Kiến thức tiểu học

10 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống đầy đủ dinh dưỡn

24

Giai đoạn ăn dặm là thử thách không chỉ với trẻ mà còn với nhiều bậc phụ huynh. Làm sao để chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng, tìm cách chế biến phù hợp? Ngoài ra một trong những vấn đề đau đầu là cho con ăn theo phương pháp nào. Giữa nhiều kiểu ăn dặm khác nhau, nhiều cha mẹ chọn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống. Đây là sự kết hợp được đánh giá cao, mời phụ huynh cùng timhieulichsuquancaugiay.edu.vn tìm hiểu về phương pháp này nhé.

Ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thống được đánh giá cao

Ưu nhược điểm của cách ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống

Ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm kiểu truyền thống đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng. Trong đó cách thực hiện, chế độ ăn và kỹ năng ăn hoàn toàn khác nhau. Cùng tìm hiểu về ưu, nhược điểm của 2 phương pháp này nhé.

Ưu và nhược điểm của ăn dặm truyền thống

thực đơn ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thốngĂn dặm kiểu truyền thống cha mẹ không mất nhiều thời gian chế biến món ăn

Ăn dặm truyền thống là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Ăn dặm theo kiểu truyền thống ưu tiên các loại bột ngọt, sau đó đến bột mặn và chuyển sang cháo xay nhuyễn. Trẻ được người lớn đút cho ăn các món ăn dặm được nấu hỗn hợp theo lượng mà cha mẹ đã định sẵn.

Ưu điểm

  • Lượng thức ăn trẻ nạp vào cơ thể nhiều, đa dạng nên con dễ tăng cân
  • Món ăn dặm chế biến kiểu nhuyễn mịn phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ
  • Cha mẹ không mất nhiều thời gian lên thực đơn và chế biến đồ ăn dặm cho trẻ

Nhược điểm

  • Trẻ không phân biệt được mùi vị riêng của từng loại thực phẩm cho cách chế biến hỗn hợp, xay nhuyễn
  • Trẻ không được tập ăn thô từ sớm, giảm khả năng nhai nuốt do liên tục ăn thức ăn mềm

Phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé

Ưu và nhược điểm của ăn dặm kiểu Nhật

thực đơn ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thốngĂn dặm kiểu Nhật trẻ được rèn luyện khả năng ăn thô sớm

Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật khởi nguồn từ Nhật Bản và ngày càng được nhiều phụ huynh yêu thích, lựa chọn. Với phương pháp này ngay từ đầu trẻ ăn cháo rây tỉ lệ 1 : 10 (1 gạo : 10 cháo) và tỉ lệ này thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Các loại thực phẩm khác chế biến riêng giúp trẻ cảm nhận được nhiều hương vị khác nhau. Khi ăn trẻ đặt ngồi riêng trên ghế ăn và tập trung ăn uống không chơi hay xem tivi.

Ưu điểm

  • Trẻ được rèn luyện khả năng ăn thô sớm, độ thô của thức ăn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của bé
  • Trẻ được rèn luyện, cải thiện kỹ năng nhai nuốt theo thời gian và lứa tuổi
  • Trẻ được làm quen với nhiều loại thực phẩm, nhiều hương vị khác nhau từ rau củ, hoa quả đến thịt cá
  • Cha mẹ nhận biết sớm khẩu vị của con, những loại thực phẩm con bị dị ứng (nếu có)
  • Trẻ luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi ăn và hoàn toàn không bị ép buộc ăn uống

Nhược điểm

  • Trẻ được ăn theo nhu cầu và sở thích có thể dẫn đến việc tăng cân chậm do con không ăn nhiều
  • Cha mẹ mất nhiều thời gian lên thực đơn, chế biến món ăn cho trẻ nên khó phù hợp với những phụ huynh bận rộn

Cả 2 phương pháp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật đều có những ưu và nhược điểm riêng. Việc kết hợp sẽ giúp cha mẹ tận dụng tối đa lợi ích của 2 phương pháp này và loại bỏ các nhược điểm của từng cách khi áp dụng riêng biệt. Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống mang đến nhiều điểm ưu việt:

  • Giúp trẻ phát triển vị giác, tăng khả năng cảm nhận và nhận biết các mùi vị thực phẩm khác nhau
  • Trẻ bổ sung được nhiều dưỡng chất cần thiết, tăng cân điều, ổn định sức khỏe và phát triển toàn diện
  • Rèn luyện khả năng nhai nuốt thức ăn thô, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động phát triển tốt hơn

Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống

thực đơn ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thốngCha mẹ cần chọn thời điểm cho trẻ ăn dặm phù hợp

Để phát huy hiệu quả của cách kết hợp cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống, cha mẹ nên lưu ý các nguyên tắc khi xây dựng thực đơn như sau:

  • Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm: Thời điểm cho trẻ ăn dặm tốt nhất theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, các tổ chức y tế uy tín là 6 tháng tuổi. Giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ đã chuẩn bị tốt cho việc làm quen và tiêu hóa các thực phẩm mới ngoài sữa. Cha mẹ có thể áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống ngay khi bắt đầu cho con làm quen.
  • Chọn thực phẩm phù hợp: Mỗi giai đoạn khác nhau, hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa loại thực phẩm khác nhau. Khi xây dựng thực đơn cha mẹ nên chọn loại thực phẩm phù hợp, cân đối thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu bao gồm nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Thay đổi các chế biến và trình bày món ăn: Cha mẹ nên thay đổi thường xuyên cách chế biến và trình bày món ăn để làm tăng khẩu vị, sự thích thú và hợp tác của trẻ.
  • Khẩu phần ăn của trẻ nên là 1 lần/ngày: Với trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm, cha mẹ nên cho con ăn 1 bữa/ngày.
  • Tạo không khí vui vẻ trong mỗi bữa ăn: Nên tạo không khí vui vẻ trong mỗi bữa ăn, không ép trẻ ăn khiến con hình thành cảm giác sợ hãi dẫn đến biếng ăn.
  • Rèn luyện kỹ năng ăn uống lành mạnh, khoa học cho trẻ: Nên cho trẻ ăn dặm bằng cách ngồi vào bàn ăn, không ăn rong, không vừa ăn vừa chơi sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu hóa. Mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, khi trẻ không muốn ăn cha mẹ nên dọn dẹp ngay thức ăn.
  • Kiên nhẫn khi cho trẻ ăn dặm: Giai đoạn ăn dặm không dễ dàng, cho đó cha mẹ cần kiên nhẫn để hình thành cho con thói quen ăn uống tốt và lành mạnh. Khi bắt đầu với thực phẩm mới, cha mẹ nên kiên nhẫn cho con ăn thử, không nên vì trẻ không thích mà loại ngay ra khỏi thực đơn.

>>Xem thêm: 7 cách giúp trẻ ăn dặm ngon miệng hứng thú, cha mẹ nhàn tênh

10 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống ngon miệng, đủ dinh dưỡng

Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống như thế nào để đảm bảo ngon miệng, đủ dinh dưỡng là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Ngay sau đâu timhieulichsuquancaugiay.edu.vn gỡ rối giúp cha mẹ bằng gợi ý 10 món ăn dặm và chi tiết cách chế biến cực đơn giản, nhanh chóng. Từ đây chúng ta có thể chế biến ngay hoặc có những biến tấu thích hợp cho em bé nhà mình.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thống10 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống ngon miệng

1. Cháo rây, trà lúa mạch

thực đơn ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thốngCho trẻ ăn dặm cháo rây, trà lúa mạch

Trẻ ăn dặm với cháo rây và trà lúa mạch sẽ tăng cường sức đề kháng, góp phần hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hơn nữa đây là thực đơn ăn dặm thơm ngon khiến trẻ vô cùng yêu thích.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Trà lúa mạch Wakodo: 1 gói
  • Gạo tẻ: 1 thìa

Các bước chế biến

  • Với trẻ mới tập ăn dặm, chúng ta nấu cháo rây tỉ lệ 1 : 10 (1 thìa gạo : 10 thìa nước), cho 1 thìa gạo và 10 thìa nước vào chén nhỏ và cho vào nồi cơm nấu cùng gia đình, khi cơm chín thì cháo cũng chín theo
  • Cho cháo chín mềm qua rây lọc lấy phần cháo nhuyễn mịn cho trẻ ăn
  • Bóc gói trà lúa mạch đổ ra cốc, cho thêm nước ấm và khuấy đều
  • Cho trẻ ăn cháo rây trước, sau đó tráng miệng với trà lúa mạch

2. Cháo rây, rau củ tổng hợp

thực đơn ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thốngChế biến cháo rây, rau củ tổng hợp

Các loại rau củ tổng hợp chúa nhiều vitamin, khoáng chất và hợp chất thiếu yếu như protein, chất xơ… mà cơ thể bé có thể dung nạp được. Kết hợp cháo rây với rau củ là khẩu phần ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống được nhiều cha mẹ chọn lựa cho con.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo: 40gr
  • Cà rốt: 10gr
  • Su su: 10gr
  • Bí đỏ: 10gr

Các bước chế biến

  • Gạo ngâm với nước khoảng 30 phút, sau đó vo sạch để ráo, rồi cho vào nồi cùng nước để ninh thành cháo (tỉ lệ nấu 1 gạo : 10 nước)
  • Cà rốt, su su, bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ và hấp chín
  • Cho các loại rau củ trên vào cháo rồi nấu thêm 3 phút, thì tắt bếp
  • Múc cháo rau củ vào rây lọc nghiền nhuyễn, tách lấy phần cháo nhuyễn mịn và cho bé ăn

3. Cháo gạo lứt, phô mai

Cháo gạo lứt, phô mai có mùi thơm đặc trưng, vị béo thơm ngon tự nhiên mà bé nào cũng thích. Đây chính là món cháo tuyệt vời cha mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm truyền thống kết hợp với kiểu Nhật cho trẻ.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo lứt: 50gr
  • Phô mai rắc: 1 thìa

Các bước chế biến

  • Gạo lứt nhặt sạch sạn bẩn, vo sạch, sau đó xay nhuyễn
  • Cho gạo lứt đã xay nhuyễn vào nồi, thêm nước và ninh mềm thành cháo nhuyễn
  • Cho cháo gạo lứt vào rây lọc nghiền nhuyễn 1 lần
  • Rắc phô mai lên cháo, đảo đều và cho trẻ thưởng thức

4. Cháo đậu phụ, hạt sen, đậu Hà Lan

thực đơn ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thốngCháo đậu phụ, hạt sen, đậu Hà Lan

Hạt sen và đậu Hà Lan là  loại thực phẩm giàu sắt, protein, vitamin A, C… được khuyến cáo đưa vào thực đơn ăn dặm cho trẻ. Dưới đây là cách nấu cháo đậu phụ, hạt sen, đậu Hà Lan thơm ngon, bổ dưỡng mà cha mẹ nào cũng có thể thực hiện thành công cho con. Món cháo được đánh giá cao về hương vị và giá trị dinh dưỡng, được các bé thích thú đón nh

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gao tẻ: 50g
  • Đậu Hà Lan: 00g
  • Hạt sen: 50g
  • Đậu phụ: 1/ 2 miếng

Các bước chế biến

  • Nấu cháo theo tỷ lệ 1 gạo: 7 nước hoặc 1 gạo : 10 nước tùy theo giai đoạn phát triển của trẻ, rây mịn cháo
  • Rửa sạch đậu Hà Lan và hạt sen, cho vào nồi thêm nước ninh nhuyễn và rây mịn
  • Đậu phụ cho vào nồi thêm nước luộc, tiếp tục rây mịn đậu phụ
  • Trộn cháo, đậu Hà lan, hạt sen cùng đậu phụ rây mịn rồi cho bé ăn

5. Cháo cá hồi, cà chua

Cá hồi là thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, cung cấp dinh dưỡng cho quá trình phát triển của trẻ. Trong cá hồi có nhiều DHA, axit amin, protein dễ hấp thu… giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh. Kết hợp cá hồi, cà chua cho bé ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống cực phù hợp.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo: 50gr
  • Cá hồi: 50gr
  • Cà chua: ½ quả
  • Dầu ăn dặm

Các bước chế biến

  • Gạo ngâm với nước khoảng 1 – 2 tiếng cho mềm rồi cho vào nồi, vo sạch, để ráo nước, cho gạo vào nồi thêm nước ninh thành cháo nhuyễn
  • Cá hồi khử mùi tanh bằng cách ngâm trong sữa tươi 20, sau đó mang đi hấp chín, nghiền nhuyễn
  • Cà chua trần qua nước sôi, lột vỏ, bỏ hạt, tách phần thịt cà chua băm nhuyễn
  • Cháo chín cho cá hồi và cà chua băm nhuyễn vào đảo đều, tiếp tục đun sôi cháo thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp
  • Múc cháo ra tô, thêm 1 ít dầu ăn dặm trộn đều, chờ cháo nguội cho trẻ thưởng thức

6. Cháo khoai tây, đậu hũ

thực đơn ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thốngCháo khoai tây và đậu hũ nhuyễn mịn được trẻ yêu thích

Có rất nhiều cách phối hợp khoai tây với thực phẩm khác cho bé ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống. Trong đó chế biến khoai tây và đậu hũ tạo nên tô cháo nhuyễn mịn, thơm ngon, bổ dưỡng với hương vị mới lạ cho trẻ thưởng thức. Công thức chế biến món ăn khá đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, cha mẹ có thể thực hiện ngay hôm nay nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Khoai tây: 1/2 củ
  • Gạo: 30g
  • Đậu hũ: 1/2 miếng

Các bước chế biến

  • Nấu cháo theo tỷ lệ 1 gạo: 7 nước hoặc 1 gạo : 10 nước tùy theo giai đoạn phát triển của trẻ, rây mịn cháo
  • Gọt sạch vỏ khoai tây, ngâm qua nước muối 15 phút, thái miếng và luộc chín, rây mịn
  • Đậu phụ cho vào nồi thêm nước luộc, tiếp tục rây mịn đậu phụ
  • Cho khoai, đậu hũ vào cháo khuấy đều và tắt bếp
  • Múc cháo ra tô, chờ cháo nguội và cho trẻ thưởng thức

7. Mì thịt gà, súp lơ xanh

thực đơn ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thốngCho trẻ thưởng thức mì thịt gà, súp lơ xanh

Thịt là là 1 trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành tính được khuyến cáo đưa vào thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống hay ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm kết hợp từ sớm. Thịt gà có thể kết hợp được với nhiều loại thực phẩm khác làm món ăn trở nên thơm ngon hơn. Cha mẹ có thể nấu mì somen với thịt gà, súp lơ xanh cho em bé nhà mình thưởng thức nhé, chắc chắn bé rất thích.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Mì somen: 100gr
  • Thịt ức gà: 50gr
  • Súp lơ xanh: 30gr
  • Dầu ô liu

Các bước chế biến

  • Mì somen rửa sạch, luộc chín, vớt ra để ráo nước
  • Thịt ức gà làm sạch, cho vào nồi luộc chín với 1 lát gừng để khử mùi
  • Thịt băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tuỳ khả năng ăn thô của bé
  • Súp lơ nhặt và rửa sạch, cho vào băm nhỏ
  • Đun sôi phần nước luộc gà, cho thịt gà, mì somen và súp lơ vào đun sôi thêm 3 – 4 phút thì tắt bếp
  • Múc mì ra bát, cho thêm 1 thìa dầu oliu trộn đều và cho bé ăn.

8. Khoai lang hấp bơ, sữa

thực đơn ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thốngKhoai lang hấp bơ sữa mềm mịn tăng cường sức khỏe, phát triển trí não cho trẻ

Khoai lang rất giàu vitamin A, E, beta carotene, folate, canxi … và tốt cho việc tiêu hóa của trẻ. Hấp thu các dưỡng chất từ khoai lang giúp trẻ phát triển trí não, tăng cường sức khỏe. Đây là thực phẩm phụ huynh có thể cho con ăn ngay từ giai đoạn tập ăn dặm.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Khoai lang: 1 củ
  • Sữa mẹ/sữa công thức: 100ml
  • Bơ nhạt: 1 thìa

Các bước chế biến

  • Khoang lang gọt vỏ, rửa sạch cắt thành các miếng nhỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn
  • Thêm bơ và sữa vào phần khoai đã nghiền, trộn đều thành hỗn hợp đặc sánh rồi cho bé thưởng thức

9. Ngũ cốc dinh dưỡng, sữa

thực đơn ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thốngNgũ cốc dinh dưỡng sữa

Ngũ cốc dinh dưỡng kết hợp sữa là món ăn trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống đơn giản, dễ thực hiện và cô cùng tiện lợi. Món ăn dặm này thích hợp với mẹ bận rộn, chuẩn bị cho con ăn mà không lo bé bị thiếu dinh dưỡng. Ngũ cốc dinh dưỡng pha cùng sữa thích hợp làm bữa phụ cho trẻ, các bước chuẩn bị và thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Ngũ cốc dinh dưỡng ăn dặm cho bé: 30gr
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 50ml

Các bước chế biến

  • Chọn ngũ cốc loại hạt to hoặc hạt nhỏ, nếu sử dụng loại hạt to cần nghiền nhuyễn trước khi chế biến
  • Cho ngũ cốc ra bát với lượng vừa cho trẻ ăn
  • Hâm nóng sữa cho ấm, cho sữa vào bát ngũ cốc và khuấy đều và cho trẻ thưởng thức

10. Bánh sandwich, sữa

thực đơn ăn dặm kiểu nhật kết hợp truyền thốngBánh sandwich nấu sữa

Bánh sandwich là 1 trong những lựa chọn để cha mẹ thay đổi thực đơn mang đến vị giác mới cho trẻ ngoài việc sử dụng mì, cháo, nui. Đây là 1 trong những thực phẩm được ứng dụng nhiều trong cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật. Kết hợp bánh sandwich với sữa sẽ tạo nên khẩu phần ăn cho trẻ dễ hấp thu, mà vẫn có đủ dinh dưỡng cho con phát triển.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bánh sandwich: 1 miếng
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 50 – 120ml

Các bước chế biến

  • Dùng 1 miếng sandwich cắt bỏ các viền cứng, xé nhỏ bánh cho vào tô, thêm sữa ngâm khoảng 10 phút để bánh mềm
  • Cho hỗn hợp bánh sữa vào nồi đun sôi lăn tăn thì tắt bếp, lọc hỗn hợp qua rây rồi múc vào tô và cho bé ăn

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống hoàn toàn thích hợp cho trẻ ngay từ giai đoạn bắt đầu ăn dặm. Kết hợp 2 phương pháp sẽ giúp phát huy tối đa lợi ích, khắc phục nhược điểm để mang đến hiệu quả tốt nhất với trẻ. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ hỗ trợ cha mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống giúp con khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm

0 ( 0 bình chọn )

Tìm Hiểu Lịch Sử Quận Cầu Giấy: Hành Trình Phát Triển và Di Sản Văn Hóa

https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Khám phá lịch sử quận Cầu Giấy qua các thời kỳ từ xưa đến nay. Tìm hiểu những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và câu chuyện độc đáo giúp bạn hiểu sâu hơn về một phần lịch sử Hà Nội

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm