Giáo dụcHọc thuật

Cấu tạo từ tiếng Việt và những kiến thức về từ cần nắm rõ

19
Cấu tạo từ tiếng Việt và những kiến thức về từ  cần nắm rõ

Từ là một trong những yếu tố tạo nên thành câu trong cả văn nói và văn viết. Vậy cấu tạo từ trong tiếng Việt như thế nào? Làm sao phân biệt được từ và tiếng? Hãy cùng timhieulichsuquancaugiay.edu.vn khám phá rõ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé

Từ là gì? Tiếng là gì?

Trong tiếng Việt, từ được xem là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và có kết cấu ngữ âm hoàn chỉnh, bền vững và có chức năng gọi tên, được ứng dụng độc lập, tự do trong lời nói để tạo thành một câu đầy đủ nghĩa.

Ví dụ: Người, quần, áo, nhà, cửa,…

Còn tiếng là những chuỗi âm thanh nhỏ nhất tương ứng với việc phát âm. Tiếng trong tiếng việt thường sẽ có nghĩa hoặc không.

Đặc điểm của từ là gì trong tiếng Việt?

  • Về chức năng: Từ là một yếu tố để đặt câu. Để qua đó sẽ giúp phân biệt được với tiếng. Còn tiếng thì có chức năng cấu tạo từ, những tiếng dùng độc lập để đặt câu sẽ được gọi là từ đơn. Chẳng hạn từ “học sinh” sẽ được cấu tạo từ 2 tiếng là “học” + “sinh”.
  • Về cấu trúc: Từ được xem là đơn vị nhỏ nhất trong số các đơn vị dùng để đặt câu. Qua đó giúp người dùng phân biệt được từ với những đơn vị khác như cụm từ. Ví dụ, trong câu “chiều chiều em đi bơi” sẽ bao gồm 4 từ “chiều chiều, em, đi, bơi”.  

Phân loại từ trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, từ được chia thành các loại như sau:

  • Từ đơn: Tư chỉ có 1 tiếng như chó, mèo, gà, nhà, cửa, quần, áo…

  • Từ phức: Sẽ bao gồm 2 tiếng trở lên như ông bà, cha mẹ, loay hoay, mùa màng…

Trong từ phức sẽ được chia thành 2 loại là từ láy và từ ghép. Cụ thể:

  • Từ ghép: Được tạo nên từ 2 hoặc nhiều tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa như hoa quả, ông bà, xe đạp, nhà cửa…

  • Từ láy: Cũng được tạo nên từ 2 hoặc nhiều tiếng và chúng có quan hệ láy âm giữa các tiếng như long lanh, lấp lánh, loắt choắt…

Cấu tạo từ tiếng Việt

Đơn vị để cấu tạo từ của tiếng Việt chính là các tiếng. Vậy nên, với những từ gồm 1 tiếng sẽ được gọi là từ đơn, còn những từ gồm nhiều tiếng sẽ gọi là từ phức.

Đặc điểm cấu tạo từ trong tiếng Việt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trong từ phức sẽ chia thành từ ghép và từ láy như phân loại trên. Trong đó:

Từ ghép sẽ bao gồm:

  • Từ ghép đẳng lập: Đây là những từ được tạo nên từ 2 hoặc nhiều tiếng mang ý nghĩa tương đương nhau, không phân biệt chính phụ. Chẳng hạn như yêu thương, bàn ghế, ông bà, xinh đẹp…

  • Từ ghép chính phụ: Đây là dạng từ ghép sẽ bao gồm tiếng chính và tiếng phụ để bổ sung nghĩa cho nhau. Trong đó tiếng chính đứng trước sẽ thể hiện ý nghĩa chính, còn tiếng phụ đứng sau sẽ hỗ trợ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Chẳng hạn như toả hương, hoa huệ, êm dịu…

Còn trong từ láy sẽ chia ra thành các từ như sau:

  • Láy tiếng: Đây là từ láy 2 tiếng hoàn toàn giống nhau như xanh xanh, xinh xinh, xa xa…

  • Láy âm: Là kiểu từ láy trong đó có thể láy phần phụ âm đầu giống nhau như ríu rít, khó khăn, rì rào…

  • Láy vần:  Kiểu từ láy bộ phận phần giống nhau như bồn chồn, lim dim…

  • Láy cả âm và vần: Đây là kiểu từ láy mà phần phụ âm đầu và vần đều được láy nhưng khác nhau về âm điệu như dửng dưng, rười rượi, nhè nhẹ…

Ngoài ra, từ được xem là đơn vị lời nói có ý nghĩa và chúng có thể tự đứng độc lập. Đồng thời, từ có sự tương quan giữa từ vựng (đơn vị nghĩa) với âm vị (đơn vị âm thanh). Nhưng trong tiếng Việt cũng có một số từ viết ra không mang ý nghĩa gì cả như lanh (long lanh), xắn (xinh xắn)…





Dạy Trẻ Học Đánh Vần, Nuôi Dưỡng Tâm Hồn, Làm Giàu Vốn Từ Tiếng Việt Cho Trẻ Theo Chương Trình GDPT Mới Theo Đa Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại Cùng Vmonkey.

Bài tập và hướng dẫn cách giải bài tập về cấu tạo từ trong tiếng Việt

Về kiến thức từ và cấu tạo của từ tiếng Việt các em sẽ được học trong chương trình lớp 4 và sẽ được học kỹ hơn khi lên lớp 6. Vậy nên, trong chương trình học này, các bé sẽ gặp một số bài tập và dưới đây sẽ tổng hợp lại và hướng dẫn giải để học sinh tham khảo thêm:

Bài 1: Em hãy dùng dấu gạch chéo (/) tách từng từ trong các đoạn văn sau:

a. Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

Thiên Lương

b. Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

Theo Thạch Lam

Hướng dẫn giải: Các em cần phải đọc kỹ đoạn văn và xác định được chính xác từ đơn, từ phức trong từng đoạn để tách sao cho hợp lý.

Đáp án:

a. Ở / Trường Sơn/, mỗi khi / trời / nổi / gió, cảnh tượng / thật / là / dữ dội /. Những / cây đại thụ / có khi / cũng / bật / gốc / cuốn / tung / xuống / vực thẳm/. Cánh chim / đại bàng / vẫn / bay lượn / trên / nền / trời. Có lúc / chim / cụp / cánh / lao / vút / đi / như / một /mũi tên / . Chim/ lại / vẫy / cánh/, đạp / gió / vút / lên / cao.

b. Buổi sáng / hôm nay /, mùa đông / đột nhiên / đến /, không / báo / cho / biết / trước/ . Vừa /  mới / ngày hôm qua /, trời / hãy / còn / nắng ấm / và / hanh /, cái / nắng / về / cuối / tháng mười / làm / nứt nẻ / đất ruộng / và / làm / giòn / khô / những / chiếc lá / rơi/. Thế mà / qua / một / đêm / mưa rào /, trời / bỗng / đổi / gió bấc /, rồi / cái / lạnh / ở đâu / đến / làm / cho / người / ta / tưởng / đang / ở / giữa / mùa đông / rét mướt.

Bài 2: Tìm các từ phức trong đoạn văn sau và xếp vào ô tương ứng:

Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

Theo Vũ Tú Nam






Từ ghép

Từ láy

 

 

Hướng dẫn giải: Các em cần đọc kỹ đoạn văn, vận dụng kiến thức về từ phức để xác định xem đó là từ láy hay từ ghép và điền vào bảng.

Đáp án:

Trong đoạn văn trên, từ phức sẽ bao gồm những từ như: cây gạo, bền bỉ, làm việc, chuyên cần, ánh sáng, sinh lực, sức trẻ, vô tận, trơ trụi, cằn cỗi, rạo rực, thân cây, lập tức, trổ lộc, nảy hoa, chim chóc, cành cây, tiếng hót, đỏ thắm, phân phát, nuột nà.

==> Từ ghép sẽ bao gồm những từ: Cây gạo, làm việc, chuyên cần, ánh sáng, sinh lực, sức trẻ, vô tận, thân cây, lập tức, trổ lộc, nảy hoa, cành cây, tiếng hót, đỏ thắm

Bài 3: Tìm từ ghép trong đoạn văn sau và xếp vào ô tương ứng:

Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời… Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.

Theo Trần Hoài Dương






Từ ghép đẳng lập

Từ ghép chính phụ

 

 

Hướng dẫn giải: Đọc kỹ đoạn văn và xác định từ ghép có trong từng đoạn và chia ra thành 2 vế tương ứng như đề bài đưa ra.

Đáp án:

Trong đoạn văn trên sẽ bao gồm những từ ghép là: nắng gắt, hoa giấy, đỏ thắm, tím nhạt, da cam, trắng muốt, tinh khiết, vòm cây, bao trùm, ngôi nhà, mảnh sân, tất cả, nhẹ bỗng, bầu trời, giản dị, cánh hoa, chiếc lá, màu sắc, mặt sân, làn gió, tản mát






Từ ghép đẳng lập

Từ ghép chính phụ

Da cam, tinh khiết, bao trùm, ngôi nhà, tất cả, nhẹ bỗng, bầu trời, giản dị, màu sắc, làn gió, tản mát

Nắng gắt, hoa giấy, đỏ thắm, tím nhạt, trắng muốt, vòm cây, mảnh sân, cánh hoa, chiếc lá, mặt sân

Bài 4: Tìm từ láy trong đoạn văn sau và xếp vào ô tương ứng:

Rừng đã bảng lảng thu. Những thân cây cao lưng chừng trời khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa. Không gian tĩnh lặng nồng nàn mùi đất bốc hương và mùi lá ải lên men. Chẳng biết mưa từ bao giờ mà thân cây thông dại trắng mốc, nứt nẻ, ra dầu, có những vệt nước chảy ngoằn ngoèo. Trời đứng gió, nhưng đâu đó vẫn âm âm một thứ tiếng vang rền, không thật rõ ràng. Hay là gió đã nổi lên ở khu rừng phía bên?

Theo Trần Nhuận Minh






Từ láy toàn bộ

Từ láy bộ phận

 

 

Hướng dẫn giải: Học sinh tiến hành đọc kĩ đoạn văn để tìm các từ láy và sắp xếp chúng vào ô tương ứng.

Đáp án:

Trong đoạn văn trên, sẽ bao gồm các từ láy như: bảng lảng, lưng chừng, khẽ khàng, nồng nàn, nứt nẻ, ngoằn ngoèo, âm âm, rõ ràng






Từ láy toàn bộ

Từ láy bộ phận

Âm âm

Bảng lảng, lưng chừng, khẽ khàng, nồng nàn, nứt nẻ, ngoằn ngoèo, rõ ràng

Bài 5: Từ các tiếng cho sẵn dưới đây, hãy tạo ra các từ ghép, từ láy thích hợp:








Từ

Từ ghép

Từ láy

xinh

 

 

nóng

 

 

xa

 

 

Hướng dẫn giải: Các em đọc kỹ các tiếng và vận dụng vốn từ vựng của mình để ghép với các tiếng cho sẵn đề tạo thành từ láy, từ ghép tương ứng có nghĩa.

Đáp án








Từ

Từ ghép

Từ láy

xinh

Xinh đẹp, xinh tươi, nhỏ xinh

Xinh xắn, xinh xinh

nóng

Nóng bức, nắng nóng, nóng lạnh

Nóng nảy, nóng nực

xa

Xa lánh, gần xa, xa hoa

Xa xăm, xa xả, xa xa

Bài 6: Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng?

Mỗi tiếng thường có ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh.

Mỗi tiếng thường có hai bộ phận: âm đầu, vần.

Bất kì tiếng nào cũng phải có vần và thanh.

Bất kì tiếng nào cũng phải có âm đầu.

Tiếng Hoa không có thanh mà chỉ có âm đầu H và vần oa.

Tiếng Ngọc có âm đầu là Ng, vần oc và thanh nặng.

Đáp án:

Những nhận định đúng là:

Mỗi tiếng thường có ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh

Bất kì tiếng nào cũng phải có vần và thanh

Tiếng Ngọc có âm đầu là Ng, vần oc và thanh nặng

Bài 7: Tìm tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ sau

 Khôn ngoan đối đáp người ngoài 

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. 

Đáp án

Cặp từ bắt vần với nhau là: ngoài – hoài (vần oai).

Đáp án đúng:

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Bài 8: Giải câu đố sau

Bớt đầu thì bé nhất nhà

Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn

Để nguyên, mình lại thon thon

Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường.

(là chữ gì?)

Đáp án:

Bớt đầu thì bé nhất nhà là chữ út.

Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn là chữ ú.

Để nguyên, mình lại thon thon/ Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường là chữ bút.

Đáp án là chữ út, chữ ú và chữ bút.

Bài 9: Trong các tiếng dưới đây, những tiếng nào không đủ cả ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh?

A uôm ếch nói ao chuôm

Rào rào, gió nói cái vườn rộng rênh

Âu âu, chó nói đêm thanh

Tẻ… te… gà nói sáng banh ra rồi.

Đáp án:

A uôm ếch nói ao chuôm

Rào rào, gió nói cái vườn rộng rênh

Âu âu, chó nói đêm thanh

Tẻ… te… gà nói sáng banh ra rồi.

Những tiếng không đủ cả ba bộ phận âm đầu, vần và thanh đó là: a, uôm, ếch, ao, âu, âu

Kết luận

Trên đây là những thông tin chia sẻ về cấu tạo từ tiếng Việt cơ bản. Mặc dù tiếng Việt khá phức tạp, nhưng việc nắm được từ và cấu tạo của từ sẽ giúp việc học tiếng Việt trở nên dễ dàng hơn. Hy vọng dựa vào những chia sẻ trên sẽ giúp các em chinh phục kiến thức này một cách hiệu quả hơn nhé.

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm