- Tại sao cần bữa phụ ăn dặm cho bé?
- 11+ thực đơn món phụ cho bé ăn dặm theo gợi ý từ chuyên gia
- 1. Bánh Flan ăn dặm bữa phụ cho bé được yêu thích
- 2. Chế biến sữa yến mạch
- 3. Pudding bí đỏ giàu dinh dưỡng
- 4. Sữa hạt sen
- 5. Chuối mix sữa
- 6. Bữa phụ cho trẻ ăn dặm bằng táo nghiền
- 7. Bánh táo
- 8. Bánh chuối
- 9. Khoai lang sữa
- 10. Sinh tố dâu tây mix chuối
- 11. Rau câu, lá dứa, sữa bắp
- 12. Bí đỏ nghiền sữa
- 15. Sữa chua phô mai
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Trong hành trình ăn dặm của trẻ ngoài bữa chính, cha mẹ cần quan tâm đến bữa phụ để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Bữa phụ cho bé ăn dặm ngoài cung cấp năng lượng còn đảm bảo dưỡng chất cần thiết tác động đến việc tăng cân và chiều cao của con. Cùng Sakura khám phá 11+ thực đơn món phụ theo gợi ý từ chuyên gia để áp dụng ngay cho bé nhé.
Món phụ cho bé ăn dặm cung cấp năng lượng, dưỡng chất cần thiết cho bé
Bạn đang xem: 11+ thực đơn món phụ cho bé ăn dặm theo gợi ý từ chuyên gia
Tại sao cần bữa phụ ăn dặm cho bé?
Bữa phụ cho bé ăn dặm có quan trọng không?
Nhiều phụ huynh chỉ quan tâm đến bữa chính ăn dặm cho trẻ mà bỏ qua các bữa phụ. Tuy nhiên các bữa phụ cho bé ăn dặm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình phát triển của con. Đặc biệt đối với trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm tăng cân thì bữa phụ là không thể thiếu. Bữa phụ cho bé giúp trẻ được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể, phát triển thêm chiều cao, cân nặng, não bộ…
Theo các chuyên gia, thời điểm áp dụng thực đơn ăn dặm bữa phụ cho trẻ phù hợp nhất là giai đoạn 7 tháng trở lên. Đây là thời điểm lý tưởng mà hệ tiêu hóa đã làm quen với việc ăn dặm, hoạt động tốt hơn để hấp thu dinh dưỡng từ nhiều bữa ăn, nhiều món ăn khác nhau. Thêm vào đó trẻ dần hình thành và hoàn thiện các kỹ năng như cầm nắm, nhai nuốt tốt hơn sau giai đoạn tập ăn dặm.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi mẹ nên biết
Việc xây dựng các bữa phụ cho bé ăn dặm là cần thiết nhằm bổ sung lượng vitamin, khoáng chất, năng lượng mà thực phẩm từ bữa chính chưa cung cấp đủ. Cha mẹ nên cho con ăn bữa phụ sau các bữa chính trong ngày các chác từ 1.0 – 1,5 giờ để đảm bảo tiêu hóa tốt, không làm ảnh hưởng đến khẩu phần của bữa chính.
Mời cha mẹ tham khảo lịch trình áp dụng thực đơn ăn dặm bữa phụ trong ngày cho bé như sau:
- 9h00 – 10h00: Bữa phụ lần 1 với sữa, bánh ngọt…
- 14h00 – 15h00: Bữa phụ lần 2 với trái cây, sữa hoặc sữa chua….
- 20h00 – 21h00: Bữa phụ lần 3 với trái cây, bánh… (lưu ý: không nên cho trẻ ăn quá no và quá sát giờ đi ngủ)
>>Xem thêm: Góc thắc mắc: Nên cho bé ăn dặm lúc mấy giờ chuẩn khoa học?
11+ thực đơn món phụ cho bé ăn dặm theo gợi ý từ chuyên gia
11+ thực đơn món phụ cho bé ăn dặm
Dưới đây là 11+ công thức chế biến các món phụ cho bé ăn dặm đơn giản, tiết kiệm chi phí và bổ dung đủ dưỡng chất, năng lượng cho trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo để đa dạng thực đơn ăn dặm cho em bé nhà mình nhé.
1. Bánh Flan ăn dặm bữa phụ cho bé được yêu thích
Bánh Flan – bữa phụ ăn dặm cho bé được nhiều phụ huynh thực hiện
Một trong những bữa phụ ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện này là bánh Flan. Món bánh này có công thức chế biến khá đơn giản, dành cho trẻ từ 7 tháng tuổi với nguyên liệu dễ chuẩn bị.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Trứng gà: 1 lòng đỏ
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 120ml
Xem thêm : Vai trò của giáo viên Montessori
Các bước chế biến
- Đập trứng, tách lấy lòng đỏ trứng gà và đánh tan
- Hòa tan sữa với lòng đỏ trứng gà, đánh đều, sau đó lọc qua rây 2 lần để lấy được hỗn hợp mịn
- Đổ hỗn hợp trứng sữa vào khuôn hoặc chén chịu nhiệt và cho vào hấp chín trong thời gian từ 7 – 10 phút
- Lấy bánh ra, chờ nguội và cho trẻ thưởng thức (bánh chưa sử dụng nên cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản)
2. Chế biến sữa yến mạch
Bữa phụ cho trẻ ăn dặm với sữa yến mạch
Sữa yến mạch có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều chất xơ có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa trẻ. Sữa yến mạch lành thích thích hợp làm bữa phụ cho bé ăn dặm. Công thức chế biến món phụ này như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Yến mạch: 100g
- Nước ấm: 1 lít
Xem thêm : Vai trò của giáo viên Montessori
Các bước chế biến
- Cho yến mạch vào tô, đổ nước ấm vào ngâm trong thời gian khoảng 2 giờ
- Lọc và rửa yến mạch ngâm 2 lần để tránh bị nhớt, để ráo nước
- Cho yến mạch và 1 lít nước ấm vào máy xay và xay nhuyễn, sau đó rây lọc bỏ phần bã
- Cho phần sữa yến mạch đã lọc vòa nồi và đun với lửa nhỏ, vừa đun vừa khấy đều đến khi sữa sôi, vớt bọt và tắt bếp (với trẻ trên 1 tuổi chúng ta có thể cho thêm 10g đường thốt nốt nhằm tăng hương vị thơm ngon của món phụ này)
- Như vậy chúng ta đã hoàn thành sữa yến mạch làm bữa phụ cho trẻ ăn dặm, chờ sữa nguội, rót vào ly hoặc bình và cho trẻ thưởng thức
3. Pudding bí đỏ giàu dinh dưỡng
Pudding bí đỏ là 1 tròn các món phụ cho bé ăn dặm không chỉ thơm ngọt, ngon mềm
Xem thêm : VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG MẦM NON TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
Pudding bí đỏ là 1 tròn các món phụ cho bé ăn dặm không chỉ thơm ngọt, ngon mềm mà còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất xơ, sắt, kali… bổ sung cho trẻ. Món ăn này có lợi cho hành trình lớn lên khỏe mạnh của con. Cha mẹ đừng bỏ qua công thức chế biến pudding bí đỏ khá đơn giản ngay dưới đây nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bí đỏ: 200g
- Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
- Sữa công thức 120ml
Xem thêm : Vai trò của giáo viên Montessori
Các bước chế biến
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch, thái miếng, hấp chín và nghiền nhuyễn
- Lòng đỏ trứng gà cho vào tô nhỏ và đánh tan.
- Tiếp theo đổ từ từ sữa nóng vào trứng gà, vừa đổ vừa khuấy đều, sau đó lọc lại hỗn hợp bằng rây
- Cho bí đỏ nghiền nhuyễn vào hỗn hợp trứng sữa và trộn đều
- Cho hỗn hợp trứng sữa bí đỏ vào khuôn, cho vào nồi hấp chín từ 15 – 20 phút
- Hoàn thành món pudding bí đỏ mềm mịn cho thực đơn ăn dặm của con, cha mẹ cho bé thưởng thức ngay khi nguội
4. Sữa hạt sen
Sữa hạt sen chế biến đơn giản, giàu dinh dưỡng
Chúng ta có thể bổ sung vào thực đơn món phụ cho con món sữa hạt sen thơm và dễ uống giúp trẻ tăng cân, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Cách chế biến khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm mà các bé lại thích mê. Ngay hôm nay cha mẹ có thể chuẩn bị và thực hiện để con thưởng thức nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Hạt sen tươi: 100g
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 150ml
Xem thêm : Vai trò của giáo viên Montessori
Các bước chế biến
- Hạt sen tươi rửa sạch, tách bỏ tâm sen, ngâm khoảng 30 phút
- Cho hạt sen và 150ml sữa vào máy xay xay nhuyễn mịn
- Cho hạt sen xay qua rây lọc, giữ lại phần nước, loại bỏ bã
- Cho hỗn hợp sữa hạt sen vào nồi, nấu với lửa nhỏ đến khi sôi thì tắt bếp
- Hoàn thành quá trình chế biến thu được sữa hạt sen vó vị thanh mát, bùi vùi, thơm ngon tự nhiên tốt cho sức khỏe của trẻ
- Cho bé thưởng thức khi sữa đã nguội, phần dư cho vào chai thủy tinh đậy nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
5. Chuối mix sữa
Chuối mix sữa là món phụ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Chuối là thực phẩm lành tính, tốt cho hệ tiêu hóa và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của trẻ. Sử dụng chuối cha mẹ có thể chế biến thành nhiều món phụ ăn dặm đa dạng, trong đó phổ biến nhất là chuối mix sữa. Các bước thực hiện món ăn này như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Chuối chín: 1 quả
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 100ml
Xem thêm : Vai trò của giáo viên Montessori
Các bước chế biến
- Chuối chín bỏ vỏ, tách bỏ xơ và cất miếng
- Cho chuối vào máy xay xay nhuyễn
- Trộn chuối xay với sữa và điều chỉnh độ đặc theo khả năng ăn của trẻ
- Cho hỗn hợp chuối sữa ra lý và cho con thưởng thức
6. Bữa phụ cho trẻ ăn dặm bằng táo nghiền
Thành phẩm táo nghiền làm bữa phụ ăn dặm cho bé thơm ngon
Táo có giá trị dinh dưỡng cao tố cho tim mạch, tăng cường miễn dịch, giúp trẻ phòng tránh táo bón, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, táo được nhiều cha mẹ chọn đưa vào thực đơn các món ăn dặm bữa phụ cho con. Cùng timhieulichsuquancaugiay.edu.vn chế biến táo nghiền để cho con thưởng thức ngay hôm nay cha mẹ nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
Xem thêm : Vai trò của giáo viên Montessori
Các bước chế biến
- Táo chọn loại tươi, quả bóng đẹp không bị thâm, thối hỏng
- Rửa sạch và gọt bỏ vỏ và hạt táo, thái hạt lựu và cho vào hấp đến khi chín mềm
- Cho táo vào máy xay nghiền nhuyễn
- Món táo nghiền nên cho trẻ thưởng thức trực tiếp ngay sau khi nguội bớt
7. Bánh táo
Bánh táo ăn dặm bữa phụ cho bé
Với nguyên liệu táo chúng ta có nhiều sự lựa chọn để chế biến thành các món ăn phụ cho bé ăn dặm khác nhau. Trong đó bánh táo là món phổ biến được các bé rất yêu thích. Bánh táo nướng có hương thơm đặc biệt, cung cấp vitamin và nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên cách chế biến món này cần nhiều công đoạn hơn các món ăn kể trên.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Táo chín: 1 quả
- Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
- Bột mì: 100g
- Bột năng: 5g
Xem thêm : Vai trò của giáo viên Montessori
Các bước chế biến
- Cho bơ vào tô và chờ tan chảy trong nhiệt độ phồng
- Rây bột mì vào bơ và trồn đều bơ với bột mì
- Thêm lòng đỏ trứng gà vào hỗn hợp bơ, bột mì trộn đều, sau đó bọc kín tô chờ bột nghỉ khoảng 1 giờ
- Táo rửa sạch, gọt bỏ vỏ và hạt, thái thành viên nhỏ, sau đó cho bơ vào chảo, thêm táo vào xào đều
- Hòa tan bột năng với chút nước, cho hỗn hợp vào táo và đảo đều, đun sôi đat được hỗn hợp sền sệt
- Phần bột mì đã ủ nhào thêm 1 lần nữa, tác thành 2 phần, 1 phần bột trải bột ra và cán mỏng thành đế bánh
- Cho sốt táo vào phần đế bánh, dàn đều
- Phần bột mì còn lại cán mỏng và cắt thành thanh dài, xếp so le đan vào nhau làm phủ kín nhân táo của bánh
- Quét 1 lớp dầu ăn lên mặt bánh, cho vào lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong thời gian khoảng 25 phút
- Thành phẩm bánh táo nướng chín có màu vàng, mùi thơm hấp dẫn, nhân táo mềm, vỏ bánh giòn hấp dẫn trẻ
8. Bánh chuối
Bánh chuối thơm ngon – món ăn dặm bữa phụ cho bé tuyệt vời
Bánh chuối là món ăn dặm bữa phụ cho bé tuyệt vời cả về hương vị và dưỡng chất. Cha mẹ đừng bỏ qua công thức món ăn này nhé, hãy đưa vào thực đơn cho con yêu ngay hôm nay.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Chuối chín: 3 quả
- Trứng gà: 1 quả
- Bột mì: 50g
- Bột quế: 1 thìa cà phê
- Bột nở: 5g
Xem thêm : Vai trò của giáo viên Montessori
Các bước chế biến
- Chuối bỏ vỏ và xơ, cắt miếng nhỏ cho vào tô dằm nhuyễn (Để lại 1 quả trang trí bên ngoài bánh)
- Thêm trứng vào chuối vào trộn đều hỗn hợp
- Cho bột mỳ, bột nở, bột quế trồn đều thành hỗn hợp sánh đặc
- Lót giấy nến vào khuôn, đổ hỗn hợp vào khuôn, trang trí mặt bánh với topping tùy thích
- Làm nóng lò nước ở nhiệt độ 180 độ C trong thời gian 10 phút, cho bánh vào nướng ở nhiệt độ 160 độ C trong thời gian khoảng 40 phút
- Lấy bánh chuối ra để nguội và cho trẻ thưởng thức
9. Khoai lang sữa
Khoai lang mix sữa lạ miệng, bổ dưỡng
Khoai lang là thực phẩm chứa nhiều canxi, axit folic giúp tăng trưởng chiều cao và hệ xương chắc khỏe. Khoai lang có nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, hương vị thơm ngon thích hợp với trẻ giai đoạn ăn dặm. Trong các món ăn dặm bữa phụ cho bé với khoai lang thì khoai lang mix sữa phổ biến nhất, cách chế biến khá đơn giản, chúng ta có thể thực hiện ngay tại nhà.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai lang: 150g
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức 150ml
Xem thêm : Vai trò của giáo viên Montessori
Các bước chế biến
- Khoai lang rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái miếng, hấp chín
- Cho khoai lang vào máy xay sinh tố, thêm sữa và xay nhuyễn
- Cho khoai lang ra ly, thêm sữa để điều chỉnh độ loãng thích hợp và cho trẻ thưởng thức.
10. Sinh tố dâu tây mix chuối
Thành phẩm sinh tố dâu tây mix chuối đẹp mắt, thơm ngon
Một trong các món ăn dặm bữa phụ cho bé cực yêu thích là sinh tố dâu tây mix chuối. Hương vị, màu sắc của món phụ này cực hấp dẫn trẻ. Các thực hiện như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Chuối chín: 1 quả
- Dâu tây chín: 4 quả
- Sữa mẹ, sữa công thức: 120ml
Xem thêm : Vai trò của giáo viên Montessori
Các bước chế biến
- Chuối bóc bỏ vỏ, bỏ xơ và cắt miếng
- Dâu tây rửa sạch, để ráo nước, cắt miếng nhỏ
- Cho chuối và dâu tây vào máy xay sinh tố cùng sữa xay nhuyễn
- Cho sinh tố ra ly, điều chỉnh độ loãng phù hợp và cho bé thưởng thức (nếu không sử dụng hết cần đưa vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh)
11. Rau câu, lá dứa, sữa bắp
Rau câu lá dứa sữa bắp
Một trong các bữa phụ cho bé ăn dặm với rau câu lá dứa sữa bắp là một trong những sáng tạo mới mẻ của cha mẹ nhận được sự yêu thích của các bé. Món ăn này có cách làm khá đơn giản như mùi vị thơm ngon, mát lành, hấp dẫn. Các bước chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện món phụ này như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Ngô ngọt: 1 bắp
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 180ml
- Whipping: 50ml
- Đường: 200g
- Bột thạch
- Lá dứa
Xem thêm : Vai trò của giáo viên Montessori
Các bước chế biến
- Lá dứa rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ cho vào máy xay cùng 50ml nước xay nhuyễn, sau đó lọc bỏ bã, giữ lại phần nước
- Ngô ngọt bóc bỏ vỏ, tách lấy hạt, cho vào máy xay cùng sữa và xay nhuyễn, lọc bỏ phần bã
- Cho phần sữa ngô vào nồi, đun với lửa nhỏ đến khi sôi lăn tăn thêm whipping và khuấy tan đều, tiếp tực thêm 300ml nước và đun sôi
- Trộn 100g đường và 5g bột thạch và đổ từ từ vào sữa bắp, khuấy đều, sau đó đổ 1 lớp sữa ngô thạch mỏng vào khuôn
- Tiếp tục đun 400ml nước, trộn 100g đường và 5g bột thạch và đổ từ từ vào nước, khuấy đều đến khi sôi, tiếp tục thêm 50ml lá dứa khuấy đều
- Đổ hỗn hợp thạch là dứa vào khuôn thành lớp thứ 2
- Khi thạch đông tiếp tục đổ 1 lớp thạch sữa bắp
- Làm nhiều lớp như vậy đến khi hết hốn hợp thạch sữa bắp và thạch lá dứa
- Khi thạch đông, lấy thạch ra khỏi khuôn, cắt miếng vừa ăn và cho trẻ thưởng thức
- Thành phẩm là thạch sữa bắp lá dứa có vị thơm dịu, ngậy béo có tác dụng cung cấp thêm dinh dưỡng, giải nhiệt tốt cho sức khỏe và đặc biệt hấp dẫn, chắc chắn các bé sẽ vô cùng yêu thích
12. Bí đỏ nghiền sữa
Bí đỏ nghiền sữa ngọt thơm tự nhiên, giàu dinh dưỡng
Nhắc đến các bữa phụ cho bé ăn dặm với bí đỏ chắc chắn phụ huynh nào cũng điểm danh ngay món bí đỏ nghiền sữa. Đây là món phụ với nguyên liệu cực đơn giản, giúp bé tăng cân, phát triển tốt, sáng mắt và thông minh.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bí đỏ: 50g
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức 60ml
Xem thêm : Vai trò của giáo viên Montessori
Các bước chế biến
- Bí đỏ gọt bỏ vỏ và hạt, rửa sạch, thái miếng, hấp chín và nghienf nhuyễn
- Trộn bí đỏ với sữa, điều chỉnh độ đặc phù hợp và cho trẻ thưởng thức
- Lưu ý: Với trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi cha mẹ có thể cho bí đỏ xay nhuyễn, lọc qua rây để phù hợp với quá trình trẻ tập ăn dặm
15. Sữa chua phô mai
Sữa chua phô mai béo mịn, hấp dẫn
Sữa chua phô mai béo mịn có vị chua nhẹ hòa cùng vị ngọt béo của phô mai mềm mịn hấp dẫn trẻ. Món phụ cho bé ăn dặm này chứa nhiều khoáng chất hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, phát triển thể lực tốt.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Sữa chua không đường: 2 hộp
- Phô mai: 100g
- Sữa tươi không đường: 500ml
- Sữa đặc: 1 hộp
- Nước lọc: 400ml
Xem thêm : Vai trò của giáo viên Montessori
Các bước chế biến
- Cho 400ml nước lọc vào nồi, thêm phô mai và nấu sôi, dùng phới lồng đánh đều để phô mai hòa tan đều, sau đó lọc qua rây
- Thêm vào nồi sữa đặc, sữa tươi không đường và khuấy đều
- Khi hỗn hợp nguôi bớt thêm 2 hộp sữa chua không đường, khuấy đều và lọc qua rây
- Rót hốn hợp vào hũ đựng sữa chua, đậy nắp và ủ trong thời gian khoảng 6 – 8 giờ
- Thành phẩm đạt được là sữa chua phô mai mềm mịn, không tách nước
Món phụ cho bé ăn dặm đóng vai trò quan trọng cung cấp thêm năng lượng, chất dinh dưỡng còn thiếu hụt từ các bữa chính. Do đó cha mẹ nên lên thực đơn các bữa phụ ăn dặm cho con để chủ động trong quá trình chuẩn bị, chế biến. Với thực đơn 11+ món phụ trên đây, timhieulichsuquancaugiay.edu.vn hy vọng đó là những gợi ý hữu ích, cho các bậc phụ huynh đang quan tâm đến vấn đề này. Mọi thắc mắc có liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)