- 1/ Thể thơ lục bát là các thể thơ truyền thống Việt Nam
- 2/ Song thất lục bát thuộc top các thể thơ phổ biến ở nước ta
- 3/ Đường luật: Top các thể loại thơ nổi nhất Việt Nam
- 4/ Thơ 4 chữ thuộc nhóm các thể thơ trong văn học thường gặp nhất
- 5/ Thơ 5 chữ (ngũ ngôn) là một trong các thể thơ thường gặp
- 6/ Thơ 6 chữ nằm trong danh sách các thể thơ Việt Nam quen thuộc
- 7/ Thơ 8 chữ
- 8/ Thơ tự do thuộc danh sách các thể thơ hiện đại
- Các câu hỏi thường gặp
- 1/ Có bao nhiêu thể thơ?
- 2/ Cách xác định thể thơ cụ thể là gì?
- 3/ Các thể thơ hiện đại gồm những thể thơ nào?
- 4/ Các thể thơ truyền thống gồm những thể thơ nào?
- Kết luận
Các thể thơ Việt Nam được phát triển đa dạng thể loại, tạo nên những tác phẩm văn học cực hay. The Poet sẽ cùng bạn khám phá những thể thơ phổ biến nhất và cách xác định từng dạng.
1/ Thể thơ lục bát là các thể thơ truyền thống Việt Nam
Trong các thể thơ Việt Nam, lục bát là dạng thường gặp nhất. Thể loại này có các cặp 6 và 8 câu thơ xen lẫn nhau, cứ 1 câu 6 chữ sẽ có 1 câu 8 chữ.
Bạn đang xem: Các thể thơ Việt Nam | 8 loại phổ biến và điểm đặc trưng
Thơ lục bát không giới hạn số câu, người sáng tác có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, dạng này có quy định về thanh bằng (B) – trắc (T).
- Thanh bằng: Những từ không dấu hoặc dấu huyền.
- Thanh trắc: Các từ có dấu sắc, hỏi hoặc ngã.
Quy luật được áp dụng là: B – T – B (lục), B – T – B – B (bát).
Ví dụ, thể thơ lục bát trong đoạn trích bài thơ Tương Tư của tác giả Nguyễn Bính:
“Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?”
Thơ Lục Bát trích từ Tương Tư của tác giả Nguyễn Bính
2/ Song thất lục bát thuộc top các thể thơ phổ biến ở nước ta
Trong các loại thể thơ phổ biến, không thể bỏ qua dạng song thất lục bát. Thể thơ này có 2 câu 7 chữ, 1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ. Quy luật trắc bằng được gieo được phổ thành thơ để việc sáng tác dễ dàng hơn.
Về cơ bản, câu 7 chữ đầu tiên có chữ thứ 3 – 5 – 7 gieo T – B – T, câu 7 chữ tiếp theo gieo ngược lại, tức là chữ thứ 3 – 5 – 7 gieo B – T – B. 2 câu còn lại được quy định giống luật bằng trắc trắc của thơ lục bát.
Câu thơ | Cách làm thơ |
Câu thất (câu 7 chữ) đầu tiên | BA với BẢY luôn gieo vẫn Trắc
MỘT SÁU HAI bỏ mặc dấu thanh Từ NĂM Bằng rõ rành rành Cuối từ Thất một tạo thành vần gieo. |
Câu thất thứ hai | Câu BẢY kế Bằng theo BA BẢY
Trắc thứ NĂM phải lấy vần rồi Hai câu Lục Bát song đôi Đọc nghe êm ái là tôi gật đầu |
Câu lục (6 chữ) | Nói cho rõ thêm câu Lục Bát
Từ HAI Bằng BỐN Trắc cbo thanh Trắc Bằng Bằng Trắc đảo quanh Bát theo vần BẢY Trắc thành khá hay |
Câu bát (8 chữ) | Luật cấu trúc lớp này lớp khác
Lấy vần từ của Bát mà gieo Tự Năm câu Bảy tiếp theo Thì ta cứ viết đâu nghèo ý thơ. |
Ví dụ, thơ song thất lục bát nổi tiếng là:
“Nơi góc bể tưởng ai nhớ mãi!
Tấm chân tình ân ái bấy lâu!
Sao người nỡ vội gieo sầu!
Ra đi chẳng gửi đôi câu giã từ!”
Trích “Giã Biệt Thu” – Hoàng Mai.
Trích Giã Biệt Thu của tác giả Hoàng Mai viết theo dạng Song thất lục bát
3/ Đường luật: Top các thể loại thơ nổi nhất Việt Nam
Để giải đáp có những thể thơ nào, bạn có thể nhớ ngay đến thơ Đường Luật theo các dạng: Thất ngôn tứ tuyệt, Thất ngôn bát cú, Ngũ ngôn tứ tuyệt, Ngũ ngôn bát cú
Thể loại | Đặc điểm | Quy luật gieo vần | Ví dụ |
Thất ngôn tứ tuyệt | Mỗi đoạn có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ.
Câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối cùng. Nếu không, bạn cũng có thể gieo vẫn chỉ ở từ cuối câu 2, 4. |
B – B – T – T – T – B – B (vần)
T – T – B – B – T – T – B (vần) T – T – B – B – B – T – T B – B – T – T – T – B – B (vần) |
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định rõ ở sách trời Xem thêm : Giới thiệu về tác giả Tố Hữu, tóm tắt tiểu sử nhà văn Tố Hữu Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!” Trích “Nam Quốc Sơn Hà” – Lý Thường Kiệt |
Thất ngôn bát cú | Có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
Bố cục thơ phân chia thành 4 phần: Đề: 2 câu đầu, câu 1 mở bài, câu 2 tiếp. Thực: câu 3, 4 khai thác ý chính của chủ đề hoặc nói về tâm trạng, cảm xúc. Kết: Câu 7,8 tóm tắt ý nghĩa cả bài, tạo điểm nhấn cuối cùng. Một số dạng khác: 4 câu đầu với 4 câu cuối, 6 câu đầu với 6 câu cuối… |
“Nhất, tam, ngũ bất luận
Nhị, tứ, lục phân minh” Áp dụng xen kẽ nhau:
|
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh, Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn. Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san xẻ tí con con.” Trích Tự tình II, Hồ Xuân Hương). |
4/ Thơ 4 chữ thuộc nhóm các thể thơ trong văn học thường gặp nhất
Phân tích các thể thơ và cách nhận biết, thơ này có các bài thơ 4 chữ, không bị giới hạn số lượng câu.
Quy luật: Chữ thứ 2 và 4 có sự luân phiên B – T, T – B. Tác giả có thể gieo vần tự do tùy ý (vần chéo, bằng, liền chân, lưng,…).
Ví dụ:
“Mùa xuân đi rồi
Nhiều hoa vắng mặt
Như chị hoa đào
Ra đi trước nhất”.
Trích Hoa Cỏ – Tế Hanh.
Minh họa thể thơ 4 chữ
5/ Thơ 5 chữ (ngũ ngôn) là một trong các thể thơ thường gặp
Thơ năm chữ là thơ có các câu thơ (không bị giới hạn) chỉ có 5 chữ, cách gieo vần được áp dụng giống thơ 4 chữ.
Minh họa thơ 5 chữ:
“Em ghé về trường cũ
Mang chút nắng hanh vàng
Ngó ngàng bên cửa lớp
Hồi ức nào lang thang”
Trích Thăm Lại Trường Xưa – Hùng Minh Nhật.
Trích Thăm Lại Trường Xưa của tác giả Hùng Minh Nhật
6/ Thơ 6 chữ nằm trong danh sách các thể thơ Việt Nam quen thuộc
Thơ 6 chữ là thể loại có nhiều câu (được tác giả tùy chọn) và mỗi câu chỉ có 6 chữ. Nội dung của thơ này không bị giới hạn, có âm điệu nhẹ nhàng và dễ nhớ.
Lưu ý về bảng luật vần ôm trắc và ôm bằng:
Vần ôm trắc | Vần ôm bằng |
Cùng thanh trắc nhưng khác dấu chữ thứ 2, 6 của câu 1, 4.
Xem thêm : Giới thiệu tác giả Bà Huyện Thanh Quan – Cuộc đời & sự nghiệp sáng tác Cùng thanh bằng nhưng khác dấu chữ thứ 2, 6 của câu 1, 4. Cùng vần trắc khác dấu chữ cuối câu 1, 3. Cùng vần bằng khác dấu chữ cuối câu 2, 3. |
Cùng thanh bằng nhưng xen dấu chữ thứ 2, 6 của câu 1, 4.
Cùng thanh trắc nhưng khác dấu chữ thứ 2, 6 của câu 2, 3. Cùng vần bằng nhưng khác dấu chữ cuối câu 1, 4. Cùng vần trắc nhưng khác dấu cuối câu 2, 3. |
Với thể thơ này, bạn có thể ngắt nhịp chẵn (ngắt ở chữ thứ 2, 4 trong câu), nhịp 2 – 2 – 2, 4/2. Thơ 6 chữ không dùng cách ngắt nhịp 3/3.
Tham khảo ví dụ minh họa:
“Trời thu nhẹ nhàng trong vắt
Mới vừa thắp nắng chiều qua
Hôm nay nhạt nhòa lệ đắng
Vỡ òa từng hạt mưa sa”.
Trích Hồn Thu – Hoàng Mai.
The Poet đã giải đáp thơ 6 chữ là thể thơ gì và cách làm cụ thể. Bên cạnh đó, trang cũng sưu tầm nhiều bài thơ ấn tượng về đa chủ đề, bạn có thể theo dõi để hiểu thêm về thể thơ này.
7/ Thơ 8 chữ
Thơ 8 chữ là thơ có 8 chữ trong tất cả các câu, không bị luật gò bó nến rất dễ sáng tác. Bạn lưu ý về niêm luật:
- Chữ cuối câu 2, 3 cùng vần T – T hoặc B – B, 2 cặp T đến 2 cặp B.
- Câu cuối tương tự câu đầu, không yêu cầu vần với câu nào.
- Chữ cuối thanh T thì chữ 3 thanh T, thứ 5 hoặc 6 thanh B.
- Chữ cuối thanh B thì chữ 5 hoặc 6 là thanh trắc.
- Các câu thơ nên có sự cân bằng giữa số lượng thanh bằng và thanh trắc.
- Có nhiều cách ngắt nhịp: 3/5, 3/3/2, 3/2/3. 4/4, 2/2/2/2, 5/3,…
- Gieo vần: Vần liên tiếp, chéo, ôm.
Minh họa thơ 8 chữ:
“Trời hôm nay mưa nhiều hay sẽ nắng?
Mưa thôi chẳng về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngọt ngào… thôi ở lại đây
Như một buổi hiên nhà nàng bừng sáng”.
8/ Thơ tự do thuộc danh sách các thể thơ hiện đại
Trong tất cả các thể thơ, thơ hiện đại là dễ sáng tác nhất. Nhà thơ được tự do lựa chọn số chữ, cách gieo vần, số câu,…
Trong thơ tự do không có ràng buộc về niệm luật, chỉ cần nội dung có nhịp nhàng vần điệu. Bạn có thể chọn cách gieo vần giãn cách, vần cách, vần ôm,…
Ví dụ về thơ tự do:
“Gió đánh cành tre
Gió đập cành tre
Chiếc thuyền anh vẫn le te đợi nàng
Gió đập cành bàng
Gió đánh cành bàng
Dừng chèo anh hát, cô nàng hãy nghe”.
Trích Hạ Ca – Thanh Tâm Tuyền.
Thể thơ tự do mang phong cách sáng tác hiện đại
Các câu hỏi thường gặp
Tổng hợp 1 số thắc mắc liên quan đến thể thơ để bạn hình dung về đề tài này:
1/ Có bao nhiêu thể thơ?
Có 7 thể thơ phổ biến được ứng dụng trong sáng tác văn học Việt Nam. Các thể loại thơ thường gặp nhất là:
- Lục bát: 1 câu 6 chữ đi cùng 1 câu 8 chữ.
- Tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 đến 8 chữ.
- Đường Luật: Thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ) và Thất ngôn bát cú (8 câu, mỗi câu 7 chữ).
- Song thất lục bát: 2 câu 7 chữ, 1 câu 6 chữ, 1 câu 8 chữ.
- Thơ 5 chữ.
- Thơ 6 chữ.
- Thơ 8 chữ.
2/ Cách xác định thể thơ cụ thể là gì?
Để xác định thể thơ cụ thể, bạn cần xem xét các yếu tố:
- Cấu trúc: Số câu, số chữ.
- Nhịp điệu.
- Gieo vần.
- Luật vần.
Ví dụ, thơ lục bát có đặc điểm nhận diện là:
- Có 1 cặp 2 câu thơ (câu trên 6 chữ và câu dưới 8 chữ). Số lượng cặp câu lục bát không bị giới hạn.
- Gieo vần: Chữ cuối câu 6 chữ bắt vần với chữ thứ 6 câu 8 chữ, chữ cuối câu 8 chữ bắt vần với chữ cuối câu 6 chữ cặp tiếp theo.
- Luật vần: B – T – B (lục), B – T – B – B (bát)
3/ Các thể thơ hiện đại gồm những thể thơ nào?
Một số thể loại thơ hiện đai thường gặp là:
- 5 chữ.
- 6 chữ.
- 7 chữ.
- 8 chữ.
- Hỗn hợp.
- Tự do.
4/ Các thể thơ truyền thống gồm những thể thơ nào?
Các thể thơ truyền thống là:
- Lục bát.
- Song thất lục bát.
- 4 chữ.
- Thất nhôn tứ tuyệt.
- Thất ngôn bát cú.
- Thất ngôn tứ tuyệt.
Kết luận
Các thể thơ Việt Nam đa dạng, mang đến nét đẹp văn học, mang đến nhiều lựa chọn cho nhà thơ. Bạn nên nắm rõ về các quy luật được áp dụng cho từng dạng trước khi bắt đầu sáng tác.
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Thơ hay
Ý kiến bạn đọc (0)