Kiến thức tiểu học

17+ thực đơn cơm nát cho bé 9 tháng phát triển vượt trội

21

Khi con bước sang tháng tuổi thứ 9, bé đã có thể ăn dặm được nhiều loại thực phẩm và ăn dặm thô hơn so với giai đoạn trước. Mẹ có thể bắt đầu chuyển dần từ cháo sang cơm cho bé ăn dặm sẽ giúp bé làm quen với thức ăn thông thường một cách nhanh chóng. timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ giúp mẹ xây dựng thực đơn cơm nát cho bé 9 tháng vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Thực đơn cơm nát cho bé 9 tháng ngon miệng, bổ dưỡng

Món ăn dặm cho bé 9 tháng cần bổ sung thực phẩm nào?

Thông thường, một em bé 9 tháng tuổi khi ăn dặm cần đảm bảo ít nhất 5 chất dinh dưỡng bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Dựa trên 5 loại chất này thì khi xây dựng thực đơn ăn dặm nói chung và thực đơn ăn dặm cơm nát cho bé nói riêng mẹ cần chú ý đến những loại thực phẩm sau:

thực đơn cơm nát cho bé 9 thángMón ăn dặm cho bé 9 tháng cần bổ sung thực phẩm nào?

  • Nhóm tinh bột: Nhóm tinh bột bao gồm một số loại thực phẩm như gạo, ngũ cốc, các loại hạt,…Tinh bột là nguồn thực phẩm đầu tiên cần đưa vào thực đơn ăn dặm hằng ngày cho bé 9 tháng. Chúng cung cấp cho bé nguồn năng lượng dồi dào để có thể hoạt động cả ngày. Bé 9 tháng đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, có thể lăn, bò, trườn rất nhiều. Sữa mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của bé, do đó tinh bột chính là nguồn cung cấp thiết yếu. 
  • Nhóm thịt, cá: Thịt và cá rất cần thiết khi cho bé 9 tháng ăn dặm vì nhóm thực phẩm này cung cấp một lượng lớn protein, sắt, kẽm, vitamin B12 và omega-3. Những chất này là cơ sở quan trọng cho sự phát triển tốt cho não, xương, cơ bắp và hệ thống miễn dịch của bé. Bắt đầu cho bé ăn thịt và cá ở độ tuổi này giúp bé phát triển thói quen ăn đa dạng từ sớm. Điều này có thể giúp bé tránh những vấn đề về ăn uống sau này và đảm bảo rằng bé nhận được đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
  • Nhóm rau củ: Nhóm rau củ đóng vai trò quan trọng trong việc ăn dặm cho bé, cung cấp nhiều lợi ích dinh dưỡng và giúp bé phát triển một thói quen ăn uống lành mạnh. Rau củ là nguồn tốt chất xơ thực phẩm, giúp duy trì sự hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn táo bón và hỗ trợ quá trình tiêu hóa cho trẻ. Một số loại rau củ phù hợp cho trẻ 9 tháng ăn dặm là ….
  • Nhóm hoa quả: Hoa quả chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và hệ thống miễn dịch của bé, như vitamin C, A, K, kali, folate và chất chống oxy hóa. Hoa quả còn chứa đường tự nhiên, cung cấp năng lượng cho bé để hoạt động hàng ngày. Mẹ hãy bổ sung các loại hoa quả như chuối, táo, lê, cam, xoài, nho,..vào các bữa ăn phụ hằng ngày cho bé. 

Bé 9 tháng ăn dặm những gì? Thực đơn ăn dặm thơm ngon

17+ thực đơn cơm nát cho bé 9 tháng đầy đủ dinh dưỡng

thực đơn cơm nát cho bé 9 tháng17+ thực đơn cơm nát cho bé 9 tháng đầy đủ dinh dưỡng

Dựa trên 4 nhóm thực phẩm quan trọng và cần thiết khi nấu ăn cho bé 9 tháng, mẹ hoàn toàn có thể kết hợp linh hoạt chọn lựa để tạo nên những thực đơn ngon miệng, bổ dưỡng. Sau đây, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn sẽ gợi ý ngay cho mẹ 17 thực đơn với cơm nát dành cho bé 9 tháng ăn dặm thơm ngon, tăng cân khỏe mạnh:

Thực đơn 1:

  • Cơm nát nắm
  • Cá hồi áp chảo
  • Măng tây hấp
  • Táo

Thực đơn 2:

  • Cơm nát trộn vừng nắm
  • Trứng luộc
  • Su su, bí đỏ hấp
  • Yogurt dâu tây

Thực đơn 3:

  • Cơm nát trộn vụn rong biển nắm
  • Thịt bò hấp sả
  • Rau cải bó xôi luộc
  • Kiwi

thực đơn cơm nát cho bé 9 thángRong biển trộn cơm phù hợp cho bé ăn dặm

Thực đơn 4:

 

  • Cơm nát trộn cà rốt băm

 

  • Thịt heo viên chiên
  • Bắp cải cuộn nấm hấp
  • Nho Mỹ

Thực đơn 5:

  • Cơm nát trộn ruốc cá hồi
  • Chả mực
  • Cà rốt, khoai tây hấp
  • Chuối

Thực đơn 6:

  • Cơm nát trộn đậu cove
  • Cải thảo cuộn bò hấp
  • Trứng luộc
  • Xoài dầm sữa chua

Thực đơn 7:

  • Cơm nát trộn gia vị rắc cơm
  • Cá diêu hồng áp chảo
  • Canh rau cải thịt băm
  • Mãng cầu dầm

thực đơn cơm nát cho bé 9 thángGia vị rắc cơm giúp kích thích khẩu vị của bé

Thực đơn 8:

  • Cơm nát nắm cuộn lá kim
  • Gà nướng
  • Súp lơ, nấm rơm hấp
  • Quýt

Thực đơn 9:

  • Cơm nát trộn ruốc nấm hương
  • Ức gà cuộn rong biển
  • Súp miso
  • Sinh tố dưa hấu

Thực đơn 10:

  • Cơm nát trộn bí đỏ
  • Lươn áp chảo
  • Canh rau ngót thịt lợn băm

thực đơn cơm nát cho bé 9 thángBí đỏ hấp trộn với cơm cho bé 9 tháng ăn dặm

Thực đơn 11:

  • Cơm nát trộn gia vị 
  • Tôm nướng phô mai
  • Canh rau dền đỏ
  • Yogurt

Thực đơn 12:

  • Cơm nát trộn rong biển nắm
  • Thịt bò beefsteak
  • Súp lơ, cà rốt luộc
  • Nước ép táo

Thực đơn 13:

  • Cơm nát trộn ngô ngọt
  • Trứng luộc
  • Tôm sú hấp sả
  • Măng tây xào
  • Thanh long

Thực đơn 14:

  • Cơm nát trộn gia vị
  • Thịt heo luộc
  • Canh lá hẹ nấu trứng
  • Nước ép lựu

Thực đơn 15:

  • Cơm nát trộn ruốc cá hồi
  • Chả cá chiên
  • Ngô bao tử luộc, su su luộc
  • Yogurt

thực đơn cơm nát cho bé 9 thángRuốc cá hồi nhiều chất dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Thực đơn 16:

  • Cơm nát nắm
  • Bò lúc lắc
  • Trứng hấp rau củ
  • Nước ép dưa vàng

Thực đơn 17:

  • Cơm nát trộn gia vị
  • Cá ngừ rán
  • Súp Miso
  • Sinh tố mãng cầu

Cách nấu cơm nát cho bé đơn giản, dễ làm

thực đơn cơm nát cho bé 9 thángCách nấu cơm nát cho bé đơn giản, dễ làm

Trên thực tế có rất nhiều cách để nấu cơm nát cho bé 9 tháng vừa đơn giản và nhanh chóng. Dưới đây là 3 cách nấu cơm nhão mà rất nhiều phụ huynh thường áp dụng để nấu cơm cho con: 

Sử dụng nồi cơm điện gia đình

Mẹ có thể sử dụng ngay nồi cơm điện nấu cơm hàng ngày của gia đình để nấu cơm nát cho bé. Cách nấu tương tự với nấu cơm bình thường, chỉ khác là lượng nước sẽ khác so với nấu cơm cho người lớn. 

Dưới đây là cách nấu cơm nát bằng nồi cơm điện mẹ có thể tham khảo:

  • Ngâm gạo trước khi nấu cho bé khoảng 30 phút để gạo mềm và nở hơn
  • Vo sạch gạo với 2 – 3 lần nước. 
  • Cho gạo vào nồi cơm điện, thêm nước ấm hoặc nước lọc thông thường vào với tỉ lệ 2 gạo 1 nước, có thể gia giảm tùy thuộc vào loại gạo mẹ sử dụng 
  • Bật chế độ nấu cơm, khi nút nấu cơm nảy thành chế độ ủ thì đợi thêm 15 phút nữa cho cơm dền hơn. Dùng muôi đảo đều cơm cho cơm không bị cháy ở đáy nồi. 
  • Múc cơm ra tô và chờ nguội rồi mẹ có thể tiến hành nắm hoặc trộn với các loại gia vị trước khi cho bé ăn dặm

Sử dụng cách nấu cơm nhão “một nồi hai lòng”

thực đơn cơm nát cho bé 9 thángNấu cơm nhão “một nồi hai lòng” vừa nhanh vừa tiện

Một nồi hai lòng có nghĩa là mẹ sử dụng nồi cơm điện để vừa nấu cơm cho gia đình, vừa nấu cơm nhão cho bé. Mẹ sẽ nấu cơm như bình thường và đặt thêm một bát ăn cơm nhỏ vào giữa nồi để làm cơm nhão cho bé. Với cách làm này, mẹ vừa có thể nấu cơm cho gia đình và nấu cơm cho bé một cách rất tiện lợi và nhanh chóng.

Lưu ý khi cơm chín, mẹ cần cẩn thận trong việc nhấc bát cơm nhão ra vì sau khi nấu bát sẽ rất nóng, có thể gây phỏng tay. Mẹ hãy dùng gang tay chuyên dụng hoặc một tấm vải dày để lót tay sẽ làm giảm được nhiệt độ ở thành bát.

Sử dụng nồi áp suất

Nồi áp suất giúp cơm được nấu chín một cách nhanh chóng và hạt cơm dền, dẻo hơn so với nấu nồi cơm thông thường rất nhiều. Sử dụng nồi áp suất sẽ mang lại món cơm nhão rất vừa miệng cho bé

Một số điều cần lưu ý khi nấu cơm nát cho bé bằng nồi áp suất đó là

  • Vặn chặt và đúng chiều của nắp nồi áp suất
  • Khi sôi, cần vặn nhỏ lửa tránh tình trạng nồi áp suất chịu nhiệt lớn dễ gây nổ
  • Trước khi mở nắp, cần để nồi xì hết hơi bên trong ra rồi mới từ từ vặn mở nồi. 

Mẹ có thể tham khảo một số nồi áp suất đang được bán chạy hiện nay

  • Nồi áp suất điện đa năng SUNHOUSE
  • Nồi áp suất đa năng COEX SP – 3211A
  • Nồi áp suất điện Kalpen
  • Nồi áp suất đa năng Bear YLB – A25F1
  • Nồi áp suất inox Tefal Secure 5 Neo

Những lưu ý khi nấu cơm nát cho bé 9 tháng

Khi nấu cơm nhão cho bé 9 tháng ăn dặm, để đạt được hạt cơm chuẩn ngon dành cho bé mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây:

Lựa chọn gạo đủ tiêu chuẩn nấu cơm nát cho bé

thực đơn cơm nát cho bé 9 thángLựa chọn gạo đủ tiêu chuẩn nấu cơm nát cho bé

Để giúp bé ăn dặm một cách ngon miệng và nhận được nhiều dinh dưỡng từ hạt gạo, mẹ nên quan tâm đến khâu lựa chọn gạo để nấu cho bé. Những loại gạo kém chất lượng có thể khiến bé dễ bị chán ăn do hương vị không phù hợp. 

Muốn chọn được loại gạo ngon, mẹ có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:

  • Xem xuất xứ và thương hiệu: Chọn gạo từ các thương hiệu đáng tin cậy hoặc có nguồn gốc rõ ràng. Gạo từ những vùng nơi có truyền thống nông nghiệp tốt thường có chất lượng tốt hơn.
  • Loại gạo: Có nhiều loại gạo khác nhau với hương vị khác nhau. Mẹ có thể xem xét những loại gạo được đánh giá cao như gạo ST25, gạo ST24, gạo thơm Jasmine 85, gạo thơm hương Lài, gạo Bắc hương, gạo Tám xoan Hải Hậu,…
  • Kích thước và hình dáng hạt gạo: Hạt gạo nên có kích thước và hình dáng đồng nhất. Điều này cho thấy quá trình chế biến và sơ chế đã được thực hiện cẩn thận.
  • Tình trạng hạt gạo: Chọn gạo có hạt nguyên vẹn, không bị nứt, nát hoặc hỏng. Hạt gạo cần đều nhau và không có vết nấm, bọ hay vi khuẩn.
  • Hương thơm: Gạo ngon thường có mùi thơm tự nhiên, đặc biệt sau khi nấu chín. Hương thơm có thể là dấu hiệu của sự tươi ngon và chất lượng..
  • Đánh giá của người mua khác: Tham khảo ý kiến của người tiêu dùng khác trước khi mua. Đánh giá từ người mua có thể cung cấp cho mẹ thông tin hữu ích về chất lượng của sản phẩm.

Không cho quá nhiều nước hoặc quá ít nước 

Việc nấu cơm nát cho bé cũng cần có sự cân đo đong đếm kỹ lưỡng lượng nước phù hợp, để đạt được độ nhão vừa phải. Khi cho quá ít nước sẽ khiến cơm bị khô, cứng và bé rất khó để nhai nuốt. Ngược lại, khi nấu cơm với lượng nước nhiều sẽ biến cơm trở thành cháo và không thể hình thành cơm. 

Tỉ lệ nước và gạo được khuyên dùng đó là 1:2 (1 nước 2 gạo). Tuy nhiên, phụ thuộc vào tính chất của từng loại gạo mà sẽ có cách tăng giảm lượng nước phù hợp. 

Thời gian nấu cơm nát cho bé 9 tháng

Thời gian nấu cơm nát sẽ phụ thuộc vào loại nồi nấu cơm mà mẹ đang sử dụng. Thông thường, chỉ mất từ 15 – 30 phút để gạo có thể chín thành cơm. Khi nồi cơm đã bật nút từ nấu thành ủ, mẹ nên chờ thêm một ít thời gian nữa để cơm chín hẳn. Tuy nhiên, cũng không để cơm ở chế độ nấu quá lâu, điều này sẽ khiến cơm nhanh bị cháy và khê gây mất hương vị. 

Như vậy, dựa trên những thông tin mà timhieulichsuquancaugiay.edu.vn đã chia sẻ, mẹ hoàn toàn có thể xây dựng được những thực đơn com nát cho bé 9 tháng ăn dặm ngon miệng. Mẹ đừng quên chọn lọc những thực phẩm cần thiết để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày, nhằm mang đến sự phát triển toàn diện cho bé. Bên cạnh đó, để có một thực đơn ăn dặm với cơm nát hoàn chỉnh, mẹ cũng cần lưu ý trong cách chọn gạo và nấu cơm để đảm bảo bé nhận được món cơm nát tốt nhất. Chúc mẹ và bé có những giờ ăn dặm vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc. 

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm