- Những lợi ích từ học đàn guitar cho người lớn & trẻ em
- Các bước cơ bản để bắt đầu học đàn ghi ta
- Chuẩn bị trước khi bắt đầu học đàn guitar
- Chọn loại guitar phù hợp với mục tiêu và sở thích
- Mua đàn và các phụ kiện cần thiết
- Xác định mục tiêu học tập và lịch trình tập luyện
- Trong quá trình học guitar
- Hiểu rõ bộ phận và cách cầm đàn
- Cách lên dây đàn
- Phối hợp tay trái & tay phải
- Luyện tập các hợp âm cơ bản
- Hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật cơ bản đầu tiên khi học đánh đàn Guitar
- Cách cầm đàn
- Phương pháp thông thường
- Phương pháp cổ điển
- Đứng với dây đeo
- Hướng dẫn về ngón tay, phím đàn & dây đàn guitar
- Các ngón tay
- Phím đàn
- Dây đàn
- Cách lên dây đàn đúng cao độ
- Lý thuyết chỉnh dây
- Lên dây đàn guitar với máy lên dây điện tử (Electronic Tuner)
- Lên dây đàn guitar bằng tai
- Cách đánh “quạt chả” cơ bản
- Sử dụng móng gảy
- Các kỹ thuật “quạt chả”
- Những hợp âm cơ bản đầu tiên
- Cách đọc biểu đồ hợp âm
- Lời khuyên về kỹ thuật chơi hợp âm
- Những sai lầm cần tránh khi học guitar
Học đàn guitar (ghi ta) là bộ môn nhạc cụ được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, đam mê là chưa đủ, nếu bạn muốn chơi guitar thành thạo, bạn cần nắm được các kỹ thuật căn bản được hướng dẫn dưới đây & tránh những sai lầm làm giảm hiệu quả luyện tập.
- Câu chủ động bị động trong tiếng Anh: Định nghĩa, cấu trúc & bài tập
- Câu ghép là gì? Ví dụ & Hướng dẫn đặt câu viết đoạn văn kèm bài tập
- Tổng hợp bảng tấn tạ yến đầy đủ và phương pháp học hiệu quả
- Tất tần tật kiến thức về bội chung nhỏ nhất toán lớp 6
- Chu vi hình chữ nhật lớp 4: Tổng hợp kiến thức và bài tập tính chu vi hay nhất
Những lợi ích từ học đàn guitar cho người lớn & trẻ em
Tương tự việc học đánh đàn nói chung, học đàn ghi ta cũng là bộ môn âm nhạc thú vị, mang đến giai điệu vui tươi, đầy màu sắc cho cuộc sống của bạn. Hơn thế nữa, học đánh đàn guitar còn nhiều lợi ích cho cả người lớn & trẻ em.
Bạn đang xem: Các bước học đàn guitar cơ bản & phát triển kỹ năng chơi đàn nâng cao cho người mới
Với trẻ em, việc học đánh đàn ghi ta vừa giúp các con có thêm thời gian giải trí vừa là cơ hội để các con tìm hiểu thêm về âm nhạc & các loại nhạc cụ. Ngoài ra, học đàn còn giúp các bé:
-
Tăng cường sự tập trung, hỗ trợ trong việc tiếp thu kiến thức trên lớp & luyện tập tại nhà.
-
Phát triển trí tuệ & cảm xúc thông qua kiến thức về nhạc lý, các buổi tập đàn với những bản nhạc cùng giai điệu phong phú.
-
Tăng khả năng cảm thụ âm nhạc qua việc lắng nghe, đánh giá các bản nhạc bằng cảm nhận của bản thân.
Với người lớn, học đàn không chỉ thư giãn mà còn cung cấp cho bạn năng lượng tích cực thông qua:
-
Hiệu quả giảm căng thẳng & nguy cơ trầm cảm với người thường xuyên có áp lực trong công việc, gia đình.
-
Ổn định tâm trí, duy trì cảm xúc tích cực
-
Phòng ngừa một số bệnh tâm lý, tránh suy nhược cơ thể.
-
Mở rộng hiểu biết về một loại nhạc cụ mới, cũng có thể là cơ hội để kiếm thêm thu nhập từ chính hoạt động nghệ thuật này.
Các bước cơ bản để bắt đầu học đàn ghi ta
Tương tự như các môn học khác, khởi đầu bạn cần có sự chuẩn bị về nhạc cụ, phụ kiện cần thiết cùng lịch trình học, luyện tập cụ thể. Khi đã bước vào quá trình học, bạn cần nắm được những phần nội dung quan trọng cần học là gì.
Chuẩn bị trước khi bắt đầu học đàn guitar
Trước khi học đánh đàn guitar, bạn cần chuẩn bị loại đàn phù hợp và xác định mục tiêu cho từng giai đoạn cũng như lên kế hoạch chi tiết để đạt được kết quả đó.
Chọn loại guitar phù hợp với mục tiêu và sở thích
Có 3 loại đàn guitar phổ biến mà bạn có thể chọn dựa vào thể loại nhạc bạn sẽ chơi, mục tiêu cần đạt là gì. Cụ thể:
-
Đàn guitar cổ điển (hay đàn guitar classic): Loại đàn xuất hiện từ hàng trăm năm trước, mang giai điệu nhẹ nhàng, mượt mà, trầm ấm phù hợp với những ai thích chơi các bản nhạc trữ tình.
-
Đàn guitar acoustic: Là lựa chọn tốt nhất cho những bạn yêu thích các dòng nhạc pop, rock, nhạc dân gian bởi âm hưởng của dòng đàn acoustic có phần âm vang hơn.
-
Guitar điện: Một dòng guitar hiện đại thích hợp với mục đích học để biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp nhờ âm hưởng mạnh mẽ.
Mua đàn và các phụ kiện cần thiết
Cùng với việc chọn loại đàn, nếu bạn tự học đàn guitar thì cần trang bị thêm những phụ kiện sau:
-
Thiết bị chỉnh tông Tuner: Sử dụng để điều chỉnh khi đàn bị lệch tông (out-of-tune). Có thể chọn dạng tuner kẹp headstock hoặc soundhole.
-
Bao đựng đàn: Giúp bảo vệ đàn khỏi tác động từ bên ngoài, tránh rơi vỡ, ẩm ướt, va đập & bị cong cần đàn. Trên thị trường hiện có 3 loại bao là bao vải, bao da & hộp đàn, bạn có thể chọn màu sắc và kiểu dáng bao theo sở thích.
-
Phím gảy đàn: Còn gọi là pick đàn có tác dụng giúp các nốt nhạc vang & sáng hơn, cho phép bạn chơi với tốc độ nhanh hơn. Phím gảy hoạt động như vai trò của một móng tay & cũng có nhiều loại khác nhau tương ứng với thể loại & đặc điểm của dây đàn.
-
Capo: Dụng cụ kẹp trên cần đàn để chặn dây giúp nâng tone lên cao hơn so với ban đầu.
-
Metronome: Dụng cụ gõ nhịp (máy đếm nhịp) để giữ nhịp chính xác khi chơi nhạc.
-
Dây đeo đàn: Được sử dụng trong trường hợp đứng chơi đàn trong thời gian dài, nếu bạn học đàn guitar để biểu diễn thì nên có loại phụ kiện này.
-
Bộ dụng cụ vệ sinh: Một bộ vệ sinh đàn thường có khăn vải lau bụi mà không làm ảnh hưởng đến lớp finish, dung dịch đánh bóng, dung dịch dưỡng ẩm,…
Xác định mục tiêu học tập và lịch trình tập luyện
Bạn cần xác định rõ mục tiêu khi học đàn ghi ta trong từng giai đoạn, chẳng hạn như:
-
Giai đoạn 1: Điều khiển các ngón tay linh hoạt theo ý muốn để hình thành các nốt nhạc & hợp âm.
-
Xem thêm : [TỔNG HỢP] Bộ sách lớp 1 cho bé đến trường đầy đủ nhất
Giai đoạn 2: Thành thạo kết hợp các hợp âm một cách mượt mà, đúng nhịp.
-
Giai đoạn 3: Ở các cấp độ sau, bạn cần luyện tập thường xuyên với nhiều bản nhạc khác nhau, tự đánh giá và điều chỉnh bài nhạc tự đánh để cải thiện tốt hơn.
Xem thêm: Học đánh đàn: Các bước cơ bản cho người mới & cách nâng cao kỹ năng hiệu quả
Trong quá trình học guitar
Tiếp đến, trong quá trình học đàn, bạn cần nắm được những nội dung quan trọng như:
Hiểu rõ bộ phận và cách cầm đàn
Đây là bước đệm đầu tiên để bạn sử dụng đàn thành thạo. Bạn cần nắm được cấu tạo các bộ phận của đàn guitar & cách cầm đàn như sau: Nếu bạn thuận tay phải thì tay trái sẽ giữ cần đàn & bấm phím. Ngược lại cũng vậy, bạn nên ngồi trên ghế phẳng với tư thế thẳng lưng để hạn chế đau vai cổ, đau tay.
Cách lên dây đàn
Lên dây đàn tốt sẽ giúp âm điệu phát ra chuẩn chỉnh và hỗ trợ bạn nhớ nốt nhanh. Có 6 dây cần nhớ gồm:
Phối hợp tay trái & tay phải
Tập đánh đàn bằng cả 2 tay giúp bạn biết cách cầm phím, bấm ngón tay & phối hợp nhịp nhàng giữa 2 tay. Trong các tuần đầu, bạn có thể bị đau ngón tay nhưng cố gắn tập luyện một thời gian, cảm giác này sẽ hết.
Luyện tập các hợp âm cơ bản
Luyện tập hợp âm là cách học đàn guitar cơ bản để bạn nắm được cấu tạo các tập hợp nốt nhạc quan trọng. Theo thứ tự các nốt, cách gọi tên 1 số hợp âm là: La – Si – Do – Re – Mi – Fa – Sol tương ứng với chữ cái: A – B – C – D – E – F – G. Sau mỗi chữ sẽ có kí tự đi kèm: m (thứ), # (thăng), b (giáng), 7 (bảy).
Song song với phát triển cảm xúc, ba mẹ hãy cùng con chuẩn bị kiến thức cơ bản cho bộ 3 môn quan trọng Toán – Tiếng Việt – Anh giúp bé phát triển toàn diện. Xem trọn bộ tài liệu
|
Hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật cơ bản đầu tiên khi học đánh đàn Guitar
Học đánh đàn guitar cơ bản, các bạn cần nắm được kỹ thuật nền tảng gồm: Cách cầm đàn, điều khiển ngón tay, lên dây đàn, đánh hợp âm, v.v…
Cách cầm đàn
Cầm đàn đúng giúp bạn có được tư thế tốt, tránh chấn thương & mệt mỏi. Có 3 cách để cầm đàn gồm:
Phương pháp thông thường
Sử dụng đế đặt chân để nâng cao chân, đưa đàn ghi ta đến một vị trí thoải mái khi bạn đặt đàn lên chân đó. Cây đàn cần được đặt thẳng lên để tránh mỏi chân. Cánh tay thuận vòng quanh cây đàn để giữ đàn không bị nghiêng & cố định ở 1 vị trí tốt.
Phương pháp cổ điển
Đây là phương pháp tiếp cận nốt nhạc tốt hơn cách thông thường nhưng có thể khó chơi trong thời gian dài. Nếu bạn là người thuận tay phải, đặt chân trái lên đế và đặt cây đàn guitar lên chân trái. Từ đó cần đàn (neck) sẽ được đưa sang bên trái nhiều hơn và được nâng lên cao hơn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ dàng với tới tất cả các nốt trên mặt (fretboard) của cần đàn.
Đứng với dây đeo
Một phương pháp luyện tập phổ biến dành cho những người học để biểu diễn. Việc tập đứng lâu giúp bạn làm quen với cảm giác đứng trong thời gian dài, hỗ trợ chơi đàn trong tư thế đứng hiệu quả.
Hướng dẫn về ngón tay, phím đàn & dây đàn guitar
Có 3 hệ thống đánh số cho guitar, bao gồm cả hệ thống sử dụng cho ngón tay, các phím đàn và dây đàn. Cụ thể:
Các ngón tay
Ngón trỏ của bạn được biểu thị là ngón đầu tiên, ngón giữa là ngón 2, ngón đeo nhẫn là ngón 3, và ngón út là ngón 4 của bạn. Khi thành thạo, bạn cần biết sử dụng ngón tay nào khi đọc sơ đồ hợp âm, âm giai, tab & bản nhạc.
Phím đàn
Các phím đàn (fret) trên guitar là những dải kim loại được đặt dọc theo fretboard. Phím đầu tiên là dải kim loại gần nhất với đầu (headstock) của cần đàn, và bắt đầu đếm số thứ tự từ đó.
Dây đàn
Dây gần sàn nhà nhất, dây mỏng nhất, là dây đàn đầu tiên. Dây tiếp theo, dây mỏng thứ nhì, là dây thứ hai, và tiếp tục như thế. Chỉ cần lưu ý rằng dây mỏng nhất của cây đàn là dây đầu tiên, và dây dày nhất là dây thứ sáu.
Cách lên dây đàn đúng cao độ
Để lên dây đàn đúng, bạn cần nắm được: Lý thuyết chỉnh dây, lên dây guitar với máy lên dây điện tử, và lên dây guitar của bạn bằng tai.
Lý thuyết chỉnh dây
Bảng chữ cái âm nhạc: Bạn đã được học tên của các dây mở trên cây đàn guitar, đó là E-A-D-G-B-E. Điều tiếp theo bạn cần ghi nhớ là bảng chữ cái âm nhạc tự nhiên, đơn giản nhưng cần thiết. Bảng chữ cái âm nhạc tự nhiên bao gồm bảy chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái thông thường, là A-B-C-D-E-F-G.
Kí hiệu Giáng (b): Biểu tượng trông giống chữ ‘b’ viết thường là biểu tượng giáng, và khi nó ở cạnh một nốt nhạc, có nghĩa là nốt nhạc đó có cao độ thấp hơn ½ cung. Khi chúng ta nói dây bị giáng (flat) khi chỉnh dây đàn guitar, có nghĩa là cần phải chỉnh cao độ của các nốt nhạc lên một chút.
Kí hiệu Thăng (#): Biểu tượng này, khi ở cạnh một nốt nhạc, sẽ làm cao độ của nốt đó tăng lên ½ cung. Khi ta nói dây bị thăng (sharp) khi chỉnh dây đàn guitar, có nghĩa là nốt nhạc đang hơi cao và phải hạ cao độ xuống.
Lưu ý:
-
Hãy chắc chắn bạn chỉnh đúng chốt dây để tránh làm đứt dây đàn.
-
Nếu bạn cảm giác mình đang chỉnh dây quá cao hoặc quá xa, hãy vặn dây về vị trí cũ và bắt đầu lại.
Lên dây đàn guitar với máy lên dây điện tử (Electronic Tuner)
Có rất nhiều công cụ chỉnh dây khác nhau bạn có thể lựa chọn như: Máy lên dây dạng kẹp (clip-on), máy lên dây cầm tay (handheld), máy lên dây dạng bàn đạp (pedal), và ứng dụng lên dây đàn cho điện thoại thông minh/máy tính bảng.
Trước tiên, bạn cần thiết lập hiệu chỉnh máy lên dây, chắc chắn rằng nó được đặt ở A 440 Hz – tần số lên dây chuẩn giúp đàn có âm thanh đúng. Bạn sẽ thực hiện 3 bước như sau:
-
Bước 1: Vặn chỉnh mỗi dây về đúng tên nốt của nó.
-
Bước 2: Khi máy lên dây đã hiển thị đúng tên nốt nhạc cho dây đang chỉnh, từ từ vặn chốt cho đến khi kim của máy lên dây chỉ vào chính giữa nốt đó. Hãy chỉnh dây cao hơn bình thường một chút vì nó sẽ giữ dây đàn ở đúng cao độ trong thời gian dài hơn.
-
Bước 3: Khi đã chỉnh xong tất cả các dây, hãy kiểm tra lại một lần nữa với đàn acoustic. Vì đàn guitar acoustic được làm bằng gỗ, việc thay đổi độ căng của một dây có thể ảnh hưởng một chút đến các dây khác.
Lên dây đàn guitar bằng tai
Khi không có máy lên dây, chỉ cần chỉnh 1 dây đàn đúng cao độ, bạn có thể tự chỉnh các dây còn lại với phương pháp “Lên dây phím thứ 5”.
-
Dây Mi trầm (Low E): Với phương pháp này, dây Mi cần phải được chỉnh đúng cao độ rồi. Bạn có thể dùng đàn piano, một cây đàn guitar khác, hoặc lên mạng để tìm âm thanh chuẩn của dây này.
-
Dây La (A): Bắt đầu đi đến phím thứ 5 của dây Mi trầm, đó là một nốt La. Vì dây thứ 5 là dây La, nó sẽ có âm thanh tương tự như nốt trên phím thứ 5 của dây Mi trầm.
-
Dây Rê (D): Tiếp theo chỉnh dây Rê, đi đến phím thứ 5 của dây La là nốt Rê. Một lần nữa, dây Rê phải có âm thanh giống như nốt Rê trên dây La.
-
Dây Sol (G): Tương tự như trên, sử dụng phím thứ 5 của dây Rê.
-
Dây Si (B): Chỉnh dây Si có một chút khác biệt. Ta cần sử dụng phím thứ 4 của dây Sol thay vì phím thứ 5, vì đó mới là nốt Si.
-
Dây Mi cao (High E): Với dây này ta lại dùng cách cũ, đó là chỉnh dây Mi cao cho âm thanh giống với nốt Mi trên phím thứ 5 của dây Si.
Cách đánh “quạt chả” cơ bản
Đánh “quạt chả” đúng cách đảm bảo hiệu quả luyện tập & giảm nguy cơ chấn thương khi mới học. Bạn cần nắm được cách sử dụng móng gảy và các kỹ thuật đánh “quạt chả” ở phần dưới đây:
Sử dụng móng gảy
-
Cách cầm móng gảy: Đặt nó lên cạnh của ngón trỏ sao cho đầu nhọn của pick hướng vào phía trong lòng bàn tay. Đặt ngón cái lên pick và giữ theo cách tự nhiên nhất có thể. Hãy thử các dáng cầm khác nhau và chọn cái nào bạn thấy thoải mái nhất.
-
Góc cầm móng gảy: Tùy thuộc vào sự thoải mái của ngón tay, bạn có thể chọn hướng pick phù hợp như thẳng xuống dưới sàn nhà hoặc song song với các dây đàn hoặc hướng lên trên.
Các kỹ thuật “quạt chả”
-
Kỹ thuật cơ bản: Sử dụng chuyển động đến từ cổ tay nhưng khuỷu tay cũng cử động.
-
Kỹ thuật “quạt xuống” (downstrokes): Nếu bạn chưa biết bất kì một hợp âm nào, chỉ cần tắt tiếng các dây bằng cách dùng tay trái (nếu bạn chơi đàn bằng tay phải) đặt nhẹ lên các dây ở phía cần đàn. Tập đánh đàn/quạt xuống qua tất cả 6 dây. Thực hiện động tác này nhiều lần, cho đến khi bạn thấy thoải mái.
-
Kỹ thuật “quạt lên” (upstrokes): Đây là cách đánh/quạt qua các dây từ dưới lên. Bạn chỉ cần đánh qua 3 hoặc 5 dây là ổn, không cần đánh lên tất cả các dây. Điều này sẽ giúp bạn định hình phong cách chơi đàn guitar của riêng mình.
-
Kết hợp “quạt lên” và “quạt xuống”: Khi bạn đã thành thạo cả 2 kỹ thuật trên, bạn hãy thử chơi xen kẽ các cú quạt lên và quạt xuống. Lưu ý, nếu bạn chưa biết một hợp âm nào, chỉ cần tắt tiếng của các dây đàn với tay còn lại.
Song song với phát triển cảm xúc, ba mẹ hãy cùng con chuẩn bị kiến thức cơ bản cho bộ 3 môn quan trọng Toán – Tiếng Việt – Anh giúp bé phát triển toàn diện. Xem trọn bộ tài liệu |
Những hợp âm cơ bản đầu tiên
Trong phần này, bạn sẽ cần học: Cách đọc biểu đồ hợp âm, kỹ thuật chơi hợp âm cùng lời khuyên để việc tập luyện hiệu quả.
Cách đọc biểu đồ hợp âm
Biểu đồ hợp âm còn gọi là (Chord Chart/Diagram), gồm 6 đường thẳng dọc song song tượng trưng cho 6 dây đàn guitar. Đường thẳng ngoài cùng bên trái là dây Mi trầm, và đường ngoài cùng bên phải là dây Mi cao.
Các đường nằm ngang trên biểu đồ tượng trưng cho các phím đàn, và có một đường gạch ngang ở trên cùng tượng trưng cho lược đàn để bạn có thể xem xem mình đang ở phím đàn thứ mấy.
Các dấu chấm trên biểu đồ hợp âm cho bạn biết nơi đặt các ngón tay của mình. Nếu dấu chấm có số bên trong, nó cho biết ngón tay nào sẽ sử dụng khi bạn tạo thế tay cho hợp âm đó.
Lưu ý: Nếu ‘X’ xuất hiện ở phía trên một dây đàn, có nghĩa là bạn sẽ không phải chơi dây đàn đó. Với hợp âm La thứ, bạn sẽ bỏ qua dây Mi trầm khi đánh đàn.
Lời khuyên về kỹ thuật chơi hợp âm
Trước tiên, đưa bàn tay bấm hợp âm của bạn ra trước mặt và giả vờ như bạn đang cầm một quả táo hoặc một quả bóng chày. Đặt ngón tay cái vào phía sau cần đàn – đây là thế tay tốt nhất để đánh hợp âm.
Hãy giữ thẳng cổ tay nếu cổ tay xoắn quá nhiều ra phía trước, tay bạn sẽ rất dễ bị đau. Còn nếu xoắn quá nhiều ra phía sau, bạn sẽ không thể với tới các dây đàn để tạo thành hợp âm.
Mỗi hợp âm sẽ có quy định về nơi đặt ngón tay trên phím đàn, cách đặt ngón tay đúng để không làm tắt âm và cách chơi đúng. Chi tiết phần đánh các hợp âm các bạn có thể học qua video để có cái nhìn thực tế hoặc học cùng giáo viên để được quan sát rõ hơn. Một số hợp âm bạn sẽ học gồm: La thứ, Đô trưởng, Rê trưởng, Sol trưởng.
Những sai lầm cần tránh khi học guitar
Qua phần trên, bạn đã nắm được các kiến thức học đánh đàn guitar cơ bản. Dưới đây là những lỗi sai cần tránh để việc học đạt kết quả tốt hơn:
-
Không tập kỹ những bài cơ bản: Bỏ qua các bài tập cơ bản có thể khiến bạn gặp khó khăn khi chơi 1 bản nhạc hoàn chỉnh. Hãy chăm chỉ luyện tập thành thạo các kỹ năng nền tảng, sau đó mới bắt đầu chinh phục bài dài, bài khó.
-
Không nắm chắc nhịp điệu: 90% người học mắc lỗi về nhịp điệu, do đó bạn cần nắm vững kiến thức về nhịp để biết cách áp dụng nhịp điệu đúng cho từng bản nhạc.
-
Không kiên trì chơi hoàn chỉnh 1 bài hát: Cách chơi một bài hát chuẩn chỉnh đó là tập Intro, tập phần đệm, dạo giữa, outro và ráp chúng lại thành 1 bài hoàn chỉnh. Không nên đánh thử hợp âm của 1 bài hát rồi chuyển qua bài mới ngay.
-
Luôn nhìn hợp âm khi chơi đàn: Điều này khiến bạn bị phụ thuộc vào bản hợp âm và khó chơi được 1 bản nhạc hoàn thiện. Hãy học cách ghi nhớ hợp âm của mỗi bài hát, vừa giúp rèn luyện trí nhớ vừa nâng cao vốn âm nhạc của mình một cách đáng kể.
Học đàn guitar về cơ bản cần nắm vững lý thuyết và các kỹ thuật căn bản kết hợp luyện tập thường xuyên để chơi đàn thành thạo. Với những hướng dẫn chia sẻ trên đây, bạn đã phần nào nắm được tổng quan kiến thức quan trọng để việc học đàn đạt hiệu quả. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết trên Blog Tips học tập để cập nhật kiến thức về cách học các loại nhạc cụ và nhiều bộ môn giải trí khác nhé!
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Giáo dục
Ý kiến bạn đọc (0)