- Tại sao cách dạy con của người Do Thái được nhiều người kính phục?
- So sánh cách dạy con của người Việt Nam và người Do Thái
- 7 nguyên tắc trong cách dạy con của người Do Thái
- 1. Không sử dụng từ ngữ tiêu cực với con
- 2. Thường xuyên khen ngợi động viên trẻ
- 3. Tôn thờ trí tuệ và học thức
- 4. Tin tưởng vào bản thân mình
- 5. Thân thiện và nhân ái
- 6. Biết cách quản lý thời gian
- 7. Học cách làm cha mẹ
- 10 phương pháp giáo dục con của người Do Thái hiệu quả
- 1. Khuyến khích và để trẻ tự lập
- 2. Ủng hộ và khuyến khích trẻ khám phá cái mới
- 3. Khích lệ trẻ bằng sự tin cậy
- 4. Chấp nhận sự bừa bộn
- 5. Không quá quan tâm đến vẻ bề ngoài
- 6. Biết chịu trách nhiệm
- 7. Để trẻ tự học hỏi từ chính thất bại của mình
- 8. Tự do suy nghĩ, tự do khám phá
- 9. Tôn trọng gia đình
- 10. Dạy trẻ cách đọc sách từ nhỏ
- Câu hỏi thường gặp
- 1. Người Do Thái bắt đầu dạy con từ khi nào?
- 2. Cha mẹ Do Thái có phạt con không?
- 3. Áp dụng phương pháp dạy con của người Do Thái cho trẻ Việt có thực sự tốt?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Người Do Thái sở hữu cách dạy con thành công được nhiều người được nhiều người ngưỡng mộ. Những đứa trẻ Do Thái dược dạy làm việc chăm chỉ, quản lý tốt thời gian của mình và rất lễ phép, tôn trọng người khác. Vậy đâu là bí quyết thành công trong cách dạy con của người Do Thái?
Tại sao cách dạy con của người Do Thái được nhiều người kính phục?
Người Do Thái chỉ với 7 triệu dân, chiếm chưa đến 1% dân số, nhưng lại chiếm 1 số lượng không nhỏ trong tầng lớp tinh anh trên thế giới. Nhiều người thường nói người Do Thái sinh ra để làm chủ thế giới với những bộ óc vĩ đại của thế kỷ.
Bạn đang xem: 10 bí quyết không thể bỏ qua trong cách dạy con của người Do Thái
cách dạy con của người Do Thái
Một trong những nguyên nhân lớn tạo nên những con người thiên tài này chính là phương pháp giáo dục đỉnh cao được nhiều người kính phục. Người Do Thái có quan điểm dạy con hoàn toàn khác biệt và những phương pháp nuôi dạy con khác. Với họ điều quan trọng nhất là bồi dưỡng và xây dựng khả năng tự lập cho trẻ. Trẻ được chú trọng dạy theo từng giai đoạn, ngay từ nhỏ cần rèn luyện khả năng tự sinh tồn để có thể đi khắp mọi nơi mà cha mẹ không phải lo lắng.
So sánh cách dạy con của người Việt Nam và người Do Thái
Cách dạy con của người Việt Nam hay người Do Thái đều nhằm mục đích để trẻ phát triển có bản lĩnh, mạnh mẽ trong đường đời và từng bước chạm đến thành công. Tuy nhiên phương pháp dạy con của người Việt và người Do Thái có nhiều điểm khác nhau. Cụ thể:
Cách dạy con của người Việt | Cách dạy con của người Do Thái |
Nhiều cha mẹ quá lo lắng nên thường bảo bọc con quá mức | Khích lệ, động viên con khám phá cái mới, trải nghiệm thế giới xung quanh |
Nhân nhượng với tất cả yêu cầu của trẻ nhất là khi con khóc lóc, hờn dỗi | Không thỏa mãn trước, không thỏa mãn tức thời và không thỏa mãn tất cả các yêu cầu của trẻ |
Sẵn sàng đầu tư mọi thời gian cho con học tập và nghỉ ngơi còn các công việc khác cha mẹ làm thay cho trẻ | Luôn rèn luyện trẻ trải qua các khó khăn thử thách, độc lập trong mọi sinh hoạt, tự làm mọi việc phù hợp khả năng của mình ngay từ khi còn nhỏ |
Thay con cái quyết định mọi việc và áp đặt con phải thực hiện theo ý cha mẹ | Tôn trọng trẻ, khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng của riêng mình và cha mẹ tư vấn cho con những gì phù hợp |
Giáo dục con không đồng nhất giữa cha và mẹ hoặc cha mẹ và ông bà | Cha mẹ tích cực tham gia giáo dục con cái và không để người khác tác động lên cách dạy con của mình |
Coi trọng lý thuyết/ bằng cấp nên trẻ thiếu kỹ năng thực hành/ thực tiễn xã hội | Người Do Thái luôn dạy con tri thức phải được ứng dụng vào thực tế, học đi đôi với hành |
7 nguyên tắc trong cách dạy con của người Do Thái
Áp dụng những nguyên tắc nuôi dạy con độc đáo mà người Do Thái đạt được những kết quả tuyệt vời. Đồng thời duy trì sự vượt trội của dân tộc được coi là thông minh nhất thế giới qua nhiều thế hệ.
7 nguyên tắc trong cách dạy con của người Do Thái
1. Không sử dụng từ ngữ tiêu cực với con
Trong mọi hoàn cảnh cha mẹ người Do Thái không nói với con những từ ngữ tiêu cực như “Con là đồ lười biếng” “ Sao con kém cỏi thế”… Thay vào đó họ ý thức và hiểu rõ những khuyết điểm của con và sẽ sử dụng những từ ngữ uyển chuyển để truyền đạt với trẻ. Ví dụ: Thay vì quát nạt “ Tại sao con hỗn láo như vậy” họ sẽ nói “Con là một em bé ngoan, sao con lại hành động đáng tiếc như vậy”.
Trước mặt trẻ, trước mặt người ngoài, người Do Thái không chỉ trích mà chọn cách khéo léo uốn nắn, dạy dỗ con cái. Họ không để người ngoài can thiệp hay tác động đến cách dạy con của mình.
Đọc thêm:
2. Thường xuyên khen ngợi động viên trẻ
Cha mẹ người Do Thái không tiếc lời khen ngợi động viên trẻ, thậm chí ngay từ khi bé chưa biết, chưa hiểu về ngôn ngữ. Mọi hành động của trẻ từ đơn giản như biết nói, biết vẽ đều nhận được sự động viên. Đặc biệt, họ không ngần ngại khen trẻ ở chỗ đông người, điều này khiến trẻ cảm thấy hãnh diện, tự tin hơn trong cuộc sống.
Điều này xuất phát từ việc người Do Thái tin rằng khuyến khích, động viên sẽ nâng cao lòng tự trọng, thúc đẩy năng lượng, tinh thần làm việc có trách nhiệm của trẻ. Trong trường hợp trẻ có thành tích ấn tượng, trẻ nhận được sự cổ vũ, khen ngợi của cả gia đình.
3. Tôn thờ trí tuệ và học thức
Tôn thờ trí tuệ là vấn đề mà cha mẹ người Do Thái luôn dạy con từ khi còn nhỏ. Theo đó họ luôn có những phương pháp hiệu quả để bồi dưỡng, tích lũy trí tuệ cho trẻ. Họ dạy trẻ cách vận dụng biện pháp để học tập hiệu quả, dạy trẻ quý trọng sách vở, chăm chỉ để đạt tới nền kiến thức uyên bác.
Xem thêm : Hướng dẫn sửa chữa bếp từ
Với người Do Thái, học tập không bao giờ là quá muộn, vì vậy bất cứ thời điểm nào cha mẹ cũng luôn cổ vũ, động viên trẻ tự học và tiếp nhận kiến thức. Kiến thức không chỉ ở tài liệu hay sách vở mà còn ở việc giao lưu với mọi người, học ở trong cuộc sống hàng ngày.
4. Tin tưởng vào bản thân mình
Không chỉ học tập, rèn luyện để trở nên thông minh, những đứa trẻ người Do Thái được dạy cách tự lập từ rất sớm, trẻ bắt đầu lao động từ lúc 2 tuổi. Trẻ bắt đầu bằng việc tự phục vụ bản thân và làm những công việc nhà phù hợp. Tự lập là tiền đề giúp trẻ tin tưởng vào chính bản thân mình, không lùi bước trước khó khăn, không dựa dẫm vào bố mẹ.
Tin tưởng vào bản thân mình
5. Thân thiện và nhân ái
Thân thiện và nhân ái là nguyên tắc trong phương pháp dạy con của người Do Thái bởi họ quan niệm phẩm chất con người quyết định sự thành công. Trẻ cần biết yêu thương người khác một cách chân thành mới nhận được sự yêu mến của mọi người, để cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn.
6. Biết cách quản lý thời gian
Ngay từ nhỏ trẻ em người Do Thái đã được dạy cách làm việc chăm chỉ và quản lý thời gian hợp lý. Vì vậy thông thường các bé học nhiều môn cùng lúc trong thời gian kéo dài như tiếng Anh, Toán học, đàn, múa…
Với 1 số gia đình làm nghề kinh doanh, người Do Thái dạy con cùng tham gia vào công việc này từ rất sớm. Thông qua trải nghiệm thực tế trẻ được rèn luyện cách sắp xếp công việc tự chủ và hoàn thành nhiều việc cùng lúc.
7. Học cách làm cha mẹ
Người Do Thái tự hào với hệ thống giáo dục dành riêng cho cha mẹ và bất kỳ người nào trong số họ đều phải học. Sau khi kết hôn, nam giới và phụ nữ phải xác định cuộc sống không còn độc thân nữa, hiện tại họ phải gánh vác trách nhiệm làm cha mẹ và sống vì người thân, gia đình.
Đối với mỗi người Do Thái học làm cha mẹ là một trong những văn hóa quan trọng hàng đầu. Họ tin rằng, muốn thành công trong việc nuôi dạy con cần phải vượt qua khó khăn, làm cha mẹ không phải là gánh nặng mà là một niềm vinh dự.
10 phương pháp giáo dục con của người Do Thái hiệu quả
Phương pháp dạy con của người Do Thái có rất nhiều điểm khác biệt. Đây chính là những bí quyết mang đến sự thành công.
10 phương pháp giáo dục con của người Do Thái hiệu quả
1. Khuyến khích và để trẻ tự lập
Không chỉ cha mẹ tin rằng trẻ có có thể làm được mọi thứ, mà trẻ con người Do Thái tin rằng tự bản thân chúng có thể làm mọi thứ. Trong phương pháp giáo dục con của người Do Thái cha mẹ cho phép trẻ làm bất cứ điều gì mà khả năng chúng có thể làm được. Điều này khiến trẻ nhận ra rõ trách nhiệm của mình và dần trở nên mạnh mẽ, trưởng thành trong tương lai.
2. Ủng hộ và khuyến khích trẻ khám phá cái mới
Trong gia đình người Do Thái, cha mẹ luôn đặt niềm tin, ủng hộ và khuyến khích trẻ khám phá cái mới. Cha mẹ tin tưởng giao việc cho trẻ tự làm, luôn để trẻ cảm nhận thấy rằng cha mẹ tin tưởng chúng sẽ làm được. Niềm tin lan tỏa và trẻ luôn nghĩ rằng chúng làm được và làm tốt những việc đó.
3. Khích lệ trẻ bằng sự tin cậy
Khích lệ trẻ là điều có ý nghĩa vô cùng lớn để bé cảm nhận thấy vai trò của mình trong gia đình hay xã hội. Tuy nhiên cha mẹ người Do Thái không khích lệ con bằng những cách thông thường như thưởng kẹo, thưởng đồ hay đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ.
Trong các gia đình Do Thái, trẻ được khích lệ bằng sự tin cậy, điều đó giúp trẻ hiểu rằng con đang làm tốt và cần phát huy. Cha mẹ tin tưởng giao việc cho trẻ tự làm, để trẻ cảm nhận được vai trò quan trọng của mình.
4. Chấp nhận sự bừa bộn
Những đứa trẻ thường rất hiếu động, nghịch ngợm và làm lộn xộn những thứ xung quanh. Cha mẹ người Do Thái sẽ cảm thấy không phiền lòng, quát mắng hay cằn nhằn trẻ về không gian bừa bộn đó. Họ sẽ giải thích tại sao lại cần phải ngăn nắp và cho trẻ thời gian để dọn dẹp lại mọi thứ.
5. Không quá quan tâm đến vẻ bề ngoài
Xem thêm : [2025 CẬP NHẬP] Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo Dục mới nhất
Trẻ em người Do Thái có thể ra ngoài với vẻ bề ngoài không chỉn chu, người dính bùn đất, quần áo xô xệch, tóc đầy bụi… Bởi đối với cha mẹ chúng việc giữ cho trẻ sạch sẽ, gọn gàng là không cần thiết, bởi việc đó sẽ hạn chế quá trình vui chơi, học hỏi từ cuộc sống cho trẻ. Trong khi đó trẻ thường cảm thấy thoải mái và hoàn toàn không quan tâm tới việc bên ngoài chúng như thế nào.
Không quá quan tâm đến vẻ bề ngoài
6. Biết chịu trách nhiệm
Cha mẹ người Do Thái rất coi trọng tinh thần trách nhiệm và luôn làm gương cho trẻ trong mọi trường hợp. Cha mẹ luôn hành động thận trọng, mọi hoạt động, quyết định đều rất nghiêm túc. Họ tin tưởng rằng sống có trách nhiệm sẽ nhận được sự tin tưởng của mọi người tạo tiền đề cho sự thành công sau này. Vì vậy trẻ em người Do Thái được dạy phải chịu trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ bắt đầu với những việc đầu tiên mình làm.
7. Để trẻ tự học hỏi từ chính thất bại của mình
Trẻ em Do Thái được cha mẹ động viên và họ luôn nói với con rằng “Hãy tiến về phía trước”. Chính vì vậy trẻ luôn phát triển, tự làm mọi việc, tự học về sự tự tin, chiến thắng hay thất bại.
Cha mẹ cho phép con mình mạo hiểm bước khỏi vùng an toàn, khám phá thế giới, giải quyết vấn đề phát sinh và giành lấy thành công. Cha mẹ không làm giúp nhưng cũng không mặc kệ trẻ, họ luôn theo dõi và kịp thời động viên, khuyến khích để trẻ kiên trì theo đuổi mục tiêu.
8. Tự do suy nghĩ, tự do khám phá
Trao quyền cho trẻ tự do suy nghĩ, tự do khám phá là cách dạy con điển hình của người Do Thái. Cha mẹ không phải là những tay độc tài, những người ra lệnh, ép trẻ làm theo ý mình. Cha mẹ chỉ gợi ý, hỗ trợ, giám sát để con tự quyết định theo mong muốn, tự do trong khuôn khổ an toàn. Họ tin rằng để trẻ phát triển tự do, con sẽ trở nên thông minh hơn những đứa trẻ bị gò bó.
9. Tôn trọng gia đình
Nền tảng gia đình của người Do Thái xuất phát từ cha mẹ và con cái, vì vậy ngay từ nhỏ trẻ được dạy phải quan sát thái độ, hành vi, tình cảm của cha mẹ với nhau. Họ tin rằng những đứa trẻ sống trong tình yêu thương sẽ cảm nhận được hạnh phúc. Từ đó mở rộng những giá trị của sự tôn trọng, yêu thương với bạn bè, cộng đồng. Trẻ được phát triển trong nhận thức đối xử tốt với mọi người, tạo ra một xã hội với những điều tốt đẹp.
10. Dạy trẻ cách đọc sách từ nhỏ
Người Do Thái luôn trân trọng sách và coi đây là tài sản quý giá, họ luôn để sách ở tủ đầu giường. Vì vậy trẻ con được dạy cách đọc sách ngay từ khi còn nhỏ và từ đó tích lũy lên kho tàng tri thức của chính mình. Với mỗi cuốn sách trẻ có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, cấp độ hiểu biết về cuốn sách sẽ được nâng lên sau mỗi lần đọc.
Câu hỏi thường gặp
1. Người Do Thái bắt đầu dạy con từ khi nào?
Khác hoàn toàn với quan niệm của người Việt “trẻ nhỏ chưa nhận thức được gì”, người Do Thái dạy con từ rất sớm. Ngay từ giai đoạn em bé còn trong bụng mẹ, phụ nữ Do Thái đã bắt đầu giáo dục con bởi họ tin rằng thai giáo giúp trẻ phát triển trí não. Họ giáo dục trẻ ngay từ trong bụng mẹ bằng các cho trẻ nghe nhạc, nói chuyện cùng con, hát cho bé nghe…
2. Cha mẹ Do Thái có phạt con không?
Việc mắc sai lầm và vấn đề không tránh khỏi với mọi đứa trẻ, với những sai lầm này cha mẹ Do Thái sẽ áp dụng kỷ luật với con. Họ thường được xem xét kỹ lưỡng để đưa ra hình thức xử phạt hợp lý và khoa học, nhằm mục đích giúp trẻ nhận thức được hành vi của mình là đúng hay sai.
Tuy nhiên có 1 vấn đề cần lưu ý là cha mẹ Do Thái không phạt con trước mặt người khác để bảo vệ lòng tự tôn cho trẻ. Họ sẽ nói chuyện với con trong không gian riêng và chỉ ra những lỗi lầm của con, đồng thời giáo dục con tinh thần nhận lỗi và sửa lỗi.
3. Áp dụng phương pháp dạy con của người Do Thái cho trẻ Việt có thực sự tốt?
Cách dạy con của người Do Thái đã được chứng minh bằng vô vàn sự thành công của một dân tộc được đánh giá là “thông minh nhất thế giới”. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp dạy con này cho trẻ em Việt Nam cha mẹ nên lưu ý:
- Áp dụng một cách linh hoạt: Tùy thuộc vào hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý và tính cách của trẻ cha mẹ hãy áp dụng một cách phù hợp.
- Không nóng vội, không thúc giục: Cha mẹ đừng áp lực dạy con theo cách của người Do Thái để biến con thành thiên tài. Trong quá trình dạy trẻ không nên nôn nóng mà ép buộc trẻ, có thể tạo thành những yếu tố tiêu cực không đáng có. Hãy tôn trọng, hỗ trợ và giám sát con đảm bảo an toàn.
Giáo dục trẻ để trẻ khôn lớn, trưởng thành và vững vàng đạt được thành công không phải là vấn đề đơn giản. Giáo dục trẻ không chỉ cần tình yêu thương là đủ, cha mẹ nên chọn cho con một phương pháp giáo dục khoa học phù hợp. Cách dạy con của người Do Thái là một hình mẫu được nhiều phụ huynh tham khảo và ứng dụng. Chúc cha mẹ có sự lựa chọn tối ưu và mang đến những giá trị tuyệt vời cho các con.
- Giáo viên Montessori Quốc tế được chứng nhận bởi Hiệp hội Phát triển Montessori Quốc tế (IAPM).
- Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội
- 13 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ nhỏ
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)