- Những biểu hiện và nguyên nhân trẻ bướng bỉnh
- 1. Biểu hiện của trẻ bướng bỉnh như thế nào?
- 2. Nguyên nhân trẻ bướng bỉnh
- Tâm lý trẻ phát triển bước vào giai đoạn nhận thức cái tôi mạnh mẽ
- Người lớn nuông chiều trẻ quá mức
- Cha mẹ gia trưởng, áp đặt và gây áp lực cho trẻ
- Cha mẹ không làm gương cho con
- Ông bà, cha mẹ không thống nhất trong cách dạy trẻ
- Trẻ chịu tác động từ môi trường sống xung quanh
- 10+ cách dạy trẻ bướng bỉnh hiệu quả cha mẹ không nên bỏ qua
- 1. Dạy trẻ bướng bỉnh bằng cách kiên nhẫn lắng nghe
- 2. Cha mẹ cần bình tĩnh, cân bằng khi dạy trẻ bướng bỉnh
- 3. Phương pháp dạy trẻ bướng bỉnh: Không ép buộc con
- 4. Cho trẻ quyền được lựa chọn
- 5. Phớt lờ những yêu cầu quá đáng, đòi hỏi vô lý của trẻ
- 6. Thường xuyên trò chuyện với trẻ
- 7. Hãy tìm hiểu quan điểm của trẻ để hiểu con
- 8. Tôn trọng và hợp tác với bé
- 9. Truyền đạt thông tin rõ ràng, dễ hiểu và cụ thể
- 10. Hướng con đến sự tích cực là cách dạy trẻ con bướng bỉnh hợp tác
- 11. Dạy trẻ bướng bỉnh bằng quy tắc và kỷ luật
- 12. Tạo dựng không khí gia đình vui vẻ, hạnh phúc
- 13. Nhất quán trong cách giáo dục
- Những lưu ý quan trọng cha mẹ cần lưu ý khi dạy trẻ bướng bỉnh
- 1. Nghiêm túc, đưa ra những yêu cầu dứt khoát
- 2. Cha mẹ hãy làm gương cho trẻ quan sát, học hỏi
- 3. Cảm thông với trẻ, không nên bất mãn khi con chưa nghe lời
- Câu hỏi thường gặp
- 1. Tại sao trẻ 3 tuổi bướng bỉnh, không chịu nghe lời?
- 2. Cách phạt trẻ hư như thế nào để con vẫn cảm thấy an toàn và được yêu thương?
- 3. Cách trị trẻ bướng bỉnh hay mè nheo, ăn vạ?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nếu cha mẹ có cách dạy trẻ bướng bỉnh hiệu quả, sẽ khiến trẻ trở nên ngoan ngoãn và nuôi dưỡng tính độc lập của con. Tuy nhiên, nếu phụ huynh không khéo léo có thể tạo nên xu hướng phản ứng mạnh mẽ, cãi lại và khó bảo ở trẻ. Vậy làm thế nào để dạy trẻ bướng bỉnh? 10+ phương pháp dạy trẻ trong nội dung bài viết dưới đây sẽ mở ra hướng giáo dục tích cực cho bé. Mời các bậc phụ huynh cùng timhieulichsuquancaugiay.edu.vn thảo luận nhé.
- Đọc thơ cho bé: Phương pháp hay giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí não
- Hướng dẫn cha mẹ cách dạy trẻ 4 tuổi tập viết nhàn tênh tại nhà
- Khám phá học phí trường mầm non song ngữ chất lượng tại Hà Nội
- Tổng hợp 100+ tên tiếng Anh cho bé trai ý nghĩa, độc đáo nhất
- Tổng hợp những đầu sách tiếng Anh cho bé 4 tuổi nổi bật
Những biểu hiện và nguyên nhân trẻ bướng bỉnh
Nuôi dạy trẻ bướng bỉnh khiến cha mẹ gặp nhiều khó khăn, mệt mỏi. Thế nhưng, chỉ cần hiểu con chúng ta sẽ tìm ra những phương pháp phù hợp giúp bé phát huy ưu điểm và trở nên ngoan ngoãn.
Bạn đang xem: 10+ Bí Quyết Dạy Trẻ Bướng Bỉnh Khéo Léo và Hiệu Quả
1. Biểu hiện của trẻ bướng bỉnh như thế nào?
Nếu bạn nghĩ tất cả những đứa trẻ không nghe lời, thích làm theo ý mình là hư thì hoàn toàn không đúng. Đối với nhiều đứa trẻ, bướng bỉnh chính xác là cách mà con thể hiện chính kiến của riêng mình. Tuy nhiên biểu hiện của mỗi đứa trẻ sẽ khác nhau tùy thuộc vào tính cách của bé.
Trẻ có cá tính mạnh thường bị hiểu nhầm là khó bảo khi con có thể hiện sự quả quyết, theo ý kiến cá nhân. Tuy nhiên những bé này thường thông minh, độc lập và sáng tạo. Ngược lại, trẻ không nghe lời thường cố chấp, không sẵn sàng nghe theo ý kiến của người khác.
Một số đặc điểm của trẻ bướng bỉnh thể hiện như sau:
- Trẻ thường xuyên tìm kiếm sự chú ý của cha mẹ, có nhu cầu được thừa nhận và lắng nghe mạnh
- Làm bằng được những điều mình thích, luôn đòi hỏi cha mẹ thảo làm theo yêu cầu của mình
- Nổi giận nhiều hơn trẻ khác, sẵn sàng thể hiện cơn thịnh nộ khi không đạt được yêu cầu của mình
- Độc lập tới mức cực đoan, áp đặt người khác phải theo ý mình
- Không làm theo yêu cầu của cha mẹ mặc dù đó là những điều hợp lý
- Thích làm mọi thứ theo tốc độ của mình, khiến trẻ khác không muốn chơi cùng
2. Nguyên nhân trẻ bướng bỉnh
Nhiều bậc phụ huynh thường xuyên than vãn con quá lì lợm, không chịu nghe lời. Tuy nhiên họ lại không xác định căn nguyên vấn đề khiến tình trạng này diễn ra ở trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ trẻ bướng bỉnh?
Tâm lý trẻ phát triển bước vào giai đoạn nhận thức cái tôi mạnh mẽ
Trẻ có nhiều mốc phát triển tâm lý vượt trội như giai đoạn 3 tuổi, giai đoạn 13 tuổi… Cha mẹ dễ dàng nhận thấy các biểu hiện đột ngột xuất hiện như bướng bỉnh, khó bảo và muốn chứng tỏ cái tôi của mình.
Tâm lý trẻ phát triển bước vào giai đoạn nhận thức cái tôi mạnh mẽ
Cha mẹ đừng quá cứng nhắc, hãy nhớ đây là biểu hiện phát triển tâm lý ở trẻ. Cha mẹ nên khéo léo giúp bé thể hiện bản thân một các có kiểm soát và đúng hướng. Cùng con bước qua giai đoạn khủng hoảng một cách dễ dàng để con tiếp tục có những bước phát triển tốt đẹp tiếp theo.
Bí quyết dạy trẻ bướng bình cho ba mẹ
Người lớn nuông chiều trẻ quá mức
Việc cha mẹ, ông bà quá nuông chiều trẻ dẫn đến lập trình vô thức để trẻ không nghe lời. Theo thời gian trẻ hình thành phản xạ cứ yêu cầu là được đáp ứng. Khi không đạt được kết quả mong muốn, trẻ thường biểu hiện phản kháng, gào khóc, ăn vạ. Đến khi đạt được những điều mình thích trẻ mới dừng lại.
Trong trường hợp cha mẹ đưa ra những yêu cầu trái với nhu cầu, trẻ cũng khó để chấp nhận. Tình trạng kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến tính của trẻ sau này.
Cha mẹ gia trưởng, áp đặt và gây áp lực cho trẻ
Ngược lại với những bậc phụ huynh quá nuông nhiều con thì nhiều cha mẹ lại áp đặt và gây áp lực cho trẻ. Đưa ra những chỉ tiêu vượt quá khả năng khiến bé không thể đáp ứng khiến trẻ làm trái lời. Khi bị ép buộc thái quá, nhiều bé trở nên bất mãn và phản kháng lại.
Cha mẹ gia trưởng, áp đặt và gây áp lực cho trẻ
Bên cạnh đó, việc không đạt được thành tích như mong đợi quả cha mẹ còn làm cho nhiều trẻ tự ti, mất tự tin vào bản thân mình. Lạm dụng các cách giáo dục tạo stress như quát mắng, đòn roi, đay nghiến còn khiến trẻ trở nên tiêu cực.
Cha mẹ không làm gương cho con
Đến giai đoạn nhất định, khi trẻ thường thích mô phòng, bắt chước hành vi, lời nói cách cư xử của người lớn. Khi trẻ chưa biết nhận thức đúng sai mà cha mẹ trở thành tấm gương không tốt sẽ khiến bé học theo nhanh chóng. Vì vậy trong bất cứ hoàn cảnh nào cha mẹ cần cư xử lễ độ để trở thành tấm gương tốt cho trẻ noi theo.
Ông bà, cha mẹ không thống nhất trong cách dạy trẻ
Việc nuôi dạy trẻ sẽ trở nên khó khăn khi ông bà, cha mẹ mâu thuẫn trong cách dạy trẻ. Ban đầu sự mâu thuẫn đó khiến trẻ hoang mang, không biết nghe lời ai cho đúng. Sau đó trẻ tận dụng những điều khác biệt và chọn lựa những gì có lợi cho mình.
Bên cạnh đó khi nhìn nhận sự mâu thuẫn của người lớn, trẻ bớt nể sợ. Trẻ có xu hướng bướng bỉnh, đòi hỏi và càng khó dạy bảo hơn.
Trẻ chịu tác động từ môi trường sống xung quanh
Xung quanh trẻ có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến tâm lý, suy nghĩ, nhận thức. Những ảnh hưởng này đến từ bạn bè, hàng xóm, các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy ngay từ khi con còn nhỏ cha mẹ hãy xây dựng cho con một môi trường sống lành mạnh. Chú ý dạy phát triển nhận thích, sự tự trọng và lòng tư tin.
Bí quyết dạy con không vất vả cùng timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
10+ cách dạy trẻ bướng bỉnh hiệu quả cha mẹ không nên bỏ qua
Làm gì khi trẻ không nghe lời là nỗi niềm băn khoăn chung của nhiều cha mẹ. Con không chịu ăn, ngủ đúng giờ, hay khóc ăn vạ, vòi vĩnh… khiến nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc chăm sóc. Bạn có thể tham khảo một số cách dạy trẻ bướng bỉnh hiệu quả dưới đây để giúp bé chịu hợp tác.
1. Dạy trẻ bướng bỉnh bằng cách kiên nhẫn lắng nghe
Những đứa trẻ có chính kiến riêng thường sẽ tranh luận với người lớn. Khi cảm thấy mình không được lắng nghe con có xu hướng ngang ngạnh hơn. Cha mẹ hãy nhớ giao tiếp luôn mang tính hai chiều, vì vậy hãy luôn sẵn sàng lắng nghe trẻ.
Xem thêm : Những giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ cha mẹ cần phải biết
Dạy trẻ bướng bỉnh bằng cách kiên nhẫn lắng nghe
Khi thật sự nghe ý kiến, sự băn khoăn hay các vấn đề của con bạn sẽ hiểu con hơn. Đồng thời bé sẽ cởi mở tâm sự, nói chuyện với cha mẹ và ngoan ngoãn hơn. Ví dụ: Nếu con không chịu đi ngủ thay vì quát mắng cha mẹ hãy giữ bình tình tìm hiểu tại sao con chưa muốn ngủ. Biết được nguyên nhân, cha mẹ dễ dàng tìm cách khiến bé vui vẻ thực hiện yêu cầu của mình.
2. Cha mẹ cần bình tĩnh, cân bằng khi dạy trẻ bướng bỉnh
Cáu giận, lớn tiếng là tâm trạng thường thấy của cha mẹ khi trẻ chống đối. Tuy nhiên càng giữ cảm xúc này thì con bạn lại càng có xu hướng chống đối hơn nữa. Giải pháp tốt nhất trong tình huống này là gì? Cha mẹ hãy thật bình tĩnh, việc giải thích rõ cho trẻ về hành vi không đúng của con, tại sao con nên nghe lời cha mẹ.
Phụ huynh hãy cùng con vui chơi thể thao, làm những việc mà cả 2 cùng thích… sẽ có ích cho việc cha mẹ và con cùng giữ bình tĩnh. Bé trở nên gần gũi với cha mẹ hơn, cảm nhận được tình yêu thương và trở nên hợp tác.
3. Phương pháp dạy trẻ bướng bỉnh: Không ép buộc con
Không ép buộc con là một trong những cách giáo dục trẻ không nghe lời hiệu quả. Bởi trẻ thường có tâm lý chống đối, làm ngược lại khi bị người lớn áp đặt một điều gì đó. Đây không chỉ là tâm lý thường thấy ở trẻ, nó cũng là bản năng của nhiều người lớn.
Cha mẹ hãy kết nối với con bằng cách cùng thực hiện các việc làm, hành động với trẻ. Sau đó hướng sự chú ý của con dần vào mong muốn của người lớn. Lúc này bé sẽ dễ dàng hợp tác hơn khi thấy cha mẹ quan tâm, nhẹ nhàng với mình.
4. Cho trẻ quyền được lựa chọn
Đến giai đoạn nhất định trẻ thường có suy nghĩ riêng, thích chọn lựa theo sở thích của mình. Con không thích phải làm theo yêu cầu của cha mẹ, mặc dù ý kiến đó là đùng. Chính vì vậy phương pháp dạy trẻ bướng bỉnh hiệu quả lúc này là khéo léo cho trẻ chọn lựa. Trẻ không còn cảm giác bị bắt buộc, con trở nên vui vẻ, hợp tác.
Cho trẻ quyền được lựa chọn
Cha mẹ tạo cho con 2 hoặc 3 lựa chọn trong tầm kiểm soát của mình là hợp lý. Chúng ta không nên đưa ra quá nhiều lựa chọn hoặc việc chọn lựa khó khăn khiến trẻ bối rối. Ví dụ: Hãy để cho con chọn áo khoác màu xanh hay màu đen khi con không muốn mặc áo khoác đi học. Hoặc thay vì để cho bé băn khoăn chọn nhiều món ăn trên bàn tiệc, cha mẹ hãy gợi ý cho con 2 – 3 món mà có thể con thích.
5. Phớt lờ những yêu cầu quá đáng, đòi hỏi vô lý của trẻ
Những đứa trẻ bướng bỉnh thường có thói quen đòi hỏi và luôn muốn được đáp ứng. Khi không đạt được mong muốn trẻ có thể phản ứng ngay lập tức bằng cách quấy khóc, hờn dỗi, bướng bỉnh. Đối với những yêu cầu quá đáng cha mẹ nên từ chối một các cương quyết.
Khi việc phân tích, giảng giải không còn hiệu quả, trẻ vẫn tiếp tục đòi hỏi cha mẹ nên phớt lờ những yêu cầu này. Từ đó khiến trẻ học các chấp nhận và từ bỏ thói quen vòi vĩnh của mình. Con phải hiểu rằng không phải bất cứ nhu cầu nào của con cũng được cha mẹ chiều chuộng, đáp ứng.
6. Thường xuyên trò chuyện với trẻ
Cha mẹ không hiểu những điều con muốn khiến trẻ cảm thấy buồn bực, khó chịu. Trong những tình huống như vậy phụ huynh hãy trò chuyện với con có cảm giác được lắng nghe, chia sẻ và được quan tâm. Khi những yêu cầu của mình được đáp ứng, trẻ không còn bướng bỉnh, khó bảo nữa.
Tuy nhiên bạn chỉ nhượng bộ, chiều theo những mong muốn chính đáng. Với những ý kiến chưa hợp lý, cha mẹ phân tích, giải thích cho trẻ hiểu. Bên cạnh đó hãy cùng con tìm ra phương án phù hợp, gỡ rối những khó khăn mà bé đang gặp phải.
7. Hãy tìm hiểu quan điểm của trẻ để hiểu con
Chúng ta cần nhớ người lớn và trẻ nhỏ có tâm lý, nhận thức hoàn toàn khác nhau. Do đó dưới bất cứ tình huống nào, cha mẹ hãy cố gắng nhìn nhận từ quan điểm của trẻ. Hiểu những gì bé trải qua, suy nghĩ của con từ đó bạn sẽ dễ dàng để thay đổi những mặt chưa tốt của trẻ.
Hãy tìm hiểu quan điểm của trẻ để hiểu con
Ví dụ: Trường hợp cha mẹ không đồng ý với yêu cầu của con, nhưng hãy biểu đạt sự thông cảm với trẻ. Hiểu cảm xúc thất vọng, bực bội của con và biểu đạt cho con thấy mình hiểu điều đó. Điều này có giá trị trong việc xoa dịu tâm trạng khiến trẻ trở nên bình tĩnh, hợp tác hơn.
8. Tôn trọng và hợp tác với bé
Tôn trọng và hợp tác là cách giáo dục trẻ không nghe lời được nhiều phụ huynh áp dụng và mang lại hiệu quả. Bởi trẻ thường không thể chấp nhận việc cha mẹ dùng quyền hạn để ép buộc, ra lệnh cho bé.
Cha mẹ có thể thực hiện một số cách sau để thế hiện sự tôn trọng, hợp tác với con:
- Không yêu cầu con tuân theo ý kiến áp đặt của mình mà đưa ra các tình huống cho con lựa chọn
- Hợp tác cùng con thực hiện các hoạt động vui chơi, làm việc… tạo không khí thoải mái, vui vẻ
- Lắng nghe, thấu hiểu các suy nghĩ, cảm xúc, tâm lý của trẻ
- Tin tưởng và cho phép trẻ tự thực hiện những việc mà trẻ có thể làm
- Làm gương để trẻ quan sát và học hỏi theo
- Trung thành, nhất quán với những quy tắc đã đặt ra
9. Truyền đạt thông tin rõ ràng, dễ hiểu và cụ thể
Trong mọi vấn đề cha mẹ cần truyền đạt thông tin, đưa ra yêu cầu rõ ràng, dứt khoát, dễ hiểu và cụ thể. Điều này đảm bảo trẻ hiểu, tôn trọng và thực hiện theo những lời chỉ dạy của người lớn.
Đồng thời cha mẹ đừng quyên đưa ra cảnh báo về thời gian, hiệu quả thực hiện. Từ đó trẻ chủ động thực hiện ngay, tránh việc kéo dài thời gian, phản kháng lại.
10. Hướng con đến sự tích cực là cách dạy trẻ con bướng bỉnh hợp tác
Phản ứng tiêu cực, nổi nóng của cha mẹ với trẻ chỉ khiến con thêm chống đối. Vì vậy hãy hướng con tới những phản ứng, hành vi tích cực. Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi mang đến cho con sự vui vẻ, phù hợp với sở thích của trẻ như “Con có muốn mẹ đọc truyện cho con nghe không?” “Bây giờ chúng ta đi tưới cây có được không?”…
Thường xuyên gợi cho trẻ sự hào hứng là cách dạy trẻ bướng bỉnh nghe lời hiệu quả. Con có cảm giác được thương yêu, chia sẻ, lắng nghe sẽ trở nên ngoan ngoãn hơn.
11. Dạy trẻ bướng bỉnh bằng quy tắc và kỷ luật
Xem thêm : Nghề giáo viên mầm non và những hạnh phúc thật giản đơn…
Quan niệm trẻ nhỏ không hiểu rõ về hành động của mình nên không cần quy tắc là không đúng. Trẻ con cần phải biết đến những hình thức kỷ luật để trẻ hiểu hành động xấu hay tốt. Từ đó con hình thành nhận thức có khen thưởng khi làm tốt và có hình phạt khi vi phạm nguyên tắc.
Dạy trẻ bướng bỉnh bằng quy tắc và kỷ luật
Đừng tiếc lời động viên hay 1 vài món quà nhỏ khi con hoàn thành nhiệm vụ hay làm được việc tốt. Việc làm này là động lực, hứng khởi cho trẻ ngoan ngoãn hơn. Ngược lại với lỗi lầm cha mẹ cần tạo dựng quy tắc về việc kỷ luật thích hợp, đây không phải là trừng phạt mà để con nhận ra hành vi sai trái của mình.
12. Tạo dựng không khí gia đình vui vẻ, hạnh phúc
Tạo dưng không khí gia đình vui vẻ là cách dạy trẻ con bướng bỉnh gián tiếp hiệu quả. Thông qua quan sát, trải nghiệm trẻ dần học theo cách cư xử, giao tiếp giữa các thành viên trong nhà.
Gia đình mà bố mẹ thường xuyên mâu thuẫn, căng thẳng khiến nhiều bé có xu hướng cáu gắt, chống đối. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc con cái luôn thoải mái, vui tươi và tự tin hơn.
13. Nhất quán trong cách giáo dục
Ông bà, cha mẹ cần nhớ và áp dụng nguyên tắc nhất quán trong cách giáo dục. Hãy thiết lập nội quy rõ ràng trong gia đình để cả nhà tuân thủ. Tránh trường hợp mỗi người 1 ý kiến khiến trẻ không biết theo lời ai.
Trong nhà chỉ cần 1 người cho phép trẻ duy trì thói quen xấu, con sẽ trở nên bướng bỉnh và khó bảo hơn. Việc giáo dục trẻ không thể thành công được. Khi người lớn đồng nhất và nghiêm túc giúp bé nhận ra lỗi sai, trẻ nhanh chóng tiến bộ.
Những lưu ý quan trọng cha mẹ cần lưu ý khi dạy trẻ bướng bỉnh
Trong cách dạy trẻ con bướng bỉnh muốn mang đến hiệu quả cha mẹ cần có sự khéo léo và tinh tế. Dưới đây là những lưu ý trong trọng phụ huynh nên ghi nhớ khi giáo dục con:
1. Nghiêm túc, đưa ra những yêu cầu dứt khoát
Cha mẹ không nên áp đặt, quát mắng hay đòn roi với trẻ không chịu nghe lời. Tuy nhiên khi đưa ra yêu cầu với trẻ hãy nghiêm túc, truyền đạt thông tin rõ ràng, dễ hiểu. Bên cạnh đó cha mẹ cần đưa ra thông báo về thời gian thực hiện, hiệu quả cần đạt để trẻ có ý thức làm việc ngay. Không nên để trẻ phản kháng, kéo dài thời gian, nhõng nhẽo, mặc cả.
Ví dụ: Con được xem tivi trong 15 phút nhé, con cần rửa tay trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh…
2. Cha mẹ hãy làm gương cho trẻ quan sát, học hỏi
Là người thường xuyên tiếp xúc, nuôi dạy trẻ cha mẹ hãy luôn là tấm gương cho bé học tập. Phụ huynh là người có ảnh hướng lớn đến 1 phần tính cách của con ngay từ khi trẻ bắt đầu có nhận thức. Vì vậy chúng ta phải luôn cư xử có chừng mực, đúng lễ độ để các bé luôn có hành vi, thái độ cư xử đúng đắn.
3. Cảm thông với trẻ, không nên bất mãn khi con chưa nghe lời
Trẻ cần có quá trình dài để học hỏi, hoàn thiện và cha mẹ luôn theo sát con để kịp thời sửa chữa, uốn nắn. Hãy hiểu và cảm thông với trẻ, đừng tỏ ra bất mãn khi con không nghe lời. Bởi đây là chỉ là 1 phần trong quá trình trưởng thành về nhận thức, tư duy của trẻ.
Cha mẹ nên nhẹ nhàng dạy bảo, ân cần quan tâm và giải thích cho con hiểu mọi vấn đề. Khi hiểu được không nghe lời là không ngoan, không tốt bé dần dần thay đổi và hợp tác.
>> Cha mẹ có thể tham khảo 3 bí quyết dạy trẻ bướng bỉnh của các thầy cô giáo tại timhieulichsuquancaugiay.edu.vn giúp các bé nghe lời hơn tại video dưới đây nhé!
Câu hỏi thường gặp
1. Tại sao trẻ 3 tuổi bướng bỉnh, không chịu nghe lời?
Trẻ 3 tuổi bướng bỉnh không phải là điều xấu, không phải là do trẻ hư khó dạy bảo. Giai đoạn ương bướng này là minh chứng về sự nhận thức của trẻ với thể giới xung quanh. Đến giai đoạn nhất định có có xu hướng thích tự làm mọi thứ, khi nhu cầu vượt quá khả năng trẻ trở nên cáu kỉnh, khó bảo và không chịu nghe lời.
Thêm vào đó trẻ khó truyền tải mong muốn với người lớn do khả năng ngôn ngữ còn hạn hẹp. Cha mẹ không hiểu, không đáp ứng được nhu cầu khiến bé bực bội, cáu kỉnh, nổi loạn. Mỗi đứa trẻ có biểu hiện khác nhau tùy theo tính cách, vì vậy phụ huynh cần tìm hiểu rõ về con mình để cùng con vượt qua giai đoạn này.
2. Cách phạt trẻ hư như thế nào để con vẫn cảm thấy an toàn và được yêu thương?
Quát mắng, đòn roi, phạt để trừng trị trẻ khi con ương bướng là cách làm không hiếm gặp ở nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên đây là phương pháp mà các chuyên gia trẻ em không khuyến khích. Nhiều trường hợp còn gây ra hậu quả nghiêm trọng, khiến trẻ trở nên tiêu cực.
Vậy làm sao để dạy trẻ hư bằng cách phạt mà con vẫn cảm thấy an toàn, được yêu thương?
- Cha mẹ xây dựng quy tắc và hình phạt cho các hành động không nghe lời. Nói rõ về sự mong đợi và hậu quả của hành động sai trái của con. Ví dụ: Con sẽ phải về sớm vì con đã đánh bạn, Con vứt đồ chơi thì con không được chơi nữa…
- Cha mẹ hãy cho phép con rút ra bài học từ những lỗi lầm của mình. Những thất bại mà con gặp phải có thể khiến con không vui nhưng sẽ nhận thức sâu sắc về hậu quả.
- Cha mẹ áp dụng hình phạt phù hợp với lứa tuổi. Ví dụ trẻ dưới 3 tuổi, khi mắc lỗi cha mẹ sử dụng hình phạt cách ly hoặc đối diện với khoảng trống. Tịch thu đồ chơi khi con có hành vi xấu…
- Cha mẹ tránh áp dụng trừng phạt khi trẻ không nghe lời. Trừng phạt có thể dẫn đến sự bất mãn, hung hăng ở trẻ và gây tổn hại cho sự phát triển bình thường của con.
3. Cách trị trẻ bướng bỉnh hay mè nheo, ăn vạ?
Nhiều bậc phụ huynh đau đầu vì con thường xuyên ăn vạ, mè nheo và khóc lóc. Ngay dưới đây là một số gợi ý để cha mẹ giúp con con thay đổi và hợp tác hơn:
- Giải thích cho trẻ hiểu mè nheo, ăn vạ là không tốt: Dịu dàng xoa dịu và giải thích cặn kẽ cho trẻ hiểu giúp con không còn cảm giác bị ép buộc. Hãy tìm hiểu nguyên nhân mà con ăn vạ để dễ dàng đồng cảm, giải thích cho con hiểu vấn đề con đang cảm thấy khó chịu. Cha mẹ nên sử dụng câu từ ngắn gọn, dễ hiểu, giọng nói nhẹ nhàng khi đối diện với con.
- Thể hiện sự tích cực: Thay vì ép buộc, nói “không” cha mẹ nên áp dụng những câu nói chủ động mang tính tích cực. Ví dụ: Con đừng nghịch nước, sẽ khiến bộ quần áo đẹp của con bị bẩn đấy. Như vậy trẻ cảm thấy vui vẻ nghe lời và không còn cáu kỉnh.
- Cho phép con lựa chọn: Nếu con ăn vạ vì không muốn ăn cơm, cha mẹ hãy đưa ra các món ăn cho con chọn lựa. Khi trẻ cảm thấy được tôn trọng quyền cá nhân bé dễ hợp tác với cha mẹ hơn.
- Đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ: Trẻ đang cảm thấy bất mãn về vấn đề nào đó, cha mẹ hãy tìm cách đánh lạc hướng sự chú ý của con. Cùng con tham gia hoạt động thể thao, vui chơi cũng là cách khiến con quên đi hành động bướng bỉnh của mình.
Giáo dục con là một hành trình dài cần sự kiên nhẫn, khéo léo và nhiều tâm sức. Đặc biệt để dạy trẻ bướng bỉnh cha mẹ cần thể hiện sự thấu hiểu, quan tâm và tôn trọng với con. Khéo léo, nhẹ nhàng uốn nắn theo thời gian con sẽ dần ngoan ngoãn, hợp tác nhưng vẫn phát huy được sự độc lập, cá tính của mình. Hy vọng 10+ bí quyết dạy trẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://timhieulichsuquancaugiay.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)