- Có nên trữ đông đồ ăn dặm cho bé?
- Tiết kiệm thời gian cho cha mẹ
- Kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm
- Nguyên tắc bảo quản đồ ăn dặm cho trẻ
- 1. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ trữ đông
- 2. Đảm bảo thời gian trữ đông
- 3. Rã đông an toàn
- Phương pháp khoa học trữ đông đồ ăn dặm cho bé
- 1. Cách bảo quản rau củ
- 2. Cách bảo quản thịt
- 3. Cách trữ đông cá
- 4. Cách trữ đông nước rau củ luộc
- 5. Cách trữ đông các loại cháo, súp lỏng
- Lưu ý không thể bỏ qua khi bảo quản đồ ăn dặm cho bé
- Câu hỏi thường gặp
- 1. Nên trữ đông thực phẩm sống hay chín cho trẻ ăn dặm?
- 2. Có nên trữ đông cháo cho bé ăn dặm?
- 3. Các loại rau củ không nên trữ đông cho bé?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Có nên trữ đông đồ ăn dặm cho bé là câu hỏi timhieulichsuquancaugiay.edu.vn nhận rất nhiều từ cha mẹ trong thời gian quan. Đây là băn khoăn chung của nhiều phụ huynh trên hành trình chăm sóc trẻ. Hiểu được những lo lắng của cha mẹ, chúng tôi sẽ đưa ra giải đáp thắc mắc chi tiết, cụ thể thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Giải đáp băn khoăn có nên trữ đông đồ ăn dặm cho bé
Bạn đang xem: Chuyên gia giải đáp có nên trữ đông đồ ăn dặm cho bé
Có nên trữ đông đồ ăn dặm cho bé?
Trên thực tế, việc trữ đông đồ ăn dặm cho trẻ được nhiều phụ huynh áp dụng thực hiện. Việc bảo quản đồ ăn dặm cho bé thông qua trữ đông mang đến nhiều lợi ích:
Tiết kiệm thời gian cho cha mẹ
Thông thường trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm khi con được 6 tháng tuổi. Đây cũng là thời điểm mẹ bắt đầu trở lại với công việc, sau 1 thời gian nghỉ sinh và chăm con. Vì thế việc chuẩn bị đồ ăn dặm cho trẻ không có nhiều thời gian như trước. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ khá bận rộn với quá nhiều công việc trong cuộc sống, nên không có nhiều thời gian chuẩn bị đồ ăn dặm cho con.
Muốn tiết kiệm thời gian, nhưng vẫn đảm bảo chăm sóc con đầy đủ, phụ huynh chọn giải pháp trữ đông đồ ăn dặm cho trẻ. Bạn chỉ cần áp dụng các phương pháp bảo quản đúng chuẩn thì không cần băn khoăn có nên trữ đông thức ăn cho bé không nữa. Bởi câu trả lời ở đây là CÓ, chúng ta hoàn toàn có thể trữ đông đồ ăn dặm cho con.
Góc giải đáp mọi câu hỏi về ăn dặm
Kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm
Trữ đông đồ ăn dặm đúng cách, thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng, đồng thời giúp kéo dài thời gian bảo quản. Bảo quản bằng cách trữ đông, góp phần làm giảm nguy cơ ngộ độc ở trẻ sơ sinh so với các phương pháp bảo quản khác.
Trữ đông là phương pháp bảo quản thực phẩm được các nhà khoa học đánh giá rất hữu ích. Cha mẹ tiết kiệm thời gian mà vẫn mang lại hiệu quả tốt trong chăm sóc trẻ.
Nguyên tắc bảo quản đồ ăn dặm cho trẻ
Tuân thủ nguyên tắc bảo quản đồ ăn dặm cho trẻ là cách để trữ đông thực phẩm an toàn. Dưới đây là 1 số nguyên tắc bảo quản cha mẹ không nên bỏ qua.
1. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ trữ đông
Khay trữ đông đồ ăn dặm cho trẻ
Để trữ đông thực phẩm đạt hiệu quả, chúng ta cần sử dụng đồ dùng, dụng cụ trữ đông riêng phù hợp. Chúng tôi sẽ đưa ra gợi ý một số món đồ cần thiết, thường xuyên sử dụng trong quá trình trữ đông đồ ăn dặm:
- Khay trữ đông: Khay trữ đông không chỉ là dụng cụ bảo quản đồ ăn an toàn, nó còn giúp bạn dễ dàng phân chia khẩu phần ăn cho bé. Khay trữ đông chuyên dụng được sản xuất từ vật liệu phù hợp, chịu nhiệt, không bị biến dạng và thoải mái sử dụng cho ngăn đông lạnh.
- Hộp bảo quản thực phẩm: Hộp bảo quản thực phẩm ngăn đông sản xuất riêng, có khóa cài chắc chắn. Sử dụng hộp bảo quản giúp bảo quản được nhiều hơn, phân loại và đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Túi nilon bảo quản thực phẩm: Túi nilon bảo quản thực phẩm thích hợp bảo quản các loại thức ăn dạng lỏng, tiết kiệm diện tích. Miệng túi thường có khóa zip nên cha mẹ yên tâm là thực phẩm được giữ trọn bên trong túi.
- Máy xay: Máy xay là thiết bị giúp tiết kiệm thời gian sơ chế thực phẩm trước khi chế biến rất nhiều. Máy xay sử dụng để xay nhỏ thức ăn phù hợp với từng độ tuổi, giai đoạn phát triển của trẻ. Hiện nay có nhiều lại máy xay có giá cả hợp lý, chất lượng tốt cha mẹ dễ dàng chọn lựa.
- Tủ lạnh: Đây là thiết bị không thể thiếu sử dụng trong quá trình trữ đông thực phẩm. Tủ lạnh giúp bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ chuẩn, kéo dài thời gian bảo quản, hạn chế vi khuẩn. Từ đó giúp giảm nguy cơ ngộ độc, giữ lại chất dinh dưỡng của thực phẩm.
Xem thêm : Gia trưởng là gì? Những dấu hiệu của thói gia trưởng
Phương pháp ăn dặm giúp trẻ phát triển toàn diện
2. Đảm bảo thời gian trữ đông
Tùy từng loại thực phẩm mà thời gian trữ đông khác nhau. Tuy nhiên, phụ huynh nên sử dụng thực phẩm trữ đông trong thời hạn từ 5 – 7 ngày. Nếu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh chúng ta chỉ nên sử dụng trong 2 ngày để không bị giảm lượng dưỡng chất.
Khi đưa thực phẩm vào trữ đông, các dưỡng chất sẽ chuyển sang trạng thái “ngủ” và không bị biến đổi. Vì vậy, chế biến thực phẩm cấp đông vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho sự phát triển của trẻ. Trữ đông bảo quản thực phẩm còn giúp cha mẹ tiết kiệm nhiều thời gian để làm việc hoặc nghỉ ngơi.
3. Rã đông an toàn
Rã đông thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn lượng chất dinh dưỡng. Rã đông sau cách có thể nghiến suy giảm chất lượng thức ăn, phát sinh vi khuẩn có hại, gây ngộ độc cho trẻ.
Cha mẹ nên áp dụng một số cách rã đông an toàn như sau:
- Rã đông bằng nước ấm hoặc đun cách thủy: Dùng nước ấm hoặc đun cách thủy rã đông thực phẩm trong khoảng 20 -30 phút. Khi thực phẩm rã đông hoàn toàn mang đi chế biến.
- Rã đông bằng ngăn mát tủ lạnh: Rã đông thực phẩm bằng cách chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát và chờ qua đêm trước khi chế biến. Thời gian rã đông bằng phương pháp này kéo dài nhưng đồ ăn vẫn giữ được chất lượng, hương vị.
- Rã đông dùng lò vi sóng: Dùng lò vi sinh với chế độ rã đông thực phẩm tốn ít thời gian chỉ mất từ 10 – 15 phút. Sau đó có thể sử dụng thực phẩm này để chế biến đồ ăn dặm cho trẻ.
>>Xem thêm: Tổng hợp 20+ những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé ăn dặm
Phương pháp khoa học trữ đông đồ ăn dặm cho bé
Mỗi loại thực phẩm khác nhau áp dụng các bước trữ đông khác nhau
Mỗi loại thực phẩm khác nhau có đặc điểm, tính chất, hàm lượng dinh dưỡng… khác nhau. Do đó mỗi loại yêu cầu phương pháp trữ đông khác nhau phù hợp. Để trữ đông đồ ăn dặm cho bé khoa học, cha mẹ có thể tham khảo các bước trữ đông cho rau củ, thịt, cá dưới đây.
1. Cách bảo quản rau củ
Bảo quản rau củ đúng cách, chúng ta có thể kéo dài thời gian sử dụng lên đến 7 ngày. Các bước bảo quản rau củ được tiến hành như sau:
- Bước 1 – Sơ chế trước bảo quản: Các loại rau củ nhặt và rửa sạch, để ráo nước, sau đó cắt thành khúc nhỏ
- Bước 2 – Xay nhuyễn: Xay nhuyễn các loại rau củ bằng máy xay sinh tố, đưa hỗn hợp thực phẩm đã xay nhuyễn vào khay trữ đông và đậy nắp hoặc bọc màng thực phẩm
- Bước 3 – Trữ đông: cho khay trữ đông vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản
Khi muốn sử dụng thực phẩm, cha mẹ chỉ cần rã đông lượng rau củ phù hợp để chế biến. Sao đó hâm nóng rau củ là có thể sử dụng để kết hợp cùng các loại thực phẩm khác.
2. Cách bảo quản thịt
Cách trữ đông thịt đảm đảm bảo dinh dưỡng
Thịt là loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho trẻ. Để bảo quản thịt bằng cách trữ đông mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng, cha mẹ tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1 – Sơ chế trước bảo quản: Rửa sạch thịt cần trữ đông, cắt miếng nhỏ và luộc hoặc hấp chín
- Bước 2 – Xay nhuyễn: Cho thịt và nước luộc vào máy xay xay nhuyễn, chia thịt xay vào khay trữ đông, đậy nắp hoặc bọc màng thực phẩm
- Bước 3 – Trữ đông: Đưa khay thịt trữ đông vào ngăn đông tủ lạnh để bảo quản
Thời gian trữ đông thịt chín xay nhuyễn có thể lên đến 3 tháng. Tuy nhiên để yên tâm chất lượng và an toàn cho sức khỏe của trẻ chúng ta nên sử dụng trong thời gian ngắn nhất.
3. Cách trữ đông cá
Đối với cá, trước khi trữ đông cần xử lý cẩn thận hơn, cha mẹ có thể tham khảo các bước bảo quản như sau:
- Bước 1 – Sơ chế trước khi bảo quản: Rửa sạch cá, bỏ vảy, ruột và khử tanh, sau đó hấp chín cá, lọc lấy phần thịt cá
- Bước 2 – Xay nhuyễn: Cho thịt cá chín vào xay nhuyễn và chia vào khay trữ đông, đậy nắp hoặc bọc màng thực phẩm
- Bước 3 – Trữ đông: Đưa khay trữ đông cá vào khăn đông tủ lạnh để bảo quản
Xem thêm : Trường Mầm Non Quốc Tế Sakura Montessori Chuẩn Montessori
Tùy từng loại cá mà thời gian bảo quản khác nhau có thể lên đến 2 – 3 tháng. Tuy nhiên cha mẹ nên sử dụng chế biến đồ ăn dặm cho trẻ trong thời gian ngắn nhất.
>>Xem thêm: Cá hồi nấu món gì cho bé ăn dặm không tanh, thơm ngon, hấp dẫn
4. Cách trữ đông nước rau củ luộc
Để nguội nước rau củ luộc trước khi trữ đông
Khi có thời gian cha mẹ có thể chế biến nước rau củ luộc sẵn cho các bữa ăn của trẻ. Các bảo quản nước rau củ luộc như sau:
- Bước 1 – Sơ chế trước khi bảo quản: Chọn loại rau củ chứa nhiều dưỡng chất, nhặt và rửa sạch, thái miếng và luộc trong thời gian từ 10 – 15 phút, vớt rau củ ra, chờ nước nguội
- Bước 2 – Xay nhuyễn: Đổ nước rau củ vào khay trữ đông hoặc hộp bảo quản, đậy kín nắp
- Bước 3 – Trữ đông: Đưa khay trữ đông hoặc hộp bảo quản vào ngăn đá tủ lạnh
Thời gian bảo quản nước rau củ luộc khá ngắn chỉ trong 2 – 3 ngày. Cha mẹ nên sử dụng đúng trong thời gian này tránh tình trạng làm mất an toàn cho sức khỏe của con.
5. Cách trữ đông các loại cháo, súp lỏng
Để trữ đông một số loại thức ăn lỏng như cháo, súp cho trẻ ăn dặm, cha mẹ có thể tiến hành:
- Bước 1 – Sơ chế trước khi bảo quản: Chế biến cháo/ súp và chờ nguội
- Bước 2 – Đưa vào dụng cụ bảo quản: Cho cháo/ súp vào các dụng cụ bảo quản phù hợp như khay cấp đông, túi zip bảo quản, hộp bảo quản và đóng kín
- Bước 3 – Trữ đông: Đưa cháo/ súp vào ngăn đá tủ lạnh để cấp đông
Cháo, súp là thực phẩm dạng lỏng có thời gian bảo quản ngắn không quá 2 – 3 ngày. Do đó cha mẹ nên cân đối lượng cấp đông phù hợp đủ sử dụng cho con trong thời gian trên.
Lưu ý không thể bỏ qua khi bảo quản đồ ăn dặm cho bé
Trữ đông đồ ăn dặm cho bé cần đảm bảo thực phẩm không bị mất đi dưỡng chất, không thay đổi mùi vị, tránh nhầm lẫn loại thực phẩm và thời gian bảo quản. Để quá trình này đạt chuẩn cha mẹ không nên bỏ quá một số lưu ý quan trọng dưới đây:
- Ghi nhãn cho thực phẩm bảo quản: Chúng ta nên dán giấy ghi chú cho mỗi phần thực phẩm được bảo quản. Thông tin gồm có tên thực phẩm, ngày làm thực phẩm để hạn chế sự quên lãng và kịp thời sử dụng khi chưa hết hạn bảo quản.
- Thức ăn đông chỉ nên sử dụng trong 1 tuần bảo quản: Không nên để thực bảo quản quá lâu làm ảnh hưởng đến chất lượng, mùi vị. Dù phương pháp bảo quản có tối ưu đến mấy thì thời hạn sử dụng chỉ trong khoảng thời gian nhất định.
- Sau khi rã đông không được tiếp tục bảo quản nữa: Chúng ta chỉ nên bảo quản thực phẩm trữ đông 1 lần. Vì vậy sau khi rã đông nên sử dụng ngay, không nên tiếp tục làm đông thực phẩm lần 2 để bảo quản tiếp.
- Không bảo quản thực phẩm trong dụng cụ bằng thủy tinh: Thực phẩm không nên bảo quản trong sản phẩm chất liệu thủy tinh dễ gây nứt vỡ, nguy hiểm.
- Thường xuyên vệ sinh ngăn đông: Việc bảo quản thực phẩm thường xuyên dễ làm ngăn đông xuất hiện vi khuẩn. Ngoài việc duy trì nhiệt động ngăn đông ổn định, hạn chế mở cánh liên tục, chúng ta cần vệ sinh thường xuyên. Như vậy mới đảm bảo chất lượng thực phẩm bảo quản.
Câu hỏi thường gặp
1. Nên trữ đông thực phẩm sống hay chín cho trẻ ăn dặm?
Như vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm, không còn thắc mắc có nên trữ đông thức ăn cho bé hay không nữa. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại có lo lắng khác, nên trữ đông thực phẩm sống hay chín?
Thức ăn muốn trữ đông nên chế biến ngay khi còn tươi sống. Sau khi chế biến cần để riêng thực phẩm ra các khay hoặc hộp khác nhau để trữ đông. Trữ đông, rã đông đúng cách vẫn đảm bảo vệ sinh, chất dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm.
2. Có nên trữ đông cháo cho bé ăn dặm?
Cháo là thức ăn dạng lỏng mà cha mẹ có thể trữ đông để sử dụng trong quá trình chế biến đồ ăn dặm. Tuy nhiên, thời gian trữ đông với cháo rất ngắn chỉ nên để trong 2 – 3 ngày. Sau khi chế biến nên để nguội hẳn mới đưa vào trữ đông.
3. Các loại rau củ không nên trữ đông cho bé?
Rau củ bảo quản ngăn mát tủ lạnh thời gian kéo dài lên đến 7 – 10 ngày. Để thuận tiện, rút ngắn thời gian cho việc chế biến món ăn dặm, cha mẹ có thế sơ chế và trữ đông các loại rau củ. Quá trình này vẫn đảm bảo hàm lượng dưỡng chất và hương vị thực phẩm.
Tuy nhiên có một số loại rau củ không nên áp dụng phương pháp trữ đông, là các loại có hàm lượng nước cao như cải xoong, bắp cải, cần tây, dưa chuột…
Trong quá trình chăm sóc trẻ nhiều phụ huynh băn khoăn có nên trữ đông đồ ăn dặm cho bé hay không? Thông qua nội dung bài viết trên chắc hẳn bạn đã tìm ra câu trả lời đúng nhất. Đừng lo lắng về chất lượng hay mùi vị thực phẩm khi trữ đông nữa cha mẹ nhé. Việc cần làm là chúng ta thực hiện trữ đông đồ ăn dặm cho bé đúng tiêu chuẩn. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích mà timhieulichsuquancaugiay.edu.vn gửi đến cha mẹ, để hành trình chăm con trở nên đơn giản hơn.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)