- Đi tìm đáp án bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày
- Nguyên tắc ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi
- 1. Chọn phương pháp ăn dặm phù hợp
- Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống
- Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
- Ăn dặm tự chỉ huy BLW
- 2. Cho bé bắt đầu ăn dặm từ ngọt đến mặn
- 3. Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều
- 4. Cân đối các nhóm thực phẩm khi cho trẻ 7 tháng ăn dặm
- 5. Cân đối cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày phù hợp
- Gợi ý lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
- Lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi – Tuần thứ 1
- Lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi – Tuần thứ 2 – 3
- Lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi – Tuần thứ 4
- 7 món ăn dặm phù hợp cho trẻ 7 tháng tuổi
- 1. Cháo yến mạch, bí đỏ
- 2. Cháo tôm, khoai mỡ
- 3. Cháo sườn non, rau củ
- 4. Cháo lươn, rau chùm ngây
- 5. Cháo cá hồi, rau ngót
- 6. Cháo khoai lang, trứng gà
- 7. Bí đỏ trộn táo
- Câu hỏi thường gặp
- 1. Bé 7 tháng ăn được thịt gì?
- 2. Các loại thực phẩm không nên cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày? Cho trẻ ăn món ăn nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng phù hợp cho sự phát triển? Đây là những băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh khi chăm sóc con trong giai đoạn này. Cha mẹ cùng lắng nghe lời chia sẻ từ các chuyên gia trong nội dung bài viết dưới đây để giải đáp mọi thắc mắc nhé.
Đi tìm đáp án bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày
Đi tìm đáp án bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày
Bạn đang xem: Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày là phù hợp nhất?
Chuyển sang tháng thứ 7, theo thông lệ trẻ đã tập ăn dặm được 1 tháng. Đây là thời điểm con có nhiều chuyển biến về nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng cung cấp cho cơ thể. Vì vậy nhiều phụ huynh băn khoăn nên cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày là đủ.
Trên thực tế ăn dặm cho trẻ trong giai đoạn này vẫn đang là quá trình rèn luyện, thích nghi với hệ tiêu hóa cũng như cơ thể. Các chuyên gia khuyên rằng, ở giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ có thể ăn 3 bữa/ngày bao gồm bữa sáng, bữa trưa và bữa chiều. Tuy nhiên sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cơ thể. Mỗi ngày nên cho con ăn từ 3 – 4 cữ sữa tương đương 700 – 900ml.
>>Xem thêm: Bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán mẹ đừng bỏ lỡ
Đây không phải là mức quy định cố định, tùy vào nhu cầu của trẻ cha mẹ có thể cho con ăn nhiều hơn hoặc ít hơn mức trung bình này. Với những trẻ vui vẻ, hợp tác trong ăn uống chúng ta có thể cho trẻ ăn 3 bữa ăn dặm kèm theo các bữa phụ. Ngược lại, với những trẻ kén ăn, mỗi bữa chỉ ăn vài thìa và nhất quyết không chịu ăn tiếp, cha mẹ không cần quá lo lắng. Hãy kiên nhẫn tập cho con ăn dặm dần dần đến khi con ăn được nhiều hơn.
Điểm quan trọng nhất khi cho trẻ ăn dặm giai đoạn 7 tháng là cho con làm quen với thực phẩm, hương vị món ăn mới. Đồng thời tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, ngồi vào bàn ăn trong giờ ăn. Cha mẹ cần thường xuyên thay đổi thực phẩm, cách chế biến linh hoạt, xem con thích loại nào để trẻ cảm thấy thích thú, ăn ngon miệng.
Thực đơn ăn dặm theo tháng tuổi cho bé phát triển toàn diện
Nguyên tắc ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi
Để quá trình ăn dặm của con đạt hiệu quả, trẻ hợp tác cha mẹ cần tuân thủ 1 số nguyên tắc quan trọng dưới đây:
1. Chọn phương pháp ăn dặm phù hợp
Chọn phương pháp ăn dặm phù hợp
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp ăn dặm, mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng. Cha mẹ hãy chọn và áp dụng phương pháp ăn dặm phù hợp với em bé nhà mình. Trẻ 7 tháng ăn mấy bữa 1 ngày cũng phụ thuộc vào phương pháp ăn dặm mà phụ huynh chọn lựa.
Chúng tôi giới thiệu đến cha mẹ 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay là ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy. Cụ thể:
Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống
Ăn dặm truyền thống là phương pháp được nhiều cha mẹ áp dụng cho quá trình ăn dặm của con. Đây là phương pháp chế biến các món bột hoặc cháo kết hợp thực phẩm khác xay nhuyễn và cho trẻ ăn. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian chế biến nhanh nhưng khiến khả năng ăn thô của trẻ kém phát triển.
Nếu chúng ta không có nhiều thời gian thì phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống chính là “chân ái”. Các món ăn được phối hợp cân bằng dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu về chất và lượng của cơ thể trẻ. Khi có nhiều thời gian hơn, cha mẹ có thể tập ăn thô để giúp trẻ phát triển kỹ năng ăn uống, tăng thô, tăng vị giác tốt hơn.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật có nhiều khác biệt so với phương pháp ăn dặm truyền thống. Phương pháp này cha mẹ cần chế biến các món ăn riêng lẻ theo dạng từ loãng đến đặc. Khi trẻ thưởng thức món ăn con sẽ cảm nhận được mùi vị riêng, kích thích vị giác, trẻ tăng khả năng ăn thô hơn so với phương pháp truyền thống.
Tuy nhiên quá trình chế biến món ăn dặm kiểu Nhật tốn nhiều thời gian, chúng ta cần chuẩn bị nhiều bát đĩa để để riêng từng món ăn. Cha mẹ cũng cần tham khảo thực đơn kỹ lưỡng để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ.
>>Xem thêm: Nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào? Lời khuyên từ chuyên gia
Ăn dặm tự chỉ huy BLW
Trong 3 phương pháp thì ăn dặm tự chỉ huy (BLW) giúp trẻ tập ăn thô tốt nhất. Khi chế biến món ăn, chúng ta cần bắt đầu bằng rau củ cắt miếng, luộc hoặc hầm mềm. Trẻ tự dùng tay cầm thức ăn đưa vào miệng, nên con tập nhai và tập xử lý thức ăn tốt hơn.
Ăn dặm tự chỉ huy trông chú trọng vào lượng thực thức ăn, mà quan tâm đến cách xử lý thức ăn đưa vào miệng của trẻ. Phương pháp này rèn luyện kỹ năng ăn uống và phát triển các giác quan cho bé.
Tuy nhiên ăn dặm tự chỉ huy có nhược điểm là khi bắt đầu, trẻ chưa làm quen tốt, nên lượng thức ăn đưa vào cơ thể không nhiều khiến bé có thể không tăng cân. Ngoài ra, trong quá trình ăn cha mẹ cần theo dõi quan sát con thường xuyên để kịp thời xử lý hóc dị vật. Ăn dặm tự chỉ huy trẻ thường bày bừa ra xung quanh, vì vậy phụ huynh cần chú ý giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần vệ sinh cho bé, dụng cụ ăn uống sạch sẽ để tránh trường hợp trẻ bị ngộ độc.
2. Cho bé bắt đầu ăn dặm từ ngọt đến mặn
Cho bé bắt đầu ăn dặm từ ngọt đến mặn
Xem thêm : 15+ món cháo ăn dặm cho trẻ 8 tháng giúp bé phát triển toàn diện
Công thức ăn dặm từ ngọt đến mặn là nguyên tắc cha mẹ cần ghi nhớ. Nếu trẻ mới bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 7, đầu tiên chúng ta nên cho con ăn bột gạo, bột yến mạch kết hợp rau củ. Nguyên nhân là do giai đoạn trước con chỉ nạp thực phẩm duy nhất là sữa mẹ, món ăn dặm dạng ngọt, có vị gần giống sữa mẹ sẽ giúp hệ tiêu hóa dễ dàng tiếp nhận hơn.
Nếu con đã ăn dặm từ tháng thứ 6, chuyển sang giai đoạn này cha mẹ có thể bổ sung thịt, cá vào bữa ăn cho trẻ. Các món ăn nên được chế biến kết hợp các loại thực phẩm phù hợp, cân bằng dinh dưỡng đảm bảo quá trình phát triển toàn diện cho con.
3. Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều
Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều là nguyên tắc ăn dặm quan trọng không thể bỏ qua. Nếu trẻ đã được làm quen với quá trình ăn dặm từ tháng thứ 6, khi chuyển sang tháng thứ 7 chúng ta chế biến món ăn cho con đặc hơn để trẻ thích ứng và làm quen. Tỷ lệ nấu cháo cho trẻ lúc này là 1 : 7 (1 gạo : 7 nước).
Bên cạnh đó, phụ huynh nên cho con ăn theo lượng tăng dần đều. Không nên cho trẻ ăn nhiều ngay từ đầu thậm chí cả khi con ăn ngon miệng. Việc ăn quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng quá tải làm rối loạn hệ tiêu hóa. Ăn dặm từ ít đến nhiều giúp hệ tiêu hóa làm quen với lượng thức ăn dần dần và hoạt động tốt hơn.
4. Cân đối các nhóm thực phẩm khi cho trẻ 7 tháng ăn dặm
Cân đối các nhóm thực phẩm khi cho trẻ 7 tháng ăn dặm
Cha mẹ cần nhớ nguyên tắc cho con ăn dặm cân đối các nhóm thực phẩm. Ngay cả trong trường hợp trẻ thích, chúng ta không nên cho bé ăn 1 nhóm thực phẩm nào đó trong thời gian dài.
Theo nhiều nghiên cứu, trẻ cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản là nhóm chất đạm, nhóm tinh bột, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Đây là 4 nhóm chất quan trọng, cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
5. Cân đối cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày phù hợp
Mặc dù vấn đề bé 7 tháng ăn mấy bữa 1 ngày đóng vai trò quan trọng, bởi chúng ta cần cung cấp đủ thực phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con. Tuy nhiên cha mẹ cần cân đối số bữa phù hợp với thể trạng và nhu cầu của từng trẻ. Cha mẹ có thể cho con ăn từ 2 – 3 bữa ăn dặm chính và 1 – 2 bữa phụ kèm theo sữa mẹ.
Một điều quan trọng nữa cần chú ý là tập cho trẻ thói quen ăn uống khoa học và tự lập. Cha mẹ hãy rèn luyện cho con thời gian ăn dặm thích hợp, tránh việc kéo dài bữa ăn nhằm ép trẻ ăn hết lượng yêu cầu. Thiết lập thời gian ăn là giúp trẻ hình thành đồng hồ sinh học hoạt động đúng và đều đặn. Đảm bảo con không mè nheo, không có tình trạng kéo dài bữa ăn hàng giờ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
Gợi ý lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Nếu giai đoạn trước cha mẹ đã hình thành cho trẻ lịch ăn dặm khoa học, thì chuyển sang giai đoạn 7 tháng việc điều chỉnh không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu giai đoạn này chúng ta mới lên lịch ăn dặm thì cha mẹ hãy sắp xếp theo lịch ngủ của con và kiên nhẫn trong vài ngày để con làm quen với lịch ăn khoa học.
Gợi ý lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Mời cha mẹ tham khảo lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi dưới đây để có gợi ý điều chỉnh lịch cho em bé nhà mình phù hợp nhất:
Lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi – Tuần thứ 1
Bữa ăn | Thực phẩm |
Bữa sáng – ăn nhẹ | Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức 150 – 180ml |
Bữa giữa buổi sáng | Ngũ cốc trộn sữa mẹ hoặc sữa công thức |
Bữa trưa | Cháo/ bột/ hoa quả, rau củ nghiền |
Bữa giữa chiều | Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức 150 – 180ml |
Bữa chiều tối | Đồ ăn dặm hoặc Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức 150 – 180ml |
Trước khi đi ngủ | Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức 150 – 180ml |
Lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi – Tuần thứ 2 – 3
Bữa ăn | Thực phẩm |
Bữa sáng – ăn nhẹ | Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức 150 – 180ml |
Bữa giữa buổi sáng | Ngũ cốc trộn sữa mẹ hoặc sữa công thức |
Bữa trưa | Cháo/ cơm nghiền nát/ hoa quả, rau củ nghiền |
Bữa giữa chiều | Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức 150 – 180ml |
Bữa chiều tối | Đồ ăn dặm |
Trước khi đi ngủ | Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức 150 – 180ml |
Lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi – Tuần thứ 4
Bữa ăn | Thực phẩm |
Bữa sáng – ăn nhẹ | Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức 150 – 180ml |
Bữa sáng | Ăn cháo hoặc cơm nghiền nát |
Bữa giữa buổi sáng | Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức 150 – 180ml |
Bữa trưa | Cháo/ cơm nghiền/ hoa quả, rau củ nghiền |
Bữa giữa chiều | Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức 150 – 180ml |
Bữa chiều | Đồ ăn dặm |
Trước khi đi ngủ | Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức 150 – 180ml |
7 món ăn dặm phù hợp cho trẻ 7 tháng tuổi
1. Cháo yến mạch, bí đỏ
Cháo yến mạch, bí đỏ
Kết hợp yến mạch, bí đỏ trở thành món cháo ăn dặm không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn mềm mịn khiến trẻ hợp tác ăn uống vô cùng. Các nguyên liệu cần thiết cho món ăn này khá đơn giản, cha mẹ có thể áp dụng vào thực đơn cho con.
Nguyên liệu
- Yến mạch: 30g
- Bí đỏ: 100g
- Kem tươi: 70ml
- Bơ lạt
- Dầu ăn dặm
Chế biến
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ, hấp chín và tán nhuyễn mịn
- Yến mạch ngâm với nước lọc thời gian từ 10 – 15 phút
- Cho yến mạch ngâm vào nồi, thêm nước đun sôi và hạ nhỏ lửa
- Nấu yến mạch trong khoảng 2 phút, thêm bí đỏ, bơ lạt khuất đều và nấu thêm khoảng 2 phút
- Cho kem tươi vào nồi cháo yến mạch, khuấy đều và múc cháo ra bát
- Thêm 1 thìa dầu ăn đảo đều cháo và cho trẻ thưởng thức khi còn ấm
2. Cháo tôm, khoai mỡ
Cháo tôm, khoai mỡ
Cháo tôm, khoai mỡ cũng là món ăn dặm có sức hấp dẫn hàng đầu về hương vị với trẻ. Món ăn giàu dinh dưỡng này nên đưa vào thực đơn và thực hiện ngay để em bé thưởng thức.
Nguyên liệu
- Tôm: 2 con tôm sú to
- Khoai mỡ: 25g
- Gạo tẻ: 25g
- Dầu ăn dặm
Chế biến
- Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ lưng và băm nhuyễn
- Khoai mỡ gọt vỏ, ngâm nước, thái miếng, hấp chín và tán nhuyễn
- Gạo tẻ đãi sạch cho vào nồi nấu với tỷ lệ 1 : 7 đến khi chín nhừ
- Thêm tôm, khoai mỡ vào nồi cháo và khuấy đều, nấu sôi thêm 3 – 5 phút
- Múc cháo ra bát, thêm dầu ăn trộn đều và cho trẻ thưởng thức
3. Cháo sườn non, rau củ
Cháo sườn non, rau củ
Sườn non thơm ngon kết hợp rau củ sẽ tạo nên món cháo nhiều màu sắc, có độ ngọt thơm và cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể của trẻ. Ngoài ra, món cháo này còn chứa nhiều sắt, canxi, kali… tốt cho quá trình phát triển toàn diện của con. Cha mẹ hãy chuẩn bị nguyên liệu và chế biến ngay nhé.
Nguyên liệu
- Sườn non: 4 miếng
- Ngô ngọt: 20g
- Cà rốt: 10g
- Gao tẻ: 25g
- Dầu ăn
Chế biến
- Sườn non rửa sạch, để ráo nước và cho vào nồi hầm nhừ, gỡ lấy thịt sườn xay nhuyễn
- Ngô tách hạt, cà rốt bỏ vỏ thái miếng, hấp chín ngô và cà rốt, sau đó tán nhuyễn mịn
- Nước hầm xương lọc lấy nước trong, bỏ cặn, cho gạo vo sạch vào ninh nhừ
- Cháo chín nhừ thêm thịt sườn, cà rốt, ngô vào nồi cháo đảo đều, đun sôi thêm 2 – 3 phút
- Múc cháo ra bát, thêm dầu ăn, chờ cháo nguội cho trẻ ăn
4. Cháo lươn, rau chùm ngây
Xem thêm : Project based learning – Phương pháp giáo dục hiện đại, nổi bật
Cháo lươn, rau chùm ngây
Nấu cháo lươn, rau chùm ngây cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm là phù hợp. Hương vị món ăn này chắc chắn sẽ khiến trẻ yêu thích và công thức chế biến như sau:
Nguyên liệu
- Lươn đồng: 40g
- Rau chùm ngây: 10g
- Gạo tẻ: 25g
- Dầu ăn dặm
Chế biến
- Gạo vo sạch cho vào nồi thêm nước nấu nhừ cháo với tỉ lệ 1 : 7 (1 nước: 7 gạo)
- Rau chùm ngây nhặt và rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn mịn
- Lươn rửa sạch, luộc với 1 ít gừng, vớt lươn, lọc lấy thịt và tán nhuyễn
- Xào thịt lươn với dầu ăn đến khi thịt săn lại
- Cho thịt lươn, rau chùm ngây vào nồi cháo vào khuấy đều, đun sôi tiếp trong thời gian từ 3 – 5 phút và tắt bếp
- Múc cháo ra bát, chờ cháo nguội bớt và cho trẻ ăn
5. Cháo cá hồi, rau ngót
Cháo cá hồi, rau ngót
Cá hồi là 1 trong những thực phẩm hàng đầu được khuyến cáo đưa vào thực đơn ăn dặm của trẻ. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, vị thơm ngon tự nhiên kết hợp rau ngót khiến món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Công thức chế biến cháo cá hồi, rau ngót bao gồm các bước sau:
Nguyên liệu
- Phi lê cá hồi: 20g
- Lá rau ngót: 10g
- Gao tẻ: 25g
- Dầu ăn dặm
Chế biến
- Cá hồi khử sạch mùi tanh bằng nước muối, rửa lại bằng nước sạch, hấp chín và tán nhuyễn
- Rau ngót rửa sạch, luộc chín và xay nhuyễn
- Gạo vo sạch cho vào nồi thêm nước nấu nhừ cháo với tỉ lệ 1 : 7 (1 nước: 7 gạo)
- Khi cháo chín nhừ, cho cá hồi, rau ngót xay nhuyễn vào nấu cùng, khuấy đều và đun sôi thêm 2 – 3 phút thì tắt bếp
- Múc cháo ra bát, thêm dầu ăn dặm và cho trẻ thưởng thức
6. Cháo khoai lang, trứng gà
Cháo khoai lang, trứng gà
Cháo khoai lang, trứng gà có vị ngọt dịu, thơm ngon được nhiều trẻ yêu thích. Đây cũng là món ăn có lợi cho tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng. Cùng chế biến món ăn này ngay hôm nay cho con yêu cha mẹ nhé.
Nguyên liệu
- Gạo tẻ: 25g
- Trứng gà: 1 quả
- Khoai lang: ½ củ
- Sữa: 1 ly nhỏ
- Dầu ăn dặm
Chế biến
- Gạo vo sạch, thêm nước và cho vào nồi nấu thành cháo chín nhừ
- Khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt miếng, hấp chín và tán nhuyễn
- Trộn khoai lang với sữa khuấy đều
- Trứng gà tách lấy lòng đỏ, đánh tan
- Cho khoai lang trộn sữa, trứng gà vào nồi cháo khuấy đều, nấu sôi thêm 3 – 5 phút
- Múc cháo ra bát, trộn đều cùng 1 thìa dầu ăn dặm và cho trẻ ăn khi cháo còn ấm
7. Bí đỏ trộn táo
Bí đỏ trộn táo
Công thức bí đỏ trộn táo thực hiện khá dễ dàng và có hương vị khác biệt được nhiều trẻ đón nhận. Món ăn này giàu vitamin cung cấp cho cơ thể bé, cha mẹ có thể tham khảo cách làm như sau:
Nguyên liệu
- Bí đỏ: 25g
- Tạo: 20g
Chế biến
- Bí đỏ, gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, hấp chín và nghiền nhuyễn
- Táo rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xay nhuyễn và lọc qua rây lấu nước
- Trộn bí đỏ và nước táo xay, trình bày ra bát ăn dặm và cho trẻ thưởng thức
Câu hỏi thường gặp
1. Bé 7 tháng ăn được thịt gì?
Ngoài băn khoăn trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày, nhiều phụ huynh còn quan tâm tìm hiểu bé ăn được thịt gì? Thịt là thực phẩm quan trọng, không thể thiếu cần bổ sung cho trẻ ăn dặm. Đối với trẻ 7 tháng tuổi, hầu hết các loại thịt đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đều chế biến được cho con ăn như thịt bò, thịt heo, thịt gà, cá chép, cá lóc…
Protein và các dưỡng chất trong thịt đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cấu trúc cơ, mô, cung cấp năng lượng cho trẻ. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thịt dễ dẫn đến một số nguy cơ như sỏi thận, táo bón, béo phì… cho trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng thịt mỗi ngày khuyến cáo dành cho bé 7 tháng tuổi khoảng 30g.
Ngoài thịt, cha mẹ nên lên thực đơn đa dạng cho con với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Thực đơn khoa học vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, năng lượng đồng thời giúp trẻ luôn cảm thấy ngon miệng. Một số loại thực phẩm khác nên đưa vào thực đơn là trái cây (chuối, táo, lê bơ…), rau (bí ngô, khoai lang, cà rốt, bông cải…), trứng…
2. Các loại thực phẩm không nên cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm?
Hệ tiêu hóa của trẻ 7 tháng tuổi vẫn trong giai đoạn hoàn thiện, vì vậy khi chế biến đồ ăn dặm cho con cha mẹ cần lưu ý tránh một số loại thực phẩm sau:
- Sữa bò: Đây là loại thực phẩm có thể gây dị ứng và khó tiêu hóa với trẻ 7 tháng
- Mật ong: Cần cẩn trọng khi sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc
- Gia vị muối và đường: Khuyến cáo muối và đường không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi vì sử dụng có thể gây áp lực lên thận, có thể tăng cường nguy cơ các bệnh về tim mạch, huyết áp
Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý khi cho con thử các loại thực ăn mới hãy cẩn thận quan sát, theo dõi tình trạng sức khỏe để tránh dị ứng. Mỗi loại thực phẩm mới hãy cho trẻ thời gian làm quen từ 2 – 3 ngày.
Đến đây chắc hẳn các bậc phụ huynh đã tìm ra đáp án cho câu hỏi bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày. Từ đó ứng dụng trong công tác chăm sóc trẻ với chế độ dinh dưỡng, số lượng thức ăn phù hợp đảm bảo sự phát triển toàn diện. Mọi thắc mắc có liên quan vui lòng để lại thông tin dưới bài viết hoặc liên hệ timhieulichsuquancaugiay.edu.vn để nhận được giải đáp kỹ lưỡng, nhanh chóng.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)