- Ăn dặm truyền thống là gì? Ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng có lợi ích gì?
- Ăn dặm truyền thống là gì?
- Lợi ích của ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng
- Công thức ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cần đảm bảo những chất gì?
- Tinh bột là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ
- Bổ sung chất đạm hằng ngày cho bé 9 tháng
- Thường xuyên cho bé ăn dặm với chất béo
- Chất xơ là cần thiết trong mọi bữa ăn dặm
- Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho trẻ
- Chế độ ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi khoa học mẹ cần biết
- Tổng hợp 30 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng hấp dẫn
- Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuần 1
- Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuần 2
- Thực đơn ăn dặm truyền thống cho trẻ 9 tháng tuần 3
- Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuần 4
- Công thức nấu cháo dặm truyền thống bé 9 tháng
- Súp bí đỏ trứng gà
- Cháo gạo lứt mè đen
- Cháo bánh mì sữa mẹ
- Cháo cá diêu hồng
- Cháo ếch nấu rau mồng tơi
- Cháo gà nấm đông cô
- Cháo óc heo hầm hạt sen
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Bé 9 tháng tuổi là thời điểm mẹ cần quan tâm rất nhiều vì con đang phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Ăn dặm trong giai đoạn này cũng cần có sự quan tâm, điều chỉnh phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của trẻ. Nếu như mẹ đang cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống thì bài viết này sẽ giúp mẹ xây dựng được thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng trong 30 ngày. Cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay sau đây!
- Top 10+ truyện cổ tích song ngữ cho bé rèn luyện kỹ năng học tiếng Anh
- Học mà chơi – chơi mà học: Giờ học Tiếng Anh của SMISers thật vui!
- 50+ câu hỏi tiếng Anh cho trẻ mầm non học tại nhà theo chủ đề
- Tổng hợp 10+ phương pháp tự học tiếng Anh tại nhà cho trẻ em
- 14+ công thức chế biến yến mạch cho bé ăn dặm 7 tháng
Ăn dặm truyền thống là gì? Ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng có lợi ích gì?
Ăn dặm truyền thống là gì?
Ăn dặm truyền thống là một trong những phương pháp ăn dặm phổ biến nhất tại Việt Nam, thường được nhiều phụ huynh áp dụng cho bé ngay từ thời điểm bắt đầu ăn dặm. Phương pháp này cho bé làm quen với thức ăn dặm ở dạng cháo, bột loãng. Thông thường, thực phẩm sẽ được chế biến bằng cách xay, nghiền nhuyễn thật mịn trước khi cho bé ăn. Khi bé bước sang tháng thứ 9, món ăn dặm truyền thống sẽ có độ đặc và thô hơn nhiều so với các giai đoạn trước để bé có thể học ăn thức ăn rắn tốt hơn.
Bạn đang xem: 30+ thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tăng cân, khỏe mạnh
>>Xem thêm: Tổng hợp 30 ngày ăn dặm cho bé 9 tháng mau lớn, khỏe mạnh
Lợi ích của ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng
Lợi ích của ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng
Với những đặc điểm trên, ăn dặm truyền thống là một phương pháp phù hợp dành cho bé 9 tháng tuổi. Bé sẽ nhận được nhiều lợi ích thì ăn dặm theo phương pháp này:
- Bé tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng: Mặc dù, khi ở giai đoạn 9 tháng tuổi thức ăn dặm của bé đã tăng thô hơn nhiều so với giai đoạn trước nhưng về cơ bản ăn dặm truyền thống vẫn chế biến thực phẩm thành dạng cháo, súp. Khi ăn cháo, súp bé có thể nhai nuốt nhanh chóng và hệ tiêu hóa cũng hoạt động một cách thuận lợi.
- Tạo thói quen ăn uống lành mạnh: Bằng cách tiến triển từ thức ăn lỏng đến thức ăn rắn, bé có cơ hội tìm hiểu cách ăn uống một cách có tự nhiên và dần dần. Điều này có thể giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh từ khi còn nhỏ.
- Bé được tiếp nhận đầy đủ dinh dưỡng: Với cách chế biến thức ăn thành dạng cháo, mẹ có thể kết hợp cùng lúc nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo nên một món ăn vừa ngon vừa dinh dưỡng cho trẻ. Điều này giúp cho con có thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn, phát triển lành mạnh và tăng cân nhanh chóng.
Công thức ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng
Công thức ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cần đảm bảo những chất gì?
Bước sang giai đoạn 9 tháng tuổi, bé cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Công thức để tạo nên thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng phải bao gồm ít nhất 5 chất dinh dưỡng đó là: Tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm nhiều loại chất khác để con có thể phát triển tốt hơn
Công thức ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cần đảm bảo những chất gì?
Tinh bột là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ
Tinh bột cung cấp năng lượng cho bé, giúp hỗ trợ sự phát triển và hoạt động hàng ngày. Trong giai đoạn 9 tháng tuổi, bé bắt đầu bò, trườn nhiều hơn, năng lượng từ tinh bột sẽ góp phần giúp các hoạt động hằng ngày của bé được diễn ra tốt hơn.
Bên cạnh đó, tinh bột là một nguồn nguyên liệu để sản xuất glucose, là nguồn năng lượng quan trọng cho não bộ. Sự phát triển của hệ thần kinh ở trẻ nhỏ đặc biệt cần đến sự cung cấp glucose. Bổ sung tinh bột còn có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột bé.
Do đó, tinh bột là một trong những chất quan trọng mà trong hầu hết thực đơn cho bé 9 tháng đều cần có. Cung cấp tinh bột cho bé thông qua các loại gạo, ngũ cốc, bánh mì,…là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Bổ sung chất đạm hằng ngày cho bé 9 tháng
Bổ sung chất đạm hằng ngày cho bé 9 tháng
Chất đạm (protein) là một phần quan trọng trong chế độ ăn dặm của bé 9 tháng, và việc cung cấp đủ lượng chất đạm cho bé trong giai đoạn này là rất quan trọng. Chất đạm là thành phần quan trọng để giúp bé phát triển cơ bắp và cơ xương.
Trong giai đoạn 9 tháng này, bé đang trải qua sự phát triển nhanh chóng về thể chất và cần có đủ chất đạm để xây dựng và duy trì cơ bắp, cơ xương, và các tế bào khác trong cơ thể. Các chất đạm cung cấp các axit amin cần thiết để hỗ trợ hệ miễn dịch của bé. Hệ miễn dịch mạnh mẽ sẽ giúp bé chống lại các bệnh tật và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Thịt, cá, trứng và các loại đậu là một nguồn tốt cung cấp nhiều chất đạm cho trẻ, giúp trẻ phát triển lành mạnh
Thường xuyên cho bé ăn dặm với chất béo
Chất béo là thành phần quan trọng của cấu trúc và hoạt động của não bộ. Đặc biệt, axit béo omega-3 và omega-6 là hai loại chất béo quan trọng đối với sự phát triển thần kinh và trí tuệ của bé. Chất béo còn cung cấp năng lượng cao hơn so với các nguồn khác như protein và carbohydrate. Điều này giúp bé có đủ năng lượng để tham gia các hoạt động hàng ngày và phát triển một cách toàn diện.
Khi cung cấp chất béo cho bé 9 tháng, tốt nhất là mẹ nên chọn các nguồn chất béo lành mạnh như quả bơ, dầu hạt cọ, dầu ô liu, dầu dừa, dầu cá, và cũng cần giới hạn lượng chất béo bổ sung từ thực phẩm chế biến sẵn.
Chất xơ là cần thiết trong mọi bữa ăn dặm
Chất xơ là cần thiết trong mọi bữa ăn dặm
Chất xơ được biết đến là một trong những thực phẩm có nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Chất xơ làm tăng cường sự di chuyển của thức ăn trong ruột, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn và ngăn tình trạng táo bón. Điều này đặc biệt quan trọng khi bé bắt đầu tiếp xúc với các loại thực phẩm mới. Ngoài ra, chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường trong máu, làm giảm sự tăng đột ngột của đường huyết sau khi ăn. Điều này có thể giúp duy trì sự ổn định của đường huyết và hỗ trợ quá trình điều chỉnh mức đường huyết trong cơ thể.
Mẹ có thể cung cấp chất xơ cho bé thông qua các nguồn thực phẩm như rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, hạt như hạt chia và hạt lựu, và đậu cùng với nhiều loại thực phẩm tự nhiên khác
Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho trẻ
Xem thêm : Hệ Quốc tế
Vitamin và khoáng chất là những yếu tố cần thiết để hỗ trợ sự phát triển và phát triển toàn diện của bé, bao gồm phát triển thể chất, trí tuệ, hệ thần kinh, cơ bắp và xương. Vitamin và khoáng chất tham gia vào nhiều chức năng cơ bản của cơ thể như quá trình trao đổi chất, tạo năng lượng, hỗ trợ chức năng tim mạch và thần kinh, và duy trì cân bằng nước điện giải.
Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất từ chế độ ăn dặm có thể giúp phòng ngừa các tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất, như còi xương (do thiếu canxi và vitamin D), bệnh thiếu sắt, và các tình trạng khác.
Vitamin sẽ có nhiều trong các loại hoa quả như cam, chuối, ổi, nho, lê,…Khoáng chất sẽ được tìm thấy nhiều ở các loại cá, sữa,…
Chế độ ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi khoa học mẹ cần biết
Chế độ ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi khoa học mẹ cần biết
Khi cho bé 9 tháng ăn dặm truyền thống, mẹ cần xây dựng được cho bé một chế độ và lịch trình ăn dặm khoa học. Điều này đảm bảo cho trẻ có sự phát triển tốt nhất và tạo được thói quen ăn uống lành mạnh.
Trước tiên, mẹ cần ghi nhớ khẩu phần ăn dặm trung bình của một em bé 9 tháng
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 500-600ml một ngày
- Cháo, bột ăn dặm: khoảng 200ml/ 1 bữa ăn, khoảng 1 bát ăn cơm.
- Cơm nát: 60 – 90g gạo tẻ hoặc gạo lứt.
- Thịt, cá: 60 – 90g/ 1 bữa ăn
- Chất béo: 15g/ 1 bữa ăn
- Rau củ: 60 – 90g/ 1 bữa ăn
Bên cạnh đó, mẹ cần đảm bảo cho bé ăn dặm đầy đủ trong một ngày với 3 – 4 lần ti sữa, 3 bữa ăn dặm chính và 1 bữa ăn dặm phụ.
Để giúp bé ăn uống ngủ nghỉ lành mạnh, mẹ cũng cần sắp xếp lịch trình ăn dặm phù hợp cho bé. Mẹ có thể tham khảo ngay lịch trình mẫu mà timhieulichsuquancaugiay.edu.vn gợi ý dưới đây:
- 7h00 – 7h15: Cho bé ti sữa mẹ hoặc uống sữa công thức sau khi thức dậy
- 8h00 – 8h30: Ăn dặm bữa sáng với cháo, bột ngọt dễ tiêu hóa
- 11h00 – 11h15: Cho bé ti sữa lần 2
- 13h00 – 13h30: Ăn dặm bữa trưa với thực đơn đầy đủ dinh dưỡng
- 15h00 – 15h20: Ăn dặm bữa phụ với các loại trái cây, sữa chua
- 17h30 – 18h00: Ăn dặm bữa tối với thực đơn đầy đủ dinh dưỡng như bữa trưa
- 19h00 – 19h15: Cho bé ti sữa trước khi ngủ
Tổng hợp 30 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng hấp dẫn
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng hấp dẫn
Bé 9 tháng có nhu cầu phát triển nhiều về cả thể chất lẫn trí não, do đó thực đơn không chỉ cần giúp bé tăng cân mà còn cần đảm bảo cung cấp dưỡng chất phát triển não bộ. Những món ăn thay đổi linh hoạt sẽ giúp bé vừa ăn ngon miệng, vừa là cơ sở cho sự phát triển vượt trội ở trẻ. Để giúp bé 9 tháng ăn dặm truyền thống một cách khoa học nhất, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ giúp mẹ xây dựng bảng thực đơn 4 tuần cho con, mời mẹ tham khảo:
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuần 1
7h | 8h | 11h | 13h00 | 15h00 | 17h30 | 19h | |
Thứ 2 | Uống sữa | Cháo gạo hầm củ quả | Uống sữa | Cháo thịt bò hành tây | Bơ dầm sữa | Súp gà, ngô, nấm tổng hợp | Uống sữa |
Thứ 3 | Uống sữa | Cháo đậu xanh | Uống sữa | Cháo thịt gà nấm hương | Chuối dầm sữa | Cháo yến mạch sữa mẹ | Uống sữa |
Thứ 4 | Uống sữa | Bột ngũ cốc | Uống sữa | Cháo tôm bí ngòi | Vú sữa dầm | Cháo thịt bò cải thảo | Uống sữa |
Thứ 5 | Uống sữa | cháo gạo lứt mè đen | Uống sữa | Cháo cá hồi súp lơ xanh | Sữa chua hoa quả | Cháo gạo lứt thịt heo | Uống sữa |
Thứ 6 | Uống sữa | Cháo yến mạch | Uống sữa | Cháo thịt heo rau ngót | Lê hấp trộn sữa | Cháo gạo, thịt bò, cà rốt, khoai tây | Uống sữa |
Thứ 7 | Uống sữa | Cháo sữa | Uống sữa | Cháo cá diêu hồng | Yogurt | Cháo lòng đỏ trứng gà | Uống sữa |
Chủ nhật | Uống sữa | Súp bí đỏ phô mai | Uống sữa | Cháo tim lợn hầm ngải cứu | Salad táo | Cháo cá chép | Uống sữa |
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuần 2
7h | 8h | 11h | 13h00 | 15h00 | 17h30 | 19h | |
Thứ 2 | Uống sữa | Súp ngô ngọt sữa mẹ | Uống sữa | Cháo ức gà rong biển | Kiwi nghiền sữa | Cháo thịt bò hầm hạt sen | Uống sữa |
Thứ 3 | Uống sữa | Cháo khoai lang mật | Uống sữa | Cháo gạo lứt óc heo hầm | Táo dầm sữa chua | Cháo gạo đậu xanh trứng gà | Uống sữa |
Thứ 4 | Uống sữa | Cháo rau cải xoong | Uống sữa | Cháo chim bồ câu | Sinh tố bơ và chuối | Cháo cá tuyết nấm rơm | Uống sữa |
Thứ 5 | Uống sữa | Cháo đậu đỏ | Uống sữa | Cháo thịt bò rau cải | Yogurt | Cháo yến mạch thanh cua | Uống sữa |
Thứ 6 | Uống sữa | Cháo chuối yến mạch | Uống sữa | Súp tôm, hành tây, rau củ | Pudding | Cháo bí đỏ phô mai | Uống sữa |
Thứ 7 | Uống sữa | Súp nấm bào ngư | Uống sữa | Cháo gà hầm ngải cứu | Xoài dầm sữa chua | Cháo ngao rau mồng tơi | Uống sữa |
Chủ nhật | Uống sữa | Cháo hạt sen đậu Cove | Uống sữa | Cháo cá chép | Sinh tố mãng cầu | Cháo khoai mỡ thịt bằm | Uống sữa |
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho trẻ 9 tháng tuần 3
7h | 8h | 11h | 13h00 | 15h00 | 17h30 | 19h | |
Thứ 2 | Uống sữa | Cháo yến mạch hạnh nhân hạt điều | Uống sữa | Cháo thịt gà lá hẹ | Bơ trộn sữa mẹ | Cháo tôm nấu nấm rơm | Uống sữa |
Thứ 3 | Uống sữa | Cháo sữa | Uống sữa | Cháo khoai môn nấu nước hầm xương | Sinh tố xoài | Cháo tim lợn tía tô | Uống sữa |
Thứ 4 | Uống sữa | Cháo đậu xanh, hạt sen | Uống sữa | Cháo thịt heo rau cải | Pudding | Cháo cá lóc | Uống sữa |
Thứ 5 | Uống sữa | Súp khoai lang bí đỏ | Uống sữa | Cháo cá hồi súp lơ | Đu đủ nghiền sữa | Cháo trứng gà đậu phụ non | Uống sữa |
Thứ 6 | Uống sữa | Cháo nấm rơm | Uống sữa | Cháo lươn cà rốt | Thanh long dầm | Cháo thịt bò đậu xanh | Uống sữa |
Thứ 7 | Uống sữa | Cháo chuối yến mạch sữa | Uống sữa | Cháo ếch rau mồng tơi | Sinh tố mãng cầu sữa | Cháo gạo thịt heo cà chua | Uống sữa |
Chủ nhật | Uống sữa | Cháo củ dền đỏ | Uống sữa | Cháo thịt bò khoai tây, cà rốt | Sinh tố dưa hấu sữa chua | Cháo tôm rau cả bó xôi | Uống sữa |
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuần 4
7h | 8h | 11h | 13h00 | 15h00 | 17h30 | 19h | |
Thứ 2 | Uống sữa | Cháo ngũ cốc | Uống sữa | Cháo cá hồi măng tây | Kiwi nghiền sữa | Cháo gan gà mướp hương | Uống sữa |
Thứ 3 | Uống sữa | Cháo bánh mì sữa | Uống sữa | Cháo gà nấm đông cô | Nước ép nho | Cháo yến mạch nấu thịt lợn, bí đỏ | Uống sữa |
Thứ 4 | Uống sữa | Cháo gạo đậu xanh | Uống sữa | Cháo tổ yến sữa mẹ | Pudding Xoài | Cháo thịt lợn, cải bó xôi | Uống sữa |
Thứ 5 | Uống sữa | Cháo sữa | Uống sữa | Cháo mực hành tây | Lê hấp trộn sữa | Cháo yến mạch, khoai tây, phô mai | Uống sữa |
Thứ 6 | Uống sữa | Cháo gạo lứt mè đen | Uống sữa | Cháo thịt heo rau ngót | Panna cotta chanh leo | Cháo gạo, thịt lợn rau cải thảo | Uống sữa |
Thứ 7 | Uống sữa | Cháo bí đỏ trứng gà | Uống sữa | Cháo cá diêu hồng | Sinh tố cam đào | Cháo gạo, đậu hũ non, trứng gà | Uống sữa |
Chủ nhật | Uống sữa | Cháo đậu Hà Lan | Uống sữa | Cháo thịt bò củ sen | Chuối nghiền sữa | Cháo ếch nấu rau mồng tơi | Uống sữa |
Công thức nấu cháo dặm truyền thống bé 9 tháng
Mỗi món ăn sẽ có những cách chế biến riêng tùy thuộc với tính chất của từng loại thực phẩm. Tuy nhiên, các món ăn đều hướng đến cách chế biến thành dạng cháo, bột. Dưới đây là công thức nấu các món cháo ăn dặm điển hình và bổ dưỡng, mẹ hãy lưu lại các công thức này và áp dụng ngay cho bé yêu nhà mình nhé.
Súp bí đỏ trứng gà
Súp bí đỏ trứng gà
Bí đỏ và trứng gà đều là những nguyên liệu có thể mang lại nhiều lợi ích cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Bí đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, K, kali và chất xơ, giúp hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Trong khi đó, trứng là nguồn cung cấp chất đạm chất lượng, cung cấp amino acid cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể bé.
Súp bí đỏ trứng gà có vị ngọt tự nhiên, thơm ngon và béo ngậy dành cho trẻ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 100g bí đỏ
- 1 quả trứng gà (lấy lòng đỏ trứng)
- 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Nước lọc, gia vị ăn dặm
Hướng dẫn cách làm:
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ phần ruột sau đó đem đi rửa sạch rồi cắt khúc.
- Đem bí đỏ đi luộc hoặc hấp chín mềm trong 15 phút. Vớt bí đỏ đã chín vào máy xay, xay cùng sữa mẹ cho bí đỏ nhuyễn và mịn.
- Đổ hỗn hợp bí đỏ và sữa vào một nồi nấu súp, thêm một ít nước để súp đỡ đặc hơn. Nấu súp cho sôi, thêm một ít gia vị ăn dặm theo khẩu vị của bé.
- Khi súp đang sôi, đập trứng gà vào nồi và dùng đũa khuấy đều tay cho trứng tan đều ra.
- Tiếp tục đun sôi súp bí đỏ trứng gà trong 5 phút để súp chín kỹ. Tắt bếp, chờ súp nguội thì cho bé ăn
Cháo gạo lứt mè đen
Cháo gạo lứt mè đen
Gạo lứt chứa nhiều chất xơ hơn so với gạo trắng thông thường. Gạo lứt cung cấp một loạt vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin B (B1, B2, B3, B6), mangan, magie, phốt pho và sắt. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động của cơ thể bé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 50g gạo lứt
- 20g mè đen
- Nước lọc, gia vị ăn dặm
Hướng dẫn cách làm:
- Gạo lứt ngâm trước khi nấu ít nhất 1 tiếng. Sau đó, đem gạo đi vo sạch rồi đổ vào nồi nấu cháo cùng 200ml nước.
- Đun cháo sôi với lửa nhỏ trong 20 – 30 phút để hạt gạo nở hết ra. Thêm gia vị ăn dặm theo khẩu vị của trẻ
- Trong thời gian đun cháo, đem mè đi rang cho thơm rồi giã nhỏ
- Khi cháo đã chín và hạt gạo nở to, cho mè đen vào nồi và khuấy đều tay.
- Tiếp tục đun cháo thêm 5 phút cho cháo thơm và chín nhừ. Sau đó tắt bếp chờ nguội thì cho bé ăn.
Cháo bánh mì sữa mẹ
Cháo bánh mì sữa mẹ
Cháo bánh mì sữa mẹ là một món ăn đơn giản, dễ làm nhưng hương vị rất thơm ngon và ngọt dịu phù hợp cho bé. Đây sẽ là một món ăn dặm bữa sáng hoàn hảo dành cho bé vào những ngày con ti sữa chưa đủ.
Xem thêm : Khen ngợi trẻ đúng cách và những điều cha mẹ nhất định phải nắm rõ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 30g bánh mì sandwich
- 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Nước lọc
Hướng dẫn cách làm:
- Cắt bỏ phần rìa cứng của bánh mì, cắt nhỏ bánh mì thành miếng vụn nhỏ
- Cho bánh mì và khoảng 65 ml nước lọc vào chảo nhỏ. Đun bánh mì và khuấy đều cho bánh mì mềm nhừ ra thì tắt bếp
- Lọc hỗn hợp bánh mì qua rây để hỗn hợp được nhuyễn và mịn hơn
- Tiếp tục thêm sữa mẹ vào trộn cùng hỗn hợp bánh mì vừa thu được. Gia giảm thêm nước để có hỗn hợp đặc vừa đủ
- Cho hỗn hợp bánh mì sữa lên bếp đun thêm một lần nữa. Khi cháo sôi lăn tăn thì có thể tắt bếp và cho bé thưởng thức.
Cháo cá diêu hồng
Cháo cá diêu hồng
Cá diêu hồng hay còn gọi là rô phi đỏ, đây là loại cá có hàm lượng calo rất ít, giúp giảm cholesterol và chất béo trung tính trong cơ thể, giúp trẻ tránh tình trạng béo phì. Bên cạnh đó, cá diêu hồng còn chứa nhiều khoáng chất, protein và vitamin D giúp tốt cho xương của bé 9 tháng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 30g gạo tẻ
- 50 – 60g phi lê cá diêu hồng
- Dầu ăn dặm, gia vị ăn dặm
- Nước lọc
Hướng dẫn cách làm:
- Làm sạch và khử tanh cá bằng nước muối loãng hoặc gừng tươi
- Hấp chín cá trong 15 – 20p sau đó đem cá ra lọc sạch xương và da. Dùng thìa hoặc dĩa tán mịn phần cá đã lọc được.
- Ngâm gạo trước khi nấu khoảng 30 phút thì đem gạo đi vo sạch rồi đổ vào nồi cùng một ít nước lọc để nấu cháo. Đun cháo với lửa vừa trong 15 – 20 phút để hạt gạo nở hết.
- Trong thời gian đun cháo, làm nóng chảo nhỏ khác, thêm một ít dầu ăn dặm, cho cá đã tán nhuyễn vào chảo và đảo đều cho cá săn lại.
- Đổ cá từ chảo sang nồi nấu cháo, thêm gia vị ăn dặm theo khẩu vị của bé. Đun cháo thêm 5 – 7 phút cho cháo nhừ hẳn thì tắt bếp, chờ nguội và cho bé ăn
Cháo ếch nấu rau mồng tơi
Cháo ếch nấu rau mồng tơi
Ếch được biết đến là một nguồn thực phẩm giàu chất đạm lành mạnh với hàm lượng calo hợp lý dành cho trẻ 9 tháng. Không chỉ vậy, thịt ếch còn có tác dụng tăng cường các chức năng của enzyme, giúp bé ăn ngon miệng hơn và tiêu hóa tốt hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 30g gạo tẻ
- 50g rau mồng tơi
- 1 con ếch cỡ vừa
- Giấm ăn
- Dầu ăn dặm, gia vị ăn dặm
- Nước lọc
Hướng dẫn cách làm:
- Sơ chế ếch: Dùng muối trắng và giấm ăn để bóp ếch khử mùi tanh. Loại bỏ phần đầu, nội tạng và da ếch. Sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch.
- Rau mồng tơi nhặt sạch, rửa với nước và đem đi thái nhỏ.
- Gạo ngâm trước khi nấu cháo khoảng 30 phút. Vo sạch gạo rồi đem đi nấu cháo với 200ml nước. Đun cháo trong 15 – 20 phút cho gạo nở đều.
- Trong thời gian đun cháo, đem ếch đi luộc khoảng 15 phút. Ếch chín thì vớt ra tô nước lạnh cho mau nguội và giữ được độ săn. Sau đó, tiến hành lọc thịt ếch, bỏ xương.
- Băm nhỏ thịt ếch đã lọc được và cho vào nồi nấu cháo. Đảo đều tay khoảng 3 phút thì tiếp tục cho rau mồng tơi đã thái vào.
- Thêm gia vị ăn dặm, đun cháo thêm 5 phút thì tắt bếp, chờ nguội rồi cho bé thưởng thức.
Cháo gà nấm đông cô
Cháo gà nấm đông cô
Thịt gà cung cấp chất đạm quan trọng giúp bé phát triển cơ bắp, xương và các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, thịt gà cũng là nguồn cung cấp vitamin B12, sắt và kẽm, các khoáng chất quan trọng cho sự hình thành hồng cầu, hệ thống miễn dịch mạnh mẽ và sự phát triển chức năng tế bào.
Kết hợp thịt gà với nấm sẽ đem lại cho bé một món ăn lạ miệng và nhiều dưỡng chất.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 50g thịt ức gà
- 30g nấm đông cô
- 30g gạo tẻ
- Gia vị ăn dặm
- Nước lọc
Hướng dẫn cách làm
- Thịt gà rửa sạch sau đó đem đi luộc khoảng 15 phút cho thịt gà chín mềm
- Vớt gà ra một tô nước lạnh, khi gà nguội thì xé thịt gà thành từng thớ nhỏ
- Gạo tẻ ngâm trước khi nấu 30 phút. Vo sạch gạo rồi đem đi nấu cháo trong vòng 15 – 20 phút cho gạo nở.
- Trong thời gian đun cháo, đem nấm đi rửa sạch rồi băm nhỏ.
- Cho gà đã xé và nấm đã băm vào nồi cháo, thêm các gia vị ăn dặm theo khẩu vị của bé.
- Đun cháo gà nấm thêm 10 phút cho các nguyên liệu chín nhừ. Tắt bếp và chờ cháo nguội rồi cho bé thưởng thức.
Cháo óc heo hầm hạt sen
Cháo óc heo hầm hạt sen
Óc heo hay óc lợn là phần được lấy từ bộ não heo, có vị béo ngậy, tính hàn, phù hợp để chế biến các món ăn dặm bổ não. Trong óc heo chứa nhiều protein và các loại khoáng chất như photpho, sắt, canxi,… có nhiều lợi ích cho trẻ.
Món óc heo hầm hạt sen chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng, do đó mẹ nên cho bé ăn với một lượng vừa đủ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 30g – 40g óc heo
- 30g gạo tẻ
- 50g hạt sen tươi
- Gia vị ăn dặm, dầu ăn dặm
- Nước lọc
Hướng dẫn cách làm:
- Gạo ngâm với nước trong khi nấu khoảng nửa tiếng. Hạt sen tươi bỏ tâm đắng, dùng dao băm nhỏ hạt sen. Cho cả gạo và hạt sen vào một nồi nhỏ cùng với nước lọc để nấu cháo. Đun cháo với lửa vừa trong 15 – 20 phút đến khi gạo và hạt sen nhừ.
- Trong thời gian đun cháo, đem óc heo đi sơ chế sạch sẽ, loại bỏ hết các gân chỉ trên óc heo rồi đem đi hấp chín.
- Khi óc heo đã chín, bỏ óc heo sang nồi nấu cháo hạt sen. Dùng thìa hoặc muôi dằm nhuyễn và khuấy đều óc heo. Thêm các gia vị ăn dặm tùy theo sở thích của bé.
- Đun cháo thêm 5 – 7 phút thì tắt bếp, chờ cháo nguội và cho bé ăn.
Dựa trên những công thức này, mẹ hoàn toàn có thể thay thế bằng những thực phẩm khác theo sở thích của con để tạo thành một món ăn dặm thơm ngon. Nếu như mẹ còn phân vân trong việc lựa chọn thực phẩm để nấu cháo thì hãy ghi nhớ công thức của một món cháo truyền thống đó là: 1 thực phẩm nhiều tinh bột + 1 loại thịt, cá + 1 loại rau, củ.
Hy vọng rằng với những thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng ở trên, mẹ đã có thêm nhiều ý tưởng cho bữa ăn của con. Mẹ cũng đừng quên ghi nhớ công thức chế biến các món ngon và xây dựng cho bé một chế độ ăn dặm lành mạnh, khoa học. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực ăn dặm nói riêng và chăm sóc trẻ nói chung, đừng quên tìm hiểu ngay tại Sakuramontessori.edu.vn. Chúc mẹ và bé có những bữa ăn dặm ngon miệng và vui vẻ!
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)