Kiến thức tiểu học

Cách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thống đơn giản, hiệu quả

25

Tăng độ thô cho trẻ trong phương pháp ăn dặm truyền thống là giai đoạn cần thiết để giúp trẻ khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. Tuy nhiên để thực hiện quá trình này không đơn giản, nhiều bậc phụ huynh còn bỡ ngỡ, nhiều trẻ còn không hợp tác. Vậy cách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thống như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ gửi đến cha mẹ các thông tin cần thiết để thực hiện hiệu quả quá trình này.

Cách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thống

Phương pháp ăn dặm truyền thống là gì?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm với nhiều ưu và nhược điểm khác nhau. Các phương pháp ăn dặm hiện đại được cập nhật vào Việt Nam, tuy nhiên phương pháp ăn dặm truyền thống vẫn được nhiều phụ huynh áp dụng.

Với phương pháp này, khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ cho con ăn bằng cách chế biến bột kết hợp với các loại thực phẩm xay nghiền nhuyễn mịn. Sau 1 thời gian, khi trẻ mọc răng sẽ chuyển sang giai đoạn ăn cháo.

Tương tự như các phương pháp ăn dặm khác, ăn dặm kiểu truyền thống sở hữu những ưu và nhược điểm nhất đinh. Cùng tìm hiểu các thông tin này, cha mẹ sẽ có những kiến thức cơ bản để áp dụng trong quá trình tăng thô cho trẻ.

cách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thốngCách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thống theo từng giai đoạn

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống

  • Do được chuẩn bị thức ăn nhuyễn mịn phù hợp nên trẻ ăn được nhiều ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Vì vậy trong thời gian đầu bé tăng cân nhanh.
  • Trẻ được ăn thức ăn xay nhuyễn nên không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống, cha mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian chế biến món ăn. Do đó phương pháp được nhiều phụ huynh bận rộn áp dụng cho trẻ.

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống

  • Trẻ ăn dặm theo phương pháp truyền thống dài ngày, cha mẹ không xem xét kỹ thực đơn dễ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin, dư đạm và chất béo.
  • Trẻ thích nghi nhanh với việc tập ăn dặm nên ăn được nhiều. Nếu cha mẹ cho con dung nạp lượng protein quá cao, sau 1 thời gian dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn, táo bón ở trẻ.
  • Thức ăn dặm của trẻ theo phương pháp truyền thống là tổng hợp đồ xay nghiền trộn lẫn, nên bé khó phân biệt được hương vị của từng loại thực phẩm. Ngoài ra, cha mẹ khó nhận biết những loại thực phẩm trẻ có thể bị dị ứng.
  • Do đã quen với thức ăn nhuyễn mịn nên khó để trẻ tập ăn với đồ ăn cứng hơn.
  • Trẻ khó hình thành thói quen ăn uống tự lập.

>>Xem thêm: Bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán mẹ đừng bỏ lỡ

Tại sao cần tăng độ thô cho trẻ ăn dặm?

Phương pháp ăn dặm truyền thống trẻ tập ăn với thức ăn lỏng, mềm nhuyễn mịn. Theo thời gian trẻ khó có thể ăn được các loại thức ăn cứng. Tuy nhiên khi trẻ bắt đầu mọc răng cha mẹ cần áp dụng tăng thô cho con từ từ, cho trẻ rèn kỹ năng nhai nuốt để giảm nguy cơ mắc kẹt ở cổ, đảm bảo an toàn khi trẻ ăn uống.

Bên cạnh đó, nếu để trẻ ăn đồ nhuyễn quá lâu, con hình thành phản xạ chỉ nuốt sau khi thức ăn được đưa vào miệng. Thức ăn vào trong khoang miệng không được đảo trộn với dịch tiết nước bọt có chứa các enzym phân hủy. Từ đó dẫn đến tình trạng tiêu hóa ở dạ dày diễn ra lâu hơn làm ảnh hưởng đến hoạt động. Lâu dần, có thể trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như làm đau dạ dày.

Vì vậy, tăng thô cho trẻ ăn dặm theo phương pháp truyền thống là việc làm cần thiết để giúp con khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Ngoài việc trẻ có thể ăn no, no lâu hơn, phát triển thể chất cân nặng tốt hơn, tăng thô giúp con học kỹ năng nhai, nuốt và vận động cơ hàm. Đồng thời giúp trẻ khám phá được mùi vị riêng biệt của các loại thực phẩm, hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

Tuy nhiên cách tăng độ thô trong ăn dặm truyền thống cần tiến hành khoa học, theo các bước. Cha mẹ tránh tình trạng nóng vội, tăng thô sai cách làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Góc giải đáp mọi câu hỏi về ăn dặm

Cách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thống theo từng giai đoạn

Theo các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn dặm là 8 tháng tuổi. Trong quá trình chăm sóc trẻ giai đoạn ăn dặm thì việc tập ăn thô đóng vai trò quan trọng để hoàn thiện cho quá trình bổ sung dinh dưỡng sau này. Mỗi giai đoạn phát triển trẻ yêu cầu độ thô khác nhau, cách tăng thô theo giai đoạn không chỉ phù hợp với phương pháp ăn dặm truyền thống và còn nhiều phương pháp khác.

Mời các bậc phụ huynh tìm hiểu các tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thống theo giai đoạn trong nội dung tiếp theo:

1. Giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi

Bé ăn thô giai đoạn 5-6 tháng tuổiBé ăn thô giai đoạn 5-6 tháng tuổi

Giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi là thời điểm trẻ làm quen với việc ăn dặm. Đây được coi là giai đoạn nuốt chửng, trẻ chưa cử động lưỡi tốt nên chỉ đưa ra phía trước và sau để nuốt thức ăn. Vì vậy, cần chế biến đồ ăn dặm cho trẻ ở dạng lỏng như canh/súp mịn, thức ăn dạng này dễ di chuyển trong khoang miệng của con.

Yêu cầu độ thô thức ăn

  • Cháo/ bột: Nấu cháo với tỉ lệ 1:10 (1 gạo : 10 nước), cháo chín rây qua lưới 2, 3 lần cho mịn, sau đó cho thêm nước để đủ độ lỏng. Chọn bột cần khuấy dạng lỏng cho trẻ dễ nuốt
  • Củ quả: Hấp/ luộc mềm, nghiền và rây mịn, cho thêm nước để làm sánh
  • Rau: Rau chỉ nên lấy phần lá, luộc mềm, thái nhỏ, rây nghiền thành dạng mịn.
  • Cá, thịt trắng: Sau khoảng 3 tuần bé đã quen với ăn dặm, bé có thể ăn cá thịt trắng. Chế biến bằng cách luộc, bỏ da và xương, thêm nước rây nghiền nhuyễn mịn.

2. Giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi

cách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thốngBé ăn thô giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi

Yêu cầu độ cứng thức ăn

Chuyển sang 7 – 8 tháng trẻ có thể nghiền thức ăn bằng lưỡi và hàm trên, bé bước vào giai đoạn nhai trệu trạo. Lưỡi trẻ di chuyển linh hoạt hơn để đẩy thức ăn vào sâu trong miệng và nuốt chửng. Ngoài cháo con có thể ăn nhiều hơn lượng rau, thịt cá với thức ăn có độ cứng dạng đậu phụ, ấn nhẹ có cảm giác mềm.

Yêu cầu độ thô thức ăn

  • Cháo: Cháo nấu với tỉ lệ thô hơn 1:7 (1 gạo, 7 nước), giai đoạn đầu 8 phần rây + 2 phần còn lại nghiền thô bằng thìa, giai đoạn sau dùng cháo nghiền thô bằng thìa hoàn toàn.
  • Củ quả: Giai đoạn đầu hấp/luộc mềm, 8 phần rây, 2 phần còn lại nghiền thô bằng thìa. Giai đoạn sau chỉ cần nghiền thô, cha mẹ có thể chế biến bằng cách thái hạt lựu, luộc mềm như đậu phụ.
  • Rau: Giai đoạn đầu luộc mềm và băm nhuyễn, giai đoạn sau luộc mềm, cắt nhỏ cả 2 chiều ngang và dọc.
  • Cá, thịt trắng: Cá hấp/ luộc, bỏ da và xương, giai đoạn đầu miết tơi trên bàn mài đinh khi còn nóng, giai đoạn sau chuyển gỡ thô bằng dĩa.

3. Giai đoạn 9 – 11 tháng tuổi

cách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thốngBé ăn thô Giai đoạn 9 – 11 tháng tuổi

Yêu cầu độ cứng thức ăn

Giai đoạn 9 – 11 tháng, trẻ có thể sử dụng lưỡi để đẩy thức ăn đến hàm. Phần lớn trẻ đã mọc răng cửa sử dụng nghiền hoặc gặm đồ ăn. Độ cứng thức ăn trẻ có thể ăn được tương đương với chuối chín.

Ngoài ra, trẻ có nhu cầu tự ăn, đặt thức ăn trước mặt con bốc và đưa vào miệng. Nhu cầu sắt cho cơ thể tăng cao, nên cha mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt cho con như các loại thịt đỏ, cá, gan…

Yêu cầu độ thô thức ăn

  • Cháo: Cháo tỉ lệ giảm nước so với giai đoạn trước còn 1:5 (1 gạo, 5 nước) trạng thái vẫn còn hình dạng hạt gạo nát
  • Củ quả: Hấp/ luộc đến khi đạt được độ cứng có thể nghiền nát bằng ngón tay, sau đó cắt nhỏ 5-6mm
  • Rau: Luộc mềm khi cắn vẫn có cảm giác cứng, cắt nhỏ theo hai chiều ngang dọc
  • Cá, thịt trắng: Luộc, bỏ da và xương, cắt miếng 5-8mm

4. Giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi

Bé ăn Giai đoạn 12 - 18 tháng tuổiBé ăn thô Giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi

Yêu cầu độ cứng thức ăn

Trẻ trong giai đoạn 12 – 18 tháng đã cử động được cằm và lưỡi thành thục. Thêm vào đó, răng hàm trẻ đã mọc nên con có thể nhai tốt thức ăn.

Yêu cầu độ thô thức ăn

  • Cơm: Trẻ ăn được cơm nát – cháo nấu tỉ lệ 1:3 (1 gạo, 3 nước). Khi trẻ đã quen cha mẹ có thể chuyển cho con ăn cơm.
  • Củ quả: Hấp/luộc đến khi đạt độ cứng có thể cắt dễ dàng bằng dĩa, cắt củ quả dạng miếng to vừa miệng cho trẻ ăn
  • Rau: Luộc mềm, cắt rộng kích thước khoảng 1cm để bé cảm giác được xơ
  • Cá, thịt: Luộc, bỏ da và xương, cắt miếng to vừa ăn đủ để cảm nhận được thớ của miếng cá, thịt

Hậu quả của việc áp dụng sai cách tăng độ thô trong ăn dặm truyền thống

cách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thốngHậu quả của việc áp dụng sai cách tăng độ thô trong ăn dặm truyền thống

Nếu áp dụng cách tăng độ thô trong ăn dặm truyền thống cho trẻ một cách nóng vội, không đúng cách, không theo giai đoạn sẽ đem nhiều hậu quả:

Làm ảnh hưởng đến khả năng ăn độc lập của con

Nếu chúng ta không tăng độ thô dần dần, để đến giai đoạn sau 1 tuổi, trẻ sẽ không biết nhai mà chỉ quen với việc nuốt chửng cháo. Nhiều bé trở nên chán ăn, phản đối bằng cách ngậm thức ăn, khó xử lý thức ăn và trở nên không có phản xạ nhai nuốt.

Ăn thô giúp trẻ khám phá mùi vị các loại thực phẩm giúp con trở nên hào hứng với các bữa ăn. Tuy nhiên nếu trẻ không được tập ăn thô, con không thích ăn hỗn hợp cháo xay nghiền nữa. Dần dần trẻ trở nên hung hăng, cáu gắt và phản kháng với việc ăn uống.

