Kiến thức tiểu học

Bé đi nhà trẻ lần đầu – Cẩm nang dành cho ba mẹ

24

Khi nào cho bé đi nhà trẻ là băn khoăn ở rất nhiều bậc phụ huynh. Lần đầu tiên cho con đến lớp, rời xa vòng tay cha mẹ thường kèm theo vô vàn sự lo lắng. Cha mẹ sợ con quấy khóc, sợ con khó thích nghi, sợ con không chịu ăn uống… Vậy nên cho bé đi nhà trẻ khi nào? Cần chuẩn bị những gì cho con để việc đi nhà trẻ trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ? Hãy cùng timhieulichsuquancaugiay.edu.vn đi tìm những kinh nghiệm hữu ích để giải quyết những vấn đề trên nhé.

Nên cho bé đi nhà trẻ khi nào?

Bắt đầu cho bé đi nhà trẻ khi nào là băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh. Theo các chuyên gia tâm lý, hiện này chưa có quy định hay thống nhất nào về độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ. Thời điểm cho bé đi nhà trẻ phụ thuộc khả năng hòa nhập, mức độ nhận biết và hoàn cảnh gia đình…

>> Xem thêm: Giáo dục sớm là gì?

Nên cho bé đi nhà trẻ khi nào

Nhiều nghiên cứu cho thấy độ tuổi 10 – 18 tháng tuổi được xem là thời điểm vàng để trẻ phát triển nhận thức, giác quan, tính cách, khả năng giao tiếp xã hội. Theo kinh nghiệm của nhiều phụ huynh, từ 1 tuổi trở lên thích hợp để đưa bé đi nhà trẻ.

Cho trẻ đi học sớm mang đến nhiều lợi ích:

  • Chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục khoa học: Trẻ được chăm sóc bởi các giáo viên có trình độ chuyên môn sâu về sư phạm mầm non, với phương pháp giáo dục tốt. Bé ăn uống sinh hoạt khoa học, đầy đủ dinh dưỡng phát triển tốt về sức khỏe.
  • Trẻ tự tin tiếp xúc, khám phá môi trường xung quanh: Khi đi học môi trường tiếp xúc của trẻ mở rộng, gặp gỡ làm quen với bạn bè, thầy cô giáo. Do đó, bé được mở rộng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ và trở nên tự tin hơn.
  • Phát triển tính độc lập của trẻ: Dưới sự giáo dục một cách khoa học của giáo viên, trẻ hình thành tính tự lập, tự giác trong hoạt động hàng ngày. Đồng thời giúp trẻ rèn luyện tư duy chủ động, kỹ năng giải quyết mọi vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
  • Mở rộng vốn hiểu biết về thế giới: Tham gia các hoạt động học tập đa dạng như hát, đọc thơ, kể chuyện, múa… giúp con mở rộng hiểu biết về thế giới. Các hoạt động có lợi cho việc kích thích phát triển nhận thức, trí tuệ của trẻ.
  • Làm quen và thích nghi với việc đi học: Tập cho bé đi nhà trẻ giúp con hình thói quen đến trường, đi học.

Đi học sớm có giúp trẻ phát triển tốt hơn không?

>> Cùng khám phá một ngày đi học của các bé timhieulichsuquancaugiay.edu.vn nha!

Bé đi nhà trẻ cần chuẩn bị những gì?

Cha mẹ có băn khoăn việc bé đi nhà trẻ cần chuẩn bị những gì không? Chúng ta cần soạn sẵn cho con những vật dụng cần thiết trong túi đồ đi học. Thông thường những bé lần đầu tiên đến trường thường từ 1 – 3 tuổi, những vật dụng này liên quan đến sinh hoạt của bé hàng ngày.

bé đi nhà trẻBé đi nhà trẻ cần chuẩn bị những gì

Trẻ cần 1 – 2 bộ quần áo, tã bỉm, bình sữa hoặc sữa hộp, bình nước. Nếu trẻ yêu thích món đồ chơi nào đó, phụ huynh nên cho con mang theo đi học. Điều đó sẽ giúp bé cảm thấy yên tâm hơn trong giời gian đầu còn bỡ ngỡ, xa lạ.

Một số trường mầm non có thể có chế độ ăn cả ngày cho trẻ, trong trường hợp này cha mẹ không cần chuẩn bị sữa cho con nữa. Nếu bé theo chế độ ăn riêng, đang uống thuốc, phụ huynh cần gửi đồ để nhờ giáo viên hỗ trợ.

Bên cạnh đó, cha mẹ đừng quên tăng cường sức đề kháng cho con khi có ý định cho trẻ đến lớp. Thay đổi môi trường sinh hoạt, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô dễ khiến con bị ốm. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình đến lớp của trẻ và gây áp lực tâm lý cho phụ huynh.

5 lời khuyên cho bé đi nhà trẻ “nhẹ nhàng” dành cho cha mẹ

Trẻ lần đầu rời xa vòng tay cha mẹ thường không dễ để thích nghi, thậm chí có nhiều bé ốm cả tuần sau đó. Để giúp hành trình đến lớp của con trở nên nhẹ nhàng, cha mẹ có thể tham khảo một số kinh nghiệm hữu ích ngay dưới đây.

1. Chọn môi trường học tập thích hợp cho trẻ

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ khi cho con đi nhà trẻ là chọn môi trường học tập cho con. Chọn trường tốt trẻ thoải mái vui chơi, học tập đạt hiệu quả, đồng thời cha mẹ hoàn toàn cảm thấy yên tâm.

bé đi nhà trẻChọn môi trường học tập thích hợp cho trẻ

Khi xem xét tìm trường cho con, cha mẹ nên lưu ý một số tiêu chí dưới đây:

  • Giáo viên: Giáo viên giảng dạy có kinh nghiệm chuyên môn tốt, thực sự yêu thương trẻ
  • Chương trình giảng dạy: Chọn trường có chương trình giáo dục hiện đại, phương pháp giáo dục mới, chất lượng giáo dục đạt chuẩn.
  • Cơ sở vật chất: Trường có cơ sở vật chất hiện đại, thiết bị giảng dạy đầy đủ và phù hợp. Nhà trẻ có khuôn viên chơi rộng rãi, thông thoáng, xanh mà là tiêu chí cha mẹ nên chọn lựa.
  • Khoảng cách địa lý: Nên chọn những trường thuận tiện giao thông, có khoảng cách gần, thích hợp đưa đón trẻ
  • Mức học phí: Chọn trường có mức học phí phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình

Ngoài ra, để yên tâm hơn cha mẹ nên chọn trường có camera lớp học để quan sát con hàng ngày. Khi đưa con đến trường cha mẹ có thể trao đổi thân tình với giáo viên về thói quen của bé để hỗ trợ tốt hơn trong thời gian con mới đến lớp.

2. Làm quen với lịch sinh hoạt cho bé đi nhà trẻ

Khi đến môi trường mới, ngay cả người lớn cũng cần thời gian để thích nghi, vì vậy cha mẹ nên cho con làm quen với lịch sinh hoạt của nhà trẻ. Nếu đột ngột đưa con đến lớp, đặt con ngay vào môi trường mới với nhiều người lạ lẫm bé sẽ sợ hãi. Dẫn đến vấn đề đi học gây nên sự hoảng hốt, càng khó để con thích nghi.

Cha mẹ có thể đưa bé đến sân trường dự định chọn để tham quan. Cho trẻ làm quen với sân chơi, hoạt động này sẽ khiến bé cảm thấy yêu thích. Đồng thời phụ huynh giới cho con tham quan lớp học, nhà ăn, nhà vệ sinh… của trường để bé làm quen. Từ đó con dần ý thức được rằng đây là nơi mà con sẽ được gắn bó trong thời gian tới.

Bên cạnh đó cha mẹ nên rèn luyện cho con một số kỹ năng ăn uống trước như tự xúc ăn, tự uống nước, tự thay quần áo, đi vệ sinh… Thêm vào đó là kỹ năng làm quen, tiếp xúc với các bạn, cùng bạn chia sẻ đồ chơi, xếp lượt khi chơi. Khi con hòa đồng, thân thiện con cũng dễ dàng hòa nhập với tập thể.

Những kĩ năng nào là cần thiết cho con khi đi học mầm non?

3. Chuẩn bị tâm lý bé đi nhà trẻ

Chuẩn bị tâm lý bé đi nhà trẻ cũng là một trong những việc quan trọng cha mẹ cần chú trọng.  Để tập cho bé đi nhà trẻ, mỗi ngày cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện với con về việc đến trường. Cho con hình dung ra những điều lý thú ở lớp học như có nhiều đồ chơi, nhiều bạn mới, học múa, học vẽ…

Cha mẹ có thể đưa con cùng đi mua đồ chuẩn bị đi học như cặp sách, mũ, áo chống nắng. Từ đó gieo vào lòng con sự háo hức, tò mò, mong chờ để việc đến trường trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ.

4. Tập cho bé làm quen với lớp học thực tế

Trước khi cho bé đến lớp toàn thời gian, cha mẹ nên tập cho con tập làm quen với lớp học thực tế. Vào những buổi học đầu tiên, phụ huynh có thể cùng con đến lớp trong 1 – 2 giờ. Sau đó, tập cho bé tự ở 1 mình mà không có mẹ một lúc.

bé đi nhà trẻTập cho bé làm quen với lớp học thực tế

Sau khoảng 1 – 2 tuần, tùy vào sự thích ứng của bé, chúng ta tăng thời gian cho bé tự do học tập nửa buổi, đến 1 buổi. Cuối cùng phụ huynh có thể để con hoạt động theo lịch của nhà trường mà không cần có mặt tại lớp hay đến đón con sớm nữa. .

5. Ngày đầu tiên bé đến trường

Ngày đầu tiên đến trường, con có thể xuất hiện sự sợ hãi, lo lắng. Lúc này nên trấn an con bằng cái ôm tình cảm, động viên con là cha luôn bên ngoài để theo dõi. Tuy nhiên không nên quấn quýt bé quá lâu, càng khiến con khó tách ra được.

Khi đến đón trẻ vào cuối ngày, hãy dành lời động viên, công nhận thành tích đi học của con. Tiếp tục khuyến khích con phát huy việc đến lớp trong ngày hôm sau, con đang làm rất tốt. Bé sẽ thấy con đang làm tốt, mà yêu thích đến trường.

Giải quyết một số tình huống thường gặp khi cho bé đi nhà trẻ

Trẻ quấy khóc, trẻ không chịu ăn, con bị bạn đánh… là những tình huống dễ gặp khi cho con đi nhà trẻ. Vậy khi gặp phải tình trạng này chúng ta phải giải quyết như thế nào để những ngày đến trường của con không còn là nỗi sợ hãi?

1. Bé đi nhà trẻ khóc nhiều

Bé đi nhà trẻ khóc nhiều là vấn đề thường thấy, biểu hiện như khóc khi đến trường, khóc khi không nhìn thấy cha mẹ, khóc khi ngủ…Đây cũng là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Để trẻ đến lớp vui vẻ, cha mẹ có thể bỏ túi một số cách giải quyết như sau:

  • Tập cho con xa cha mẹ trước khi đi nhà trẻ
  • Cho trẻ mang món đồ chơi yêu thích để con cảm thấy an tâm hơn
  • Tạo cho con sự vui vẻ, hứng khởi ngay từ khi ở nhà, khi đi trên đường và khi đến trường
  • Trấn an, vỗ về khi con bắt đầu đến lớp, dắt tay con vào lớp và trao cô và động viên bé con đang làm rất tốt, con khiến cha mẹ tự hào và vui mừng.
  • Hãy nói với trẻ lát nữa thôi cha mẹ sẽ đón con trở về nhà

2. Bé đi nhà trẻ không chịu ăn

Biếng ăn khi đi nhà trẻ là thực tế thường gặp ở nhiều trẻ. Trong khi đó việc ăn uống đóng vai trò quan trong cho hoạt động thể chất, phát triển trí não của trẻ. Nếu ép trẻ ăn bằng bạo lực sẽ khiến bé sợ hãi và có thể gây tổn thương tâm lý. Vậy cha mẹ phải làm gì khi bé đi nhà trẻ không chịu ăn?

bé đi nhà trẻBé đi nhà trẻ không chịu ăn

  • Khi ở nhà, hãy cho con ăn cùng gia đình để bé học theo hành động của người lớn. Khi đến lớp con không lạ lẫm khi cùng ăn với các bạn.
  • Dạy trẻ cách sử dụng muỗng, tự xúc ăn để bé cảm thấy hứng thú ăn uống
  • Không nên cho con mang đồ ăn vặt theo đến lớp khiến bé không ăn bữa chính
  • Trường hợp trẻ cần ăn thức ăn riêng cha mẹ nên chuẩn bị sẵn và gửi giáo viên nhờ hỗ trợ

3. Bé đi nhà trẻ về quấy khóc

Nếu bé đi nhà trẻ về quấy khóc, ăn vạ cha mẹ đừng quá lo lắng. Chúng ta nên thực hiện một số cách dưới đây để giải quyết vấn đề này nhé:

  • An ủi, dỗ dành, ôm con và nói chuyện nhẹ nhàng tìm hiểu nguyên nhân tại sao con khóc để xử lý
  • Kiểm tra buổi học trên lớp của trẻ có vấn đề phát sinh như con đói, con ngủ không đủ giấc, con bị bạn đánh…
  • Kiểm tra xem trẻ khóc có phải do bị bệnh như cảm sốt, đau bụng…
  • Đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ bằng các chủ đề khác
  • Khi bé quên không nên nhắc lại chuyện bé quấy khóc sẽ khiến con cảm thấy bất an, không thoải mái

4. Bé đi nhà trẻ bị bạn đánh

Một trong những nỗi lo khi cho trẻ đến lớp là con bị bạn đánh. Nhiều trường hợp bé bị bạn đánh nhiều lần con trở nên nhút nhát, không muốn đi học, luôn trong tình trạng hoảng sợ. Vì vậy cha mẹ cần xử lý tốt tình trạng này nếu không may con mình gặp phải.

Khi bé đi nhà trẻ bị bạn đánh, cha mẹ nên:

  • Tìm hiểu nguyên nhân con bị bạn đánh bằng cách nói chuyện với con hoặc cô giáo
  • Phân tích cho con thấy sự đúng sai của vấn đề và trau dồi cho trẻ khả năng hiểu đúng về hành vi bạo lực của bạn
  • Dạy trẻ cách tự bảo vệ mình phù hợp
  • Tạo điều kiện cho trẻ nâng cao sức khỏe bằng các môn thể thao như võ, bóng đá, bơi lội… Khi trẻ mạnh mẽ, nhạy bén trẻ khác không dám bắt nạt.

Câu hỏi thường gặp

1. Trẻ chưa biết nói có nên cho bé đi nhà trẻ không?

Theo các chuyên gia tâm lý, chưa có sự thống nhất tuổi thích hợp hay trẻ biết nói hay chưa biết nói thì cho đi nhà trẻ. Trên thực tế nhiều trẻ biết nói sớm ngay từ khi 1 tuổi, nhiều trẻ hơn 2 tuổi mới bắt đầu bập bẹ.

Việc đi học của bé phụ thuộc và sự nhận biết, khả năng hòa nhập và hoàn cảnh gia đình. Mỗi bé có sự phát triển khác nhau, khi trẻ cứng cáp, ăn uống tốt, có khả năng thích nghi cao cha mẹ hoàn toàn có thể đưa con đi học.

Tuy nhiên, nhiều khảo sát cho thấy trẻ dưới 18 tháng dễ bệnh vặt, trẻ sau 3 tuổi khó hòa nhập khi bắt đầu đến trường. Vì vậy cha mẹ hãy căn cứ vào khả năng nhận thức của con để biết thời điểm thích hợp đưa con đến lớp. .

2. Cho bé 12 tháng đi nhà trẻ cần chú ý những gì?

Thay vì thuê người giúp việc, gửi con về quê cho ông bà, mẹ nghỉ việc chăm con nhiều bậc phụ huynh chọn giải pháp cho con đi nhà trẻ sớm. Tuy nhiên, trẻ 12 tháng là độ tuổi quá nhỏ khiến nhiều người lo lắng, bất an. Vậy khi có bé đi đến trường cha mẹ cần chú ý những gì:

  • Chọn trường: Chọn trường nhận giữ trẻ từ 12 tháng tuổi có cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị và phương pháp chăm sóc phù hợp
  • Chọn giáo viên: Dành thời gian trò chuyện trực tiếp và quan sát cô giáo chăm sóc trẻ để cảm nhận tình yêu thương của cô với bé. Giáo viên cũng cần có chuyên môn tốt để đảm bảo sự phát triển của trẻ.
  • Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ bé như tã bỉm, khăn yếm, sữa…
  • Trao đổi với cô giáo về nề nếp sinh hoạt, thói quen của trẻ để cô giáo chăm trẻ một cách tốt nhất

3. Cho trẻ đi học sớm có hại gì không?

Cho trẻ đi học sớm không phải trường hợp nào cũng có lợi. Một số tác hại với trẻ khi con đi học sớm có thể kể đến như:

  • Đi học quá sớm không có lợi nếu trẻ không thích ứng được với môi trường mới. Trẻ tiếp xúc người lạ khiến con sợ hãi, không hợp tác, thường xuyên quấy khóc gây hại cho sức khỏe.
  • Trẻ có sức khỏe không tốt tiếp xúc với nhiều người đôi khi là nguyên nhân gây bệnh cho bé
  • Trẻ hình thành thói quen không tốt nếu không được cô giáo quan sát, dạy dỗ cẩn thận
  • Trẻ có thể gặp phải tình trạng bị bạn đánh khiến con tự ti, nhút nhát và ảnh hưởng tâm lý
  • Thực tế xảy ra một số trường hợp trẻ bị thương, bị bảo hành khi gặp giáo viên không có kinh nghiệm hoặc giáo viên thiếu đạo đức nghề nghiệp.

Trường mầm non song ngữ timhieulichsuquancaugiay.edu.vn là môi trường phù hợp với trẻ bắt đầu đến trường được nhiều bậc phụ huynh gửi trọn niềm tin. Trường sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên giảng dạy và đặc biệt là cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tại đây các bé được tiếp cận với phương pháp giáo dục Montessori ưu việt hàng đầu hiện nay. Các con được chăm sóc cẩn thận, phát triển tối ưu toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, não bộ, sức khỏe ngay từ những năm đầu đời.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ có ích với các bậc phụ huynh đang chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ. timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ trong những bước đi đầu tiên của các con đến trường.

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm