoài ra, văn khấn cần chuẩn bị kỹ lưỡng và phải thành tâm thì lễ cúng mới có ý nghĩa.
Mâm cúng rằm tháng Chạp cần chuẩn bị kỹ lưỡng
Bài cúng rằm tháng Chạp
Khi thực hiện các nghi thức cúng bái, gia chủ đọc văn khấn mùng 15 tháng 12 cho thần linh, thổ công trước. Sau đó mới thực hiện văn khấn cho gia tiên.
Văn cúng rằm tháng Chạp thần linh
Bài khấn rằm tháng Chạp cho thần linh sẽ giúp gia chủ được bảo vệ và bình an:
Xem thêm : Quán Ăn Ngon 18 Phan Bội Châu – Nơi tìm lại hương vị Hà Thành xưa cũ
Nam mô a di Đà Phật
Xem thêm : Quán Ăn Ngon 18 Phan Bội Châu – Nơi tìm lại hương vị Hà Thành xưa cũ
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật (3 lạy)
Con lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật 10 phương.
Con kính lạy Ngài Hoàng thiên hậu Thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài bản cảnh Thành Hoàng, kính lạy ngài bản xứ Thổ địa, kính lạy ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.
Tín chủ (chúng) con tên là: (tên gia chú)
Ngụ tại: (địa chỉ)
Hôm nay là ngày rằm tháng Chạp âm lịch năm …, tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà xin được thành tâm đọc văn khấn rằm tháng chạp thần linh và sửa soạn hương hoa lễ vật, lễ bạc lòng thành, kính dâng trước án.
Chúng con cúi lạy kính mời các vị thần linh giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại cúi lạy kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ tại khu đất này, đồng lâm án tiền, đồng lai hiến hưởng.
Tín chủ con và toàn thể con cháu lễ bạc tâm thành, kính lễ trước án, cầu xin các vị chư thần phù hộ, độ trì cho toàn gia chúng con mạnh khỏe bình yên, công việc hanh thông, mọi sự đều như ý, tốt lành.
Con xin cẩn cáo!
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật (3 lạy)
Xem thêm : Lý do Streamer Pokimane không tham gia vào OnlyFans
Nếu đi ghe, đi thuyền vùng sông nước, bạn nên lưu thêm các bài văn khấn cúng bà Cậu. Đây là phong tục được lưu truyền hằng trăm năm được nhiều ngư dân áp dụng.
Văn khấn ngày rằm tháng Chạp gia tiên
Văn khấn 15 tháng 12 âm lịch cho gia tiên để tạ ơn và cầu mong bình an trong một năm mới sắp tới:
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật (3 lạy)
Con xin kính lạy Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá huynh đệ, cô gì tỷ muội nội tộc, ngoại tộc
Con kính lạy trước vong linh của (đọc tên những người được thờ cúng trong nhà).
Hôm nay là ngày rằm tháng Chạp âm lịch năm …, tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà xin được thành tâm đọc bài văn khấn gia tiên ngày rằm tháng chạp và sửa soạn hương hoa lễ vật, lễ bạc lòng thành, kính dâng trước án.
Chúng con cúi lạy kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội tộc, ngoại tộc, họ … và vong linh của các vị … Cúi xin gia tiên thương xót con cháu tề tựu linh thiêng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con và toàn thể con cháu lễ bạc tâm thành, kính lễ trước án, cầu xin các vị chư thần phù hộ, độ trì cho toàn gia chúng con mạnh khỏe bình yên, công việc hanh thông, mọi sự đều như ý, tốt lành.
Phục duy cẩn cáo! (3 lạy)
Các bài khấn rằm tháng Chạp
Những điều cần lưu ý trong ngày rằm tháng Chạp
Rằm tháng Chạp được coi là một trong những ngày lễ quan trọng nên ông bà ta quan niệm cần lưu ý những việc sau để không rước vận xui vào người:
- Kiêng vay mượn: Việc vay mượn trong ngày này sẽ khiến tài lộc giảm và dễ gặp khó khăn tài chính trong năm sau.
- Kiêng cãi cọ, đánh nhau: Cãi cọ, lớn tiếng trong ngày này sẽ gây ảnh hưởng đến vận mệnh, dễ làm phật lòng bề trên.
- Kiêng suy nghĩ hại người: Nếu có suy nghĩ xấu hại người khác sẽ khiến bề trên giáng họa cho chính mình.
- Kiêng làm vỡ bát đĩa: Người xưa quan niệm, bát đĩa rơi vỡ là điềm báo xấu, khiến tình cảm gia đình rạn nứt.
- Tránh đọc văn khấn cầu con trong ngày này. Bạn nên chọn ngày các để cầu tự hoặc nếu muốn gia tiên phù hộ, có thể nhờ nhẹ 1 câu thay vì đọc cả bài khấn trong ngày rằm tháng chạp.
Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo về mặt tín ngưỡng và tâm linh.
Cần lưu ý một số điều trong ngày này
Kết luận
Văn khấn rằm tháng Chạp và những điều cần kiêng kỵ trong ngày này được tổng hợp tại timhieulichsuquancaugiay.edu.vn. Để lễ cúng diễn ra suôn sẻ, gia đình cần chuẩn bị lễ vật và văn khấn bằng tấm lòng thành kính thì sẽ được phù hộ.
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Blog
Ý kiến bạn đọc (0)