- Đậu gà có tốt cho sức khỏe của bé không?
- Bật mí 10 công thức đậu gà cho bé ăn dặm đa dạng, bổ dưỡng
- 1. Sữa hạt đậu gà
- 2. Súp đậu gà cho bé ăn dặm
- 3. Đậu gà nấu sữa
- 4. Cháo đậu gà bí đỏ
- 5. Nấu cháo đậu gà cho bé ăn dặm cùng thịt bò
- 6. Chả đậu gà
- 7. Bánh đậu gà khoai lang
- 8. Bánh đậu gà nướng
- 9. Cách nấu đậu gà cho bé ăn dặm với thịt heo, rau củ
- 10. Làm đậu hũ non từ đậu gà
- Một số lưu ý quan trong cách nấu đậu gà cho bé ăn dặm
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Bật mí 10 công thức đậu gà cho bé ăn dặm đa dạng, bổ dưỡng
Đậu gà là 1 trong những loại hạt có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên nhiều phụ huynh chưa rõ thông tin về thực phẩm này và cách chế biến như thế nào. timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ bật mí 10 công thức đậu gà cho bé ăn dặm đa dạng, bổ dưỡng để chúng ta cùng tham khảo và đưa vào thực đơn cho con nhé.
Bạn đang xem: Bật mí 10 công thức đậu gà cho bé ăn dặm đa dạng, bổ dưỡng
Đậu gà có tốt cho sức khỏe của bé không?
Đậu gà cho bé ăn dặm có tốt không?
Đậu gà có tốt cho sức khỏe của bé không là câu hỏi chúng tôi thường xuyên nhận được từ các vị phụ huynh. Hạt đậu gà là thực phẩm an toàn và tốt cho trẻ ăn dặm và được các chuyên gia khuyến khích nên đưa vào thực đơn hàng ngày của bé.
Đậu gà có chứa hàm lượng canxi và axit folic cao cùng nhiều khoáng chất cần thiết khác như vitamin K, kẽm, sắt, protein… cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những tuyệt vời của đậu gà:
- Nguồn cung cấp protein chất lượng: Đậu gà có chứa hàm lượng protein cao, chất lượng giúp trẻ tăng trưởng và phát triển ổn định. Protein có tác dụng phát triển cơ, sụn, máu, tế bào mới, nội tiết tố và enzym giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.
- Phát triển trí não: Sử dụng đậu gà cung cấp nguồn axit béo thiết yếu như axit oleich, axit linoleic cần thiết cho sự phát triển trí não và nhận thức của trẻ. Trong những năm tháng đầu đời, trẻ cần bổ sung các axit này để đảm bảo cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ
- Ngăn ngừa thiếu máu: Đậu gà có chứa lượng sắt khoảng 4,7mg nên đây chính là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời cho trẻ. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Tăng cường xương chắc khỏe: Trong đậu gà có chứa nguồn canxi, do đó nếu thường xuyên sử dụng thì đây là thực phẩm bổ sung tốt cho hệ xương của trẻ phát triển.
- Nâng cao sức khỏe đường ruột: Khi trẻ tập ăn dặm, việc bổ sung chất xơ là vô cùng quan trọng. Chất này giúp nâng cao sức khỏe đường ruột, giảm tình trạng táo bón. Trong đậu gà có hàm lượng chất xơ, hỗ trợ chuyển động ruột đều đặn, tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
- Tăng cường hoạt động hệ miễn dịch: Đậu gà có vai trò hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho bé nhờ nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Đây là dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của hơn 70 loại enzym trong cơ thể.
Đậu gà mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của trẻ, vì vậy chúng ta hãy bổ sung thực phẩm này như 2 phần chế độ ăn uống cân bằng cho con. Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn đậu gà là 6 tháng tuổi (khi bé bắt đầu ăn dặm). Tuy nhiên thời điểm tốt nhất nên cho con ăn thường xuyên là từ 8 – 10 tháng tuổi. Nhưng khi đưa đậu gà vào thực đơn cho con, cha mẹ nên căn cứ vào đặc điểm phát triển của bé hoặc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng hay bác sỹ.
Tổng hợp món ăn dặm ngon cho bé từ các loại đậu
Bật mí 10 công thức đậu gà cho bé ăn dặm đa dạng, bổ dưỡng
Cách nấu hạt đậu gà cho bé ăn dặm như thế nào để giữ được chất dinh dưỡng mà thơm ngon hấp dẫn trẻ là thắc mắc chung của nhiều phụ huynh. timhieulichsuquancaugiay.edu.vn tổng hợp và giới thiệu đến cha mẹ 10 công thức đậu gà cho bé ăn dặm cực dễ, bổ dưỡng. Mời phụ huynh cùng tham khảo trong nội dung tiếp theo của bài viết nhé.
1. Sữa hạt đậu gà
Sữa hạt đậu gà thơm ngon, bổ dưỡng
Chuẩn bị nguyên liệu
- Đậu gà: 150gr
- Sữa công thức hoặc sữa mẹ: 300ml
- Lá dứa: 2 lá
Các bước thực hiện
- Ngâm đậu gà trong nước từ 12 – 15 giờ để đậu nở hết
- Loại bỏ vỏ đậu gà và rửa sạch với nước
- Cho đậu gà vào nồi, thêm nước và nấu chín trong thời gian khoảng 20 phút
- Dùng máy xay xay nhuyễn đậu gà, sau đó lọc bã qua rây để loại bỏ phần bã, giữ lại phẩn nước
- Cho nước đậu gà nồi, thêm lá dứa và đun nhỏ lửa
- Thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp
Như vậy chúng ta đã hoàn thành các bước nấu sữa đậu gà cho bé ăn dặm. Rót sữa ra ly, chờ sữa nguội là có thể cho trẻ thưởng thức. Sữa đậu gà có mùi thơm dịu, sữa thơm ngot có vị béo hấp.
2. Súp đậu gà cho bé ăn dặm
Súp đậu gà cho bé ăn dặm
Chuẩn bị nguyên liệu
- Đậu gà: 30g
- Nước cốt dừa: 30ml
Các bước thực hiện
- Ngâm đậu gà trong nước từ 12 – 15 giờ để đậu nở hết
- Loại bỏ vỏ đậu gà và rửa sạch với nước
- Cho đậu gà vào nồi, thêm nước và nấu chín trong thời gian khoảng 20 phút
- Cho đậu gà và nước luộc vào máy xay và xay nhuyễn
- Đổ hỗn hợp đậu gà xay vào nồi và đun nhỏ lửa trong thời gian khoảng 20 phút, sau đó tắt bếp
Đến đây chúng ta đã hoàn thành các bước trong cách nấu hạt đậu gà cho bé ăn dặm. Múc súp ra bát, rưới nước cốt dừa, trộn đều chờ súp nguội và cho trẻ thưởng thức. Súp đậu gà có vị thanh ngọt nhẹ, béo vùi của nước cốt dừa hòa cùng trở thành bữa phụ giàu dinh dưỡng cho bé.
3. Đậu gà nấu sữa
Xem thêm : Phương Pháp dạy tiếng Anh cho bé 4 tuổi hiện đại – Sakura Montessori
Đậu gà nấu sữa thơm ngon, mềm mịn
Chuẩn bị nguyên liệu
- Đậu gà: 30g
- Sữa công thức hoặc sữa mẹ 60ml
Các bước thực hiện
- Ngâm đậu gà trong nước từ 12 – 15 giờ để đậu nở hết
- Loại bỏ vỏ đậu gà và rửa sạch với nước
- Cho đậu gà vào nồi, chín trong thời gian khoảng 20 phút
- Cho đậu gà và sữa vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn
- Đổ hỗn hợp đậu gà sữa xay vào nồi và đun nhỏ lửa trong thời gian khoảng 5 – 7 phút, sau đó tắt bếp
Trình bày súp đậu gà sữa ra tô và cho bé dùng khi đã nguội bớt. Món súp đậu gà cho bé ăn dặm này thích hợp cho bé từ 6 tháng. Để món ăn mềm mịn chúng ta có thể lọc qua rây sau khi xay, sau đó tiến hành các bước chế biến tiếp theo như hướng dẫn.
4. Cháo đậu gà bí đỏ
Thành phẩm cháo đậu gà cho bé ăn dặm nấu cùng bí đỏ
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo: 50g
- Hạt đậu gà: 30g
- Bí đỏ: 20g
- Phô mai
Các bước thực hiện
- Gạo vo sạch, ngâm trong thời gian khoảng 30 – 60 phút, sau đó đãi sạch
- Cho gạo vào nồi thêm nước và đun cháo đến khi chín nhừ
- Ngâm đậu gà trong nước từ 12 – 15 giờ để đậu nở hết
- Loại bỏ vỏ đậu gà và rửa sạch với nước
- Cho đậu gà vào nồi, hấp chín trong thời gian khoảng 20 phút
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột cát thành miếng nhỏ, hấp chín
- Cho đậu gà và bí đỏ vào máy xay sinh tốt và xay nhuyễn
- Khi cháo chín nhừ, cho hỗn hợp bí đỏ, hạt đậu gà vào khuấy đều đun sôi cháo, sau đó tắt bếp
- Rắc thêm phô mai, trộn đều để tăng hương vị cháo đậu gà cho bé ăn dặm
Cháo đậu gà, bí đỏ là món ăn dặm mang đến nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Cha mẹ đừng quên bổ sung món ăn này vào thực đơn ăn dặm cho con nhé.
5. Nấu cháo đậu gà cho bé ăn dặm cùng thịt bò
Cháo đậu gà thịt bò
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gao: 50g
- Đậu gà: 100g
- Nấm rơm: 5 cây
- Thịt thăn bò: 50g
- Rau thơm
- Dầu ăn
- Gia vị ăn dặm
Các bước thực hiện
- Gạo vo sạch, ngâm trong thời gian khoảng 30 – 60 phút, sau đó đãi sạch
- Cho gạo vào nồi thêm nước và đun cháo đến khi chín nhừ
- Ngâm đậu gà trong nước từ 12 – 15 giờ để đậu nở hết
- Loại bỏ vỏ đậu gà và rửa sạch với nước
- Cho đậu gà vào máy xay, xay nhuyễn và lọc lấy phần nước
- Nấm rửa sạch, trần qua nước sôi, để ráo nước và thái nhỏ
- Rau thơm rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ
- Thịt thăn bò rửa sạch, băm nhỏ, ướp với gia vị ăn dặm
- Cho hành tìm bóc rửa sạch, thái miếng phi thơm, cho thịt bò và nấm vào xào chín
- Cháo chín nhừ cho thịt bò xào nấm, nước đậu gà vào hòa đều và đun sôi thêm 5 – 7 phút, sau đó tắt bếp
- Trình bày cháo ra bát, thêm rau thơm là hoàn thành món cháo đậu gà, thịt bò
Cháo đậu gà thịt bò là món ăn giàu đạm, cung cấp nhiều năng lượng cho hành trình phát triển của con. Đây là món ăn thích hợp cho trẻ từ 7 tháng tuổi.
6. Chả đậu gà
Chả đậu gà
Chuẩn bị nguyên liệu
- Đậu gà: 50g
- Trứng gà: 1 quả
- Khoai tây: 2 củ
Các bước thực hiện
- Ngâm đậu gà trong nước từ 12 – 15 giờ để đậu nở hết
- Loại bỏ vỏ đậu gà và rửa sạch với nước
- Cho đậu gà vào nồi, hấp chín trong thời gian khoảng 20 phút
- Cho đậu gà vào máy xay xay nhuyễn và trộn đều với lòng đỏ trứng gà
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu, hấp chín, nghiền nhuyễn
- Thêm khoai tây nghiền nhuyễn vào hỗn hợp đậu gà trừng gà, sau đó vo hỗn hợp thành viên và chiên
- Bánh chín vàng, vớt ra để nguội và cho trẻ thưởng thức
Chả đậu gà thành phẩm có màu vàng đẹp mắt, hương thơm hấp dẫn. Bánh có vị ngon bùi tự nhiên chinh phục vị giác của trẻ. Cha mẹ có thể đưa món bánh đậu gà này vào thực đơn để đổi vị cho con.
7. Bánh đậu gà khoai lang
Bánh đậu gà khoai lang
Chuẩn bị nguyên liệu
- Đậu gà: 100g
- Bột gạo: 100g
- Khoai lang tím: 1 củ
- Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
Các bước thực hiện
- Ngâm đậu gà trong nước từ 12 – 15 giờ để đậu nở hết
- Loại bỏ vỏ đậu gà và rửa sạch với nước
- Cho đậu gà vào nồi, hấp chín trong thời gian khoảng 20 phút
- Cho đậu gà vào máy xay xay nhuyễn và trộn đều với lòng đỏ trứng gà
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu, hấp chín, nghiền nhuyễn
- Cho đậu gà, khoai lang tím và bột gạo vào tô và nhào kỹ đến khi bột không còn dính tay
- Nặn bột thành hình tròn hay dẹt tùy ý, quét 1 ít dầu ăn lên mặt bánh và hấp cách thủy
- Kiểm tra bánh chín bằng cái dùng tăm xuyên qua, nếu bánh không dính tăm là có thể lấy ra, để nguội làm bữa phụ cho bé
Xem thêm : Vsmart Joy 4 – Smartphone giá rẻ sử dụng chip Snapdragon 665, pin 5000mAh
Ngoài cách nấu hạt đậu gà cho bé ăn dặm thành thành phẩm bánh đậu gà khoai lang cha mẹ có thể làm cách loại bánh đậu gà phối hợp với nguyên liệu khác để thay đổi bữa cho con. Thực đơn của bé sẽ trở nên phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.
8. Bánh đậu gà nướng
Bánh đậu gà nướng vàng thơm phức hấp dẫn
Chuẩn bị nguyên liệu
- Đậu gà: 500g
- Bột thì là: 1 thìa cà phê
- Bột hành tây: ½ thìa cà phê
- Bột mì 1 chén
- Muối: 1 thìa cà phê
Các bước thực hiện
- Ngâm đậu gà trong nước từ 12 – 15 giờ để đậu nở hết, loại bỏ vỏ đậu gà và rửa sạch với nước
- Cho đậu gà vào nồi, hấp chín trong thời gian khoảng 20 phút
- Cho đậu gà vào máy xay xay nhuyễn cùng bột hành tây, bột thì là, muối, phô mai
- Tiếp tục thêm bột mùi vào hỗn hợp đậu gà và trộn đều
- Dùng tay nhào bột đến khi không còn dính tay và nặn thành các viên tròn nhỏ
- Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 400 độ F
- Xếp giấy nến vào khay nướng, đặt viên bánh lên trên và cho bánh vào lò nướng, nướng bánh trong thời gian khoảng 20 phút
Cuối cùng lấy bánh ra khỏi lò nướng, để nguội và cho trẻ thưởng thức trực tiếp. Đây là món bánh có vỏ giòn vàng, bên trong mềm thơm chắc chắn trẻ rất thích.
