- Giới thiệu bảng cái tiếng Việt ghép vần
- 1. Bảng ghép vần tiếng Việt là gì?
- 2. Nguyên âm, phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt
- Nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt
- Phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt
- 3. Phụ âm ghép tiếng Việt
- Cách hay dạy trẻ đánh vần bảng chữ ghép vần tiếng Việt lớp 1
- Bước 1: Làm quen bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần
- Bước 2: Dạy trẻ 11 phụ âm ghép trong tiếng Việt
- Bước 3: Cho trẻ học nguyên âm đơn và phụ âm đơn
- Bước 4: Cách ghép vần chữ cái tiếng Việt lớp 1
- Kinh nghiệm dạy trẻ học bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần hiệu quả
- Tạo hứng thú cho trẻ học chữ ghép tiếng Việt lớp 1
- Dạy kiến thức đi kèm với ví dụ sinh động
- Kết hợp dạy bảng chữ ghép vần với việc đọc và viết
- Câu hỏi thường gặp
- 1. Làm sao để giúp trẻ học ghép vần hiệu quả?
- 2. Bảng chữ ghép vần tiếng Việt bao gồm bao nhiêu vần ghép?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần là nội dung kiến thức quan trọng phụ huynh cần quan tâm khi dạy trẻ học. Bảng chữ cái này sẽ giúp các bé các âm ghép, từ ghép từ đó có thể đọc và viết 1 cách chuẩn xác. Vậy bảng ghép vần tiếng Việt là gì? Cha mẹ chọn cách nào để dạy trẻ đánh vần bảng ghép vần dễ hiểu nhất? Cùng timhieulichsuquancaugiay.edu.vn đi tìm câu trả lời chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
- 1 đô bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? Các lưu ý khi chuyển đổi tiền
- Cập nhập Top 10 trường mầm non Mỗ Lao học phí từ 5 triệu
- 15+ CÁCH DẠY CON THÔNG MINH TỪ TẤM BÉ CHA MẸ NÀO CŨNG CẦN BIẾT
- 10+ cách dạy con tự lập 0-6 tuổi, không lệ thuộc vào cha mẹ
- Các loại rau ăn dặm cho bé 6 tháng phát triển toàn diện
Bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần
Bạn đang xem: Cách hay dạy bé bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần nhanh biết đọc viết
❓ Liệu có bao giờ người lớn vô tình lãng quên những đôi mắt nhỏ đang dõi theo mình? Liệu chúng ta có đang chỉ dẫn trẻ sai cách?
Luôn nhớ rằng mỗi đứa trẻ là một tấm gương phản chiếu của chính chúng ta…
Giới thiệu bảng cái tiếng Việt ghép vần
Ngoài bảng chữ cái tiếng Việt thông thường cha mẹ cần dạy trẻ bảng chữ cái ghép vần, đây là tiền đề giúp trẻ hoàn thiện quá trình học chữ. Trong bảng chữ ghép vần có các âm ghép, từ ghép chuẩn xác theo quy định.
1. Bảng ghép vần tiếng Việt là gì?
Bảng chữ cái ghép vần tương tự như bảng chữ cái tiếng Việt thông thường nhưng không xuất hiện các nguyên âm và phụ âm đơn. Trong bảng chữ ghép vần là sự kết hợp giữa các nguyên âm và phụ âm tạo thành các vần ghép và âm ghép trong tiếng Việt.
Bảng ghép vần giúp trẻ tránh sự nhầm lẫn khi ghép vần, ghép âm hiệu quả. Tuy nhiên muốn học bảng này trẻ cần thành thạo bảng 29 chữ cái tiếng Việt. Trong bảng ghép vần có tổng cộng 60 vần ghép tiếng Việt cơ bản. Ví dụ: ia, ua, ăn, ong, ach, ưng, ông…
>>Xem thêm: Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo Dục mới nhất
2. Nguyên âm, phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt
Nguyên âm, phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt
Nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt
Nguyên âm là những âm khi phát ra dao động của thanh quản, luồng hơi sẽ không bị cản trở khi đọc. Nguyên âm là âm không thể đánh vần được, có thể đứng riêng biệt, đứng trước hay sau phụ âm để tạo thành tiếng.
