Trò chơi dân gian

Đồng Dao Nu Na Nu Nống: Hướng dẫn cách chơi và giải nghĩa cho trẻ

44
Nu na nu nống

Nu Na Nu Nống rất quen thuộc với trẻ em Việt Nam, nhất là khu vực phía Bắc. Đây là bài đồng dao và trò chơi giải trí đơn giản giúp các bé nâng cao sự linh hoạt cùng khả năng hợp tác cùng những người xung quanh. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng timhieulichsuquancaugiay.edu.vn điểm qua hướng dẫn chơi và giải nghĩa chi tiết bài đồng dao này.

Nu Na Nu Nống là gì?

Nu Na Nu Nống là trò chơi dân gian phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Theo các nghiên cứu, trò chơi đã có từ thời Hán với cách chơi đơn giản, thú vị. Nhiều cha mẹ, thầy cô thường lựa chọn trò chơi truyền thống này giúp bé giải trí, thư giãn và gắn kết tình cảm.

Từ khóa có liên quan:

  • Nu Na Nu Nống là trò chơi gì?

Xem thêm: Bài hát Tập tầm vông là gì? Giải thích chi tiết ý nghĩa.

Lời bài đồng dao Nu Na Nu Nống

Lời bài hát Nu Na Nu Nống như sau:

Nu na nu nống

Đánh trống phất cờ

Mở cuộc thi đua

Chân ai sạch sẽ

Gót đỏ hồng hào

Không bẩn tí nào

Được vào đánh trống

Nu na nu nốngLời bài đồng dao

Ngoài phiên bản phổ biến trên thì trò chơi dân gian Nu Na Nu Nống còn có nhiều dị bản khác gồm:

Dị bản 1:

Nu na nu nống

Cái cống nằm trong

Cái ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật

Phật ngồi Phật khóc

Con cóc nhảy ra

Con gà ú hụ

Bà mụ thổi xôi

Nhà tôi nấu chè

Tè he chân rụt.

Dị bản 2:

Nu na nu nống

Thằng cống cái cạc

Chân vàng chân bạc

Đá xỉa đá xoi

Đá đầu con voi

Đá chân thì rụt

Dị bản 3:

Nu na nu nống,

Cái cống càng cạng,

Đá rạng đôi bên,

Đá lên đá xuống,

Đá ruộng bồ câu,

Đá đầu con voi,

Đá xoi đá xỉa,

Đá nửa cành xung,

Đá ung trứng gà,

Đá ra đường cái,

Gặp gái giữa đường,

Gặp phường trống quân,

Có chân thì rụt.

Dị bản 4:

Trồng đậu trồng cà

Hòa hòe hoa khế

Khế ngọt khế chua

Cột đình cột chùa

Hai tay ông cột

Cây cam cây quýt

Cây mít cây hồng

Cây đa cây nhãn

Ai có chân, có tay thì rụt

Dị bản 5:

Nu na nu nống

Cái trống nằm trong

Con ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật

Phật ngồi Phật khóc

Con cóc nhảy ra

Con gà ú ụ

Bà mụ thổi xôi

Ông tôi nấu chè

Chè be chè bét

Cống rè cống rụt

Bụt thụt xuống lỗ

Bụt chẳng ăn xôi.

Dị bản 6:

Nu na nu nống

Cái trống nằm trong

Con ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật

Phật ngồi phật khóc

Con cóc nhảy ra

Con gà ú ụ

Nhà mụ thổi xôi

Nhà tôi nấu chè

Tay xòe tay thụt.

Cách chơi Nu Na Nu Nống dễ hiểu

Trò chơi Nu Na Nu Nống mầm non: 

Thuyết minh luật chơi Nu Na Nu Nống

Nu Na Nu Nống cần từ 3 – 10 người chơi, hoặc có thể nhiều hơn.

Người chơi ngồi xuống cạnh nhau, duỗi thẳng hai chân, tay cầm tay, vừa hát bài đồng dao vừa nhịp tay vào đùi.

Nu na nu nống là gìNu na nu nống là gìCách chơi Nu na nu nống

Mỗi từ của bài hát tương ứng với một lần nhịp tay vào đùi. Cụ thể:

  • Nu: Đập nhẹ vào chân trái của người chơi thứ nhất.
  • Na: Đập vào chân phải của người chơi thứ nhất.
  • Nu: Đập vào chân trái của người chơi thứ hai.
  • Nống: Đập vào chân phải của người chơi thứ hai.
  • Đánh: Đập vào chân trái của người chơi thứ ba.
  • Trống: Đập vào chân phải của người chơi thứ ba.
  • …..

Cứ như vậy người nào bị chạm ở từ “trống” cuối cùng sẽ phải co chân đó lại (coi như chân đó bị loại khỏi trò chơi). Bắt đầu vòng chơi mới từ chính chỗ vừa kết thúc vòng trước với luật chơi tương tự.

Có 2 cách xác định thắng thua của Nu Na Nu Nống gồm:

  1. Người cuối cùng còn chân là người thắng.
  2. Người đầu tiên co đủ 2 chân là người thắng.

Xem thêm: Cách chơi trò chơi Úp lá khoai đơn giản cho trẻ em mầm non.

Những thông tin khác về đồng dao Nu Na Nu Nống

Ngoài nội dung bài đồng dao Nu Na Nu Nống và cách chơi đơn giản trên bạn đừng quên bỏ túi thêm một số thông tin có liên quan đến trò chơi này:

Ý nghĩa bài đồng dao Nu Na Nu Nống

Nu Na Nu Nống không chỉ là bài hát đồng dao xưa mà còn là hoạt động giải trí giúp ích cho sự phát triển toàn diện của bé.

  • Khả năng giao tiếp: Bé sẽ học được cách giao tiếp, hòa đồng và tôn trọng người khác thông qua trò chơi.
  • Sức khỏe thể chất và tinh thần: Vận động nhẹ nhàng khi tham gia trò chơi giúp bé phát triển thể chất và khả năng quan sát. Bé cần theo dõi lời bài đồng dao, đồng thời đập tay đều đặn theo đúng nhịp điệu của trò chơi.
  • Khả năng đếm, ghi nhớ ngôn từ: Các bé cần học thuộc bài đồng dao, phát âm nhấn nhá theo nhịp điệu khi chơi. Điều này không chỉ tăng sự thú vị mà còn giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ.

Xem thêm: Bài đồng dao Chi chi chành chành và hướng dẫn cách chơi cho bé.

Hình ảnh trò chơi Nu Na Nu Nống

Dưới đây là một số hình ảnh cách chơi trò chơi Nu Na Nu Nống mầm non giúp bạn hiểu hơn về bài đồng dao và cách chơi dân gian này:

Cách chơi Nu na nu nốngCách chơi Nu na nu nốngHình ảnh 1
Bài đồng dao nu na nu nốngBài đồng dao nu na nu nốngHình ảnh 2
Trò chơi nu na nu nốngTrò chơi nu na nu nốngHình ảnh 3

Lời kết

Nu Na Nu Nống có cách chơi đơn giản, không cần thêm bất cứ dụng cụ nào khác. Để tăng không khí vui tươi, rộn ràng trong lớp học lẫn trong gia đình, các thầy cô, bố mẹ thường lựa chọn bài đồng dao này cho các bé.

Đừng quên tham khảo thêm những bài đồng dao Việt Nam do The Poet tổng hợp và chia sẻ miễn phí.

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Nhà thơ Vương An Vũ

21 giây trước 0

Xem thêm