9. Cách nấu đậu gà cho bé ăn dặm với thịt heo, rau củ
Cháo đậu gà, thịt heo, rau củ
Chuẩn bị nguyên liệu
- Đậu gà: 50g
- Thịt thăn heo: 50g
- Xương heo 150g
- Rau củ theo mùa
- gia vị ăn dặm
Các bước thực hiện
- Ngâm đậu gà trong nước từ 12 – 15 giờ để đậu nở hết, loại bỏ vỏ đậu gà và rửa sạch với nước
- Rau củ theo mùa gọt và rửa sạch, cắt khúc
- Thịt thăn heo rửa sạch, băm nhuyễn và ướp gia vị ăn dặm
- Xương heo rửa sạch, chặt miếng, trần với nước sôi, sau đó cho vào nồi hầm trong thời gian khoảng 30 phút
- Thêm rau củ cắt khúc vào nồi xương hầm và hầm trong thời gian khoảng 10 phút
- Sau khi hầm tách riêng phần nước sử dụng để nấu cháo đậu gà cho bé ăn dặm
- Cho hạt đậu gà vào nước hầm và ninh đế khi cháo chín nhừ, tiếp tục cho thịt heo vào khuấy đều và đun sôi khoảng 10 phút, nêm nếm gia vị vừa với khẩu vị của bé và tắt bếp (Có thể xay lọc để điều chỉnh độ mịn tùy khả năng ăn thô của trẻ),
- Múc cháo ra tô, đợi cháo nguội và cho trẻ ăn trực tiếp
Cách nấu đậu gà cho bé ăn dặm với thịt heo và rau củ được nhiều phụ huynh áp dụng. Bởi đây là món ăn phối hợp hài hòa nhiều hương vị, có vị ngọt thơm mà vô cùng bổ dưỡng. Mặc dù so với các món khác, cha mẹ phải tốn nhiều thời gian chế biến hơn, nhưng đổi lại trẻ vô cùng yêu thích.
10. Làm đậu hũ non từ đậu gà
Đậu hũ non làm từ đậu gà
Chuẩn bị nguyên liệu
- Đậu gà: 50g
- Mứt dâu: 1 thìa
Các bước thực hiện
- Đậu gà ngâm nước qua đêm đến khi nở hết, tách vỏ, rửa sạch nhiều lần với nước
- Cho đậu gà và nước lọc vào máy xay, xauy nhuyễn, sau đó lọc bỏ bã, giữ lại phần nước
- Đổ nước đậu gà vào nồi và nấu với lửa vừa, khi nấu khuất đều tay tránh bén nồi làm cháy
- Khi nước đậu gà sệt lại thì tắt bếp, để nguội bớt và đổ vào khuôn, dàn đều
- Cho khuôn đậu hũ non đậu gà đã nguội vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ
Như vậy chúng ta đã hoàn thành món đậu hũ non từ đậu gà chỉ với những bước đơn giản. Món ăn dặm này mềm mịn, mát dịu có hương thơm nhẹ thích hợp làm bữa ăn phụ cho trẻ.
Một số lưu ý quan trong cách nấu đậu gà cho bé ăn dặm
Một số lưu ý quan trong cách nấu đậu gà cho bé ăn dặm
Như vậy cách chế biến đậu gà cho bé ăn dặm không khó và có nhiều công thức đa dạng. Cha mẹ có thể thay thực đơn hàng ngày cho con để lúc nào bé cũng cảm thấy hứng thú với việc ăn uống.
Tuy nhiên đậu gà ngoài những lợi ích vượt trội mang lại cho sức khỏe của trẻ thì có tác dụng phụ nhất định. Đậu gà có thể gây tình trạng đầy hơi do có chứa raffinose và stachyose khó tiêu. Vì vậy khi cho trẻ làm quen với thực phẩm mới, cha mẹ nên ngâm qua đêm, bóc vỏ bên ngoài khi chế biến, cho trẻ bắt đầu ăn với lượng nhỏ để tiện quan sát, theo dõi.
Trong trường hợp trẻ dị ứng với đậu gà, xuất hiện các hiện tưởng nghẹt mũi, nổi chàm 2 bên má, phát ban toàn thên nên ngừng cho bé ăn. Trường hợp triệu trứng chuyển biến nặng nên cho trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.
Trên đây là những chia sẻ của timhieulichsuquancaugiay.edu.vn về 10 công thức đậu gà cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng và dễ thực hiện. Hy vọng đây là thông tin bổ ích giúp phụ huynh dễ dàng bổ sung thêm loại thực phẩm này vào thực đơn ăn dặm phong phú của con. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận hỗ trợ, giải đáp trong thời gian ngắn nhất.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)