Là gì?

Founder là gì? 7 Tố chất cần có của một Founder toàn diện

26
Founder

Founder là gì?

Founder là gì? Founder có nghĩa là người sáng lập. Đây chính xác là người đưa ra ý tưởng và thiết lập nền móng, cơ sở cho một doanh nghiệp/tổ chức. Họ còn là những người đề ra những phương hướng trong việc vận hành công ty để duy trì sự tồn tại và phát triển cho nó. Founder còn là người chịu trách nhiệm cho những quyết định quan trọng cũng như rủi ro liên quan đến sự quản lý quy trình hoạt động của công ty/doanh nghiệp.

Khi thuật ngữ này được sử dụng trong kinh doanh, nó có nghĩa là người thành lập công ty và đưa tổ chức đó vào sự tồn tại. Khi công ty được thành lập, thì Founder sẽ trở thành một doanh nhân.

  • Founder là các chủ doanh nghiệp, công ty tư nhân, người chịu rủi ro để tiến hành thành lập công ty. Họ chính là người có những đóng góp tích cực trong việc biến ý tưởng thành hiện thực, đồng thời tìm kiếm các nguồn đầu tư để hình thành công ty và đưa nó vào hoạt động.
  • Founder chính là người nắm rõ nhất về công ty của mình. Họ có 1 niềm tin mãnh liệt vào chính ý tưởng của mình. Họ kiên trì, bền bỉ để vững vàng vượt qua những giai đoạn khó khăn lúc khởi nghiệp. Họ chính là người dẫn dắt tổ chức, trực tiếp tuyển chọn vị trí quan trọng trong công ty, kêu gọi vốn và xử lý phần lớn mọi vấn đề xảy ra.

Xem thêm:

Co-Founder là gì?

Co-Founder là đồng sáng lập, những người cùng với nhà sáng lập tham gia vào việc xây dựng và phát triển một công ty, tổ chức hay dự án. Co-Founder thường có tầm nhìn chung với nhà sáng lập, giúp tạo dựng và đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung những kỹ năng và kinh nghiệm mà nhà sáng lập có thể thiếu.

Một công ty có thể có từ hai đến nhiều Co-Founder, tùy theo quy mô và mục tiêu của tổ chức. Các Co-Founder thường chia sẻ trách nhiệm và đảm nhận những vai trò quan trọng trong việc điều hành và phát triển doanh nghiệp.

Cách phân biệt Founder và Co-Founder

Để phân biệt giữa Founder và Co–Founder, bạn đọc cần nắm rõ những điểm giống và điểm khác sau đây:

Tiêu chí Founder Co-Founder
Điểm giống Thuật ngữ Founder và Co-Founder đều được dùng trong lĩnh vực kinh doanh. Cả 2 đều được hiểu là nhà sáng lập của một công ty/doanh nghiệp/tổ chức nào đó.
Điểm khác Tính trách nhiệm
  • Chịu trách nhiệm chính thức
  • Giúp công ty tăng lợi nhuận, tăng tính ổn định và phát triển
  • Không chịu trách nhiệm chính thức
  • Chỉ hỗ trợ Founder
Quyền quyết định
  • Có quyền quyết định các việc quan trọng của tổ chức
  • Không có quyền quyết định các việc quan trọng
  • Không có quyền quyết định các việc quan trọng
Công việc chính
  • Quyết định hướng đi và hoạt động của doanh nghiệp
  • Đại diện kêu gọi vốn đầu tư cho tổ chức
  • Tham mưu và đưa ra đề xuất hữu ích nhất dựa trên ý tưởng do Founder đưa ra.
  • Hợp tác với các Founder để điều phối hoạt động của tổ chức

Thông thường, các Founder là những người khác biệt và phải trải qua rất nhiều thử thách để có thể đạt được sự thành công. Và Co-Founder sẽ chính là người hỗ trợ họ.

Công việc của một Founder là gì?

Thiết lập tầm nhìn, chiến lược và định hướng phát triển

Founder là người khởi xướng ý tưởng và thiết lập doanh nghiệp, do đó có vai trò then chốt trong việc xác định mục tiêu và chiến lược của công ty. Founder cần đưa ra tầm nhìn dài hạn và xây dựng chiến lược toàn diện để công ty có thể phát triển bền vững. Đồng thời, họ phải phân bổ nguồn lực hợp lý để đạt được mục tiêu, nhưng vẫn cần sự hỗ trợ từ đội ngũ và đối tác bên ngoài.

Nguồn vốn chính trong giai đoạn khởi nghiệp

Vốn là yếu tố thiết yếu trong việc thành lập một doanh nghiệp startup và Founder thường đảm nhận trách nhiệm đảm bảo nguồn tài chính ban đầu. Điều này có thể là từ tài sản cá nhân hoặc tìm kiếm các nhà đầu tư. Sự hiểu biết về quản lý vốn và kêu gọi đầu tư là điều mà Founder phải nắm vững để giúp công ty vượt qua giai đoạn khởi đầu khó khăn.

Thành lập ban lãnh đạo

Ngay từ những bước đầu tiên, Founder cần xây dựng một đội ngũ quản lý tài năng và giàu kinh nghiệm. Các vị trí như CEO, COO, CFO, CMO,… phải được lấp đầy bởi những người có kỹ năng quản lý và chiến lược tốt. Thông thường, Founder cũng giữ vai trò CEO, chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định quan trọng và định hướng chiến lược cho doanh nghiệp.

Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và đoàn kết

Đội ngũ nhân viên mạnh mẽ và có tinh thần đồng đội sẽ giúp công ty phát triển nhanh hơn. Founder cần tìm kiếm những nhân viên có năng lực và nhiệt huyết, đồng thời xây dựng một môi trường làm việc tích cực và văn hóa doanh nghiệp bền vững. Việc đào tạo và phát triển nhân viên cũng là một phần quan trọng trong việc đảm bảo đội ngũ luôn sẵn sàng đối mặt với thách thức mới.

Mở rộng mạng lưới đối tác và khách hàng

Mạng lưới đối tác và khách hàng là nguồn lực giúp công ty phát triển và mở rộng thị trường. Founder phải thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược, đảm bảo doanh nghiệp có thể tiếp cận cơ hội mới và duy trì được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Đồng thời, Founder luôn tìm kiếm các cơ hội mới để mở rộng thị trường và đưa công ty tiến xa hơn.

Vai trò của Founder qua các giai đoạn phát triển

Trong giai đoạn khởi nghiệp, Founder thường đảm nhận nhiều vai trò, từ quản lý tài chính đến phát triển sản phẩm và điều hành doanh nghiệp. Khi công ty phát triển, Founder tiếp tục đóng vai trò định hướng chiến lược, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường. Đến khi doanh nghiệp ổn định và phát triển, Founder có thể chuyển sang một vai trò khác như nhà đầu tư hoặc thành viên ban quản trị, nhưng vẫn đảm bảo các giá trị cốt lõi và tầm nhìn ban đầu của công ty được duy trì.

Trách nhiệm của Founder

Người sáng lập chịu trách nhiệm nặng nề trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Những nhiệm vụ chính bao gồm:

  • Định hình tầm nhìn và chiến lược công ty dựa trên các giá trị cốt lõi.
  • Xây dựng các mục tiêu ngắn và dài hạn, phát triển kế hoạch với các cột mốc rõ ràng nhằm đo lường và theo dõi sự tiến triển.
  • Nghiên cứu, phân tích xu hướng và thách thức thị trường để xác định các cơ hội kinh doanh tiềm năng.
  • Triển khai và điều chỉnh chiến lược marketing để thúc đẩy hình ảnh công ty và quảng bá sản phẩm/dịch vụ.
  • Đàm phán và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp, đối tác và các bên liên quan quan trọng.
  • Quản lý tài chính, lập ngân sách, dự đoán dòng tiền và tạo các báo cáo tài chính chi tiết.
  • Tuyển dụng, đào tạo và phân công nhân sự, đảm bảo nhân viên thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
  • Đại diện công ty trong các sự kiện, hội thảo, đồng thời là gương mặt thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Giải quyết khiếu nại và thắc mắc của khách hàng một cách chuyên nghiệp và chu đáo.
  • Luôn cập nhật xu hướng ngành để đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển liên tục cho doanh nghiệp.
  • Thực hiện các nhiệm vụ bổ sung nhằm hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp.

Những tố chất cần có của một Founder 

Không có bất kỳ quy chuẩn nào để nói về 1 Founder thành công. Vì không phải ai cũng hiểu được ý tưởng và con đường mà các Founder kiên quyết theo đuổi. Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ thì họ thường sẽ hội tụ những phẩm chất sau:

Có niềm đam mê 

Tố chất đầu tiên của một Founder đó chính phải thực sự có niềm đam mê về một điều gì đó. Đây chính là động lực giúp họ không ngừng học hỏi và mong muốn được trải nghiệm nhiều cũng như đương đầu được với các thử thách. Trong quá trình theo đuổi đam mê, những kiến thức về Marketing, quản trị và kỹ năng sẽ được trau dồi liên tục. Chính điều này sẽ giúp họ có thể thực hiện được những ý tưởng của mình, cho dù điều có điên rồ và khó thực hiện.

Ngay cả với Steve Jobs, cựu CEO nổi tiếng của Apple cũng tin vào sức mạnh của niềm đam mê. Ông đã từng nói rằng: “Những người có niềm đam mê có thể thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn”.

Có sự quyết đoán

Sự quyết đoán và quyết đoán trong việc nắm bắt thời cơ tốt. Sự thành công sẽ không dành cho những người nhút nhát và thiếu ý chí. Sự quyết đoán sẽ giúp Founder đưa ra những quyết định sáng suốt kịp thời để có thể vượt qua những giai đoạn khó khăn khi khởi nghiệp.

Có tính tự tin

Sự tự tin và làm chủ được cảm xúc chính là chìa khóa cho sự thành công của mỗi Founder. Môi trường kinh doanh luôn ẩn chứa những sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp. Vì thế, chắc chắn họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi 1 người Founder cần phải biết tự tin để vững vàng để “chèo lái” doanh nghiệp của mình.

Sự linh hoạt 

Những  Founder đã có được sự thành công nhất định thì họ thường là những người biết nhìn nhận thức tế, chấp nhận thay đổi linh hoạt khi cần thiết. Họ chính là những người có khả năng cân bằng giữa sự linh hoạt và kiên định. Điều này thực sự cần thiết, đặc biệt là trong thời buổi kỷ nguyên số như hiện nay. Khi mọi thử luân chuyển và thay đổi quá nhanh thì tính linh hoạt luôn cần được đề cao. Vì nếu thiếu linh hoạt trước sự thay đổi của thị trường thì doanh nghiệp bạn sẽ rất dễ bị thụt lùi.

Ví dụ: Đế chế Nokia vào những năm 2000 đã không có những bước tiến mới trong khi các thương hiệu và ứng dụng điện thoại, trang mạng xã hội bắt đầu chiếm lĩnh thị trường Smartphone. Nokia khi đó vẫn trung thành với mô hình cũ. Chính sự thiếu linh hoạt trong việc định hướng đã dẫn đến thất bại của Nokia.

Có khả năng quan sát tinh tế

Founder là người cần có khả năng quan sát rất tốt, để có thể nhìn ra được những nhu cầu đang bị thiếu thốn của xã hội. Từ đó, nghĩ ra được ý tưởng cho những sản phẩm mới, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, đem lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp.

Có khả năng tạo dựng mối quan hệ

Mối quan hệ chính là nguồn tài sản vô giá của các Founder để có thể mở rộng làm ăn cũng như kêu gọi đầu tư và hợp tác. Các nhà sáng lập thường rất thích giao lưu và học hỏi thêm kinh nghiệm quý giá từ các mối quan hệ đó. Trong những buổi gặp mặt của mình, những ý tưởng mới có thể nảy sinh, giúp họ có thể gắn kết với nhau và tạo thêm cơ hội để hợp tác, kinh doanh.

Những người có cùng suy nghĩ có thể trở thành người hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp về sau. Hơn thế nữa, những mối quan hệ này sẽ giúp các Founder có thể dễ dàng thành công trong quá trình khởi nghiệp của mình hơn.

Cầu toàn

Dễ dàng chấp nhận thực tại sẽ không phải là tính cách của những Founder thành công. Vì họ luôn hướng đến những ý tưởng và phương án tốt hơn để hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ của mình, đưa doanh nghiệp phát triển tốt hơn trong tương  lai. Sự cầu toàn giúp họ thực hiện kế hoạch tỉ mỉ, cặn kẽ và chặt chẽ. Điều này giúp sản phẩm/ dịch vụ của họ chất lượng tốt hơn, mang đến sự hài lòng cho khách hàng, đối tác, người tiêu dùng,… Thúc đẩy sự phát triển của nhân sự và doanh nghiệp.

Ví dụ: Steve Jobs là một người cực kỳ cầu toàn. Trong kinh doanh, ông chính là người tôn sùng sự hoàn hảo đến mức tuyệt đối. Đối với ông, sự hoàn hảo chính là kim chỉ nam của thành công. Đó cũng chính là lý do mà thương hiệu Apple có thể tạo ra những sản phẩm làm thay đổi cả thế giới công nghệ.

Những tố chất cần có của một Founder 

Cách trở thành một Founder toàn diện

Làm việc và thực tập để lấy kinh nghiệm

Trong giai đoạn đầu, các công ty khởi nghiệp thường sẽ có quy trình vận hành rất khác so với các công ty đã lớn mạnh và có chỗ đứng nhất định. Chính vì vậy, ngay từ trước khi là Founder, bạn cần làm việc hoặc thực tập tại các công để trau dồi kinh nghiệm cho mình, đây là một điều rất hữu ích.

Bạn có thể học hỏi cách xử lý và giải quyết vấn đề từ các doanh nhân đi trước trong từng giai đoạn thăng trầm của doanh nghiệp. Đó chính là bài học “vàng” quý giá mà bạn không dễ gì để có được. Đồng thời, khi bạn được trải nghiệm những cơ hội, thách thức của một Founder khi làm việc cùng họ, bạn sẽ có thêm nhiều điều kiện để đảm nhận một số vai trò thiết thực của một nhà sáng lập cần phải làm.

Tìm và học hỏi từ mentor giỏi

Tìm kiếm cho mình một cố vấn tiềm năng, chính là điều giúp bạn có thể sớm trở thành nhà sáng lập chính hiệu. Họ có thể là Founder của các doanh nghiệp khác, giáo sư tại các trường đại học, bạn bè đã có kinh nghiệm trong việc vận hành và quản lý,… Hầu hết họ đều là những người giỏi, có năng lực. Họ có thể truyền đạt lại những kinh nghiệm quý giá cho bạn và doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, nếu bạn nghiêm túc muốn tìm cho mình một mentor để học hỏi thì bạn hãy cho họ thấy rằng bạn là người mong muốn được họ truyền đạt lại kiến thức, ham học hỏi, có tính kiên trì và sự nhẫn nại trong con đường thăng tiến cùng họ.

Tham gia các lớp học sự kiện và cuộc thi khởi nghiệp

Khi bạn bắt đầu khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó, bạn cũng có thể tham gia các lớp học và sự kiện, hay những cuộc thi khởi nghiệp. Đây chính là một ý tưởng tuyệt vời để giúp bạn có thể xây dựng và kết nối những người cùng chí hướng với nhau.

Khi đến với các lớp học, sự kiện, cuộc thi này, bạn hãy cố gắng tập trung hết mức có thể vào những cuộc trò chuyện và tạo mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Như vậy, bạn không chỉ được học những điều hay, bổ ích mà còn có thể mở rộng các mối quan hệ của mình, có thể giúp ích cho mình trong tương lai.

Theo dõi tin tức và các chương trình startup thường xuyên

Để nắm bắt xu hướng thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng, khách hàng của mình, bạn nên thường xuyên theo dõi tin tức và các chương trình Startup để hiểu thêm về bức tranh toàn cảnh về lĩnh vực kinh doanh của mình. Thông qua việc theo dõi tin tức này, bạn có thể nắm bắt được những xu hướng và việc mà các công ty khác đang làm. Chúng có thể giúp bạn trong việc hoạch định các dự án trong tương lai. Đồng thời, bạn có thể tìm thấy cơ hội tiềm ẩn trong các tin tức và chương trình mà bạn đã xem nói trên.

Cách trở thành một Founder toàn diện

Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn trả lời được những câu hỏi “Founder là gì?”, cách để trở thành một Founder toàn diện, cũng như phân biệt, so sánh sự khác nhau giữa Founder và Co-Founder.

Xem thêm các bài viết liên quan thú vị sau:

— HR Insider —

timhieulichsuquancaugiay.edu.vn – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

timhieulichsuquancaugiay.edu.vn là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. timhieulichsuquancaugiay.edu.vn kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại timhieulichsuquancaugiay.edu.vn, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm