Kiến thức tiểu học

KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ: XỬ TRÍ KHI BỊ LẠC

21

“Lạc” không chỉ là trẻ bị lạc đường, mà chính là khi trẻ rời khỏi tầm mắt, sự kiểm soát của cha mẹ. Ngay ở nhà, trẻ cũng có thể bị “lạc” nếu cha mẹ không dõi theo kỹ lưỡng. Bởi vậy dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc là việc vô cùng cần thiết và cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc là việc vô cùng cần thiết và cần được thực hiện càng sớm càng tốt

Bài viết này sẽ bật mí 5 cách có thể dạy cho trẻ khi bị lạc để đảm bảo trẻ được an toàn, mời các phụ huynh cùng tìm hiểu.

Dạy trẻ cách phòng tránh đi lạc

Từ độ tuổi mầm non, trẻ đã hiếu động, thích chạy nhảy, thích khám phá thế giới xung quanh, thoáng cái đã “đâu mất tiêu”. Điều này đặc biệt thấy rõ khi chúng ta bước vào một khu trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, luôn nghe thấy loa phóng thanh tất bật thông báo danh sách dài trẻ lạc đang chờ bố mẹ đến đón.

Nhưng không phải ở đâu cũng sẵn sàng sự hỗ trợ như vậy. Và trong danh sách trẻ bị lạc, đã có những đứa trẻ mãi chưa thể trở về với cha mẹ. Vì thế, dạy trẻ cách phòng tránh đi lạc là một trong những bài học kỹ năng khởi đầu, nên được sớm lưu tâm.

Cha mẹ cần trang bị cho bế một số cách phòng tránh đi lạc chủ động đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tốt:

  • Dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ và ít nhất 1 số điện thoại của người thân thường gọi khác như ông bà, chú bác, cô dì…
  • Dạy trẻ khi đến chỗ đông người phải luôn phải nắm tay cha mẹ, người thân
  • Dạy trẻ những người quen có thể tin tưởng được, tránh người lạ dụ dỗ

Bên cạnh đó cha mẹ cần chuẩn bị những phương án phòng ngừa thụ động trong trường hợp trẻ bị lạc:

  • Mỗi khi đưa trẻ ra ngoài, cần dán thông tin của bố mẹ như số điện thoại, địa chỉ nhà… lên quần áo hoặc để trong túi xách của trẻ.
  • Trang bị công cụ hỗ trợ cho con như đồng hồ, vòng tay định vị.
  • Dạy con đứng ở vị trí quen thuộc nếu không thấy cha mẹ để dễ dàng tìm thấy trẻ.
  • Chủ động dạy thực hành trên thực tế cho trẻ bằng cách tạm lánh đi 1 nơi quan sát cách xử trí của trẻ khi đột nhiên không thấy cha mẹ. Từ đó đưa ra những thông tin hữu ích dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc, cách thực hành sẽ giúp con ghi nhớ tình huống tốt hơn.

Những phương pháp giáo dục hiệu quả khác cho con?

Dạy con kỹ năng khi bị lạc đảm bảo trẻ được an toàn

Trẻ cần biết rằng, khi con bị lạc, con không cần chạy đi khắp nơi tìm cha mẹ. Cha mẹ hãy dạy con kỹ năng khi bị lạc để bé không hoảng sợ mà chủ động xử lý tình huống.

Cha mẹ hãy dạy con kỹ năng khi bị lạc để bé không hoảng sợ mà chủ động xử lý tình huốngCha mẹ hãy dạy con kỹ năng khi bị lạc để bé không hoảng sợ mà chủ động xử lý tình huống

1. Bình tĩnh và tránh hoảng loạn

Đột nhiên bị lạc khỏi cha mẹ chắc chắn trẻ cảm thấy hoảng sợ, hoang mang. Vì vậy điều đầu tiên cha mẹ cần hướng dẫn trẻ ghi nhớ là phải bình tĩnh, không nên khóc lóc hay gào thét. Việc khóc gào sẽ lôi kéo sự chú ý của những kẻ xấu có thể làm hại con.

Bên cạnh đó hãy giải thích để bé hiểu, việc đi lạc chỉ là tạm thời không liên lạc được với cha mẹ, không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Hướng dẫn con cần bình tĩnh, ghi nhớ lại các thông tin cần thiết và tìm kiếm sự giúp đỡ an toàn.

2. Ghi nhớ các thông tin

Cha mẹ lưu ý những thông tin cần thiết về số điện thoại của cha mẹ, người thân và địa chỉ nhà cần phải cho bé học thuộc từ trước. Thường xuyên yêu cầu bé nhắc lại hàng ngày để đảm bảo sau thời gian dài bé không bị quên.

Hướng dẫn con lúc bị lạc, không được hoảng loạn, cần nhớ lại thông tin để thuận tiện cho việc tìm kiếm sự giúp đỡ tiếp theo. Sau khi gặp được người cần giúp đỡ dạy con cung cấp thông tin tế bố mẹ, số điện thoại để được hỗ trợ kịp thời.

3. Tìm kiếm sự giúp đỡ an toàn từ người khác

Cha mẹ cần lưu ý nguyên tắc không nói chuyện với người lạ, hay không đi theo người lạ. Hãy dạy con tìm kiếm sự giúp đỡ an toàn từ người lạ, tránh trường hợp trẻ ngần ngại với tất cả những người lạ xung quanh sẽ khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Cha mẹ cần dạy con cách phân biệt người lạ an toàn như cô chú bảo vệ, cô chú công an… thông qua các đặc điểm nhận diện như quần áo đồng phục, bảng tên… Đối với trẻ lớn hơn (5-6) tuổi cha mẹ có thể hướng dẫn con cách tìm đến khu vực như quầy lễ tân, quầy thanh toán, đồn cảnh sát… để nhờ giúp đỡ. Dặn con cách tìm những người này trong các địa điểm mà cha mẹ đưa con đến.

4. Cảnh giác và từ chối người lạ

Cảnh giác và từ chối người là một trong những điều quan trọng cha mẹ nên dạy cho trẻ để tránh nguy cơ gặp phải kẻ xấu. Trẻ cần phải được trang bị kiến thức cần trọng với những người cho đồ ăn, đồ chơi, tặng quà để rủ đi chơi, nhờ làm việc gì đó.

Đặc biệt giữ khoảng cách, cố gắng thu hút sự chú ý của người lớn khác để chống đối nếu họ tiến lại gần. Nếu con đứng ở khoảng trống hãy nhanh chân chạy đến chỗ đông người. Bố mẹ hãy nói cho con biết, con hoàn toàn có thể la hét, kêu cứu nếu người lạ cố tình lôi kéo, dắt tay con đi.

5. Sử dụng các phương tiện công cộng

Cha mẹ nên dạy các con cách sử dụng phương tiện công cộng với những trẻ đã lớn, có khả năng nhận biết và thực hiện. Trong trường hợp đi lạc con có thể ghi nhớ địa chỉ, tìm xe bus, taxi, xe ôm để trở về nhà. Hoặc nhờ người tin cậy xung quanh giúp đỡ bằng cách nói rõ vấn đề của bản thân nhờ họ trả tiền (trên xe buýt) hoặc về đến nhà sau đó người thân trả tiền.

Cha mẹ cần chú ý cách xử lý tình huống khi trẻ bị lạc

Không chỉ trẻ mà rất nhiều cha mẹ không giữ được bình tĩnh và hoảng loạn khi trẻ đi lạc. Hãy nhớ trong trường hợp này giữ bình tĩnh là điều quan trọng nhất, tránh trường hợp bạn đưa ra những quyết định sai  khiến vấn đề tìm kiếm trở nên khó khăn hơn.

Hãy nhớ trong trường hợp này giữ bình tĩnh là điều quan trọng nhất, tránh trường hợp bạn đưa ra những quyết định sai khiến vấn đề tìm kiếm trở nên khó khăn hơnHãy nhớ trong trường hợp này giữ bình tĩnh là điều quan trọng nhất, tránh trường hợp bạn đưa ra những quyết định sai khiến vấn đề tìm kiếm trở nên khó khăn hơn

Để xử lý tình huống khi trẻ bị lạc tốt nhất, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ngay khi thấy con khuất khỏi tầm mắt cha mẹ hãy gọi to tên bé để bé có thể nghe tiếng. Tìm vị trí cao, thoáng gần nhất để đứng cho bé dễ nhận ra vị trí của bạn.
  • Tìm đến những người có trách nhiệm, người phụ trách khu vực bé bị lạc để cung cấp thông tin nhờ giúp đỡ.
  • Giữ hình ảnh con trong ví, trong điện thoại, máy tính bảng mang theo để khi nhờ sự giúp đỡ của mọi người việc tìm kiếm dễ dàng hơn. Nếu có thể hãy cho con mặc quần áo có màu sặc sỡ khi đến những địa điểm đông người. Nhớ chính xác đặc điểm đồ bé mặc khi mô tả trong quá trình tìm kiếm trẻ.
  • Miêu tả chính xác đặc điểm cơ bản của bé về chiều cao, cân nặng, màu tóc, khuyên tai, giày dép…
  • Chủ động tìm kiếm trẻ tại nơi trẻ bị lạc, lần theo các dấu vết của con. Hãy kiểm tra những nơi có dấu hiệu nguy hiểm ở xung quanh khu vực như thang máy, thang cuốn, hồ nước, bể bơi…
  • Phương án cuối cùng bạn cần tìm đến là khai báo công an nếu như bạn không thể tìm thấy bé.

Câu hỏi thường gặp

Hãy nhớ trong trường hợp này giữ bình tĩnh là điều quan trọng nhất, tránh trường hợp bạn đưa ra những quyết định sai khiến vấn đề tìm kiếm trở nên khó khăn hơnHãy nhớ trong trường hợp này giữ bình tĩnh là điều quan trọng nhất, tránh trường hợp bạn đưa ra những quyết định sai khiến vấn đề tìm kiếm trở nên khó khăn hơn

1. Làm cách nào để con dễ hình dung tình huống bị đi lạc hơn là việc cha mẹ mô tả?

Ngoài việc giải thích bằng lời nói cha mẹ có thể dạy trẻ ứng phó khi đi lạc bằng cách tình huống đóng vai trên thực tế. Đưa trẻ đến địa điểm đông người, tránh khuất tầm mắt của con để quan sát cách con phản ứng và hướng dẫn con cách xử lý thích hợp. Tuy nhiên cha mẹ cần đảm bảo an toàn cho trẻ, đừng cố đặt con mình vào tình huống nguy hiểm.

Ngoài ra cho trẻ xem những đoạn video về bảo vệ an toàn khi đi lạc cũng là một cách dễ tiếp thu. Cùng con xem, cùng phân tích vấn đề đặt ra câu hỏi hoặc để trẻ tự đặt câu hỏi và tự trả lời với các tình huống được xem. Cha mẹ nên cho trẻ xem lại nhiều lần tránh trường hợp vấn đề bị quên lãng.

2. Cha mẹ phải làm gì để tránh rơi vào tình huống con bị đi lạc?

Để tránh rơi vào tình huống “thót tim” con bị đi lạc cha mẹ cần chú ý một số nguyên tắc khi đưa trẻ ra ngoài (nhất là những địa điểm đông người):

  • Thống nhất với trẻ những điều cần chú ý trước khi ra ngoài: Ghi nhớ tên cha mẹ, số điện thoại cha mẹ và người thân, luôn nắm tay cha mẹ không được tự ý đi lại.
  • Chuẩn bị cho con những bộ đồ sặc sỡ dễ phát hiện, cho con đeo thiết bị định vị, dán tên cha mẹ số điện thoại lên đồ dùng trẻ mang trên người.
  • Không được chủ quan, luôn đặt các con trong tầm kiểm soát, liên tục theo dõi và chú ý đến trẻ.

3. Sau khi tìm thấy trẻ bị đi lạc cha mẹ nên làm gì? 

Mặc dù cha mẹ vô cùng hoảng sợ khi con đi lạc, nhưng khi tìm được bé cha mẹ không nên trách móc, mắng mỏ con vì bé cũng trải qua quãng thời gian vô cùng sợ hãi. Trấn an, động viên là việc cha mẹ nên làm để tránh những sang chấn tâm lý cho trẻ. Dịu dàng vỗ về và giải thích cho con hiểu sự nguy hiểm khi con bị đi lạc và để con tự rút ra bài học cho mình.

Đừng vì sợ bị lạc mà nhốt trẻ trong 4 bức tường, khiến trẻ bị thui chột kỹ năng sống. Bởi vì, BẠN SẼ KHÔNG THỂ ĐI CÙNG CON 24/24 VÀ SUỐT CUỘC ĐỜI. Hãy dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc để con có thể chủ động với mọi tình huống và có những giây phút vui chơi bên ngoài thoải mái vui vẻ.

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm