Giáo dụcHọc thuật

Hướng dẫn giải bài tập tính giá trị biểu thức lớp 4 chi tiết nhất

24
Hướng dẫn giải bài tập tính giá trị biểu thức lớp 4 chi tiết nhất

Tính giá trị biểu thức lớp 4 là một trong những chuyên đề quan trọng, thường xuất hiện trong các đề thi toán, cũng như ứng dụng trong thực tiễn. Vậy nên, để giúp các em chinh phục được dạng toàn này, nội dung sau đây timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ phân tích chi tiết.

Quy tắc tính giá trị biểu thức trong toán lớp 4

Biểu thức chính là các số được nối với nhau thông qua các phép tính như cộng, trừ, nhân, chia. Còn giá trị biểu thức chính là kết quả mà ta tính được sau khi thực hiện chính xác các phép tính trong biểu thức đó.

Trong toán học, quy tắc tính giá trị biểu thức sẽ bao gồm:

Quy tắc 1: Trong một biểu thức, nếu chỉ có phép cộng và trừ hoặc nhân và chia, ta thực hiện phép tính theo quy tắc từ trái sang phải.

Ví dụ: 1234 + 4567

Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải qua trái ta có:

1 cộng 4 bằng 5, viết 5

2 cộng 5 bằng 7, viết 7

3 cộng 6 bằng 9, viết 9

4 cộng 7 bằng 11, viết 11

Kết quả giá trị biểu thức 1234 + 4567 = 57911

Quy tắc 2: Trong một biểu thức nếu có chứa dấu ngoặc tròn (), ta sẽ phải thực hiện phép tính trong ngoặc trước, sau đó thực hiện phép tính ngoài ngoặc. Trường hợp biểu thức có nhiều loại dấu ngoặc thì dấu ngoặc tròn () ưu tiên tính trước, rồi đến ngoặc vuông [] và cuối cùng mới tới ngoặc nhọn {}.

Ví dụ: 

Tính giá trị biểu thức: 60320 – (32578 + 17020)

= 60320 – 49598 = 10722 

Quy tắc 3: Trong biểu thức gồm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta sẽ ưu tiên thực hiện theo quy tắc “nhân, chia trước – cộng, trừ sau”.

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức: 134415 – 134415 : 45 = 134415 – 2987 = 131428

Gợi ý phương pháp tính nhanh cho biểu thức có phép cộng:

  • Nên nhóm những số hạng ở biểu thức thành nhóm có tổng là các số tròn chục/trăm/ngàn để dễ tính toán hơn.
  • Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng với công thức tổng quát: a + b + c = a + c + b = c + a + b để tính toán chính xác.

Các dạng bài tập tính giá trị biểu thức lớp 4 phổ biến

Trong chương trình toán lớp 4, các em thường sẽ gặp một số bài tập về tính giá trị biểu thức như sau:

Cần nắm rõ quy tắc khi thực hiện giải bài tập tính giá trị biểu thức. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: Nhóm các số hạng trong biểu thức thành nhóm có tổng/hiệu là những số tròn chục/trăm/ngàn… rồi cộng/trừ kết quả.

Ví dụ: Tính nhanh biểu thức 349 + 602 + 651 + 398

Lời giải:

349 + 602 + 651 + 398

= (346 + 651 ) + (602 + 398)

= 1000 + 1000

= 2000

Dạng 2: Áp dụng tính chất một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, một tổng chia cho một số….

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức 19 × 82 + 18 × 19

Lời giải:

19 × 82 + 18 × 19

= 19 × ( 82 + 18)

= 19 × 100

= 1900

Dạng 3: Áp dụng một số kiến thức về dãy số để có thể tính được giá trị biểu theo một cách thuận lợi nhất.

Công thức: Số các số hạng = (Số hạng cuối – số hạng đầu) : khoảng cách + 1

Sau khi ta tìm được số hạng của của biểu thức với dãy số cách đều thì có thể thực hiện tính nhanh tổng những dãy số đó theo các bước sau:

  • Bước 1: Tìm số số hạng tương ứng của dãy số đã cho.
  • Bước 2: Thực hiện tính số cặp có thể tạo nên từ những số hạng đó (lấy số các số hạng chia cho 2).
  • Bước 3: Nhóm những số hạng thành từng nhóm, thường nhóm số hạng đầu với cuối dãy số, cứ lần lượt thực hiện cho đến hết.
  • Bước 4: Tính giá trị của từng cặp số ( các giá trị của từng cặp là bằng nhau)
  • Bước 5: Thực hiện tính tổng dãy số bằng cách lấy số cặp nhân với giá trị tương ứng của một cặp.

Ví dụ: Tính tổng của các số tự nhiên từ 1 đến 100.

Lời giải:

Dãy số tự nhiên từ 1 đến 100 có số các số hạng là:

(100 – 1 ) : 1 + 1 = 100 (số)

100 số tạo thành số cặp là:

100 : 2 = 50 (cặp)

Ta có: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 +……….. + 96 + 97 + 98 + 99 + 100

= (1 + 100) + (2 + 99) + (3 + 98)

+ (4 + 97) + (5 + 96) +…..

= 101 + 101 + 101 + 101

+101 +…… 101

= 101 × 50 = 5050

Bài tập tính giá trị biểu thức toán lớp 4 vận dụng

Dưới đây timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ tổng hợp một số bài tập về tính giá trị biểu thức lớp 4 để các e tham khảo thêm:

Bài tập có lời giải

Bài tập 1: Tính giá trị biểu thức sau:

a) 16 + 4748 + 142 -183

b) 472819 + 174 – 19 x 98

c) 5647 – 18 + 1874 : 2

d) 87 x 192 – 216 : 6

– Hướng dẫn giải:

Thực hiện theo quy tắc của phép nhân, chia, cộng trừ. Ta có:

a) 16 + 4748 + 142 – 183 = (4748 + 142) – 183 + 16 = 4890 – 167 = 4723

b) 472819 + 174 – 19 x 98 = 472819 + 174 – 1862 = 471131

c) 5647 – 18 + 1874 : 2 = 5629 + 937 = 6566

d) 87 x 192 – 216 : 6 = 16704 – 36 = 16668

Bài tập 2: Tìm Y biết:

a) y x 5 = 1948 + 247

b) y : 3 = 190 – 90

c) y – 8357 = 3829 x 2

d) y x 8 = 182 x 4

– Hướng dẫn giải:

a) y x 5 = 1948 + 247

y x 5 = 2195

y = 2195 : 5

y = 439 

b) y : 3 = 190 – 90

y : 3 = 100

y = 100 x 3

y = 300 

c) y – 8357 = 3829 x 2

y – 8357 = 7658

y = 7658 + 8357

y = 16015

d) y x 8 = 182 x 4

y x 8 = 728

y = 728 : 8

y = 91

Bài tập 3: Tính giá trị biểu thức theo cách thuận tiện nhất.

a) 103 + 91 + 47 + 9

b) 261 + 192 – 11 + 8

c) 915 + 832 – 45 + 48 

d) 1845 – 492 – 45 – 92

Hướng dẫn giải: 

Thực hiện theo quy tắc của biểu thức có chứa phép cộng, trừ ta có:

a) 103 + 91 + 47 + 9 = (103 + 47) + (91 + 9) = 150 + 100 = 250

b) 261 + 192 – 11 + 8 = (261 – 11) + (192 + 8) = 250 + 200 = 450

c) 915 + 832 – 45 + 48 = (915 – 45) + (832 + 48) = 870 + 880 = 1750

d) 1845 – 492 – 45 – 8 = (1845 – 45) – (492 +8) = 1800 – 500 = 1300

Bài tập 4: Tính giá trị của phép tính sau: 

a) 1245 + 2837

b) 2021 + 194857 

c) 198475 – 28734

d) 987643 – 2732

Đặt tính và tính, các chữ số đặt thẳng hàng với nhau. Thực hiện phép tính từ phải qua trái. Ta có:

a)

7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1

3 cộng 4 bằng 7 thêm 1 bằng 8, viết 8

8 cộng 2 bằng 10, viết 0 nhớ 1 

2 cộng 1 bằng 3 thêm 1 bằng 4, viết 4

Vậy 1245 + 2837 = 4082

b)

7 cộng 9 bằng 16, viết 6 nhớ 1

5 cộng 1 bằng 6 thêm 1 được 7, viết 7 

8 cộng 0 bằng 8, viết 8 

4 cộng 2 bằng 6, viết 6 

Hạ 19 xuống được kết quả 196876 

Vậy 2021 + 194857 = 196876

c)

5 trừ 4 bằng 1, viết 1 

7 trừ 3 bằng 4, viết 4

4 không trừ được cho 7 mượn 1, 14 trừ 7 bằng 7, viết 7 nhớ 1 

Mượn 1 được 18 trừ 9 bằng 9, viết 9 nhớ 1

2 thêm 1 bằng 3, 9 trừ 3 bằng 6, viết 6

1 trừ 0 bằng 1, viết 1 

Vậy 198475 – 28734 = 169741

d)

3 trừ 2 bằng 1, viết 1

4 trừ 3 bằng 1, viết 1 

6 không trừ cho 7, mượn 1 được 16 trừ 7 bằng 9, viết 9 nhớ 1 

2 thêm 1 bằng 3, 7 trừ 3 bằng 4, viết 4

Hạ 98 xuống được kết quả: 987643 – 2732 = 984911

Bài tập 5: Hai ngày cửa hàng bán được 5124 lít dầu, biết ngày thứ hai bán được ít hơn ngày thứ nhất 124 lít. Hỏi mỗi ngày bán được bao nhiêu lít dầu. 

Hướng dẫn giải:

Mỗi ngày bán được số lít dầu là: 

(5124 – 124) : 2 = 5000 : 2 = 2500 (lít dầu)

Ngày thứ nhất bán được hơn ngày thứ 2 là:

2500 + 124 = 2624 (lít dầu) 

Vậy ngày thứ nhất bán được 2624 lít, ngày thứ hai bán được 2500 lít dầu.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Tính nhanh:

a, 237 + 357 + 763

b, 2345 + 4257 – 345

c, 4276 + 2357 + 5724 + 7643

d, 3145 + 2496 + 5347 + 7504 + 4653

e, 2376 + 3425 – 376 – 425

g, 3145 – 246 + 2347 – 145 + 4246 – 347

Bài 2: Tính nhanh:

a, 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5

b, 25 + 25 +25 +25 + 25 + 25 + 25 + 25

c, 45 + 45 +45 + 45 +15 + 15 +15 + 15

d, 2 + 4 + 6 + 8 +10 + 12 +14 + 16 +18

e, 125 +125+125 +125 – 25 – 25 – 25 -25

Bài 3: Tính nhanh:

a, 425 × 3475 + 425 × 6525

b, 234 × 1257 – 234 × 257

c, 3876 × 375 + 375 × 6124

d, 1327 × 524 – 524 × 327

e, 257 × 432 + 257 × 354 + 257 ×214

f, 325 × 1574 – 325 × 325 – 325 ×249

g, 312 × 425 + 312 × 574 + 312

h, 174 × 1274 – 175 × 273 – 175

Bài 4: Tính nhanh:

a, 4 × 125 × 25 × 8

b, 2 × 8 × 50 × 25 × 125

c, 2 × 3 × 4 × 5 × 50 × 25

d, 25 × 20 × 125 × 8 – 8 × 20 × 5 × 125

Bài 5: Tính nhanh:

a, 8 × 427 × 3 + 6 × 573 × 4

b, 6 × 1235 × 20 – 5 × 235 × 24

c, (145 × 99 + 145) – 143 × 101 – 143

d, 54 × 47 – 47 × 53 – 20 – 27

Bài 6: Tính nhanh:

a, 10000 – 47 × 74 – 47 × 26

b, 3457 – 27 × 48 – 48 × 73 + 6543

Bài 7: Cho A = 2009 × 425 và B = 575 × 2009. Không tính A và B, em hãy tính nhanh kết quả của A + B?

Bài 8: Tính nhanh

(145 × 99 + 145 ) – ( 143 × 102 – 143 × 2 ) + 54 × 47 – 47 × 53 – 20 – 27

Bài 9: Cho biểu thức A = 1496 : (213 – x) + 237

a) Tính A khi x = 145

b) Tìm x để A = 373

Bài 10: Tính

a, 54 × 113 + 45 × 113 + 113

b, 54 × 47 – 47 × 53 – 20 – 27

c, 10000 – 47 × 72 – 47 × 28

d, (145 × 99 + 145) – (143 × 101 – 143)

e, 1002 × 9 – 18

f, 8 × 427 × 3 + 6 × 573 × 4

g, 2008 × 867 + 2009 × 133

Bài 11: Tính giá trị của biểu thức

a, 234576 + 578957 + 47958b, 41235 + 24756 – 37968c, 324586 – 178395 + 24605d, 254782 – 34569 – 45796

Bài 12: Tính giá trị của biểu thức

a, 967364 + (20625 + 72438)b, 420785 + (420625 – 72438)c, (47028 + 36720) + 43256d, (35290 + 47658) – 57302e, (72058 – 45359) + 26705f, (60320 – 32578) – 17020

Bài 13: Tính giá trị của biểu thức

a, 25178 + 2357 x 36b, 42567 + 12336 : 24c, 100532 – 374 x 38d, 2345 x 27 + 45679e, 12348 : 36 + 2435f, 134415 – 134415 : 45g, 235 x 148 – 148h, 115938 : 57 – 57

Bài 14: Tính giá trị của biểu thức

a, 324 x 49 : 98b, 4674 : 82 x 19c, 156 + 6794 : 79d, 7055 : 83 + 124e, 784 x 23 : 46f, 1005 – 38892 : 42

Bài 15: Tính giá trị của biểu thức

a, 427 x 234 – 325 x 168b,16616 : 67 x 8815 : 43c, 67032 : 72 + 258 x 37d, 324 x 127 : 36 + 873

Bài 16: Tính giá trị của biểu thức

a, 213933 – 213933 : 87 x 68b, 15275 : 47 x 204 – 204c, 13623 – 13623 : 57 – 57d, 93784 : 76 – 76 x 14

Bài 17: Tính giá trị của biểu thức

a, 48048 – 48048 : 24 – 24 x 57b, 10000 – (93120 : 24 – 24 x 57)c, 100798 – 9894 : 34 x 23 – 23d, 425 x 103 – (1274 : 14 – 14)e, (31850 – 730 x 25) : 68 – 68f, 936 x 750 – 750 : 15 -15

Bài 18: Tính giá trị của biểu thức

a, 17464 – 17464 : 74 – 74 x 158b, 32047 – 17835 : 87 x 98 – 98c, (34044 – 324 x 67) : 48 – 48d, 167960 – (167960 : 68 – 68 x 34)

Bài 19: Cho biểu thức P = m + 527 x n. Tính P khi m = 473, n = 138.

Bài 20: Cho biểu thức P = 4752 : (x – 28)

a, Tính P khi x = 52

b, Tìm x để P = 48

Bài 21: Cho biểu thức A = 1496 : (213 – x) + 237

a, Tính A khi x = 145

b, Tìm x để A = 373

Bài 22: Cho biểu thức B = 97 x (x + 396) + 206

a, Tính B khi x = 57

b, Tìm x để B = 40849

Bài 23: Viết mỗi biểu thức sau thành tích các thừa số:

a, 12 + 18 + 24 + 30 + 36 + 42

b, mm + pp + xx + yy

c, 1212 + 2121 + 4242 + 2424

Bài 24: Cho biểu thức A = 3 x 15 + 18 : 6 + 3. Hãy đặt dấu ngoặc vào vị trí thích hợp để biểu thức A có giá trị là (trình bày các bước thực hiện)

a, 47

b, Số bé nhất có thể

c, Số lớn nhất có thể

Bí quyết học toán lớp 4 tính giá trị biểu thức hiệu quả

Đối với kiến thức tính giá trị biểu thức toán lớp 4, để giúp các em dễ hiểu, dễ chinh phục được bài tập này thì đừng bỏ qua một số bí quyết sau:

Cần nắm rõ những quy tắc sử dụng phép tính khi tính biểu thức. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Nắm rõ quy tắc tính giá trị biểu thức: Chỉ khi nắm được những quy tắc này thì mới đáp bảo thực hiện phép tính chính xác, không bị nhầm lẫn giữa các dấu.
  • Áp dụng các tính chất của phép cộng/trừ/nhân/chia: Với mỗi phép tính sẽ có những tính chất đi kèm, nên việc áp dụng những tính chất đó cũng sẽ hỗ trợ việc tính giá trị biểu thức chính xác hơn.

Xem thêm:

Tính chất phép cộng

Tính chất phép trừ

Tính chất phép nhân

Tính chất phép chia

  • Thực hành luyện tập thường xuyên: Rèn luyện thực hành thường xuyên chính là cách tốt nhất để các em có thể nâng cao kiến thức của mình. Vậy nên, ngoài làm bài tập trong SGK, các em có thể luyện tập thêm nhiều bài tập trên internet, luyện đề thi, ứng dụng vào thực tiễn,…
  • Trang bị nền tảng toán vững chắc cho trẻ cùng timhieulichsuquancaugiay.edu.vn Math: Đây là ứng dụng dạy học toán tư duy online dành cho các bé mầm non và tiểu học, nhưng vẫn đảm bảo nội dung bám sát chương trình GDPT mới nhất. Đặc biệt, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn Math áp dụng đa phương pháp học toán qua trò chơi giáo dục, video hình ảnh hoạt hoạ, sách bài tập bổ trợ… cùng nội dung phân chia thành nhiều cấp độ, đa dạng chủ đề học để giúp nâng cao hiệu quả tiếp thu, hứng thú hơn khi học toán. Cùng hệ thống bài học đồ sộ, cách dạy chuyên nghiệp sẽ giúp Phát triển 5 năng lực Toán học theo chương trình GDPT mới & hình thành thói quen tư duy logic ngay từ nhỏ hiệu quả.

Đăng ký ngay để nhận ưu đãi lên tới 40% cùng nhiều quà tặng hấp dẫn từ timhieulichsuquancaugiay.edu.vn dành cho các bé.

Kết luận

Trên đây là những thông tin kiến thức về tính giá trị biểu thức lớp 4. Đây là một dạng toán phổ biến trong các đề thi, bài tập hay ứng dụng thực tiễn nên việc nắm rõ những kiến thức trên thực sự rất cần thiết.

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Đỉnh cao của ẩm thực Sài Gòn

1 giờ 22 phút trước 3

Xem thêm