Ăn thô sai cách làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Ăn thô sai cách làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển của con:

  • Trẻ không được tập ăn thô sớm khiến cơ hàm không được vận động nhiều, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm, giao tiếp.
  • Nhai nuốt cũng là 1 trong những hoạt động kích thích não bộ phát triển, nếu trẻ không được tập ăn thô sớm cũng gây bất lợi cho sự phát triển của con.
  • Ăn thô sai cách khiến trẻ không ăn được nhiều thức ăn, lượng dinh dưỡng hấp thu ít đi làm ảnh hưởng đến phát triển của cơ thế

Câu hỏi thường gặp

1. Mẹo giúp cha mẹ tăng mục độ tăng thô cho bé hiệu quả hơn?

Cách tăng độ thô cho bé an dặm truyền thống sẽ hiệu quả hơn nếu cha mẹ áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây:

  • Giảm tỉ lệ nước khi nấu cháo ăn dặm cho trẻ: Chúng ta nên bắt đầu với tỉ lệ 1 gạo : 10 nước, giảm xuống 1 gạo : 7 nước, tiếp tục là 1 gạo : 5 nước, 1 gạo : 3 nước và chuyển sang ăn cơm
  • Khi chuyển sang ăn thô hơn, cha mẹ hãy bắt đầu thử với 1 loại thực phẩm, lượng từ ít đến nhiều để kiểm tra phản ứng. Nếu trẻ có biểu hiện nôn trớ, không nuốt được thì chúng ta cần tăng thô 1 cách từ từ

2. Có cần cho trẻ tập nhai không?

Thông thường trong quá trình tăng thô trẻ tự học nhai dần dần dẫn đến thành thạo. Tuy nhiên 1 số trẻ không thể tự học nhai do cho mẹ tăng thô không đúng cách, không giới thiệu đa dạng thức ăn, không thay đổi cấu trúc thức ăn theo giai đoạn phát triển của trẻ.

Trong trường hợp, em bé nhà mình không thể tự tập nhai cha mẹ cần giúp con học nhai. Không nên buông lời chế bai hay so sánh trẻ với những đứa trẻ khác, mà hãy động viên khuyến khích và kiên trì hướng dẫn trẻ.

Từ giai đoạn 8 tháng, để thuận tiện cho việc học nhai của con, phụ huynh có thể sắp xếp 1 bữa ăn trong ngày với từng loại thực phẩm để riêng để trẻ học kỹ năng ăn nhai. Đồng thời để cho trẻ thấy người lớn nhai như thế nào, con sẽ học theo. Hãy sắp xếp trẻ ăn cơm cùng gia đình, chắc chắn bé sẽ sớm học được các kỹ năng ăn uống.

3. Kinh nghiệm ăn dặm truyền thống – Độ tuổi nên cho trẻ học nhai?

Trẻ biết nhai sớm con ít ngậm thức ăn, ít biếng ăn, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hấp thu tốt hơn. Từ đó giảm thiểu các nguy cơ bệnh tật về đường tiêu hóa, giúp trẻ trở nên khỏe mạnh, phát triển tốt.

Trên thực tế khi trẻ đến 12 tháng tuổi con có thể tự học nhai theo cách nhai của người lớn. Tuy nhiên để hỗ trợ trẻ học nhai 1 cách tốt nhất, cha mẹ hãy cho con thời gian, tạo điều kiện để bé tự hoàn thiện sớm từ giai đoạn 8 – 10 tháng tuổi. Do đó ngay từ khi con bắt đầu ăn dặm hãy cho trẻ thấy người lớn nhai như thế nào, trẻ sẽ học theo. Đồng thời tăng thô cho trẻ đúng cách,thay đổi kết cấu thức ăn kịp thời.

Trên đây, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn đã gửi đến phụ huynh thông tin về cách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thống. Hi vọng với những gợi ý này, cha mẹ sẽ chọn lựa cách tăng thô cho con ăn dặm phù hợp, giúp trẻ hấp thu tốt hơn, phát triển toàn diện. Áp dụng phương pháp một cách linh hoạt để bé thích nghi nhanh là việc chỉ có cha mẹ mới hiểu và hỗ trợ con mình một cách hiệu quả nhất.

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm