- Ăn dặm truyền thống là gì? Lợi ích của ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng
- Chế độ ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi khoa học
- Công thức ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi đầy đủ dưỡng chất
- Tổng hợp 30 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng
- Điểm danh 5 món cháo truyền thống cho bé 8 tháng – Chi tiết cách làm
- Cháo bí đỏ phô mai
- Cháo cá hồi cải bó xôi
- Cháo hạt sen hầm thịt bò
- Cháo thịt heo nấm hương
- Súp thịt gà ngô ngọt
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Ăn dặm truyền thống là một trong những phương pháp ăn dặm hiệu quả được nhiều phụ huynh tại Việt Nam áp dụng cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Phương pháp này phù hợp đối với mọi tháng tuổi nói chung và bé 8 tháng tuổi nói riêng. Trong bài viết này, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ giúp mẹ tìm hiểu về ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng cùng với hơn 30 thực đơn cho bé ăn ngon miệng.
- Top 9 các loại đậu tốt cho bé ăn dặm tốt nhất, giàu dưỡng chất
- 11+ thực đơn món phụ cho bé ăn dặm theo gợi ý từ chuyên gia
- TOP 10 trường mầm non cho bé 1 tuổi Hà Nội học phí từ 5 triệu
- Bí quyết đổi ảnh đại diện Facebook không bị cắt cho những ai chưa biết. Tham khảo ngay!
- Maria Montessori – Nhà giáo dục vĩ đại của nhân loại
30+ thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng thơm ngon bổ dưỡng
Bạn đang xem: 30+ thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng thơm ngon, bổ dưỡng
Ăn dặm truyền thống là gì? Lợi ích của ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng
Ăn dặm truyền thống là một phương pháp ăn dặm quen thuộc đã xuất hiện từ rất lâu tại Việt Nam. Phương pháp này cho bé tiếp cận với thức ăn dặm dưới dạng bột, cháo loãng được chế biến nhuyễn, mịn. Thông thường, trong ăn dặm truyền thống các loại thực phẩm sẽ được kết hợp chung với nhau thành một món ăn cho bé. Ăn dặm kiểu truyền thống khuyến khích việc mẹ cho bé làm quen với thức ăn loãng rồi dần dần chuyển sang thức ăn thô và rắn hơn. Với đặc điểm này, ăn dặm truyền thống được đánh giá là phù hợp với hầu hết mọi em bé trong độ tuổi ăn dặm.
>>Xem thêm: Cách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thống đơn giản, hiệu quả
Lợi ích của ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng
Dựa trên những tính chất của trên, phương pháp ăn dặm truyền thống đem lại nhiều lợi ích cho bé 8 tháng tuổi. Có thể kể đến một số lợi ích như:
- Giúp bé dễ dàng tiêu hóa: Thức ăn dặm trong phương pháp yêu cầu chế biến thành dạng cháo, bột lỏng. Thực phẩm được chế biến kỹ giúp bé dễ dàng nhai, nuốt và tiêu hóa một cách thuận lợi.
- Bé nhận được nhiều dưỡng chất: Thông thường, một món cháo truyền thống cho bé 8 tháng sẽ được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Thực phẩm được kết hợp với nhau dựa trên khẩu vị của bé và lợi ích từ cách kết hợp đó. Do vậy, một món ăn có thể mang lại cho bé rất nhiều chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm giúp bé phát triển khỏe mạnh và tăng cân đều đặn.
- Điều chỉnh được khẩu phần ăn dặm cho bé: Trong ăn dặm truyền thống, do thức ăn ở dạng cháo loãng nên mẹ có thể quan sát lượng thức ăn bé hấp thụ để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với con. Việc này sẽ giúp con ăn uống khoa học hơn, không bị ăn quá ít hoặc quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Bé được làm quen với thức ăn thô một cách hiệu quả: Độ đặc của thức ăn dặm truyền thống được tăng dần theo ngày dựa trên khả năng ăn uống của trẻ. Cách này giúp bé hạn chế được việc hóc nghẹn và học được cách ăn thức ăn thô một cách tự nhiên, chủ động.
Ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi
Chế độ ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi khoa học
Chế độ ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi khoa học
Để bé được phát triển một cách toàn diện nhất, mẹ không chỉ cần chú ý đến việc xây dựng thực đơn ăn dặm bổ dưỡng, mà còn cần có sự kết hợp với việc lên kế hoạch ăn dặm phù hợp. Bé 8 tháng tuổi vẫn còn bú sữa mẹ, do vậy mẹ cần sắp xếp lịch trình ăn uống hiệu quả giữa bú sữa và ăn dặm. Dưới đây là khung giờ ăn dặm mẫu dành cho bé 8 tháng tuổi được nhiều chuyên gia gợi ý, mẹ hãy tham khảo cho bé nhà mình nhé!
- 7h00: Cho bé ti sữa mẹ
- 8h00: Ăn dặm bữa sáng với thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa
- 9h30: Cho bé ti sữa mẹ lần 2
- 12h00: Ăn dặm bữa trưa với đầy đủ chất dinh dưỡng
- 13h30: Cho bé ti sữa mẹ lần 3
- 16h00: Cho bé ti sữa mẹ lần 4
- 17h30: Ăn dặm bữa tối với thực đơn tương tự bữa trưa
- 19h30: Cho bé ti sữa mẹ lần 5 trước khi ngủ
Dựa trên lịch trình này và dựa trên khả năng ăn uống của bé mẹ có thể tăng lượng thức ăn trong mỗi bữa hoặc giảm số lần ti sữa để bé có thể tiêu hóa một cách tốt nhất. Ngoài ra, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, để có một chế độ ăn dặm truyền thống phù hợp nhất dành cho bé nhà mình.
>>Xem thêm: Mách mẹ cách trị trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm
Công thức ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi đầy đủ dưỡng chất
Công thức ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi đầy đủ dưỡng chất
8 tháng tuổi là thời điểm mà bé đã quen với ăn dặm và có thể tiêu hóa được nhiều loại thực phẩm. Bên cạnh đó, đây cũng là một cột mốc phát triển quan trọng của trẻ, do đó cơ thể của bé yêu cầu nhiều hơn các dưỡng chất so với giai đoạn trước. Do đó, công thức ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sau:
- Tinh bột không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày: Tinh bột chính là một dưỡng chất quan trọng cung cấp cho bé nguồn năng lượng dồi dào để bé có thể hoạt động xuyên suốt cả ngày. Bên cạnh đó, tinh bột cung cấp glucose, một nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động não bộ, giúp bé phát triển trí tuệ và khả năng học hỏi.
- Thường xuyên cung cấp chất đạm cho bé: Chất đạm (protein) là thành phần cần thiết để xây dựng và duy trì cơ bắp và cơ xương của bé. Trong giai đoạn này, bé đang phát triển nhanh chóng và chất đạm sẽ giúp tăng cường sự phát triển mạnh mẽ của các cơ bắp và cơ xương.
- Thêm chất béo vào thực đơn cho bé: Chất béo (lipid) cũng là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn dặm của bé 8 tháng tuổi, vì nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sức khỏe tổng thể của bé. Khi giới thiệu chất béo vào chế độ ăn dặm của bé, mẹ nên chọn các nguồn chất béo lành mạnh như bơ, dầu oliu, dầu hạt lanh, dầu cá, dầu hạt chia, và dầu cọ.
- Cung cấp chất xơ hằng ngày: Chất xơ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa bằng cách tạo ra một môi trường có lợi cho vi khuẩn đường ruột lành mạnh. Điều này có thể giúp bé hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và giảm nguy cơ táo bón.
- Vitamin và khoáng chất rất quan trọng: Trong giai đoạn phát triển quan trọng như 8 tháng tuổi, cơ thể bé đang trải qua những bước phát triển nhanh chóng, đặc biệt là về não bộ, xương và hệ thần kinh. Việc cung cấp đủ vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh cho bé.
Xem thêm : Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng – 30 món thơm ngon bổ dưỡng
Như vậy, để đảm bảo bé nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng, mẹ cần cung cấp cho bé đa dạng nguồn thực phẩm như ngũ cốc, thịt cá, trứng, sữa, rau xanh, hoa quả. Mẹ có thể kết hợp thịt, cá với rau củ vào cùng một món cháo truyền thống ăn dặm cho trẻ sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn và có nhiều dưỡng chất hơn.
Tổng hợp 30 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng
Tổng hợp 30 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng
Ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi sẽ có nhiều thực đơn đa dạng và phong phú từ các loại thực phẩm khác nhau. Nếu như mẹ vẫn đang phân vân rằng không biết nên xây dựng thực đơn cho bé ăn như nào để đạt hiệu quả tốt nhất thì hãy tham khảo 30 thực đơn ăn dặm truyền thống dưới đây nhé!
Thực đơn | Món ăn |
1 | Cháo đậu xanh |
2 | Cháo yến mạch sữa mẹ |
3 | Súp bí đỏ pho mai |
4 | Cháo ngô ngọt |
5 | Cháo bơ yến mạch |
6 | Súp khoai lang sữa mẹ |
7 | Súp khoai tây sữa mẹ |
8 | Cháo hạt sen hầm óc heo |
9 | Cháo rau cải bó xôi |
10 | Cháo rau cải ngọt |
11 | Cháo lòng đỏ trứng gà |
12 | Cháo rau ngót thịt heo |
13 | Cháo bí đao móng heo |
14 | Cháo thịt gà nấm rơm |
15 | Cháo thịt bò hành tây |
16 | Cháo tôm nấu khoai mỡ |
17 | Cháo tôm cải bó xôi |
18 | Cháo cá hồi |
19 | Cháo cá basa |
20 | Cháo chim bồ câu |
21 | Cháo nạm bò rau củ |
22 | Cháo cá ngừ cải thảo |
23 | Cháo gà hầm ngải cứu |
24 | Sinh tố kiwi chuối |
25 | Sinh tố nho Mỹ |
26 | Sinh tố cà rốt, đu đủ |
27 | Sinh tố chuối, cam, bí đỏ |
28 | Sinh tố táo |
29 | Sinh tố cà rốt, táo |
30 | Sinh tố bơ chuối |
Những món ăn dặm ngọt mẹ nên cho bé ăn vào bữa sáng, những món bột mặn thì nên đưa vào thực đơn bữa trưa và tối vì thời gian này con sẽ tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, các món sinh tố hoa quả mẹ nên cho bé ăn dặm vào bữa phụ khoảng 3 – 4h chiều sẽ giúp bé ăn ngon và hấp thu hiệu quả.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý khi cho bé ăn dặm với những loại thực phẩm dễ dị ứng như các loại hạt, tôm, cá. Mặc dù bé 8 tháng tuổi đã có thể ăn dặm được những loại thực phẩm này nhưng cũng không thể tránh khỏi trường hợp bé không hợp với chúng. Do đó, mẹ nên tìm hiểu kỹ và tham khảo thêm ý kiến chuyên gia để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Điểm danh 5 món cháo truyền thống cho bé 8 tháng – Chi tiết cách làm
Để chế biến được món ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng, hầu hết mẹ cần xử lý thực phẩm thành dạng cháo, bột cho bé. Tuy nhiên, dựa vào tính chất của mỗi thực phẩm khác nhau sẽ có cách chế biến riêng. Sau đây, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ hướng dẫn mẹ làm 5 món cháo truyền thống điển hành, bổ dưỡng dành cho bé 8 tháng. Mẹ hãy lưu ngay công thức lại và áp dụng cho bé nhé!
Cháo bí đỏ phô mai
Cháo bí đỏ thơm ngon béo ngậy cho bé 8 tháng
Bí đỏ kết hợp với phô mai là một sự kết hợp ngon miệng và bổ dưỡng dành cho bé 8 tháng ăn dặm. Bí đỏ là nguồn tốt của vitamin A, rất quan trọng cho phát triển tốt cho thị giác và hệ thống miễn dịch của bé.Bí đỏ còn chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ chức năng tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 100g bí đỏ
- 2 – 3 miếng phô mai
- 50 – 60ml sữa mẹ
- Gia vị ăn dặm
- Nước lọc
Hướng dẫn cách làm:
- Bí đỏ gọt sạch, cắt bỏ phần ruột sau đó rửa sạch và cắt khúc vừa. Đem bí đỏ đi hấp hoặc luộc chín nhừ trong 15 – 20 phút
- Cho bí đỏ vào máy xay, thêm sữa và lượng nước phù hợp thêm độ đặc mẹ mong muốn. Xay nhuyễn hỗn hợp bí đỏ và sữa trong 2 -3 phút.
- Đổ hỗn hợp vào nồi và cho lên bếp đun nóng. Đun sôi cháo với lửa nhỏ trong 5 phút, sau đó thêm một ít gia vị ăn dặm theo khẩu vị của bé.
- Trước khi tắt bếp 3 phút, cho phô mai tươi vào nồi cháo và khuấy đều để phô mai tan ra là đã hoàn thành món cháo bí đỏ phô mai cho bé.
Lưu ý: Mẹ nên chọn loại phô mai dành riêng cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi vì phô mai thường được làm từ sữa bò. Bé dưới 1 tuổi dễ dị ứng với sữa bò nên sản phẩm từ sữa bò như phô mai cũng có khả năng gây dị ứng cho trẻ.
Cháo cá hồi cải bó xôi
Cháo cá hồi cải bó xôi giúp bé có chất đạm tốt
Cá hồi chứa nhiều chất béo omega-3, như axit eicosapentaenoic (EPA) và docosahexaenoic (DHA). Các chất này rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh, giúp cải thiện thị lực, hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ viêm nhiễm ở trẻ
Kết hợp cá hồi với rau cải bó xôi sẽ giúp bé có một món ăn dặm giàu dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 50g gạo tẻ
- 30g cá hồi
- 50g rau cải bó xôi
- Gia vị ăn dặm
- Nước lọc
Hướng dẫn cách làm:
- Làm sạch cá hồi, lọc bỏ xương và mỡ. Khử tanh cá hồi bằng cách ngâm với nước muối loãng hoặc sữa tươi không đường trong 30 phút.
- Gạo tẻ ngâm với nước trong 30p – 1h trước khi nấu. Vo sạch gạo sau đó đổ vào nồi cùng 400ml nước để nấu cháo. Đun cháo với lửa vừa trong 20 phút cho cháo chín, hạt gạo nở.
- Rửa sạch cá hồi và rau cải bó xôi, sau đó băm nhuyễn cá hồi và thái nhỏ rau cải bó xôi.
- Sau khi đun cháo 20 phút, cho cá hồi vào nồi vào nấu cùng trong 5 – 7 phút để cá được chín. Tiếp theo, thêm rau cải bó xôi đã thái nhỏ vào nồi và đun thêm 5 phút nữa.
- Trước khi tắt bếp, thêm một ít gia vị ăn dặm vào và đảo đều theo khẩu vị của bé. Tắt bếp, chờ cháo nguội và cho bé thường thức.
Cháo hạt sen hầm thịt bò
Xem thêm : Giải đáp băn khoăn học phí mầm non tư thục chất lượng như thế nào?
Cháo hạt sen hầm thịt bò bổ dưỡng cho trẻ
Thịt bò và hạt sen đều là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho bé 8 tháng ăn dặm. Thịt bò chứa nhiều sắt, là một yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa thiếu máu và duy trì sự phát triển toàn diện.Trong khi đó, hạt sen chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B, sắt, magie, và phosphorus, giúp hỗ trợ phát triển cơ thể và xương ở trẻ
Chuẩn bị nguyên liệu
- 50g gạo tẻ
- 30g thịt bò xay
- 30g hạt sen tươi
- 1/3 củ hành tây
- Gia vị ăn dặm
- Dầu ăn dặm
- Nước lọc
Hướng dẫn cách làm:
- Ngâm gạo với nước trong 30 phút – 1 tiếng trước khi nấu. Cho gạo và nước lọc vào nồi nấu cháo.
- Hạt sen bỏ vỏ, tách bỏ tâm đắng sau đó cắt nhỏ hạt sen và cho nồi nấu cháo cùng. Đun cháo với lửa vừa nhỏ trong 20 phút cho trắng chín và hạt sen nhừ
- Trong thời gian đun cháo, sơ chế hành tây và băm nhỏ. Phi thơm hành tây với một ít dầu ăn dặm, sau đó thêm thịt bò đã xay vào và xào cùng hành cho săn lại. Đảo đều tay trong 5 phút để thịt bò chín.
- Khi cháo đã nở, đổ thịt bò hành tây đã xào vào nồi nấu cháo, khuấy đều tay để cháo được chín đều. Đun cháo thêm 10 phút để thịt bò được chín mềm
- Tiếp tục thêm một ít gia vị ăn dặm vào theo khẩu vị của bé. Sau đó, tắt bếp chờ cháo nguội và cho bé thưởng thức
Cháo thịt heo nấm hương
Cháo thịt heo nấm hương
Thịt heo là nguồn tốt của protein, chất cần thiết cho sự phát triển và xây dựng cơ bắp, mô và tế bào trong cơ thể của bé. Kết hợp thịt heo với nấm hương là một sự lựa chọn hoàn hảo giúp bé khám phá hương vị mới và tiếp nhận được nhiều dưỡng chất cần thiết.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 50g gạo tẻ
- 30g thịt heo nạc xay
- 30g nấm hương tươi
- Dầu ăn dặm
- Gia vị ăn dặm
- Nước lọc
Hướng dẫn cách làm:
- Đầu tiên, mẹ ngâm gạo và nấu cháo trắng trong 15 – 20 phút để cháo chín, hạt gạo nở đều.
- Nấm hương rửa sạch và băm nhỏ tùy thuộc vào độ đặc mẹ mong muốn
- Làm nóng chảo và thêm một ít dầu ăn dặm. Cho thịt heo và nấm hương vào và đảo đều tay để thịt và nấm săn lại. Xào hỗn hợp thịt nấm trong 7 – 10 phút để thịt và nấm chín đều.
- Đổ thịt và nấm đã xào vào trong nồi nấu cháo. Tiếp tục đun thêm 5 – 10 phút để thịt được chín mềm, bé dễ nhai và nuốt hơn.
- Thêm gia vị ăn dặm theo khẩu vị của bé và tắt bếp, chờ cháo nguội cho bé ăn dặm.
Súp thịt gà ngô ngọt
Súp thịt gà ngô ngọt
Thịt gà cung cấp protein chất lượng cao, là thành phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển cơ bắp, mô và tế bào của bé. Trong khi đó, ngô ngọt mang lại cho trẻ nguồn năng lượng lành mạnh và cung cấp chất xơ tự nhiên.
Súp thịt gà ngô ngọt sẽ giúp bé ăn ngon miệng và chống ngán sau nhiều ngày ăn cháo
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1/2 bắp ngô ngọt
- 30g thịt ức gà
- 1/2 củ cà rốt
- 20g nấm hương tươi
- 1 – 2 muỗng bột bắp (hoặc bột năng)
- 1/2 củ hành tây
- Gia vị ăn dặm, dầu ăn dặm
- Nước lọc
Hướng dẫn cách làm:
- Gà rửa sạch, loại bỏ lông và mỡ nếu có. Đem gà đi luộc trong 10 – 15 phút cho gà chín kỹ. Vớt gà ra tô nước lạnh để gà nhanh nguội. Khi thịt gà đã nguội, xé nhỏ thịt gà theo thớ
- Ngô ngọt tách hạt, cà rốt, hành tây và nấm hương đem rửa sạch sau đó thái hạt lựu nhỏ.
- Làm nóng nồi nấu, thêm dầu ăn dặm và phi thơm hành. Thêm lần lượt ngô ngọt, cà rốt và nấm hương vào nồi vào xào cho săn lại. Tiếp tục thêm thịt gà đã xé nhỏ vào và đảo qua.
- Đổ nước luộc thịt gà vào nồi nấu súp, thêm gia vị ăn dặm theo khẩu vị của bé. Thêm nước lọc nếu súp quá đặc.
- Đun súp thịt gà trong 10 – 15 phút để các nguyên liệu chín mềm. Bột bắp pha với một ít nước lọc sau đó đổ từ từ vào nồi súp và khuấy đều tay đến khi súp sánh lại là được.
- Tắt bếp và chờ súp nguội cho bé ăn.
Ngoài những món cháo ở trên, mẹ có thể linh hoạt thay đổi cách thực phẩm khác để nấu thành món cháo truyền thống ăn dặm mà bé yêu thích. Lưu ý rằng khi cho bé ăn dặm một món mới hoặc thực phẩm mới, mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ và luôn theo dõi phản ứng của trẻ để tránh tình trạng bé bị dị ứng.
Thông qua bài viết trên, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn đã giúp mẹ tìm hiểu về ăn dặm kiểu truyền thống và các món ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích. Chúc mẹ và bé luôn có những giờ ăn dặm vui vẻ, hạnh phúc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách nuôi dạy trẻ nói chung và ăn dặm nói riêng đừng quên theo dõi chúng tôi tại địa chỉ sakuramontessori.edu.vn
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)