- HR là gì?
- Các vị trí việc làm trong ngành HR
- Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer)
- Trưởng phòng nhân sự (HR manager)
- Quản trị hành chính – nhân sự (HR admin)
- Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist)
- Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)
- Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Chuyên viên C&B – Compensations and Benefits Specialist)
- Nhiệm vụ của bộ phận HR trong doanh nghiệp
- Giải quyết những vấn đề về nhân sự hiện tại
- Tuyển dụng nhân sự mới
- Đào tạo nhân sự mới
- Quản lý quy trình nghỉ việc
- Nâng cao năng suất làm việc của nhân sự
- Quản lý về tiền lương, hợp đồng, bảo hiểm
- Những tố chất quan trọng mà người làm HR cần trang bị
- Tầm nhìn chiến lược
- Khả năng đa nhiệm
- Tính cẩn thận, tỉ mỉ
- Kỷ luật và trách nhiệm
- Sự thấu hiểu và đồng cảm
- Đạo đức nghề nghiệp và tính trung thực
- Những kỹ năng cần có của HR
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
- Kỹ năng phân tích và đánh giá
- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
- Các mô hình phòng nhân sự phổ biến nhất hiện nay
- Mô hình Maslow
- Mô hình Grow
- Mô hình 5Ps
- Thuận lợi và khó khăn trong ngành HR
- Thuận lợi
- Khó khăn
- Lộ trình thăng tiến trong ngành HR
- Làm thế nào để thành công trong nghề HR?
HR là gì?
HR là gì? HR chính là cụm từ tiếng Anh Human Resources, được hiểu là người hoặc một bộ phận chịu trách nhiệm liên quan đến vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp. HR sẽ trực tiếp tiến hành hoạt động tìm kiếm, đào tạo, đánh giá năng lực, kiểm soát vấn đề lương thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động… của nhân viên để tạo ra đội ngũ nhân sự chất lượng nhất.
- Con mèo tiếng Anh là gì? Cách sử dụng từ vựng về con mèo trong tiếng Anh
- Tầm nhìn là gì? Vai trò của tầm nhìn đối với doanh nghiệp
- Chat GPT là gì? Cách tải Chat GPT trên điện thoại dễ dàng
- Con bò tiếng Anh là gì? Tổng hợp bộ từ vựng con bò trong tiếng Anh
- Lót tích là gì? Cách để “out trình” kẻ “lót tích”
Xem thêm :
Bạn đang xem: HR là gì? Nhiệm vụ chính của bộ phận HR trong doanh nghiệp
Các vị trí việc làm trong ngành HR
Sau khi hiểu rõ khái niệm HR là gì, dưới đây là các vị trí công việc nổi bật trong ngành HR. Các vị trí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô nhân lực của doanh nghiệp.
Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer)
Đây là vị trí cao và quyền lực nhất trong ngành HR. Giám đốc nhân sự có trách nhiệm giám sát toàn bộ khía cạnh của đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp. Họ ra quyết định và xây dựng chiến lược, lên kế hoạch về nhân sự để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Chức danh này thường xuất hiện trong các doanh nghiệp, tập đoàn có quy mô lớn.
Trưởng phòng nhân sự (HR manager)
Trưởng phòng nhân sự là người đứng đầu bộ phận nhân sự, có nhiệm vụ lên kế hoạch, xây dựng, điều phối hoạt động quản lý nhân sự trong công ty. Họ giám sát công tác tuyển dụng, tham mưu cho cấp trên về các chiến lược nhân sự. Vị trí này được xem là cầu nối giữa các nhà lãnh đạo công ty với nhân viên cấp dưới.
Quản trị hành chính – nhân sự (HR admin)
Người đảm nhận vị trí quản trị hành chính – nhân sự có trách nhiệm quản lý, sắp xếp hồ sơ nhân viên, cập nhật thông tin nguồn nhân lực của công ty (ví dụ: khi nhân viên nghỉ bệnh, nghỉ sinh) và chuẩn bị tài liệu cần thiết về nhân sự. Bên cạnh đó, HR admin cũng hỗ trợ chuẩn bị những hoạt động liên quan đến nhân sự như hội thảo, hội chợ việc làm,…
Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist)
Chuyên viên tuyển dụng thực hiện những công việc liên quan đến tuyển dụng nhân sự trong công ty. Công việc cụ thể của họ là tìm kiếm, tiếp cận ứng viên tiềm năng, đóng vai trò là cầu nối giữa người đưa ra quyết định tuyển dụng với ứng viên tìm việc. Vị trí này sẽ giám sát chặt chẽ quá trình tuyển dụng nhân sự của đơn vị.
Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)
Vị trí này có trách nhiệm lên kế hoạch, xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn để giúp đội ngũ nhân sự phát triển kỹ năng và kiến thức nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh hơn.
Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Chuyên viên C&B – Compensations and Benefits Specialist)
Chuyên viên C&B có trách nhiệm đảm bảo lợi ích, giám sát việc bồi thường, quản lý tiền lương, phúc lợi của nhân sự và đánh giá hiệu suất làm việc của họ. Người làm vị trí phải luôn cập nhật thông tin quy định, luật mới nhất về chế độ phúc lợi của người lao động.
Nhiệm vụ của bộ phận HR trong doanh nghiệp
Vậy nhiệm vụ, công việc HR là gì? Họ sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện công việc liên quan tới nguồn nhân lực, cụ thể như sau:
Giải quyết những vấn đề về nhân sự hiện tại
Bộ phận HR thực hiện việc giám sát công việc thường ngày của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp và giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền lương, phúc lợi, bảo hiểm xã hội,… nhân viên. Họ trực tiếp xây dựng chính sách nhân sự, chương trình phát triển lợi ích, chăm sóc sức khỏe cho nhân sự.
Bộ phận HR được xem là đầu mối liên lạc khi xảy ra tai nạn, thương tích đối với người lao động của công ty. Ngoài ra, người làm công việc HR cũng giải quyết khi có xung đột xảy ra giữa nhân viên với nhân viên, giữa nhân viên với người lãnh đạo.
Tuyển dụng nhân sự mới
Một nhiệm vụ chính của bộ phận HR là thực hiện tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự mới. Nhiệm vụ này bao gồm công việc đăng tin tuyển dụng, tìm kiếm, thu hút ứng viên tiềm năng, tổ chức phỏng vấn trực tiếp và đánh giá, lựa chọn ứng viên thích hợp nhất cho vị trí đang cần tuyển dụng.
Đào tạo nhân sự mới
Đào tạo nhân viên mới là việc làm cần thiết. HR sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nhiệm vụ công việc, làm quen với chính sách, thủ tục của đơn vị, hướng dẫn cách dùng những công cụ làm việc,… Một quy trình đào tạo nhân viên mới bài bản cũng là cách để HR giúp doanh nghiệp có được ứng viên tiềm năng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc.
Quản lý quy trình nghỉ việc
Bộ phận nhân sự cũng có trách nhiệm xử lý quy trình nghỉ việc khi có nhân viên bị sa thải hay nhân viên chủ động xin nghỉ việc. Họ xử lý những vấn đề liên quan tới hợp đồng, bảo hiểm, vật phẩm, tài liệu công việc cần bàn giao.
Nâng cao năng suất làm việc của nhân sự
Xem thêm : 996 là gì? Ưu nhược điểm của văn hoá làm việc 996
Bộ phận HR phải biết cách khuyến khích, tổ chức những chương trình đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực, hiệu suất làm việc cho đội ngũ nhân sự cũng như tạo ra văn hóa tích cực, môi trường làm việc chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.
Quản lý về tiền lương, hợp đồng, bảo hiểm
HR sẽ phụ trách công việc đăng ký, trích nộp tiền bảo hiểm cho nhân viên. Họ cũng trực tiếp thực hiện giải quyết những đề liên quan tới ốm đau, nghỉ thai sản cho nhân viên và tiến hành rà soát để làm thẻ bảo hiểm y tế cho nhân viên theo đúng quy định.
Những tố chất quan trọng mà người làm HR cần trang bị
Tầm nhìn chiến lược
Một chuyên viên HR cần có khả năng nhận biết và dự đoán những xu hướng, thay đổi trong lĩnh vực nhân sự để từ đó hoạch định các chiến lược dài hạn phù hợp. Bằng cách nắm bắt các xu hướng trên thị trường lao động, công nghệ và các yếu tố khác, HR có thể phát triển các phương pháp tuyển dụng mới và mở rộng mạng lưới liên kết với nguồn nhân lực tiềm năng.
Tầm nhìn chiến lược giúp HR phát hiện ra cơ hội phát triển cho nhân viên và xây dựng các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng thích hợp. Họ cần phải định hướng sự nghiệp và nhận diện các xu hướng mới trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Khả năng đa nhiệm
Người làm HR thường phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ tuyển dụng, đào tạo nhân viên, quản lý hiệu suất, xử lý văn bản và hồ sơ nhân viên, đến quản lý chính sách và quy trình và giải quyết các vấn đề nhân sự,…
Để thành công trong vai trò này, HR cần phải có khả năng đa nhiệm để quản lý nhiều công việc cùng lúc. Khả năng này cũng giúp HR linh hoạt và thích ứng với những thay đổi và tình huống khác nhau trong tổ chức.
Tính cẩn thận, tỉ mỉ
HR phải quản lý các hồ sơ nhân viên, bao gồm thông tin cá nhân, lịch sử công việc, tiền lương,… Sự cẩn thận và tỉ mỉ đảm bảo rằng các thông tin được nhập liệu chính xác và được cập nhật đầy đủ. Sai sót trong quản lý hồ sơ có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý và ảnh hưởng đến quy trình làm việc của nhân viên.
Kỷ luật và trách nhiệm
Kỷ luật giúp HR tuân thủ các quy định và quy trình của doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả. Nó cũng giúp HR xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, đáng tin cậy trong mắt đồng nghiệp và cấp trên.
Trách nhiệm giúp HR hoàn thành tốt công việc, đảm bảo quyền lợi của cả nhân viên và doanh nghiệp. Một HR có trách nhiệm sẽ luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu, không ngại khó khăn hay thử thách.
Sự thấu hiểu và đồng cảm
HR đóng vai trò là cầu nối giữa nhân viên và ban lãnh đạo doanh nghiệp. Khả năng đồng cảm giúp HR hiểu và đáp ứng được nhu cầu của nhân viên, tạo môi trường làm việc tích cực, lành mạnh, thu hút nhân tài cho doanh nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp và tính trung thực
HR phải xử lý nhiều thông tin nhạy cảm và quan trọng liên quan đến nhân viên và công ty. Tính trung thực là yếu tố then chốt trong việc xây dựng niềm tin với nhân viên và đảm bảo rằng thông tin của họ được bảo mật. Nếu HR không đáng tin cậy, nhân viên sẽ e ngại khi chia sẻ thông tin cá nhân hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ.
Tính trung thực cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một môi trường làm việc đáng tin cậy và chuyên nghiệp. HR có trách nhiệm đảm bảo rằng các quy trình, chính sách của công ty được thực hiện một cách công bằng và nhất quán. Tính trung thực giúp xây dựng lòng tin giữa HR và các bên liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và hiệu quả trong tổ chức.
Những kỹ năng cần có của HR
Kỹ năng giao tiếp
Với vai trò là cầu nối giữa công ty và nhân viên, một người làm HR cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả để có thể:
- Truyền tải thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu và thuyết phục
- Lắng nghe và hiểu sâu sắc nhu cầu của nhân viên
- Giải quyết xung đột và mâu thuẫn một cách hiệu quả
- Xây dựng mối quan hệ tốt với các bên liên quan
Kỹ năng giải quyết vấn đề
HR thường xuyên phải đối diện với các tình huống xung đột giữa nhân viên với nhau, giữa nhân viên với quản lý hoặc giữa các bộ phận trong công ty. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp HR xác định được nguyên nhân gây ra xung đột, tìm hiểu các lựa chọn giải quyết khác nhau và đưa ra giải pháp hợp lý, công bằng và hiệu quả.
Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
Công việc của HR thường rất bận rộn và đòi hỏi khả năng xử lý nhiều nhiệm vụ đồng thời. Nếu thiếu kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian, HR có thể dễ dàng bị quá tải công việc, dẫn đến giảm hiệu suất, căng thẳng và mệt mỏi.
Kỹ năng phân tích và đánh giá
Kỹ năng phân tích và đánh giá hỗ trợ HR trong việc phân tích các yêu cầu công việc, đánh giá ứng viên và lựa chọn những người phù hợp nhất cho vị trí tuyển dụng. Bằng cách đánh giá kỹ lưỡng kỹ năng, kinh nghiệm và mức độ phù hợp với môi trường làm việc, HR có thể đưa ra quyết định tuyển chọn hiệu quả.
Kỹ năng này cũng giúp HR đánh giá hiệu suất của nhân viên trong công ty. Sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả công việc, HR có thể xác định điểm mạnh, điểm yếu cũng như nhu cầu phát triển của từng cá nhân, từ đó xây dựng các kế hoạch đào tạo, phát triển và đánh giá hiệu quả.
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Vai trò của HR thường bao gồm việc tuyển dụng nhân viên, quản lý hiệu suất, giải quyết xung đột và thúc đẩy sự hợp tác trong tổ chức. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ này, HR cần có kỹ năng đàm phán và thuyết phục để giao tiếp hiệu quả với các đối tượng khác nhau như ứng viên, nhân viên, quản lý và đối tác.
Kỹ năng đàm phán giúp HR thương lượng các điều kiện làm việc, lương thưởng và hợp đồng lao động trong quá trình tuyển dụng. Kỹ năng này cũng cần thiết trong việc giải quyết xung đột lao động hoặc thương thảo các vấn đề như điều chỉnh lương, thay đổi chế độ làm việc. Bên cạnh đó, kỹ năng thuyết phục đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích các quy định, quy trình và chính sách của tổ chức cho nhân viên và quản lý, giúp họ hiểu và tuân thủ, đồng thời thúc đẩy sự tham gia tích cực từ phía nhân viên.
Các mô hình phòng nhân sự phổ biến nhất hiện nay
Tùy thuộc vào tình hình thực tế, quy mô hoạt động và văn hóa của doanh nghiệp mà mô hình phòng nhân sự sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là những mô hình quản lý nhân sự được các công ty lựa chọn nhiều nhất.
Mô hình Maslow
Xem thêm : Debate là gì? Những chiến thuật debate hiệu quả
HR phải nắm rõ nhu cầu của người lao động để đưa ra những điều chỉnh, thay đổi mức lương, công tác đào tạo, chế độ,…. một cách hợp lý. Nếu hài lòng về giá trị doanh nghiệp đem lại, nhân viên luôn sẵn sàng đóng góp hết mình để giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
Mô hình Grow
Mô hình này hướng đến mục tiêu huấn luyện và cố vấn nhân viên phát triển và phát huy hết tiềm năng của bản thân. Thông qua đó, nhân viên sẽ tự ý thức được nhiệm vụ cần làm và tự tìm cách cải thiện năng suất công việc.
Mô hình 5Ps
Mô hình 5Ps đánh giá toàn diện cấu trúc và kế hoạch về nguồn nhân sự. Quá trình quản lý phải chú ý đến những yếu tố như chính sách, chương trình hỗ trợ cần thiết, quy trình thực hiện công việc,…Mô hình quản trị ma trận
Mô hình quản trị ma trận phù hợp với các tổ chức có đội ngũ hoạt động theo từng dự án. Tại mỗi dự án, một nhân viên sẽ có nhiệm vụ khác nhau, đến khi kết thúc dự án thì vai trò của nhân viên đó cũng kết thúc. Mô hình này tạo ra không khí thoải mái khi làm việc và nhân viên được tự do sáng tạo tư duy.
Thuận lợi và khó khăn trong ngành HR
Như vậy, bạn đã biết được HR là gì, công việc HR là gì hay hr là ngành gì,… Vậy để trở thành một HR xuất sắc và thăng tiến lên vị trí cao, bạn cần biết được những thuận lời và khó khăn trong nghề, bao gồm:
Thuận lợi
Đảm nhận các công việc liên quan đến nhân sự, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, giúp gia tăng mối quan hệ. Phòng nhân sự cũng luôn được nhà quản lý ưu ái nhiều quyền lợi và nhận được sự kính trọng của nhiều người. Bên cạnh đó, cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực này là rất lớn. Tùy vào năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc cũng như niềm đam mê, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí hấp dẫn như quản trị nguồn nhân lực, tuyển chọn nhân sự,…
Đặc biệt, nghề này được đánh giá có mức lương ổn định. Cụ thể, mức lương của sinh viên mới ra trường nằm trong khoảng 5-7 triệu đồng/tháng, trưởng phòng nhân sự là 15 – 30 triệu đồng/tháng, phó phòng nhân sự có mức lương 9 – 20 triệu đồng/tháng, mức lương của giám đốc nhân sự trên 35 triệu đồng/tháng,… Mức lương có sự thay đổi tùy thuộc vào năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, đây là nghề tuyệt vời dành cho những người yêu thích công việc ổn định.
Khó khăn
Đi cùng những thuận lợi, người làm trong nghề này cũng phải đối mặt với việc phải đảm bảo lợi ích doanh nghiệp nhưng vẫn không thể quên đi chế độ phúc lợi của nhân viên. Đây là vấn đề khó khăn nhất mà HR phải đối mặt và khó giải quyết.
Phòng nhân sự là nơi luôn có nhiều vấn đề rắc rối và khó giải quyết xảy ra. Vì thế, nếu không khéo léo, bạn sẽ để làm mất lòng nhiều người cũng như hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, HR luôn phải lắng nghe và thấu hiểu tất cả mọi vấn đề. Họ phải chịu áp lực từ ban lãnh đạo khi nhân viên không làm việc hiệu quả hay nhân viên vi phạm quy định quá nhiều, nhân viên phàn nàn về lương thưởng, phúc lợi,… Khi đó, phải liên tục tổ chức tìm kiếm sàng lọc, tuyển dụng ứng viên thích hợp là thách thức cho người làm nhân sự.
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp thường có khuynh hướng muốn nguồn nhân lực của mình chất lượng và được đào tạo trong thời gian ngắn nhất để cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, họ cần hiểu rằng việc đào tạo con người cần nhiều thời gian, kế hoạch và chiến lược cụ thể, không thể cho ra kết quả trong một sớm một chiều. Đó cũng là lý do khiến nhiều người cho rằng nhân sự là công việc “làm dâu trăm họ”.
Tất cả những điều đó gây ra căng thẳng và áp lực lớn, yêu cầu người làm HR phải có chuyên môn, kinh nghiệm vững vàng và hội tụ nhiều kỹ năng để vượt qua, phát triển tốt nghề nghiệp của mình.
Khám phá thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp tại việc làm Mê Linh, việc làm Long Biên, việc làm Thạch Thất, việc làm Hoài Đức hay việc làm Cầu Giấy – bước đệm tuyệt vời để tích lũy kinh nghiệm và xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai.
Lộ trình thăng tiến trong ngành HR
Dưới đây là lộ trình thăng tiến của một HR mà bạn có thể tham khảo:
- Vị trí dành cho sinh viên mới ra trường/người chưa có kinh nghiệm: HR Admin, nhân viên tuyển dụng, nhân viên tiền lương,…
- Vị trí dành cho người đã có kinh nghiệm: Chuyên viên đào tạo, quản lý nhân sự, phó phòng nhân sự, trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự.
Làm thế nào để thành công trong nghề HR?
Để thành công trong nghề HR là gì, bạn hãy nắm chắc những bí quyết dưới đây:
- Đầu tư học tập bài bản, trải nghiệm thực tế thật nhiều để có cơ hội học hỏi, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm làm việc.
- Đánh giá mọi vấn đề khách quan, theo nhiều khía cạnh khác nhau
- Nhớ rằng mình không thể làm thỏa mãn tất cả mong muốn của tất cả mọi người, đặc biệt là nhân sự trong doanh nghiệp và hãy tìm cách liên kết mọi người thành một tập thể thống nhất, nghiêm túc, đóng góp hết mình.
- Gạt bỏ cái tôi cá nhân để không gây ảnh hưởng đến công việc.
- Biết cách xây dựng nên các mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, quản lý.
- Không ngừng nâng cao những kỹ năng và tố chất quan trọng trong nghề.
- Tạo dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp và luôn ăn mặc lịch sự, chỉn chu
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ HR là gì cũng như có cái nhìn tổng quan về ngành HR. Bạn có thể tham khảo ngay các vị trí việc làm HR hot và tìm hiểu mô tả công việc, yêu cầu cần có ngay tại danh mục việc làm của timhieulichsuquancaugiay.edu.vn.com. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trên con đường phát triển sự nghiệp của mình!
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại timhieulichsuquancaugiay.edu.vn! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Cộng tác viên tuyển dụng, Điền Quân tuyển dụng, MCV tuyển dụng, Ogilvy tuyển dụng, Chicilon Media tuyển dụng, Hakuhodo tuyển dụng, Tous Les Jours tuyển dụng và KOI tuyển dụng.
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Là gì?
Ý kiến bạn đọc (0)