Trong bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 12 nguyên âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y ( một số nguyên âm có dấu phụ tương ứng là ă, â, ê, ô, ơ, ư)
Phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt
Phụ âm là âm khi phát âm, âm phát ra từ thanh quản qua miệng luồng không khí lên môi bị cản trở. Phụ âm là âm có thể đánh vần được, khi kết hợp phụ âm với nguyên âm mới phát ra tiếng trong lời nói.
Trong bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 17 phụ âm là: b, c, d, đ, g, h, h, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
Khám phá bảng chữ cái tiếng Anh cùng con
3. Phụ âm ghép tiếng Việt
Trong bảng học chữ ghép tiếng Việt lớp 1 có 11 phụ âm ghép, bao gồm:
- Phụ âm ghép CH: Âm C ghép với âm H => CH. Ví dụ: cha, chơi, chung, chim, chó, chuột…
- Phụ âm ghép GH: Âm G ghép với âm H => GH. Ví dụ: ghép, ghi, ghe, ghế …
- Phụ âm ghép GI: Âm G ghép với âm I => GI. Ví dụ: gì, giun, gia giáo, giảng giải…
- Phụ âm ghép NH: Âm N ghép với âm H => NH. Ví dụ: nhẹ nhàng, nhí nhố, nhăn nhó, nhỏ nhắn…
- Phụ âm ghép NG: Âm N ghép với âm G => NG. Ví dụ: ngát, ngơ ngác, ngây ngất, ngu…
- Phụ âm ghép NGH: Âm N, ghép với âm N và âm G => NGH. Ví dụ: nghỉ, nghĩ, nghe, nghề nghiệp…
- Phụ âm ghép KH: Âm K ghép với âm H => KH. Ví dụ: không khí, khoắng, khinh khi, khờ khạo, kha khá…
- Phụ âm ghép PH: Âm P ghép với âm H => PH. Ví dụ: phượng, phông, phương pháp, phong phú…
- Phụ âm ghép QU: Âm Q ghép với âm U => QU. Ví dụ: quả, quân, quá, quần, quê….
- Phụ âm ghép TH: Âm T ghép với âm H => TH. Ví dụ: tha thiết, thương, thanh thản, thu, thường….
- Phụ âm ghép TR: Âm T ghép với âm R => TR. Ví dụ: trúc, trông, trọc, trụi,….
Xem thêm : 10 cách nấu cháo cá hồi cho bé 7 tháng dễ tiêu hóa, bé ăn ngon miệng
>>Xem thêm: Bảng chữ cái in hoa Tiếng Việt
Cách hay dạy trẻ đánh vần bảng chữ ghép vần tiếng Việt lớp 1
Các bước dạy trẻ cách ghép vần chữ cái tiếng Việt rất quan trọng, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ từng bước để con dễ tiếp thu và mang lại hiệu quả. Phụ huynh có thể tham khảo cách dạy trẻ đánh vần dưới đây để con nhanh biết đọc viết.
Bước 1: Làm quen bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần
Làm quen bảng chữ cái ghép vần
Bước đầu, cha mẹ cần cho trẻ làm quen bảng chữ cái ghép vần và việc làm quen này diễn ra càng sớm càng tốt. Ở lứa tuổi còn nhỏ, trẻ hào hứng với những bức tranh nhiều màu sắc, hình ảnh ngộ nghĩnh do đó nên chọn bảng chữ cái có màu sắc sặc sỡ. Tạo sự thích thú cho trẻ là cách giúp con học dễ dàng và hiệu quả hơn.
Điểm đặc biệt cần lưu ý là giai đoạn đầu bao giờ cũng là thời điểm khó khăn để trẻ làm quen với bảng chữ cái. Vì vậy phụ huynh cần kiên trì cho con học mỗi ngày để trẻ ghi nhớ và nhận diện mặt chữ. Đây cũng là cách rèn luyện cho trẻ thói quen học tập một cách chủ động.
Mục tiêu của việc làm quen là để trẻ tiếp cận con chữ, âm ghép vì vậy chúng ta không nên ép buộc bé. Nếu bắt buộc trẻ phải thành thạo ghép vần và đọc ngay lập tức khiến con bị căng thẳng, mệt mỏi. Lâu dần bé sẽ chán nản không muốn học và học không hiệu quả.
>>Xem thêm: Hướng dẫn cha mẹ dạy bé học chữ cái nhanh thuộc, nhớ lâu
Bước 2: Dạy trẻ 11 phụ âm ghép trong tiếng Việt
Kết thúc hành trình làm quen bảng ghép vần tiếng Việt, cha mẹ tiếp tục dạy trẻ 11 phụ âm ghép. 11 phụ âm ghép bao gồm: ch, gh, ph, th, nh, ng, tr, qu, ngh, kh, gi. Để giúp trẻ hiểu rõ và nhớ lâu phụ huynh nên dạy âm ghép đi kèm các ví dụ cụ thể, gần gũi.
Ví dụ:
- Phụ âm ghép nh: nhanh nhẹn, nhõng nhẽo
- Phụ âm ghép th: thong thả, thông thái
- Phụ âm ghép kh: khấp khểnh, khập khiễng
Bước 3: Cho trẻ học nguyên âm đơn và phụ âm đơn
Cho trẻ học nguyên âm đơn và phụ âm đơn
Sau khi trẻ học 11 phụ âm ghép, cha mẹ nên cho con ôn lại nguyên âm đơn và phụ âm đơn để ghép âm. Trong bảng chữ cái tiếng Việt có 12 nguyên âm đơn và 17 phụ âm đơn bé cần ghi nhớ.
- 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y (tương ứng có các nguyên âm có dấu phụ ă, â, ê, ô, ơ, ư)
- 17 phụ âm đơn là: b, c, d, đ, g, h, h, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
Tiếp theo trẻ cần được học về vần bao gồm 200 vần, tiếng. Cụ thể:
- Vần hay âm vần là chữ có thanh điệu và âm chính được chia thành nhiều loại:
Vần đơn: Là vần có duy nhất 1 nguyên âm và 1 thanh điệu như a, o, u, e…
Vần ghép: Là vần bao gồm nhiều nguyên âm và thanh điệu hợp lại như ay, oai, ai…
Vần cản: là vần có phụ âm ở cuối và thanh điệu như ach, ang, ac, anh, ap…
Vần trơn: là vần có nguyên âm ở cuối như ươi, ai, ôi, êu…
- Tiếng: là âm thanh được gọi là chữ bao gồm các thành phần là phụ âm đầu, âm chính, âm đệm, âm cuối và thanh điệu.
Rèn luyện tính tự lập để con học tập hiệu quả hơn
Bước 4: Cách ghép vần chữ cái tiếng Việt lớp 1
Giai đoạn cuối cùng được đánh giá là khó khăn nhất chính là dạy trẻ ghép vần chữ cái tiếng Việt. Tuy nhiên cha mẹ hãy dạy con cách ghép vần từ nguyên âm và phụ âm đơn giản, dễ hiểu dưới đây:
- Bắt đầu dạy trẻ cách ghép vần đơn giản với các từ đơn, trong từ có 1 nguyên âm và 1 vần đơn. Ví dụ: dạy bé các vần đơn b, c, m, n, d, o, ơ, đ, e, l, h, v… đọc thành từ đơn đơn giản như ba, cò, mẹ, nó, dơ, ho, hơ, hề…
- Bước tiếp theo cần nâng dần độ khó với âm vần như phụ âm ghép và 1 vần đơn. Ví dụ: qu, gi, ng, ngh, y, tr, t, th, u, ư, x, ch, s, r, k, h, ph, nh, g, gh…
- Khi trẻ đã nhớ từ và đọc nhanh hơn, chúng ta tiếp tục dạy trẻ những âm vần khó phát âm như phụ âm ghép kết hợp vần ghép. Ví dụ: an, on, ăn, ân, eo, ao, au, âu, iu, êu, iêu, yêu…
- Cuối cùng trẻ được học ghép vần với những từ khó và dài.
Để giúp bé dễ nhận biết, học và ghi nhớ cha mẹ nên dạy bé bằng cách phát âm và cho con nhìn khẩu hình miệng. Bên cạnh đó việc kết hợp với hình ảnh sinh động giúp mang lại hiệu quả tốt hơn nhiều. Thời gian học ghép vần nên duy trì mỗi ngày từ 30 – 60 phút để trẻ không bị lãng quên các nội dung đã học.
>>Xem thêm: Những nguyên tắc dạy con đọc, viết trước tuổi đi học từ Hot Mom Phan Hồ Điệp
Kinh nghiệm dạy trẻ học bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần hiệu quả
Cho trẻ học bảng chữ cái ghép vần tiếng Việt càng sớm càng tốt
Việc học đánh vần bảng chữ ghép vần tiếng Việt lớp 1 khó hơn nhiều so với bảng chữ cái thông thường với trẻ. Vì vậy rất nhiều cha mẹ đã chia sẻ về việc gặp khó khăn trong quá trình dạy con học. Một số kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp cha mẹ giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả. Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo:
Tạo hứng thú cho trẻ học chữ ghép tiếng Việt lớp 1
Việc học của trẻ sẽ trở nên hiệu quả gấp nhiều lần khi con có hứng thú, ham muốn học hỏi. Muốn trẻ học nhanh, nhớ lâu cha mẹ không nên ép con phải học, học mãi 1 bài hay chỉ học 1 môn. Thay vào đó mỗi ngày hãy thay đổi chủ đề, mỗi buổi chỉ nên dạy trẻ khoảng 15- 30 phút.
Cha mẹ cần kiên trì áp dụng nguyên tắc “mưa dầm thấm lâu” để trẻ không quên bài học. Hãy dành 5 phút đầu để ôn lại những kiến thức đã học, sau đó vào bài học mới. Ưu tiên học bảng chữ ghép vần nhiều màu sắc, hình ảnh sinh động để tạo sức hút trẻ sẽ dễ nhớ hơn.
>>Xem thêm: Chuyên gia tâm lý chia sẻ: Kỹ năng tạo động lực cho trẻ
Dạy kiến thức đi kèm với ví dụ sinh động
Bí quyết thứ 2 cha mẹ không nên bỏ qua khi dạy con học bảng chữ ghép vần là dạy kiến thức đi kèm với những ví dụ sinh động. Với tâm lý luôn thích những điều mới mẻ, thú vị trẻ luôn có cảm giác hứng thú, mong chờ các bài học của mình. Từ đó con dễ nhớ, dễ thuộc những điều cha mẹ dạy hơn.
>>Xem thêm: Rèn kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ với hoạt động Bé đọc thơ
Kết hợp dạy bảng chữ ghép vần với việc đọc và viết
Thực tế chứng minh việc kết hợp dạy bảng chữ ghép vần với việc đọc và viết giúp trẻ học hiệu quả. Bên cạnh đó điều này còn có tác dụng kích thích sự phát triển trí não và tăng cường lượng kiến thức cho trẻ. Con cũng sẽ cảm thấy kiến thức được học dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ vần ghép lâu hơn.
Câu hỏi thường gặp
1. Làm sao để giúp trẻ học ghép vần hiệu quả?
Kết hợp việc học ghép vần với các hình ảnh minh họa sinh động nhiều màu sắc
Để giúp trẻ tập đánh vần chữ cái tiếng Việt, học ghép vần hiệu quả, cha mẹ hãy áp dụng một số cách dưới đây để hỗ trợ con:
- Mỗi ngày dành thời gian khoảng 30 phút cùng con học và luyện tập
- Kết hợp học kiến thức với viết và đọc để tăng hứng thú và nhớ lâu hơn
- Kết hợp việc học ghép vần với các hình ảnh minh họa, video sinh động giúp trẻ dễ nhớ
- Thường xuyên kể chuyện, đọc sách và cho bé tiếp xúc với chữ cái mọi lúc, mọi nơi
- Thường xuyên ôn luyện và kiểm tra kiến thức đã học tránh việc con quên lãng
- Sửa lỗi ngay khi con ghép vần, phát âm sai
2. Bảng chữ ghép vần tiếng Việt bao gồm bao nhiêu vần ghép?
Bảng chữ ghép vần tiếng Việt bao gồm 60 vần ghép tiếng Việt cơ bản. Bảng chữ ghép vần có đầy đủ các chữ cái với cách ghép và màu sắc riêng giúp trẻ vừa học mặt chữ và nhận biết màu sắc. Tiếp cận bảng chữ ghép vần càng sớm càng tốt, tạo nền tảng cơ bản và quan trọng cho việc học chữ của trẻ sau này.
Với trẻ, việc học thông qua hình ảnh minh họa đầy màu sắc, các câu chuyện kể, thước phim sinh động mang lại hiệu quả lớn. Để dạy trẻ bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần cha mẹ không nên bỏ qua sự kết hợp này. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên đây của timhieulichsuquancaugiay.edu.vn, cha mẹ sẽ tìm thấy phương pháp dạy học hữu ích và phù hợp với trẻ nhất.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)