- 1. Góc thực hành cuộc sống trong Montessori là gì?
- 2. Các bài học thực hành cuộc sống của trường timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
- a. Hoạt động chăm sóc bản thân
- b. Hoạt động chăm sóc môi trường
- c. Những bài học ứng xử
- 3. Cách dạy trẻ tự lập thông qua góc thực hành cuộc sống
- a. Dạy con cách tự lập cơ bản trong cuộc sống
- b. Xây dựng môi trường an toàn và gần gũi
- c. Lập bảng phân công công việc cho các thành viên trong gia đình
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Đón nghe thêm nhiều Podcast hấp dẫn về cách dạy con, dạy tiếng Anh cho con hay giao tiếp với con hiệu quả… từ kênh Spotify của timhieulichsuquancaugiay.edu.vn nha!Là một đơn vị tiên phong áp dụng phương pháp giáo dục Montessori tại Việt Nam, hệ thống trường mầm non timhieulichsuquancaugiay.edu.vn luôn mong muốn mang đến cho “thế hệ tương lai” môi trường phát triển tốt nhất. Chúng tôi hiểu được thực hành trải nghiệm cuộc sống quan trọng đối với trẻ nhỏ. Chính vì thế, trường luôn có những hoạt động giúp trẻ đạt được sự phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần. Để hiểu rõ hơn về các hoạt động học tập trong lĩnh vực Thực hành cuộc sống của Montessori cũng như cách dạy con tự lập từ nhỏ, mời quý phụ huynh hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang xem: Góc thực hành cuộc sống trong lớp học Montessori và cách dạy con tự lập từ nhỏ
1. Góc thực hành cuộc sống trong Montessori là gì?
Các bài tập thực hành cuộc sống trong Montessori đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với trẻ nhỏ. Chúng được áp dụng với mục đích giúp các em tăng cường và phát triển sự độc lập trong việc thực hiện các hoạt động của cuộc sống.
Phương pháp Montessori giúp trẻ có những bài học cơ bản trong thực hành cuộc sống
Đó có thể là các hoạt động căn bản, chăm sóc bản thân, chăm sóc môi trường, các mối quan hệ xã hội… thông qua các bài tập và tình huống cụ thể. Ví dụ: khi trường sẽ có cách dạy con tự lập bằng những công việc như dọn dẹp đồ chơi sau khi dùng xong, tự lấy bát ăn cơm…. điều này sẽ hình thành cho bé nếp sống gọn gàng, có ý thức và sự tự lập nhất định. Bé cũng sẽ được học cách trồng và chăm sóc cây cối xung quanh lớp, nhiệm vụ này sẽ cho trẻ biết cách yêu thương và quan tâm tới mọi người xung quanh mình.
Phương pháp giáo dục hiệu quả cho con?
Xem thêm : Top 10+ công thức nấu khoai tây cho bé ăn dặm không bao giờ ngán
Bên cạnh những bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn, tại timhieulichsuquancaugiay.edu.vn các con còn được củng cố và phát triển sự phối hợp của cơ thể, được vận động khoa học, nhờ đó mà thể lực của trẻ cũng được cải thiện.
Góc thực hành cuộc sống trong Montessori được xem là phương tiện cho sự phát triển toàn diện của bé. Không chỉ tạo điều kiện để trẻ phát triển tri thức timhieulichsuquancaugiay.edu.vn còn tạo nên một môi trường công bằng cho trẻ, đặt nền móng cho một sự phát triển về cả độ rộng và độ sâu.
2. Các bài học thực hành cuộc sống của trường timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Cách dạy con tự lập theo phương pháp Montessori sẽ giúp trẻ được làm quen và thực hành với các hoạt động, hình thành các thói quen tốt, sự tập trung, tính kỷ luật và sáng tạo trong công việc.
a. Hoạt động chăm sóc bản thân
Tại trường mầm non timhieulichsuquancaugiay.edu.vn các bạn nhỏ sẽ được thực hành một số hoạt động chăm sóc bản thân như:
- Hoạt động tự phục vụ: Tự chải tóc, đánh răng, lau mặt, treo mũ, quần áo, cài khuy áo, thắt dây giày, thắt nơ, xếp khay đồ ăn, may đồ vật, tự làm các món ăn, tự dọn bàn ăn…
- Hoạt động đóng/mở, di chuyển đồ vật bằng tay hoặc bằng các công cụ khác nhau.
b. Hoạt động chăm sóc môi trường
Bé sẽ được tham gia các hoạt động như lau dọn và vệ sinh giáo cụ, cắm hoa, chăm sóc cây, trồng cây, tưới cây,…
c. Những bài học ứng xử
Dạy con tự lập từ nhỏ với những bài học lịch sự và nhã nhặn, dạy bé biết chào hỏi mọi người, biết xin lỗi khi sai và biết cảm ơn khi được giúp đỡ, tôn trọng bản thân và người khác. Bé sẽ học được cách tương tác và giao tiếp với người lớn, thầy cô giáo, bạn bè đồng trang lứa một cách lịch sự. Đồng thời, tham gia các hoạt động do trường tổ chức để hình thành các kỹ năng xã hội cần thiết.
Đối với trẻ em mầm non, các hoạt động này không chỉ giúp bé phát triển bản thân mà còn rèn luyện các kỹ năng một cách thuần thục, hỗ trợ cha mẹ cách dạy con tự lập hiệu quả.
Xem thêm : Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học – 8 cách giúp trẻ vượt qua “khủng hoảng”
Thông qua các hoạt động của đôi tay và sự tương tác với môi trường, trẻ sẽ biết cách tự động tiếp thu các ghi nhớ kiến thức, các phương pháp và công việc mình đã làm, sắp xếp chúng một cách khoa học và thực hiện nó hiệu quả nhất. Các em hiểu được điều hay lẽ phải về văn hóa, lối sống, xã hội của con người trong môi trường xung quanh.
Cũng từ đây, trẻ sẽ hình thành được những kỹ năng quan trọng, đức tính tự tin, tự lập, tình yêu thương, sự hợp tác, chủ động, kỷ luật, trách nhiệm…
3. Cách dạy trẻ tự lập thông qua góc thực hành cuộc sống
Dạy con tự lập từ nhỏ là điều cần thiết đối với mỗi cha mẹ, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dạy con tự lập phù hợp với bé nhà mình. Do đó, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ hướng dẫn cha mẹ cách dạy trẻ tự lập thông qua góc thực hành cuộc sống dưới đây:
a. Dạy con cách tự lập cơ bản trong cuộc sống
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có cho mình khả năng học tuyệt vời, các bé có thể học và bắt chước những gì nhìn thấy rất nhanh và được giáo dục như một miếng bọt biển thấm hút nước. Do đó, cha mẹ có thể dạy con những kỹ năng sống tự lập cơ bản nhất trong cuộc sống hằng ngày ngay từ khi bé còn nhỏ. Đó là những kỹ năng:
- Giữ vệ sinh: tạo thói quen cho trẻ thông qua việc để bé quan sát các hành động cha mẹ làm như: dọn đồ sau khi bày ra nhà, cho quần áo bẩn vào máy giặt, lau bàn khi đổ nước, bỏ rác đúng nơi,… khi bé thấy cha mẹ làm như vậy thì bé sẽ học theo và tự làm.
- Chăm sóc bản thân: Trẻ em lứa tuổi mầm non có thể tự mình thực hiện các hoạt động chăm sóc bản thân như: đánh răng, rửa mặt, chải đầu, thay quần áo, đi giày…. Các kỹ năng này sẽ tăng dần theo cấp độ từ dễ đến khó, quan trọng nhất là cha mẹ phải dành thời gian để hướng dẫn, hỗ trợ và kích thích bé tự làm. Cha mẹ có thể sắp xếp các thiết bị, đồ dùng trong gia đình để vừa tầm với của bé, giảm độ khó khi bé thực hiện…
- Giúp đỡ người khác: Giúp đỡ người khác là một việc tốt mà mọi lứa tuổi đều có thể làm. Đối với các bé, những việc làm như chăm sóc cây cỏ, xách đồ nhẹ, rửa rau củ quả, bày bàn ăn,…. Một khi bé cảm thấy bản thân mình hữu ích và nhận được lời công nhận của cha mẹ sẽ giúp tinh thần tự lập ở trẻ nâng cao hơn.
b. Xây dựng môi trường an toàn và gần gũi
Xây dựng môi trường an toàn và gần gũi để dạy con tự lập từ nhỏ, chính là đang tạo điều kiện giúp trẻ phát huy tính tự lập của mình. Cha mẹ có thể áp dụng cách dạy trẻ tự lập thông qua góc thực hành cuộc sống Montessori từ việc xây dựng không gian ngăn nắp, trật tự, phân chia các phòng, góc chơi tự do để bé nhận biết.
Mọi hoạt động luôn phải có tổ chức và nguyên tắc nhất định, người lớn sẽ làm gương cho trẻ để thực hiện các nguyên tắc đó. Từ đó bé sẽ ý thức được những việc phải làm khi không có cha mẹ bên cạnh.
c. Lập bảng phân công công việc cho các thành viên trong gia đình
Trong phương pháp dạy con tự lập từ nhỏ của Montessori, sự tự lập của bé được phát huy cao độ từ những việc nhỏ bé, đơn giản nhất. “Thực hành cuộc sống” của Montessori chính là cách để dạy trẻ cách thức tự làm việc khoa học, hiệu quả. Để áp dụng đúng tinh thần đó thì cha mẹ hãy phân công việc nhà cho từng thành viên trong gia đình, cha mẹ làm công việc gì, bé làm công việc gì, điều này sẽ giúp con cảm thấy vui vẻ, luôn tự hào và hãnh diện khi là một thành viên trong gia đình. Cha mẹ cũng đừng quên giảm nhẹ yêu cầu, khuyến khích con trong suốt quá trình làm việc.
Với các ba mẹ, hành trình dạy con tự lập từ nhỏ theo phương pháp Montessori vốn không dễ dàng nhưng nếu biết kiên trì và áp dụng đúng phương pháp giáo dục trẻ, bé sẽ biết cách tự lập, tự giác, chủ động sáng tạo, trưởng thành. Chúc cha mẹ thành công với cách dạy con tự lập mà timhieulichsuquancaugiay.edu.vn chia sẻ.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)