- Lợi ích của rau củ với sức khỏe và sự phát triển của trẻ
- Giới thiệu một số loại rau củ phù hợp cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi
- Nhóm rau xanh
- Nhóm củ quả
- 7 cách kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm khoa học, ngon miệng
- 1. Đậu cove, đậu Hà Lan luộc
- 2. Súp tôm tươi, khoai tây, bông cải xanh
- 3. Xương hầm cà rốt, khoai tây
- 4. Cà rốt, bí đỏ, bắp
- 5. Khoai lang nướng xay nhuyễn cùng sữa
- 6. Cháo gà yến mạch, đậu Hà Lan, cà rốt
- 7. Hoa quả xay cùng sữa
- Đừng bỏ qua một số lưu ý khi kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm
- Câu hỏi thường gặp
- 1. Các loại rau, củ, quả kỵ nhau cho bé?
- 2. Cách kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn?
- Giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi
- Giai đoạn chuyển sang ăn đặc từ 8 tháng đến 1 tuổi
- Giai đoạn từ 1 tuổi
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Rau củ quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất, có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho phát triển của hệ tiêu hóa và cơ thể trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần tích cực đưa loại thực phẩm này vào khẩu phần ăn dặm cho con. Tuy nhiên không phải bé nào cũng thích ăn rau, nên nhiều phụ huynh đau đầu trong việc tìm cách chế biến món ăn để trẻ hợp tác. Tham khảo 7 cách kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm dưới đây sẽ là gợi ý hay cho cha mẹ đang chăm sóc con nhỏ. Cùng timhieulichsuquancaugiay.edu.vn tham khảo các thực đơn này ngay sau đây nhé.
Cách kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm
Bạn đang xem: 7 cách kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm thích mê
Lợi ích của rau củ với sức khỏe và sự phát triển của trẻ
Rau củ được chứng nhận là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Loại thực phẩm này có nhiều công dụng và lợi ích tuyệt vời cho sự phát triển và sức khỏe con người. Lợi ích của rau củ thể hiện ở nhiều mặt:
>>Xem thêm: Bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán mẹ đừng bỏ lỡ
- Cung cấp chất xơ: Chất xơ có tác dụng giúp hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh, ngăn ngừa hiện tượng táo bón. Trẻ ăn đủ rau củ chứa chất xơ giúp hệ tim mạch phát triển, ngăn ngừa tình trạng cholesterol có hại cho cơ thể.
- Cung cấp vitamin, khoáng chất: Trong rau củ chứa lượng lớn vitamin thiết yếu như vitamin A, B, C, E… và khoáng chất như sắt, kali… có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng tế bào, phát triển mô để có cơ thể khỏe mạnh.
- Cung cấp nước: Rau củ quả chứa lượng nước lớn cung cấp cho cơ thể, bù đắp những phần thiếu hụt
- Hạn chế nguy cơ bệnh tật: Tạo thói quen ăn nhiều rau củ góp phần hạn chế nguy cơ bệnh tật như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp…
- Ngăn chặn bệnh béo phì: Rau củ quả chứa nhiều calo có lượng chất béo thấp, có tác dụng hạn chế bệnh béo phì thường gặp ở trẻ.
- Kích thích trẻ ăn uống ngon miệng: Rau củ quả có nhiều màu sắc, vị thơm ngọt tự nhiên kích thích trẻ ăn uống ngon miệng. Kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp bé phát triển tốt, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, còi xương.
Phương pháp ăn dặm giúp trẻ phát triển toàn diện
Giới thiệu một số loại rau củ phù hợp cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Giới thiệu một số loại rau củ phù hợp cho trẻ ăn dặm
Ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm giai đoạn 6 tháng tuổi, cha mẹ đã có thể bổ sung rau củ quả vào thực đơn của trẻ. Tuy nhiên phụ huynh cần chú ý chọn các loại phù hợp để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa, sức khỏe của con mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất quan trọng cho sự phát triển.Dưới đây timhieulichsuquancaugiay.edu.vn giới thiệu một số loại rau củ quả phù hợp cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi:
Nhóm rau xanh
- Rau ngót: là loại rau chứa nhiều đạm, vitamin nhóm B, C, betacarotene góp phần cải thiện sức đề kháng, bảo vệ mắt của trẻ.
- Mồng tơi: Mồng tơi chứa nhiều sắt, vitamin A, folate và các chất chống oxy hóa rất tốt cho trẻ.
- Rau bina (rau chân vịt, rau bó xôi): Rau bina chứa hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời và nhiều khoáng chất như photpho, canxi, magie giúp xương chắc khỏe và các vitamin giúp bảo vệ hệ miễn dịch của bé.
- Cải thìa: Chứa nhiều axit folic, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ.
- Bắp cải chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ.
- Bông cải xanh: Bông cải xanh cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, folate, kali, vitamin C… là một thực phẩm phổ biến trong danh sách các loại rau chế biến món ăn dặm. Bên cạnh đó, bông cải xanh còn chứa nhiều chất béo lành mạnh cần thiết cho sự phát triển của não và xương trẻ.
- Rau dền: Rau dền là một trong những loại rau giàu chất dinh dưỡng chứa nhiều protid, lipid, glucid và vitamin tốt cho sức khỏe của trẻ.
- Cải Brussel: đây là loại rau cải chứa hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất cao phù hợp cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm.
- Cải xoăn: Cải xoăn chứa nhiều vitamin K và đặc biệt là chất sắt. Tuy nhiên, chúng ta cần tránh cho trẻ ăn quá nhiều để kiểm soát hàm lượng nitrat quá cao.
- Cần tây: Cần tây chứa nhiều vitamin K, kali rất tốt cho máu và nhiều vitamin C, photpho, magie, chất xơ…
Giải đáp mọi câu hỏi về ăn dặm cho bé yêu
Nhóm củ quả
Nhóm củ quả phù hợp cho trẻ ăn dặm
- Đậu Hà Lan: Đậu Hà Lan chứa nhiều vitamin A, C, protein, canxi và sắt cần thiết cho sự phát triển của bé.
- Đậu xanh: Đậu xanh giàu vitamin A giúp bé có đôi mắt sáng khỏe, cung cấp canxi và sắt giúp xương phát triển vững chắc.
- Măng tây: Măng tây các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, chất xơ giúp bé phát triển khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng.
- Củ cải vàng: Củ cải chứa nhiều vitamin, khoáng chất bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng sổ mũi, ho… cho các bé.
- Khoai lang: Khoai lang chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và chất xơ. Do đó, việc chế biến rau củ cho bé ăn dặm từ khoai lang cũng là một sự lựa chọn tốt.
- Khoai tây: Khoai tây chứa hàm lượng kiềm cao, thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn trong đường ruột của bé.
- Khoai mỡ: Khoai mỡ là một nguồn cung cấp tinh bột dồi dào và vitamin tốt cho sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ.
- Cà tím: Cà tím mềm, ngọt chứa nhiều chất xơ, protein… hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
- Cà chua: Cà chua chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe
- Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều thành phần như beta carotene, zeaxanthin, lutein tăng cường sức khỏe cho mắt trẻ.
- Hạt sen: Hạt sen chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp trẻ ngủ ngon hơn.
- Củ su hào: Củ su hào chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho trẻ như vitamin A, B, C, K… phù hợp đưa vào thực đơn cho trẻ ăn dặm.
- Bí đỏ: Bí đỏ giàu tryptophan, mùi vị thơm ngọt tự nhiên được nhiều trẻ yêu thích.
- Bí ngòi: Bí ngòi là loại thực phẩm chứa nhiều beta-carotene, kali, folate và vitamin C tốt cho sự phát triển của trẻ.
- Bắp: Bắp chứa nhiều thiamin cần thiết cho sự phát triển của não bộ cho trẻ.
7 cách kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm khoa học, ngon miệng
1. Đậu cove, đậu Hà Lan luộc
Đậu cove, đậu Hà Lan luộc
Đậu Hà Lan, đậu cove là thực phẩm tuyệt vời, chứa nhiều vitamin thích hợp xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ. Nếu cha mẹ cho con ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy thì món luộc mềm từ 2 loại đậu này cực kỳ thích hợp.
Nguyên liệu
- Đậu cove tươi
- Đậu Hà Lan tươi
Xem thêm : Tổng hợp danh sách 1000 tên tiếng Anh hay và ý nghĩa cho bé
Chế biến
- Đậu cove, đậu Hà Lan nhặt và rửa sạch
- Cho nước vào nồi đun sôi, thêm đậu Hà Lan, đậu cove vào nồi luộc chín, tắt bếp
- Vớt đậu Hà Lan, đậu cove ra đía và cho trẻ thưởng thức
2. Súp tôm tươi, khoai tây, bông cải xanh
Súp tôm tươi, khoai tây, bông cải xanh
Xem thêm : Kinh nghiệm cho bé ăn dặm kiểu Nhật: Thực đơn cho trẻ mới bắt đầu
Khoai tây, bông cải xanh là một trong những loại rau củ ăn dặm tuyệt vời có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Cha mẹ có thể kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm với công thức khoai tây, bông cải xanh vào tôm tạo nên món súp sánh mịn, thơm ngọt, hấp dẫn như sau:
Nguyên liệu
- Khoai tây
- Bông cải xanh
- Tôm sú
- Gia vị dùng cho trẻ
Xem thêm : Tổng hợp danh sách 1000 tên tiếng Anh hay và ý nghĩa cho bé
Chế biến
- Khoai tây gọt vỏ, bông cải xanh rửa sạch thái hạt lựu
- Tôm sú bóc vỏ, bỏ phần đầu, bỏ chỉ đen, băm nhuyễn
- Cho khoảng 200ml nước vào nồi đun với đầu tôm, nước sôi vớt bổ đầu tôm
- Thêm khoai tây đun mềm, cho tiếp bông cải xanh vào đun sôi và xay mịn
- Tiếp tục đun sôi hỗn hợp khoai tây, bông cải xanh và cho thêm thịt tôm và khuấy đều trong khoảng 2 – 3 phút
- Nêm nếm gia vị phù hợp lứa tuổi của trẻ và tắt bếp
- Múc súp ra bát và cho trẻ thưởng thức
3. Xương hầm cà rốt, khoai tây
Xương hầm cà rốt, khoai tây
Canh xương hầm kết hợp 2 loại rau củ cà rốt, khoai tây là món ăn bổ dưỡng, kích thích trẻ ăn uống ngon hơn. Vị ngọt từ xương heo kết hợp với 2 loại rau củ làm nên nước canh thơm ngọt dịu, hấp dẫn
Nguyên liệu
- Xương sườn heo
- Cà rốt
- Khoai tây
- Hành lá
- Gia vị dành cho trẻ
Xem thêm : Tổng hợp danh sách 1000 tên tiếng Anh hay và ý nghĩa cho bé
Chế biến
- Xương rửa sạch, chặt miếng, trần qua nước sôi và cho xương vào ninh chín
- Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng
- Hành tươi nhặt và rửa sạch, thái nhỏ
- Xương hầm mềm, thêm cà rốt, khoai tây vào đun đến khi chín mềm
- Nêm nếm gia vị phù hợp lứa tuổi của trẻ, thêm hành tươi và tắt bếp
- Múc ra tô cho trẻ thưởng thức
4. Cà rốt, bí đỏ, bắp
Cà rốt, bí đỏ, bắp
Cách kết hợp các loại rau củ quả cho bé ăn dặm sẽ giúp món ăn có mùi vị mới lạ, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Một trong những thực đơn kết hợp 3 loại rau củ thơm ngon được nhiều cha mẹ ứng dụng là cà rốt, bí đỏ, bắp. Với món ăn dặm này công thức chế biến khá đơn giản, thời gian nhanh chỉ khoảng 10 phút như sau:
Nguyên liệu
- Cà rốt
- Bí đỏ
- Bắp
Xem thêm : Tổng hợp danh sách 1000 tên tiếng Anh hay và ý nghĩa cho bé
Chế biến
- Bắp rửa sạch, tách hạt
- Cà rốt và bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi hấp chín
- Tiếp tục thêm bắp hấp thêm vài phút
- Cho cà rốt, bí đỏ, bắp xay nhuyễn đến khi được hỗn hợp mịn thì cho trẻ thưởng thức
5. Khoai lang nướng xay nhuyễn cùng sữa
Khoai lang nướng xay nhuyễn cùng sữa
Khoai lang là loại rau củ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, đồng thời cung cấp nhiều chất xơ hạn chế tình trạng táo bón. Khoai lang nướng thơm ngon kết hợp với sữa tạo thành món ăn nhuyễn mịn thơm ngon.
Nguyên liệu
- Khoai lang
- Sữa mẹ/ sữa công thức/ sữa tươi
Xem thêm : Tổng hợp danh sách 1000 tên tiếng Anh hay và ý nghĩa cho bé
Chế biến
- Khoai lang rửa sạch cho vào lò nướng chín
- Tách lấy phần thịt khoai, bỏ vỏ và cho vào máy xay nhuyễn
- Thêm sữa mẹ/ sữa công thức/ sữa tươi tùy vào giai đoạn phát triển của trẻ và đánh nhuyễn
- Múc ra bát cho trẻ thưởng thức
6. Cháo gà yến mạch, đậu Hà Lan, cà rốt
Cháo gà yến mạch, đậu Hà Lan, cà rốt
Kết hợp thịt ức gà mềm thơm và yến mạch béo ngậy và các loại rau củ mang đến hương vị hoàn hảo cho vị giác của trẻ. Công thức chế biến món ăn này như sau:
Nguyên liệu
- Yến mạch
- Thịt gà
- Đậu Hà Lan
- Cà rốt
- Hành tím
- Hành lá
- Gia vị
- Dầu oliu
Xem thêm : Tổng hợp danh sách 1000 tên tiếng Anh hay và ý nghĩa cho bé
Chế biến
- Thịt ức gà rửa sạch, thái miếng nhỏ, xay nhuyễn và cho vào xào với hành tím đến khi săn lại
- Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch, nạo sợi
- Đậu Hà Lan tách vỏ, rửa sạch
- Cho thịt gà xào vào nồi, thêm nước và đun sôi, thêm yến mạch khuấy đều
- Khi yến mạch chín mềm thêm đậu Hà Lan, cà rốt nấu chín mềm trong khoảng 10 phút
- Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp (với trẻ nhỏ có thể xay nhuyễn)
- Múc cháo ra bát và cho trẻ thưởng thức
7. Hoa quả xay cùng sữa
Hoa quả xay cùng sữa
Một số loại quả như chuối, xoài, bơ, việt quất… là sự lựa chọn tuyệt vời làm món tráng miệng cho trẻ ăn dặm. Đây là thực phẩm chứa nhiều vitamin C, các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Kết hợp với sữa tươi, sữa mẹ hay sữa công thức xay nhuyễn tạo nên hỗn hợp sánh mịn được trẻ yêu thích
Nguyên liệu
- Xoài/ chuối/ bơ/ việt quất…
- Sữa mẹ/ sữa công thức/ sữa tươi
Xem thêm : Tổng hợp danh sách 1000 tên tiếng Anh hay và ý nghĩa cho bé
Chế biến
- Các loại quả rửa sạch, tách lấy phần thịt quả và cho vào máy xay
- Thêm sữa mẹ/ sữa công thức/ sữa tươi tùy vào giai đoạn phát triển của trẻ và xay thành hỗn hợp nhuyễn mịn
- Cho trẻ thưởng thức
Đừng bỏ qua một số lưu ý khi kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm
Đừng bỏ qua một số lưu ý khi kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm
Rau củ quả đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên khi kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm cha mẹ đừng bỏ qua một số lưu ý dưới đây:
- Lựa chọn rau củ quả phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ. Ví dụ nếu con bị táo bón nên chọn các loại rau củ quả có nhiều chất xơ như chuối, táo lên, không nên chọn loại quả có tính nóng như sầu riêng, nhãn, vải…
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại quả có tính nóng, chứa nhiều đường khiến con dễ bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng như xoài xanh, dứa, vải…
- Không nên cho trẻ ăn các loại rau củ quả trái mùa dễ gặp tình trạng nhiễm độc thực phẩm
- Chọn thực phẩm an toàn vệ sinh, có nguồn gốc, có thông tin nhãn mác đầy đủ tại các địa chỉ cung cấp uy tín
- Tất cả các loại rau củ quả chế biến món ăn dặm cho trẻ cần được sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến
- Nên cho trẻ ăn các loại rau củ quả chế biến tươi, không nên dùng thực phẩm tích trữ quá lâu trong tủ lạnh (các loại rau xanh tốt nhất nên sử dụng trong vòng 24 – 48 giờ sau khi mua về)
- Xây dựng thực đơn đa dạng, phân bố thực ăn phù hợp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng và tránh nhàm chán cho trẻ
>>Xem thêm: Tổng hợp 20+ những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé ăn dặm
Câu hỏi thường gặp
1. Các loại rau, củ, quả kỵ nhau cho bé?
Khi kết hợp rau củ quả cho trẻ ăn dặm cha mẹ cần chú ý các loại thực phẩm kỵ nhau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ:
- Củ cải trắng và cà rốt vì enzyme trong cà rốt phá hủy vitamin C trong củ cải
- Cải thìa và bí đỏ làm phân giải vitamin C làm mất dưỡng chất
- Nấm mèo và củ cải trắng có thể gây viêm da làm trẻ khó chịu
- Cải bó xôi và lá hẹ gây cản trở sự hấp thụ canxi của trẻ
- Củ cải và hoa quả kết hợp làm ảnh hưởng tới tuyến giáp
- Khoai lang/ Khoai tây và cà chua gây khó tiêu, đau bụng
- Dưa chuột và cà chua làm giảm khả năng hấp thu vitamin C trong cơ thể bé
- Rau dền và lê dễ làm trẻ bị nôn trớ
2. Cách kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn?
Cách kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn
Mỗi giai đoạn phát triển cha mẹ cần có thực đơn được xây dựng phù hợp:
Giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi
Qua giai đoạn tập ăn dặm trẻ đã quen dần với hương vị nhiều loại thực phẩm, cha mẹ có thể kết hợp 2 – 3 lại rau củ cho trẻ ăn dặm. Thời kỳ 7 – 8 tháng tuổi trẻ vẫn ăn dạng lỏng nên cần xay nhuyễn rau củ quả khi nấu món ăn dặm cho trẻ.
Giai đoạn chuyển sang ăn đặc từ 8 tháng đến 1 tuổi
Trong quá trình cho trẻ ăn dặm cha mẹ cần tăng thô cho con dần dần để trẻ thích nghi. Mỗi bữa ăn cần kết hợp hài hòa các loại rau củ quả với thịt. Rau củ cho trẻ ăn dặm không cần xay nhuyễn mà chuyển sang hầm nhừ để trẻ tập nhai nuốt. Phụ huynh nên bổ sung nước ép trái cây vào thực đơn ăn dặm cho con để tăng cường dinh dưỡng.
>>xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng cha mẹ đang tìm kiếm
Giai đoạn từ 1 tuổi
Giai đoạn này không cần xay nhuyễn rau củ quả mà có thể cắt miếng luộc hoặc hấp kỹ để trẻ cầm ăn. Tuy nhiên chúng ta cần chú ý quan sát con trong suốt bữa ăn để đề phòng tình trạng bị hóc. Rau củ kết hợp với trái cây tươi để đa dạng thực đơn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Cha mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ đảm bảo nguồn chất dinh dưỡng và năng lượng. Đồng thời đa dạng món ăn để hấp dẫn và kích thích trẻ ăn ngon miệng. Cách kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm góp phần tạo nên những bữa ăn nhiều màu sắc giúp con hợp tác, đồng thời mang đến cho trẻ sức khỏe tốt. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ có ích trong hành trình cha mẹ chăm con phát triển toàn diện.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)