Giáo dụcHọc thuật

Hướng dẫn cách học và giải bài tập nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ lớp 5 chi tiết

21
Hướng dẫn cách học và giải bài tập nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ lớp 5 chi tiết

Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ là một trong những chuyên đề luyện từ và câu lớp 5 mà các em sẽ được học. Vậy nên, để giúp học sinh dễ dàng chinh phục được dạng bài tập này, hãy cùng timhieulichsuquancaugiay.edu.vn tìm hiểu cách học, cách giải chi tiết ngay sau đây.

Thế nào là câu ghép? Thế nào là quan hệ từ

Trong tiếng Việt, câu ghép chính là những câu được ghép lại từ 2 vế trở lên. Trong đó, mỗi vế câu sẽ bao gồm đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ và chúng thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý của các vế với nhau. Ví dụ: Nếu như An chăm học thì An sẽ đạt được kết quả tốt.

Còn quan hệ từ chính là những từ dùng để nối các vế, cụm từ trong các câu trong đoạn. Mục đích của quan hệ từ chính là thể hiện sự liên mạch, kết nối cho ngữ nghĩa. Một số quan hệ từ thường gặp như thì, là, ở, của, nhưng, mặc dù, vì,…

Nối câu ghép bằng quan hệ từ được hiểu như thế nào và có chức năng gì?

Với kiến thức nối các vế của câu ghép bằng quan hệ từ được hiểu là việc sử dụng quan hệ từ để nối những vế của câu ghép riêng lẻ thành một câu dài hơn, hoàn chỉnh hơn về ngữ nghĩa. Theo đó, trong tiếng Việt sẽ có những quan hệ từ phổ biến dùng để nối các vế câu ghép như sau:

  • Quan hệ từ liên hợp/nối thêm (và, cũng như, cả và): Đây được xem là những quan hệ từ nối các vế câu ghép có ý tương đồng hoặc bổ sung nghĩa cho nhau. Chẳng hạn như: “Lan đi chơi nhảy dây, còn Nam đi chơi bắn bi”.
  • Quan hệ từ so sánh (nhất, ít hơn, hơn): Đây là quan hệ từ dùng để nối các vế câu ghép nhằm mục đích so sánh 2 hoặc nhiều tính chất, sự việc, đối tượng. Chẳng hạn như: “Hôm nay thời tiết đẹp hơn so với hôm qua”.
  • Quan hệ từ mục đích (để làm, để biết, để cho, để): Quan hệ từ này sẽ giúp nối những vế câu ghép dể giúp diễn giải mục đích của tình huống hoặc hành động nào đó. Chẳng hạn “Chăm chỉ học tập để cho có một tương lai tốt đẹp”.
  • Quan hệ từ thời gian (cho đến khi, khi, trước khi, sau khi): Quan hệ từ này thường sẽ giúp kết nối các vế câu ghép có sự thiết lập thứ tự thời gian giữa những hành động, sự kiện. Chẳng hạn “Khi trời tối, gia đình chúng tôi sẽ cùng nhau ăn uống và nói chuyện”.
  • Quan hệ từ nguyên nhân – kết quả (do đó, vì, bởi vì): Quan hệ từ này sẽ nối 2 vế câu ghép với vế đầu chỉ nguyên nhân, vế 2 chỉ kết quả hoặc ngược lại để câu logic hơn. Chẳng hạn “Vì tôi ngủ dậy muộn, do đó tôi đã bị muộn học”.
  • Quan hệ từ giả thiết – kết quả (nếu không, thì, nếu): Những quan hệ từ này cũng sẽ nối 2 hoặc nhiều vế câu ghép thể hiện một nguyên nhân với kết quả sẽ xảy ra trong tương lai. Chẳng hạn “Nếu trời không mưa, thì chúng tôi sẽ cùng nhau đi ăn”
  • Quan hệ từ chỉ tương phản, đối lập (mặc dù, tuy nhiên, nhưng): Đây là những từ giúp nối các vế câu ghép diễn đạt được chi tiết cả hai nội dung liên quan tới cùng vấn đề. Chẳng hạn “Mặc dù trời mưa, nhưng mẹ tôi vẫn đi đón tôi tan học”.
  • Quan hệ từ lựa chọn (hay, hoặc): Đây là những quan hệ từ nối các vế câu ghép trong một số tình huống cụ thể khi giao tiếp, phán đoán kết quả sự việc nào đó. Chẳng hạn “Hôm nay tôi đi học muốn, tôi có thể bị phạt hoặc không được vào lớp”.

Có nhiều loại quan hệ từ dùng để nối câu ghép khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn các cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Trong tiếng Việt, quan hệ từ được dùng khá phổ biến nhất là trong việc nối các vế của câu ghép. Để có thể giải những bài tập này, các em có thể áp dụng một số cách sau đây:

Nối các vế câu ghép bằng một quan hệ từ

Dưới đây là một số quan hệ từ thường đứng một mình hay gặp dùng để nối các vế câu ghép để các em tham khảo:














Biểu thị quan hệ

Quan hệ từ

Ví dụ

 

 

Liên hợp

Mai thích chơi búp bê và Nam thích chơi siêu nhân.

 

 

Tương phản, đối lập

Nhưng, Dù, Mặc dù

Mặc dù trời mưa nhưng Lan vẫn chăm chỉ đi học.

 

 
 

 

Sở hữu

Của

Con búp bê này là của Lan.

 

 

Mục đích

Để

Mai cố gắng chăm chỉ học tập để đạt được điểm cao kỳ thi sắp tới.

 

 

So sánh

Như, Bằng

Lan có hàm răng đều như hạt bắp.

 

 

Lựa chọn

Hoặc, Hay

Hôm nay nên đi học bằng xe buýt hay xe đạp.

 

 

Nguyên nhân- Kết quả

Vì, Do

Lan bị té do chơi đùa nghịch ngợm.

 

 

Điều kiện- Kết quả

Giả thiết- Kết quả

Nếu, Thì

Nếu Lan chăm học thì Lan sẽ được ba mẹ tặng quà.

 

 

Nối các vế câu ghép bằng một cặp quan hệ từ

Quan hệ từ còn đi theo các cặp đôi để hỗ trợ nối các vế câu ghép rõ nghĩa hơn. Dưới đây là một số cặp quan hệ từ mà các em có thể sử dụng.









Biểu thị quan hệ

Cặp quan hệ từ

Ví dụ

Nguyên nhân- Kết quả

Vì- nên

Do- nên

Nhờ- mà

Vì Mai chăm chỉ học tập nên Mai có thành tích xuất sắc nhất lớp.

Giả thiết- Kết quả

Điều kiện- Kết quả

Nếu- thì

Giá (Giá mà)- thì

Hễ (Hễ mà)- thì

Giá mà Hoa đi học sớm thì cô ấy đã không bị muộn học.

Tương phản, phối lập

Tuy- nhưng

Dù (Mặc dù)- nhưng

Tuy Mai đã cố gắng học tập nhưng thành tích của cô ấy chưa được cao.

Tăng tiến

Không những- mà còn

Càng- Càng

Lan không những học giỏi mà còn chăm ngoan

Bài tập và hướng dẫn giải nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ lớp 5

Trong chương trình tiếng Việt lớp 5, các em sẽ được làm quen với kiến thức quan hệ từ cùng câu ghép. Dưới đây là một vài bài tập trong SGK kèm theo hướng dẫn giải chi tiết để các em tham khảo thêm:

Bài tập trang 21 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Cho đoạn trích:

Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân l-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào… Một lát sau, l-va-nốp đứng dậy nói: “Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi. Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Đó là quyền của tôi.” Mọi người đều cho là l-va-nốp nói rất đúng. Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn l-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

Theo HỒ LÃNG

1. Tìm câu ghép trong đoạn trích:

2. Xác định các vế câu trong từng câu ghép

3. Cách nối các vế câu trong những câu ghép nói trên có gì khác

Hướng dẫn giải:

1. Chúng ta có thể nhận diện được câu ghép bằng việc xác định câu có 2 cụm chủ vị trở lên. Nên trong đoạn trích trên ta có thể xác định được có 3 câu ghép, bao gồm:

– Câu 1: … anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào…

– Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.

– Câu 3: Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

2. Trong các vế câu ghép trên thường sẽ được phân tách bằng quan hệ từ hoặc dấu “,”. Nên trong câu trên thì:

– Câu 1 sẽ chia thành 3 vế: …., anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/ thì cửa phòng lại mở, / một người nữa tiến vào.

– Câu 2 có 2 vế: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, / nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.

– Câu 3 có 2 vế : Lê-nin không tiện từ chối, / đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc. 

3. Dựa vào cách nói của từng vế, từng câu thì ta có thể thấy:

– Câu 1: Vế 1 và vế 2 được nối với nhau bằng quan hệ từ “thì”, thể hiện mối quan hệ thời gian và tình huống xảy ra. Vế 2 và vế 3 được nối trực tiếp bằng việc sử dụng dấu “,”.

– Câu 2: Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng cặp từ “Tuy” và “nhưng”, tạo ra mối quan hệ tương phản giữa việc đồng chí không muốn làm mất trật tự và quyền nhường chỗ của người khác.

– Câu 3: Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng dấu phẩy, tạo ra một mối quan hệ trực tiếp giữa việc Lê-nin không tiện từ chối và việc đồng chí cảm ơn và ngồi vào ghế cắt tóc. 

Bài tập trang 38, 39 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Đề bài:

1. Phân tích cấu tạo của câu ghép sau đây: Chẳng những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm.

2. Tìm thêm những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ tăng tiến. 

Hướng dẫn giải:

1. Câu ghép “Chẳng những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm” được tạo thành từ hai vế câu:

Vế 1: Chẳng những Hồng (chủ ngữ) / chăm học (vị ngữ)

Vế 2: Mà bạn ấy (chủ ngữ) / còn rất chăm làm (vị ngữ).

Trong tình huống này, cặp quan hệ từ “chẳng những – mà” sẽ có chức năng kết nối 2 vế, cũng như thể hiện sự tăng tiến trong sự việc được nói tới.

2. Ngoài cặp quan hệ từ “chẳng những – mà” thì các em có thể dùng thêm “không những – mà”, “không chỉ – mà”, “không chỉ – mà cả”, “không phải chỉ – mà”… để thẻ hiện mối quan hệ tăng tiến.

Bài tập trang 54 SGK Tiếng Việt tập 2

Đề bài:

1. Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau?

a) Nếu trời trở rét thì con phải mặc thật ấm.

b) Con phải mặc ấm, nếu trời rét.

2. Tìm thêm những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả.

Hướng dẫn giải:

1. Trong hai câu ghép a) và b), cả hai đều đưa ra một yêu cầu hoặc điều kiện về việc mặc ấm khi trời trở lạnh. Tuy nhiên, cách nối và cách sắp xếp các vế câu có một số khác biệt.

a) Nếu trời trở rét / thì con phải mặc thật ấm. –> Câu này bắt đầu bằng một mệnh đề nói về điều kiện với quan hệ từ là “nếu” sau đó là một mệnh đề kết quả tương ứng là “thì”.

b) Con phải mặc ấm / nếu trời rét. –> Câu này bắt đầu với một mệnh đề kết quả ở vế đầu, sang vế thứ 2 là mệnh đều điều kiện tương ứng với quan hệ từ “nếu”.

2. Trong tiếng Việt, chúng ta có thể dùng các cặp quan hệ chỉ mối quan hệ điều kiện – kết quả hay giả định – kết quả khác như “nếu – thì”, “nếu như – thì”, “hễ mà – thì”, “giá mà – thì”, “giả sử – thì”…





ĐỪNG BỎ LỠ!!

Chương trình xây dựng nền tảng tiếng Việt cho trẻ theo phương pháp hiện đại nhất.

Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Một số lưu ý khi giải bài tập nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ lớp 5

Để dễ dàng chinh phục được dạng bài tập này, các em cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

Các em cần chú ý sử dụng quan hệ từ để nối câu ghép hợp lý. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Vị trí đặt quan hệ từ giữa các câu ghép

Đa phần trong câu ghép thì quan hệ từ sẽ đặt giữa hai câu với nhiệm vụ liên kết ý nghĩa của 2 vế đó. Trường hợp dùng cặp quan hệ từ thì từ nối thứ nhất sẽ được đặt ở đầu câu vế thứ nhất, còn từ nối thứ hai sẽ được đặt ở giữa câu hay bắt đầu vế thứ 2.

Ví dụ: Mặc dù trời tối muộn, nhưng các cô lao công vẫn miệt mài làm việc.

Sử dụng quan hệ từ phù hợp

Khi làm bài tập, các em cần phải chú ý xem quan hệ từ sử dụng có phù hợp với nội dung của hai vế câu ghép muốn truyền tải hay không. Đồng thời, học sinh cũng cần xem xét câu văn đó có thực sự cần dùng đến quan hệ từ không? Nếu không, các em có thể lược bớt để giúp câu văn súc tích, ngắn gọn hơn.

Ví dụ: Mặc dù Lan không thích màu hồng nhưng cô ấy vẫn mua đồ chơi màu hồng đó.

Ở đây, khi bỏ cặp quan hệ từ “mặc dù – nhưng” thì câu văn vẫn có nghĩa là “Lan không thích màu hồng, cô ấy vẫn mua đồ chơi màu hồng đó”

Đảo trật tự các vế câu ghép khi sử dụng quan hệ từ

Khi thực hiện nối các vế của câu ghép bằng quan hệ từ, học sinh cần phải đọc lại toàn bộ câu xem ý nghĩa đã trọn vẹn hay chưa. Đồng thời, cũng sẽ có những vế câu ghép khi nối quan hệ từ mà người dùng có thể đổi chỗ cho nhau nhưng vế câu ghép không thể đổi chỗ các câu được.

Đặc biệt, khi dùng các cặp quan hệ từ để nối các vế câu ghép, học sinh không được đổi chỗ vị trí của 2 vế câu ghép sẽ gây ảnh hưởng tới ý nghĩa.

Đặc biệt, khi nối các vế câu ghép bằng cặp quan hệ từ, con tuyệt đối không được đảo vị trí 2 vế câu ghép cho nhau.

Ví dụ: Nếu mai trời đẹp, Lan sẽ đi chơi.

Ở đây, nếu đảo trật tự các vế của câu ghép thì chúng sẽ có nghĩa là “Lan sẽ đi chơi, nếu mai trời đẹp”. Đây là những câu mà bé có thể đổi chỗ các vế của câu ghép. Vì khi đổi chỗ thì 2 vế của câu vẫn lột tả được ý nghĩa muốn truyền đạt.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về dạng bài tập nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trong bộ môn tiếng Việt lớp 4. Đồng thời, kiến thức này cũng được ứng dụng nhiều trong cả văn nói, văn viết trong thực tế, nên mọi người cần nắm rõ để sử dụng một cách chuẩn xác hơn nhé.

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm